u não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 22 Oct 2018 14:25:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png u não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ðối phó chứng phù thận ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-chung-phu-than-o-tre-16499/ Mon, 22 Oct 2018 14:25:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-chung-phu-than-o-tre-16499/ [...]]]>

Phù là hiện tượng nước thoát ra khỏi lòng mạch máu và bị giữ ở mô tế bào. Phù được phát hiện khi thấy trẻ sưng nề mi mắt, chân, bụng… Phù có thể do các nguyên nhân thoáng qua như dùng thuốc nhưng cũng có thể là dấu hiệu nặng của các bệnh như suy tim, suy thận, xơ gan, suy dinh dưỡng…

Trong các nguyên nhân nặng trên, phù do thận ở trẻ em thường ít khi được phát hiện sớm vì đầu tiên trẻ thường phù nhẹ quanh mắt và mặt làm người nhà lầm tưởng trẻ mập lên chứ không phải bị bệnh; thứ hai, phù thận hay xuất hiện ở các trẻ trước đó hoàn toàn khỏe mạnh chứ không phải như các trẻ bị bệnh tim hay bị bệnh gan nên khi người nhà nhìn thấy trẻ sưng mặt, họ hoàn toàn không nghĩ rằng trẻ đang mắc bệnh.

Các dấu hiệu điển hình của phù thận

Phù xuất hiện đầu tiên ở mi mắt, trẻ ngủ dậy sẽ có dấu hiệu nặng mắt vào buổi sáng sớm, sau đó có thể giảm dần trong ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, phù sẽ tăng lên với các biểu hiện của phù mặt, sau đó lan hai chân, bụng to dần lên, sưng bìu ở trẻ trai. Nặng hơn, trẻ có thể khó thở do phù phổi. Nếu bố mẹ chú ý sẽ thấy trẻ tăng cân rất nhanh trong giai đoạn này. Trẻ thông thường được đưa đến bệnh viện trong giai đoạn phù từ trung bình đến nặng, lúc này, việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Ngoài phù, trẻ có thể tiểu ít hơn, nước tiểu sậm màu hơn, thậm chí là tiểu ra máu. Đến lúc này bố mẹ mới hốt hoảng đưa con đi khám.

Một triệu chứng khá nặng của hội chứng phù thận mà nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm tính mạng là tăng huyết áp. Trẻ sẽ cảm giác mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí co giật, hôn mê hay khó thở, sùi bọt hồng do phù phổi cấp.

Vì vậy, để hạn chế các biến chứng nặng của bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm ngay khi trẻ có biểu hiện phù quanh mắt hoặc thấy trẻ tăng cân nhanh một cách bất thường.

Phù thận do những nguyên nhân gì?

Viêm cầu thận: Ở nước ta, phù do viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu hay gặp nhất. Bệnh lý này thường kéo dài 1-2 tuần rồi lui bệnh. Điều trị chủ yếu là ăn nhạt, nghỉ ngơi, uống thuốc lợi tiểu. Cần tái khám định kỳ để theo dõi các biến chứng mạn tính của bệnh.

Bệnh thận IgA: Một tỷ lệ khá cao viêm cầu thận do bệnh thận IgA cũng gặp ở trẻ em. Bệnh này diễn biến lặng lẽ với đái máu từng đợt, đa số lành tính nhưng cũng có tỷ lệ gây suy thận về sau.

Hội chứng thận hư: Bệnh thường biểu hiện với triệu chứng duy nhất là phù. Chẩn đoán khá dễ nhờ các xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, điều trị lại thường kéo dài; tỷ lệ tái phát bệnh cao dù lúc đầu đã đáp ứng tốt với thuốc.

Nếu trong hội chứng thận hư có phù kèm theo tăng huyết áp hoặc đái máu thì nguyên nhân thường phức tạp hơn như bệnh thận Lupus, bệnh thận Henoch Schonlein…, diễn tiến bệnh xảy ra nhanh hơn và điều trị phức tạp hơn nhiều.

Suy thận: Bệnh nhân thường phù đi kèm với việc tiểu không có nước tiểu. Nguyên nhân có thể rất đa dạng như mất nước nặng, ngộ độc thuốc hay hóa chất, diễn tiến nặng của viêm cầu thận, sỏi thận… Đây là một tình trạng cấp cứu cần xử lý kịp thời để cứu tính mạng bệnh nhân.

Dự phòng hội chứng phù thận

Phù thận do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dự phòng cũng rất khác nhau. Có nguyên nhân có thể dự phòng được, có nguyên nhân thì không thể.

Một nguyên nhân phù thận hay gặp ở nước ta là viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, điều trị dự phòng bằng cách điều trị đúng và đủ liệu trình với tất cả các trường hợp viêm họng, nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ.

Với trẻ đang mắc hội chứng thận hư, chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ, hạn chế các đợt bệnh nhiễm trùng sẽ hạn chế được các đợt tái phát của bệnh…

Khi nghi ngờ trẻ phù thận, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ.

BS. Lê Thỵ Phương Anh

]]>
Phòng ngừa tai biến mạch máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-tai-bien-mach-mau-nao-16169/ Thu, 27 Sep 2018 14:25:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-tai-bien-mach-mau-nao-16169/ [...]]]>

Tai biến mạch máu não là bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi. Đây là hậu quả của biến chứng nặng do bệnh lý tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Người trẻ tuổi hơn cũng có thể bị tai biến mạch máu não do biến chứng của bệnh tim hoặc do dị dạng của mạch máu não. Bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc để lại những di chứng tàn tật suốt đời.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não, hiện tượng này kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân về mạch máu. Như vậy, trên lâm sàng đây là các biểu hiện bệnh lý gồm phần lớn các trường hợp chảy máu trong não, chảy máu dưới màng nhện và nhũn não; chúng không bao gồm các trường hợp thiếu máu thoáng qua hoặc bệnh lý mạch máu não lan tỏa có khởi đầu lặng lẽ.

Đặc điểm triệu chứng bệnh lý và tiến triển

Triệu chứng tai biến mạch máu não xuất hiện ban đầu thông thường là nhức đầu, nhất là vào ban đêm; có thể chỉ bị nhức ở một bên đầu là bên sẽ có chảy máu. Triệu chứng nhức đầu có thể là cấp tính hoặc mạn tính, thường kèm theo dấu hiệu chóng mặt và ù tai; một số bệnh nhân có biểu hiện sung huyết ở mặt. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể gặp như: chảy máu cam hoặc nặng hơn là chảy máu võng mạc. Thực tế có trường hợp bệnh nhân trong tiền sử đã bị tê nửa người hoặc liệt nửa người, có khoảng 30% các trường hợp có tiền sử của cơn thiếu máu não thoáng qua.

tai bien mach mau naotai bien mach mau naoCần phát hiện và chữa trị bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch một cách triệt để

Giai đoạn khởi đầu có thể xảy ra đột ngột, bệnh nhân ngã vật ra và hôn mê ngay nhưng cũng có thể khởi đầu bằng triệu chứng nhức đầu dữ dội khác với mọi khi, ý thức bị thu hẹp dần và trong 1 – 2 giờ sẽ bước vào giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn toàn phát có 3 hội chứng nổi bật là hôn mê, liệt nửa người và rối loạn thực vật. Hội chứng hôn mê thường là loại hôn mê sâu và nặng, biểu hiện bằng rối loạn chức năng tiếp ngoại và chức năng thực vật; mặt thường tái nhợt, thở thư ngáy, bị rối loạn nuốt, rối loạn cơ tròn; toàn cơ thể bất động, mất phản xạ giác mạc và đồng tử mắt, trên thực tế có khi khó phân biệt được bên lành và bên liệt. Hội chứng liệt nửa người thường kèm theo dấu hiệu khu trú khác, bên liệt có tình trạng giảm trương lực cơ, kể cả cơ ở mặt; bệnh nhân nằm ở tư thế đầu và mắt cùng quay về phía bên bị tổn thương; liệt mặt kiểu trung ương có thể xác định được bằng nghiệm pháp quy định; liệt chân tay cùng bên thường thể hiện qua kiểm tra trương lực cơ và thấy giảm rõ ràng với các dấu hiệu thử nghiệm lâm sàng ở bên bị liệt; tuy nhiên do có hiện tượng phù não nên có thể xuất hiện ở cả hai bên; ngoài ra có thể thấy biểu hiện giãn đồng tử mắt ở một bên về phía liệt. Hội chứng rối loạn thực vật bao giờ cũng được ghi nhận và thường xuất hiện sớm, bệnh nhân có các dấu hiệu tăng tiết phế quản dẫn đến ứ đọng đờm dãi, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp động mạch, nhiệt độ cơ thể lúc đầu có thể thấp nhưng về sau tăng lên khoảng 38 – 39oC và có khi cao hơn; mặt có thể xanh, tím hoặc đỏ; dễ bị rối loạn dinh dưỡng, nhất là loét và hay xảy ra từ ngày thứ ba trở đi; nhìn chung ở bên liệt có các rối loạn vận mạch và rối loạn dinh dưỡng nhiều hơn, có thể ra nhiều mồ hôi, phù nề…

Tiến triển bệnh lý của tai biến mạch máu não thường nặng, có thể dẫn đến tử vong trong 2/3 các trường hợp bệnh nhân. Trên thực tế, tình trạng tử vong ghi nhận xảy ra vào những giờ đầu hoặc cuối tuần đầu. Các nhà khoa học cho rằng ngày nguy kịch nhất là ngày thứ 2 và ngày thứ 10; sau 10 ngày thì đỡ nguy hiểm hơn. Trong vòng 10 ngày đầu, những rối loạn thực vật trầm trọng như: hôn mê sâu, sốt cao kéo dài, rối loạn nhịp thở, rối loạn tim mạch và huyết áp thường báo hiệu nguy cơ tử vong. Sau ngày thứ 10 tuy đỡ nguy hiểm hơn nhưng vẫn có thể tử vong vì các biến chứng trầm trọng; vì nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu cũng như những rối loạn nước và chất điện giải; đồng thời có khả năng do rối loạn dinh dưỡng, nhất là tình trạng suy dinh dưỡng. Tiếp theo những ngày sau đó vẫn còn có nguy cơ đe dọa tái phát tai biến nhưng nổi bật là nguy cơ tàn phế với các di chứng thần kinh nặng nề như liệt và di chứng tâm thần như suy giảm trí tuệ, sa sút tâm thần.

Chẩn đoán tai biến mạch máu não

Đối với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, điều quan trọng nhất là phải phát hiện, chẩn đoán và xử trí một cách thật đúng đắn, phù hợp ngay trong giai đoạn cấp tính. Vì vậy trên thực tế cần phải chẩn đoán chính xác tính chất tổn thương như: chảy máu não, chảy máu màng não; bọc máu tụ, nhũn não…; đồng thời sử dụng các phương tiện chẩn đoán diện tích thương tổn, tìm phương pháp điều trị thích hợp bằng nội khoa hay ngoại khoa. Bên cạnh những kỹ thuật phát hiện kinh điển còn có những kỹ thuật mới đạt độ chính xác cao. Những kỹ thuật kinh điển thường thực hiện là xét nghiệm dịch não tủy, điện não đồ, vang não đồ, xạ hình não, chụp hình động mạch não… Những kỹ thuật mới cũng được dùng để chẩn đoán xác định là chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ hạt nhân, chụp quét cắt lớp bằng tia proton hoặc tia positon, chụp lấp lánh mạch máu não…

Phòng bệnh và xử trí điều trị

Để chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não, cần phát hiện và chữa trị bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch một cách triệt để, nhất là đối với những trường hợp có bệnh lý tăng huyết áp. Đồng thời cũng cần phát hiện và xử trí những dị dạng mạch máu có thể là nguyên nhân của tai biến mạch máu não. Ngoài ra cần tránh những yếu tố có thể tạo nên điều kiện xuất hiện tai biến mạch máu não như tình trạng stress tâm lý, gắng sức quá nhiều, bị lạnh đột ngột, uống nhiều rượu bia, có cơn tăng huyết áp… Lưu ý khi phát hiện các dấu hiệu báo trước như: bị nhức đầu quá mức, chóng mặt, ù tai, tê buốt chân tay, nổi đom đóm mắt… ở những người tăng huyết áp thì phải nên xử trí can thiệp điều trị kịp thời; nếu để chậm trễ, khả năng tai biến mạch máu não xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Việc điều trị phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản là xử trí can thiệp đúng đắn trong giai đoạn cấp tính, nhất là khi bệnh nhân bị hôn mê. Thực tế chảy máu não hay nhũn não thì cũng là tai biến mạch máu não nên đều có thể áp dụng một số biện pháp tương tự, nhất là trong nhiều trường hợp ngay lúc đầu khó phân biệt được tình trạng chảy máu não hay nhũn não. Do đó để đối phó với giai đoạn cấp tính của tai biến mạch máu não phải có những biện pháp tích cực chống phù não, bảo đảm thông khí, dinh dưỡng, chống loét, chống bội nhiễm.

Cùng với các phương pháp điều trị trên, cần quan tâm chú ý đến công tác phục hồi chức năng trong giai đoạn bệnh lý cấp tính cũng như thời gian lâu dài sau này để hạn chế sự tàn phế đến mức thấp nhất do di chứng.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Như trên đã nêu, tai biến mạch máu não là bệnh thường hay gặp ở những người cao tuổi, đây có thể nói là hậu quả do biến chứng nặng của bệnh lý tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Tuy vậy, trên thực tế người trẻ tuổi cũng có thể bị tái biến mạch máu não do biến chứng của bệnh tim mắc phải hoặc do hiện tượng dị dạng mạch máu não. Lưu ý giai đoạn cấp tính cần phải được xử trí can thiệp điều trị sớm và phù hợp tùy theo nguyên nhân chảy máu não hay nhũn não. Những trường hợp chưa chẩn đoán xác định được nguyên nhân cụ thể thì thì phải xử trí như đối với những trường hợp tai biến mạch máu não nói chung và mang tính chất xử trí cấp cứu vì trên thực tế những trường hợp tai biến mạch máu não nặng có thể dẫn đến 2/3 số bệnh nhân bị tử vong. Một vấn đề cũng rất cần thiết là phải quan tâm đến việc điều trị phục hồi chức năng nhằm hạn chế các di chứng để lại do hậu quả của tai biến mạch máu não.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
Phòng biến chứng cho người tai biến mạch máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-bien-chung-cho-nguoi-tai-bien-mach-mau-nao-14070/ Sun, 05 Aug 2018 06:15:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-bien-chung-cho-nguoi-tai-bien-mach-mau-nao-14070/ [...]]]>

(Lê. V. H. – TP.HCM)

Bệnh tai biến mạch máu não, ngày nay rất phổ biến không những xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở người trẻ. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề làm ảnh hưởng đến cuộc sống, làm cho họ không thể trở lại với công việc trước đó của mình, họ có thể không nói được, không hiểu được, tay không cử động, chân không đi được…

Các biến chứng thường xảy ra trên người bệnh bị tai biến mạch máu não là liệt nửa người, do liệt nửa người nên không cử động được hoặc cử động hạn chế, từ đó dễ đưa đến nhiều biến chứng như: loét do nằm lâu, viêm phổi, trật khớp vai, teo cơ, loãng xương do không vận động, co rút cơ dẫn đến cứng khớp, thường gặp ở khớp khuỷu, gối, cổ tay, cổ chân, các ngón tay, tình trạng gối duỗi quá, mất hoặc giảm cảm giác, tình trạng liệt mặt kéo dài ảnh hưởng chức năng ăn và uống, rối loạn ngôn ngữ…

Phòng biến chứng cho người tai biến mạch máu não

Để phòng tránh các biến chứng như đã nói phần trên, gia đình thân nhân người bệnh cần có giải pháp phòng tránh, trước hết tạo cho người bệnh với buồng bệnh phải đủ rộng, thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh đặt người bệnh bên liệt hướng vào vách tường, vật dụng đặt về một phía bên liệt; xoay trở người bệnh ít nhất mỗi 2 giờ một lần, có thể dùng vòng chống loét, nếu người bệnh bị hôn mê; đặt người bệnh nằm đầu cao, nghiêng về một bên, hút đàm rãi thường xuyên, vỗ lưng – vai cho người bệnh; mang đai nâng đỡ cánh – cẳng – bàn tay khi cho bệnh nhân ngồi, đứng, đi; tập vận động phần chi liệt và chi không liệt; kiểm tra thường xuyên vùng khớp cổ chân, gối, khuỷu, bàn tay và các ngón tay để đề phòng cứng khớp; khi cho bệnh nhân đứng cần chú ý tới vùng khớp gối, cố gắng giữ cho đầu gối thẳng và song song với chân lành; dùng các kích thích da người bệnh như: vuốt, vỗ nhẹ… tập vận động vùng mặt, massage và giữ mặt ấm; tập cho người bệnh phát âm như: a, o, e…, tập nói. Ngoài tập thường xuyên cho người bệnh, việc đặt đúng  tư thế người bệnh cũng vô cùng quan trọng.

Đặt tư thế đúng:

Nằm ngửa:

– Tay: vai hơi dang (90o xoay trong hoặc xoay ngoài), khuỷu hơi gập, cẳng tay quay sấp, cổ tay hơi duỗi (20o), các ngón tay ở tư thế chức năng (các ngón hơi gập, ngón cái đối).

– Chân: hông hơi dang, gối hơi gập (5 -10o), bàn chân ở tư thế trung tính (90o).

Nằm nghiêng:

– Nghiêng bên liệt: thân mình hơi ngữa ra sau, vai bên liệt được kéo ra phía trước, khuỷu duỗi, cẳng tay quay ngữa, tạo 1 góc khoảng 90o so với thân mình, chân liệt đặt thẳng. Tay mạnh đặt trên bụng, chân mạnh có gối đỡ ở tư thế hông gập, gối gập.

– Nghiêng bên mạnh: thân mình nghiêng hơi sấp có gối đỡ ở lưng. Tay liệt gập vai, khuỷu gập đặt trên gối, chân liệt đặt trên gối với hông và gối gập. Chân mạnh duỗi hông, gập gối.

Ngồi: hai vai ngang nhau, lưng thẳng.

Hai bàn chân đặt vuông góc với sàn nhà.

Đứng: hai vai ngang nhau, lưng thẳng.

Hai chân song song nhau, hai đầu gối thẳng không duỗi quá.

Đi: chân phải gập hông, gập gối.

– Đối với bàn tay: tập cầm nắm đồ vật từ vật lớn đến vật nhỏ, tập viết…

Khi người bệnh khá hơn cần khuyến khích người bệnh tự làm vệ sinh cá nhân  như tự xúc cơm ăn, chải đầu, đánh răng, mặc quần áo… Khi người bệnh đi được khuyến khích người bệnh về nhà tiếp tục tập luyện đồng thời động viên người nhà chăm lo cho người bệnh để họ không mặc cảm vì bệnh tật của mình.

Tóm lại, để đem lại kết quả tốt cho người bệnh phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhóm phục hồi, người nhà người bệnh cùng với sự hợp tác tốt của người bệnh ngay trong thời gian đầu khi người bệnh nhập viện cho đến khi người bệnh thích ứng với khả năng còn lại của mình.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Đau đầu: cảnh giác với dị dạng mạch máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-canh-giac-voi-di-dang-mach-mau-nao-11300/ Wed, 25 Jul 2018 09:42:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-canh-giac-voi-di-dang-mach-mau-nao-11300/ [...]]]>

Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật. Tuy nhiên, nhiều người đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên bị đau đầu dữ dội, bất ngờ  nên chủ quan khiến cho việc nhập viện điều trị muộn.

Dị dạng mạch máu là gì?

Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch, không cung cấp máu cho nhu mô não. Các dị dạng mạch máu này khi vỡ gây chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và hết sức nguy hiểm. Dị dạng mạch máu nào là những bất thường bẩm sinh phát triển từ tuần thứ tư đến tuần thứ tám của thai kỳ khiến động mạch thông nối trực tiếp với tĩnh mạch không qua mạng lưới mao mạch trung gian vì vậy, đa phần dị dạng mạch máu não có thể tồn tại lâu trong não mà không có bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nguyên nhân của dị dạng mạch máu não vẫn còn nhiều bàn cãi, có thể liên quan với nhiều yếu tố bao gồm cả tính di truyền và hoạt động kích thích sinh mạch (đây là một quá trình sinh lý, ở đó, những mạch máu mới hình thành từ những mạch máu sẵn có trước) có thể đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của dị dạng mạch máu.

Đau đầu: cảnh giác với dị dạng mạch máu nãoCó triệu chứng đau đầu mạn tính điều trị nội khoa không khỏi, xuất hiện co giật và những cơn động kinh

Thường biểu hiện ở giai đoạn muộn

Thường thì bệnh nhân dị dạng mạch máu não không có triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi đang điều trị  một bệnh lý không liên quan khác. Nhiều bệnh nhân nhập viện với biểu hiện biến chứng có chảy máu. Bệnh nhân mắc bệnh dị dạng mạch máu não thuộc nhóm 45 tuổi trở xuống và phát hiện khi bị chảy máu não, đau đầu, động kinh, hoặc tình cờ khi đi khám tầm soát. Ngày nay tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán dị dạng mạch máu não tăng lên nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật ghi hình không xâm nhập. Dị dạng mạch máu não có thể kích thích mô não chung quanh và gây ra số triệu chứng chủ yếu là cơn co giật mới khởi phát, yếu hoặc liệt cơ, mất phối hợp, khó khăn khi thực hiện những động tác phức tạp, chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, bệnh nhân có vấn đề về ngôn ngữ, các cảm giác bất thường như: tê, ngứa, đau tự phát…

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy dị dạng mạch máu não ở giai đoạn trước khi vỡ mạch máu thường có triệu chứng đau đầu mạn tính điều trị nội khoa không khỏi, xuất hiện co giật và những cơn động kinh. Trường hợp dị dạng lớn gây chèn ép não thì người bệnh có thể bị bại liệt tay chân. Một số trường hợp có thể không có triệu chứng gì, mà được phát hiện thông qua tầm soát sức khỏe. Ở giai đoạn vỡ mạch máubệnh nhân bị đột quỵ do chảy máu não, với các triệu chứng: đau đầu dữ dội, huyết áp tăng, buồn nôn/ nôn, liệt nửa người, loạn ngôn hoặc không nói được, nhiều trường hợp ý thức bình thường hoặc mơ màng, cũng có thể bị hôn mê…

Chẩn đoán sớm giảm biến chứng

Dị dạng mạch máu não thường được chẩn đoán nhờ kết hợp hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và chụp mạch. Dị dạng mạch máu não não không điều trị có thể lớn lên và vỡ gây xuất huyết não hoặc xuất huyết khoang dưới nhện, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Ảnh hưởng của thương tổn xuất huyết trên tình trạng thần kinh liên quan với vị trí của tổn thương. Nhiều trường hợp bị đau đầu tự mua thuốc điều trị, thậm chí có một số trường hợp chỉ điều trị qua loa các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoặc có nhập viện nhưng để điều trị về thần kinh, kết quả là một số trường hợp bị tử vong đáng tiếc. Vì vậy, việc tầm soát sớm để phát hiện bệnh dị dạng mạch máu não là điều cấp thiết.

Về điều trị

Mục tiêu của điều trị dị dạng mạch máu não là dự phòng xuất huyết do vỡ và tái vỡ. Có nhiều chọn lựa, bao gồm theo dõi hoặc sử dụng các kỹ thuật điều trị khác nhau như: can thiệp nội mạch gây tắc búi dị dạng, phẫu thuật lấy dị dạng, xạ trị Gamma knife. Kế hoạch điều trị được vạch ra nhằm đạt được cơ hội tốt nhất để hủy tổn thương với nguy cơ thấp nhất. Vị trí của dị dạng mạch máu não là một yếu tố quan trọng khi cân nhắc nguy cơ giữa điều trị phẫu thuật với không phẫu thuật. Dự phòng vỡ hoặc tái vỡ là một trong những lý do chủ yếu để khuyến cáo điều trị can thiệp sớm đối với dị dạng mạch máu não.

ThS.BS. NGÔ MẠNH HÙNG

]]>
Làm sao biết bị thiếu máu não? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-biet-bi-thieu-mau-nao-11162/ Wed, 25 Jul 2018 09:04:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-biet-bi-thieu-mau-nao-11162/ [...]]]>

với nguy cơ gây tử vong đứng thứ ba, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, việc nhận biết sớm để điều trị thiếu máu não là hết sức quan trọng.

Thiếu máu não nguy hiểm thế nào?

Bộ não tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể nên não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Chỉ trong 10 giây, nếu không được cung cấp máu, mô não sẽ bắt đầu rối loạn. Nếu tình trạng thiếu máu xảy ra quá 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị huỷ hoại sẽ không thể hồi phục, gây ra tổn thương vĩnh viễn. Thiếu máu não khiến người bệnh mỏi mệt, chóng mặt, ngủ không ngon và là nguyên nhân của nhiều tổn thương thần kinh, suy chức năng tâm thần, rối loạn nhịp tim. Nếu không điều trị thiếu máu não hiệu quả, có thể dẫn đến suy tim, sung huyết, đột quỵ…

Vì sao bị thiếu máu não?

Hiểu rõ nguyên nhân là mấu chốt để hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả. Các bệnh lý về tim mạch, thoái hóa đốt sống cổ… là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu não ở người già. Đối với người trẻ tuổi, thiếu máu não có nguyên nhân từ rối loạn thần kinh thực vật, đặc biệt ở phụ nữ, việc hành kinh hàng tháng có ảnh hưởng đến tuần hoàn não. Các yếu tố tâm lý như: stress, chế độ ăn thừa chất, ít vận động, làm việc quá sức… cũng ảnh hưởng đến thiếu máu não.Tổn thương do nhồi máu não.

Tổn thương do nhồi máu não.

Triệu chứng thiếu máu não

Đau đầu với những cơn nhức đầu khủng khiếp: Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị đau nhói một vùng đầu cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu mình nặng trịch, nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: bệnh nhân rất dễ bị ù tai, dù đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió. Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ kéo đến vào những lúc không ngờ nhất. Nếu bạn cảm thấy mình đứng không vững nữa, hãy dựa ngay vào đâu đó. Khi không có chỗ bám thì hãy ngồi thụp xuống, tránh để bị mất thăng bằng không tự chủ, không kiểm soát được rất dễ bị ngã ra đằng sau, đặc biệt là người già, ngã như vậy rất nguy hiểm gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não.

Mất ngủ: người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được.

Vì mất ngủ triền miên nên người bệnh luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi, không có hứng thú và tinh thần để làm việc. Tính khí hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động.

Suy giảm trí nhớ: thiếu máu não dẫn đến máu không đủ để não bộ có thể hoạt động. Triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não.

Tê bì, nhức mỏi chân tay: người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Thường đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn. Tê đầu ngón tay và toàn thân nhức mỏi do đau xương gây rất nhiều bất tiện đối với người bệnh. Yếu tố nguy cơ cao hẹp động mạch cảnh thường ở những người trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ, béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp. Các dấu hiệu sớm nhận biết bệnh thiếu máu não này lúc đầu có vẻ nhẹ nhàng nhưng tiến triển khá nhanh. Đặc biệt, những cơn choáng ngất đến bất ngờ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi một trong những dấu hiệu bệnh xuất hiện, bạn đừng nên chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế khám để có hướng điều trị kịp thời.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu não thế nào?

Để hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả, cần sự kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống…khoa học với các loại thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng cho người bị thiếu máu não.

Người bệnh nên tập luyện những phương pháp dưỡng sinh, đi bộ, khí công, yoga, thái cực quyền, luyện thở… để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân, giải tỏa stress. Việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn có ý nghĩa quan trọng. Ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu, ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng, protein, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng… Bạn nên hạn chế ăn các loại chất béo động vật, thực phẩm chiên rán là nguyên nhân gây ra các bệnh về máu. Không uống rượu, cà phê, trà đặc, hút thuốc để tránh kích thích mất ngủ.

Đặc biệt, người bệnh phải thực hiện đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để bệnh mau hồi phục.

BS. Phạm Văn Thân

]]>
Tai biến mạch máu não – Làm sao phòng tránh? http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-bien-mach-mau-nao-lam-sao-phong-tranh-10602/ Wed, 25 Jul 2018 07:23:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-bien-mach-mau-nao-lam-sao-phong-tranh-10602/ [...]]]>

Đây là một biến chứng nặng, dễ tử vong, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, tâm thần và đời sống người bệnh. Các di chứng tàn phế trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một tổn thương ở não, nguyên nhân do mạch máu não bị vỡ hoặc bị bít tắc. TBMMN có các dạng chính là chảy máu não, chảy máu màng não, nhũn não, hoặc phối hợp các loại.

Chảy máu não: Do vỡ các động mạch cấp máu cho não, liên quan với tình trạng tăng huyết áp hoặc dị dạng mạch máu não.

Nhũn não: Do một nhánh động mạch não bị bít tắc. Nguyên nhân bít tắc mạch máu não có thể do mảng xơ vữa, cục máu đông từ xa bắn tới. Nhũn não do mảng xơ vữa chủ yếu xảy ra ở các mạch máu lớn (động mạch cảnh trong, động mạch sống, động mạch nền) song cũng xảy ra ở các động mạch não nhỏ và vừa ở bất kỳ vùng nào. Thương tổn lúc đầu chỉ là mảng xơ vữa gây hẹp dần lòng mạch, từ đó tạo thành huyết khối, sau cùng gây tắc mạch. Huyết khối đôi khi hình thành mới dù không có xơ vữa từ trước gặp ở bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu.

Ai hay bị tai biến mạch máu não?

TBMMN thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Lứa tuổi mắc bệnh là trung niên hoặc cao tuổi. Tuổi của những bệnh nhân TBMMN liên quan đến tăng huyết áp hay xơ vữa động mạch thường lớn hơn các bệnh nhân TBMMN do bệnh lý van tim.

Tai biến mạch máu nãoCác triệu chứng của tai biến mạch máu não.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị TBMMN bao gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý van tim, nhất là khi có rối loạn nhịp tim kèm theo.

TBMMN xảy ra ở bất kỳ giờ nào trong ngày và bất cứ mùa nào trong năm, song thường xảy ra 1-10 giờ sáng và vào các tháng nóng nhất (tháng 7, 8) hay lạnh nhất (tháng 12).

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu điển hình của TBMMN là đi lại khó khăn. Ngoài ra, có thể thấy chóng mặt, mất cân bằng, mất định hướng; nói ngọng hoặc khó nói, không nói được; Có thể có cảm giác lẫn lộn, không hiểu người khác nói gì; yếu, tê bì vùng mặt, tay, chân (triệu chứng tê yếu có thể xuất hiện đột ngột,  đặc biệt quan trọng nếu xuất hiện ở một bên cơ thể. Cố gắng giơ cao hai tay cùng lúc, nếu một tay rớt xuống, điều đó gợi ý bạn bị TBMMN); đôi khi, triệu chứng yếu nửa người chỉ xuất hiện kín đáo, nhưng người bệnh bị méo miệng khi cười, nói; đau đầu; có thể có buồn nôn, nhìn mờ, mất ý thức.

Các biểu hiện thường xuất hiện đột ngột. Trường hợp nặng nhất, người bệnh thở nhanh dồn dập, có cơn ngừng thở ngắn hoặc hôn mê… Có bệnh nhân không hề có biểu hiện tê hoặc đau nào mà đột ngột đi vào hôn mê.

Cần lưu ý thời điểm xuất hiện triệu chứng, vì thời gian từ lúc bị bệnh đến lúc gặp nhân viên y tế có thể quyết định hướng điều trị của bác sĩ.

Làm sao xử trí?

TBMMN là một tình trạng cấp cứu. Khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện yếu, liệt mặt, khó nói, nhiều người tưởng lầm bệnh nhân bị trúng gió và đè ra đánh gió, bắt uống nước chanh. Điều này rất không nên do vùng hầu họng đã bị liệt nếu bắt bệnh nhân uống nước sẽ gây sặc vào đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc gây tăng huyết áp thêm nữa và làm chậm trễ thời gian đưa đến bệnh viện.

Đối với người bị TBMMN não thời gian là vàng. Xử lý đúng nhất là gọi ngay xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Càng đến bệnh viện muộn, nguy cơ tổn thương não càng cao. Để tối ưu hiệu quả điều trị, tốt nhất là được điều trị ở bệnh viện trong vòng 3 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Khi di chuyển bệnh nhân nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang 1 bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu người thân của bạn bị TBMMN, hãy ở cùng người đó và theo dõi chặt chẽ, trong lúc chờ xe cấp cứu.

Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường hợp bệnh nhân bị liệt một bên, không thể gác chân lên xe, khi đến bệnh viện chân bên liệt của bệnh nhân bị chấn thương chảy máu.

Điều trị như thế nào?

Điều trị cấp cứu

Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được bác sĩ khám. Thầy thuốc sẽ chỉ định chụp CT hoặc MRI sọ não sớm nhất có thể. Thăm dò này giúp chẩn đoán phân biệt tình trạng chảy máu não với tình trạng tắc mạch não (nhũn não). Điều này rất quan trọng, vì xử trí trong hai trường hợp là hoàn toàn khác biệt.

Nếu người bệnh được chẩn đoán là nhũn não và đến bệnh viện trong vòng 4 giờ rưỡi kể từ sau khi xuất hiện triệu chứng, thầy thuốc sẽ dùng thuốc làm tan cục máu đông, dẫn đến phục hồi dòng chảy mạch máu não, qua đó cứu sống những vùng não bị chết do thiếu oxy tạm thời.

Điều trị lâu dài

Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu

Tiểu cầu là những thành phần nhỏ trong máu, là nhân tố quan trọng của quá trình đông máu. Thầy thuốc sẽ sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu trong trường hợp nhũn não. Thuốc hạn chế hình thành cục máu đông trong lòng mạch, ngăn ngừa những cơn đột quỵ có thể xuất hiện về sau. Aspirin (với liều thấp) là thuốc chống ngưng tập tiểu cầu phổ biến nhất. Ngoài ra, một loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng là clopidogrel.

Nếu người bệnh không thể tự uống thuốc, các nhân viên y tế sẽ đặt một ống thông để truyền thức ăn và thuốc vào dạ dày.

Điều trị rung nhĩ

Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong buồng tim, cục máu đông bắn lên não sẽ gây TBMN. Nếu người bệnh bị rung nhĩ, thầy thuốc sẽ sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Thuốc chống đông phổ biến nhất là warfarin.

Điều trị hẹp động mạch cảnh

Người bị hẹp động mạch cảnh có nguy cơ đột quỵ cao. Nguyên nhân của hẹp động mạch cảnh thường do mảng xơ vữa. Nếu hẹp nhiều mạch cảnh, thầy thuốc có thể tiến hành thủ thuật nong hoặc đặt stent động mạch cảnh, hoặc tiến hành phẫu thuật bóc tách mảng xơ vữa.

Điều trị xuất huyết não hay xuất huyết dưới nhện

Trong trường hợp xuất huyết nhiều, thầy thuốc có thể chỉ định phẫu thuật để lấy huyết khối trong não. Đôi khi, phẫu thuật cũng được chỉ định để giảm áp lực trong sọ của người bệnh.

Các biện pháp tập phục hồi chức năng

Ngay sau khi tình trạng TBMMN ổn định, người bệnh sẽ được khuyên vận động sớm và bắt đầu các chương trình tập phục hồi chức năng. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ tắc mạch do huyết khối tĩnh mạch.

Mục đích của liệu trình phục hồi chức năng là tối ưu hóa hoạt động thường ngày của người bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống sau TBMMN. Chương trình trị liệu bao gồm phục hồi chức năng vận động, phục hồi chức năng ngôn ngữ, chế độ ăn… Một chương trình phục hồi chức năng tốt sẽ thay đổi hẳn tiên lượng của người bệnh sau TBMMN.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Có thể giảm nguy cơ TBMMN bằng cách dự phòng tình trạng xơ vữa mạch máu bằng cách:

Tăng cường tập thể dục, làm việc vừa sức, giảm cân, không ăn nhiều mỡ béo, nhiều chất bột, đường. Nên ăn nhiều rau, củ, trái cây.

Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì các hoạt chất trong thuốc lá có thể gây tổn thương thành mạch, dẫn đến xơ vữa và hẹp mạch máu. Bỏ thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện TBMMN.

Theo dõi huyết áp định kỳ (mức lý tưởng cho mọi lứa tuổi là không quá 120/80mmHg). Khi đã được phát hiện tăng huyết áp phải uống thuốc đều hàng ngày theo đơn thuốc của bác sĩ và đi khám lại định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh chữa tăng huyết áp theo kiểu khi nào thấy mệt hoặc nhức đầu mới uống thuốc.

Nếu bị đái tháo đường, phải ăn uống theo chế độ của người đái tháo đường, không ăn đường, giảm tinh bột, ăn nhiều rau, đủ đạm, ít béo, chia nhỏ bữa ăn, uống hoặc tiêm thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, tái khám và xét nghiệm máu định kỳ.

Chữa tăng cholesterol máu, ngừng uống rượu, điều trị bệnh tim nếu có.

ThS.BS. Đinh Huỳnh Linh

]]>
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua và đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-va-dot-quy-10483/ Wed, 25 Jul 2018 07:08:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-va-dot-quy-10483/ [...]]]>

Nhiều người cho rằng các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua lành tính, còn đột quỵ não mới nghiêm trọng. Đây là một nhận thức rất sai lầm. Đột quỵ não và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đều là tình trạng nghiêm trọng liên quan tới thiếu máu não cục bộ. Theo thống kê, khoảng 30% bệnh nhân đột quỵ trong tiền sử có các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Vì vậy, cần hiểu biết đầy đủ để xử trí đúng với bệnh nhân bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.

Không thể chủ quan

Khi người bệnh trải qua một cơn thiếu máu não thoáng qua, cơ thể thường có khả năng tự phục hồi nhanh, chậm nhất cũng chỉ trong vòng 24 giờ, chính vì thế gây ra tâm lý chủ quan, không kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế.  Các biểu hiện không rõ ràng như: khi một người chợt cảm thấy yếu tay hoặc chân ở cùng một bên cơ thể, miệng méo, khó nói. Khoảng vài tiếng sau, các triệu chứng này tự khỏi. Đó chính là triệu chứng điển hình của một cơn thiếu máu não thoáng qua. Các triệu chứng phản ánh tổn thương mang tính “cục bộ”, khởi phát đột ngột, đa số kéo dài 2-20 phút và tự hết. Có khá nhiều bệnh nhân cho rằng đó chỉ là một cơn trúng gió nên không khám chuyên khoa. Đây là nhận thức sai lầm vì nó chính là dấu hiệu báo trước của một cơn đột quỵ nặng xảy ra sau đó (trong khoảng 2 tuần kế tiếp sau đó).

Một nguyên nhân quan trọng của thiếu máu não cục bộ thoáng qua là nghẽn mạch. Rất nhiều bệnh nhân thiếu máu não cục bộ thoáng qua do cục máu đông từ tim hoặc từ động mạch lớn ngoài sọ và cục máu đông đôi khi thấy ở động mạch võng mạc. Chính vì vậy, nếu có biểu hiện nghi ngờ cần được điều trị cấp cứu nhằm truy tìm nguyên nhân và can thiệp ngăn ngừa hữu hiệu nhất.

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua và đột quỵCơn thoáng thiếu máu não là sự thiếu hụt sự cung cấp máu trong giai đoạn ngắn ở một khu vực nhất định của não bộ.

Đối tượng dễ bị thiếu máu não cục bộ

Cơn thiếu máu não thoáng qua được xem là dấu hiệu cảnh báo quan trọng của đột quỵ. Theo thông tin từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ. Những người trên 50 tuổi, có tiền sử bệnh về mạch máu, đái tháo đường hoặc mắc chứng rối loạn lipid máu là đối tượng nguy cơ cao.

Về lý thuyết, chỉ sau 4 hoặc 5 phút không nhận được ôxy và dưỡng chất là tế bào não đã bị hủy hoại không phục hồi được. Ở các cơn thiếu máu não và tai biến, khi một mạch máu bị tắc nghẽn thì các mạch máu xung quanh có thể “chi viện” nhưng thời gian chịu đựng không quá lâu.

Vì vậy, việc xử lý, thăm khám và điều trị giải quyết cục máu đông chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất trong 3-4 giờ đầu.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh nhân có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần được xét nghiệm, khảo sát các yếu tố nguy cơ: chụp cắt lớp vi tính não hoặc chụp cộng hưởng từ não, công thức tế bào máu, lipid máu, điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền.

Các xét nghiệm này nên hoàn tất trong vòng 24-48 giờ đầu sau cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Các kết quả xét nghiệm là cơ sở để xây dựng kế hoạch điều trị dự phòng. Ngoài việc chẩn đoán chính xác còn để loại trừ một số biểu hiện tương tự như:

Đau nửa đầu (Migraine): thường có tiền triệu, đau đầu kèm theo buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Triệu chứng tiến triển từ từ trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn.

Ngất: thường trên bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch. Đột ngột mất ý thức ngắn, không có các triệu chứng thần kinh khu trú khác.

Động kinh cục bộ: thường khởi phát khu trú ở một bộ phận rồi lan dần ra bộ phận khác.

Cơn mất trí nhớ thoáng qua: thường gặp ở người cao tuổi. Trong cơn vẫn tỉnh, không có triệu chứng thần kinh khu trú nào khác. Cơn kéo dài nhiều giờ.

Cơn hạ đường huyết: thường trên bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường đang điều trị. Có thể chẩn đoán nhanh khi chưa có xét nghiệm bằng cách tiêm glucose tĩnh mạch hoặc uống nước đường.

Thiếu máu não dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ làm cho phần não rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Vì vậy, nhận biết và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ vô cùng quan trọng.

Cơn thoáng thiếu máu não là sự thiếu hụt sự cung cấp máu trong giai đoạn ngắn ở một khu vực nhất định của não bộ. Vì thiếu máu cục bộ làm suy yếu chức năng của các tế bào não, một người mắc phải một cơn thiếu máu thoáng qua sẽ có các triệu chứng suy giảm chức năng não, chẳng hạn nói khó hoặc yếu liệt một bên tay, chân.

Các triệu chứng của một cơn thiếu máu thoáng qua có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, nhưng theo định nghĩa, chúng phải biến mất trong vòng 24 giờ.

Có đến 20% số người bị thoáng thiếu máu não sẽ gặp phải một cơn đột quỵ thực sự trong 3 tháng tiếp theo.

Khi gặp phải các dấu hiệu: choáng váng đi kèm với yếu liệt một bên, rối loạn cảm giác, méo mặt, nói khó… cần nghĩ ngay đến cơn thiếu máu não thoáng qua, thậm chí là nhồi máu não.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng tránh đột quỵ cần có thói quen tập thể dục thường xuyên, tập thể lực tối thiểu 150 phút (2,5 giờ) mỗi tuần với cường độ tập trung bình hoặc 75 phút (1 giờ 15 phút) mỗi tuần với cường độ cao. Chế độ ăn cần giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp. Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả. Hạn chế mỡ động vật. Hạn chế bia, rượu. Bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc lá. Lưu ý, với người có tiền sử rối loạn lipid máu: kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị bằng statin, có thể phối hợp nhóm fibrat nếu cần để đưa lipid máu về mức bình thường. Ở người mắc đái tháo đường, cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc kiểm soát đường máu. Duy trì HbA1C ở mức dưới 6,5%. Ở người mắc rối loạn lipid máu, cần kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị để đưa lipid máu về mức bình thường.

BS. Tuấn Anh

]]>
Dinh dưỡng vàng cho phát triển tối ưu não bộ trong những năm tháng đầu đời. http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-vang-cho-phat-trien-toi-uu-nao-bo-trong-nhung-nam-thang-dau-doi-5325/ Thu, 19 Jul 2018 13:57:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-vang-cho-phat-trien-toi-uu-nao-bo-trong-nhung-nam-thang-dau-doi-5325/ [...]]]>

Dưỡng chất vàng – Thời gian vàng

Là những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và con trong quá trình chuẩn bị, mang thai và những năm tháng sau sinh. Chúng phải được cung cấp đúng, đủ, đều (đúng về thời gian, đủ về liều lượng và đều về tần xuất). Nếu để lỡ nhịp hay khiếm khuyết các yếu tố nêu trên thì không có cơ hội thứ hai cho sự phát triển tối ưu hệ thần kinh của trẻ.

Vài điều cần biết trong từng giai đoạn phát triển hệ thống thần kinh.

Khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, các tấm phôi thần kinh bắt đầu gấp vào trong, hình thành ống thần kinh, phát triển dần để cuối cùng trở thành não và tủy sống. Quá trình này cần a-xit folic, đồng và vitamin A.

Bảy tuần sau khi thụ thai, sự phân chia tế bào bắt đầu trong ống thần kinh, tạo ra hệ thống thần kinh hoàn chỉnh bao gồm 5 quá trình:

  1. Tăng sinh tế bào thần kinh (chất xám), quá trình này bắt đầu từ tuần 7 thai kỳ và tăng tốc đến khoảng 4-5 tháng sau sinh. Sau đó nó vẫn diễn ra chậm hơn và kết thúc ở tuổi trưởng thành.
  2. Tăng trưởng Sợi trục và Tua gai (chất xám). Đối với Sợi trục, chúng bắt đầu tăng trưởng vào tuần thứ 7 thai kỳ và liên tục phát triển đến ít nhất 2 năm sau khi sinh. Tuy nhiên ở một số vùng não thì Sợi trục phát triển hoàn chỉnh ở tuần 15 và 32 của thai kỳ. Về phần Tua gai, chúng bắt đầu phát triển ở tuần 15 và kết thúc sau sinh 2 năm.
  3. Xây dựng, chỉnh sửa và hình thành chức năng các khớp thần kinh (Synapse). Quá trình này bắt đầu từ khoảng tuần 23 thai kỳ xuyên suốt đến hết vòng đời. Tùy theo vùng đặc thù của não mà mật độ các khớp thần kinh đạt mức cao nhất tại những thời điểm khác nhau. Vùng thị giác đạt mức đỉnh trong khoảng tháng 4 – 12 sau sinh và vùng thùy trước trán vào tháng thứ15 sau sinh.  Quá trình chỉnh sửa nhằm hoàn thiện các khớp thần kinh lỗi diễn ra song song và kéo dài đến tuổi trưởng thành.
  4. My-ê-lin hóa, bản chất là chất trắng bao quanh sợi trục giúp tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh. My-ê-lin  hóa xảy ra từ tuần thứ 12 – 14 thai kỳ và liên tục đến tuổi trưởng thành. Tốc độ My-ê-lin  hóa mạnh nhất trong giai đoạn từ giữa thai kỳ đến 2 năm sau sinh. Trước khi sinh, quá trình My-ê-lin hóa mạnh ở các vùng não liên quan chức năng định hướng, cân bằng và sau khi sinh là các vùng nghe, nhìn và khả năng về ngôn ngữ chữ viết.
  5. Tự chết theo chương trình, là một quá trình loại trừ các tế bào thần kinh lỗi hay các tế bào có xu hướng biệt hóa, phát triển theo hướng có hại. Quá trình này diễn ra từ khi mang thai đến tuổi trưởng thành nhờ một số hoạt chất dinh dưỡng thần kinh từ não như BDNF (brain-derived neurotrophic factor), ; IGF-1 (insulin-like growth factor-1)…

Dưỡng chất vàng

1. Nhóm dưỡng chất 1: Chứa A-xit folic (vitamin B9), Đồng và Vitamin A là những hoạt chất hỗ trợ quá trình biệt hóa, phát triển, từ phôi thần kinh thành ống thần kinh, một bộ phận mà từ đấy các thành tố của hệ thần kinh được hình thành. Quá trình này diễn ra rất sớm, từ khoảng tuần 4 – 7 của thai kỳ.

Thực phẩm bổ sung a-xit folic là gan, lòng đỏ trứng, họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ họ cải, chuối, cam…; bổ sung Đồng là thịt, trứng, sữa, thủy sản…; bổ sung vitamin A là sữa, gan, trứng, cá…

2. Nhóm dưỡng chất 2: Chứa Vitamin nhóm B, B1(thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin hay niacinamide), B5 (axit pantothenic), B6 (pyridoxine, pyridoxal, hay pyridoxamine, hay pyridoxine hydrochloride), B7 (biotin)(vitamin H), B9 (axit folic), B12 (các loại cobalamin), giúp tăng sinh tế bào gốc thần kinh, tế bào thần kinh chính và đệm từ ống phôi thần kinh trong những tuần đầu thai kỳ; hỗ trợ phát triển phân nhánh đuôi gai ở tân võ não và tiểu não, tăng sinh các khớp thần kinh ở võ não và các khớp thần kinh đặc biệt ở thể vân và hỗ trợ tổng hoợp My-ê-lin .

Thực phẩm bổ sung Vitamin nhóm B: các loại ngũ cốc, gạo lứt, các loại rau xanh, trứng, thịt gà, trái cây họ cam quýt, các loại hạt như lạc, hạt điều, óc chó, đậu đỏ hạt to, chuối, vitamin B5 có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm.

3. Nhóm dưỡng chất 3: Dinh dưỡng giàu đạm và giàu năng lượng để tránh tình trạng suy dinh dưỡng protein năng lượng và suy dinh dưỡng bào thai. Tình trạng suy dinh dưỡng này có thể gây ra hậu quả là giảm số lượng, khối lượng tế bào thần kinh, sợi trục, tua gai, khớp thần kinh cũng như chất xám võ não. Bên cạnh đó, thiếu protein – năng lượng cũng gây ra giảm quá trình My-ê-lin  hóa và làm giảm các chất dinh dưỡng thần kinh từ nào như BDNF (brain-derived neurotrophic factor), ; IGF-1 (insulin-like growth factor-1)

Thực phẩm giàu đạm và năng nượng: Thịt, trứng, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu, rau quả có vị ngọt, béo…

4. Nhóm dưỡng chất 4: Chứa chất béo không bảo hòa chuỗi dài, đặc biệt là DHA (Docosahexaenoic Acid); ARA (Arachidonic Acid) và Omega 3-6-9. Các axit béo này giúp tổng hợp các phospholipid màng, một thành phần quan trọng của tế bào, màng các khớp thần kinh và là thành phần chủ yếu trong cấu trúc My-ê-lin. Thực phẩm bổ sung chất béo: Sữa, hải sản và các loại dầu – mỡ cá, trứng, đậu, các loại hạt…

5. Nhóm dưỡng chất 5: Chứa chất Sắt, rất cần để tổng hợp Ribonucleotide reductase, là một loại men qui định việc phân chia tế bào thần khinh trung ương. Thiếu sắt có thể giảm kích thước nào, giảm sợi trục, ngắn đuôi gai vùng hồi hải mã, một cấu trúc dưới võ của thùy thái dương giữ vai trò trong việc học tập, định hướng và trí nhớ dài hạn. Ngoài ra, thiếu sắt còn làm giảm khớp thần kinh và các chất dẫn truyền thần kinh tại khớp cũng như giảm quá trinht tổng hợp My-ê-lin .

Thực phẩm bổ sung sắt: Sữa, trứng, cá và hải sản, thịt, gan, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau lá màu xanh đậm…

6. Nhóm dưỡng chất 6: Chứa I-ốt,  tham gia vào quá trình tổng hợp Hoóc – môn điều chỉnh sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Đã có bằng chứng cho thấy thiếu I-ốt làm tăng tỷ lệ thai chết lưu và suy giáp sơ sinh, giảm trọng lượng não và tổng hợp My-ê-lin , giảm phân nhánh đuôi gai và khớp thần kinh ở vùng thị – thính giác và tiểu não.  Thực phẩm bổ sung I-ốt: Rau chân vịt, rau cần, hải sản, muối biển, muối ăn có I ốt, trứng…

7. Nhóm dưỡng chất 7: Chứa Kẽm, giữ vai trò tổng hợp DNA phục vụ quá trình phân chia tế bào và là thành tố của nhiều loại men quan trọng trong hoạt động của não. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng giảm số lượng và khối lượng tế bào não ở khu vực tiểu não, hệ viền và võ não; giảm quá trình phân nhánh đuôi gai và điều tiết hoạt động chức năng ở các khớp thần kinh và hạn chế hoạt tính của các hooc môn tăng trưởng.

Thực phẩm bổ sung kẽm: Sữa, trứng, cá, thịt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu…

8. Nhóm dưỡng chất 8: Chứa Cholin, giúp tăng sinh tế bào gốc, tham gia vào quá trình kích thích phân chia tế bào thần kinh và là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kin. Cholin giúp kiểm soát quá trình tự chết theo chương trình . Tất cả ảnh hưởng của thiếu Cholin thai kỳ sẽ khó phục hồi.

Thực phẩm bổ sung Cholin: Sữa, trứng, cá, thịt, gan, hải sản, đậu, rau…

 

Vai trò tuyệt vời của sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là bất biến

Optimum Mama Gold – mẹ hấp thu khỏe, bé thông minh hơn.

Uống sữa là cách hấp thu được rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng một cách thuận tiện và hữu hiệu cho thai phụ và thai nhi. Sữa bột bầu Optimum Mama Gold được bổ sung Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thêm DHA để hỗ trợ phát triển trí não bé từ trong bụng mẹ. Đồng thời, Optimum Mama Gold còn chứa chất xơ hòa tan thê hệ mới SC-FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ. Để có thể hấp thu thật tốt các dưỡng chất để có thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp bé phát triển trí thông minh từ trong thai kỳ, mẹ hãy nhớ uống 2 ly Optimum Mama Gold mỗi ngày nhé!

Bs. Nguyễn Vũ Linh

Đào tạo – Truyền thông Trung tâm Dinh dưỡng – Vinamilk

]]>
Cơm nếp và cơm tẻ, thứ nào bổ dưỡng hơn? http://tapchisuckhoedoisong.com/com-nep-va-com-te-thu-nao-bo-duong-hon-4931/ Thu, 19 Jul 2018 13:08:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/com-nep-va-com-te-thu-nao-bo-duong-hon-4931/ [...]]]>

Cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ do nhiều dinh dưỡng

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

Trong 100 g gạo nếp có 344 kcal, trong khi cùng 100 g gạo tẻ có 350 kcal. Nhưng khi ăn cùng một bát, với cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất hạt dẻo, dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc. Đó chính là lý do người ta ăn cơm nếp có cảm giác no hơn và béo hơn khi ăn cơm tẻ song nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau này.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, việc ăn nhiều hay ăn ít cơm nếp phụ thuộc vào thói quen, sở thích chứ ăn cơm nếp nhiều không ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí ngược lại, cơm nếp có lợi cho sức khoẻ. Nhiều người thậm chí ăn nếp thay cơm.

Sở dĩ có sự khác nhau về độ dẻo của hai loại gạo này là bởi hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo, ngô tẻ, lượng amilopectin chiếm 80%, còn trong gạo, ngô nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên xôi thường rất dẻo, dính vào nhau.


Sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo. Hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.

Cơm nếp bị nóng

Về điều này, BS.CK I Đông Y Bùi Văn Phao cho hay, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Trong đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.

Còn về việc nhiều người quan niệm ăn đồ nếp sẽ khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ, lương y Hồng Minh giải thích: người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó càng làm tình trạng nặng thêm.

Bài thuốc chữa bệnh từ gạo nếp

Theo lương y Bùi Hồng Minh, gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:

Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.

Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30 g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Cơm nếp ngũ sắc được nhuộm bằng màu thực phẩm – một món ăn truyền thống của người Việt

Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50 g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30 g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.

Người viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng để ăn. Ngày ăn từ 1 – 2 lần.

Người nôn mửa không dứt: gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g , sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.

Trị thiếu máu: gạo nếp 100 g, đậu đen 30 g, hồng táo 30 g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần.

Tăng tiết sữa: gạo nếp, cho thêm nước vào nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.

Thanh Loan (lược ghi)

]]>