u gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 15:22:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png u gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ung thư gan cao liên quan thế nào với lạm dụng rượu bia? http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-gan-cao-lien-quan-the-nao-voi-lam-dung-ruou-bia-14423/ Wed, 08 Aug 2018 15:22:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-thu-gan-cao-lien-quan-the-nao-voi-lam-dung-ruou-bia-14423/ [...]]]>

Việt Nam tiêu thụ rượu bia nhiều nhất Đông Nam Á

Cục Y tế dự phòng Việt Nam cho biết, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam hiện được xếp vào loại cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu Á. Bình quân đầu người là 17,2 lít cồn nguyên chất/ năm. Tổ chức nghiên cứu ung thư (IARC) cảnh báo, ethanol được xếp vào nhóm chất gây ra 7 loại ung thư, bao gồm ung thư gan. Trong khi đó theo kết quả điều tra STEPs, có khoảng 77,35% nam giới và 11% nữ giới ở Việt Nam đang sử dụng rượu bia; 44,2% nam giới và 1,2% nữ giới uống ở mức nguy hại (6 đơn vị cồn trở lên).

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới trên toàn cầu năm 2014 cho thấy, trong 100 bệnh nhân chết do xơ gan, có 77% có sử dụng rượu bia.

Rượu bia gây ung thư ở người bằng cách nào?

WHO cũng khuyến cáo, uống rượu bia ở mức độ nào cũng có khả năng gây ung thư và không có ngưỡng nào là an toàn khi sử dụng rượu bia. Khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan thành các chất khác. Cơ chế gây ung thư của rượu khi vào cơ thể được các chuyên gia tổng kết với con đường thứ nhất là dưới tác dụng của enzym alcohol dhydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde là một chất gây ung thư bằng cách tổn thương DNA. Việc uống rượu làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên. Rượu cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư thấm vào cơ thể như hút thuốc lá; kích thích cơ thể gây ra các phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại DNA của tế bào và dấn đến ung thư… Rượu cũng trực tiếp gây ra tình trạng xơ gan, tổn thương tế bào gan và từ dó dẫn tới ung thư gan.

Gánh nặng ung thư gan tại Việt Nam

Theo thông báo của Bệnh viện K, bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện nay trên toàn cầu có khoảng 32,6 triệu người sống chung với bệnh ung thư và mỗi năm có khoảng trên 14,1 triệu người mới mắc, 8,2 triệu ca tử vong. Ước tính đến năm 2030 thế giới có khoảng 21,4 triệu trường hợp mắc mới và 13,3 triệu người chết vì ung thư mỗi năm. Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu, chiếm 12% các trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, bệnh ung thư cũng tăng nhanh với số ca mắc mới vào khoảng 150.000 ca năm 2015, ước tính đến năm 2020 lên tới 200.000 ca. Các bệnh ung thư là nguyên nhân của 18% số trường hợp tử vong trong cả nước.

Theo điều tra về tình hình ung thư ở trên thế giới năm 2012, ung thư gan đứng thứ 7 trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở cả 2 giới với tỉ lệ mắc là 10,1% và tỉ lệ tử vong là 9,5%. Riêng tại Việt Nam, ung thư gan gặp khá nhiều, đứng hàng thứ 2 trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở cả 2 giới chỉ sau ung thư phổi. Tỉ lệ mắc ung thư gan nói chung của cả 2 giới tại nước ta chiếm tới 24,6%, tỉ lệ tử vong chiếm 23,7%.

Trong khi đó, có khoảng 1/3 số ca ung thư mắc mới mỗi năm có thể phòng được. Yếu tố quan trọng nhất của việc phòng bệnh là loại trừ hoặc giảm tối đa tiếp xúc với các chất gây ung thư. Ngoài ra việc phát hiện sớm và điều trị đúng cũng có thể chữa khỏi 1/3 số ca ung thư nói chung.

Ung thư gan nguyên phát thường phát triển trên nền bệnh gan mạn tính, đặc biệt là viêm gan B và C mạn tính. Do đó cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân viêm gan b, C, nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan gồm có: người có virut viêm gan B, C, rượu, tiểu đường, thừa cân, phơi nhiễm với độc tố môi trường.

Để phòng bệnh ung thư gan, trước hết cần dự phòng lây nhiễm viêm gan B, C, điều trị bệnh gan mạn tính, ngăn ngừa xơ gan phát triển thành ung thư gan. Biện pháp giám sát tích cực nhất là siêu âm gan 6 tháng/ 1 lần. Phát hiện ngay khi có khối u nhỏ dưới 2 cm thì tiên lượng tốt nhất.

Việc chẩn đoán ung thư gan ở giai đoạn sớm chỉ chiếm tỉ lệ rất ít (12,2%), có đến 87,8% bệnh nhân ung thư gan phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn 3 trở lên.

Hoàng Đức

]]>
Người mắc bệnh gan do virus có dễ bị ung thư gan? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-gan-do-virus-co-de-bi-ung-thu-gan-14097/ Sun, 05 Aug 2018 06:20:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-gan-do-virus-co-de-bi-ung-thu-gan-14097/ [...]]]>

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan b mạn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nhân tố thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E. Nhóm người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vì hiện trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy có khoảng gần 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C.

Báo động hơn 300 triệu người mang virut viêm gan

Gần 325 triệu người trên thế giới đang mang trong mình virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C. Tuy nhiên rất nhiều người trong số đó không hề biết mình có mầm bệnh trong người. Đây là báo động mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra. Theo đó, đa số những người nhiễm virut viêm gan không có điều kiện xét nghiệm hay chẩn đoán sớm, dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. WHO khuyến cáo, thế giới phải có giải pháp cấp bách do đây là thách thức lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng. Thống kê chỉ riêng năm 2015, thế giới ghi nhận hơn 1,3 triệu người tử vong do virut viêm gan, tương đương số người chết do bệnh lao và HIV/AIDS. Tính trung bình từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ này tăng khoảng 22%.

Diễn biến âm thầm

Theo các bác sĩ truyền nhiễm, hiện nay có 5 loại vi rút viêm gan được ghi nhận, đó là A,B,C,D và E, trong đó vi rút viêm gan B, C và D thường gây viêm gan mạn tính, tiến triển tới xơ gan, ung thư gan và tử vong.

Trong 5 loại viêm gan nói trên, lây qua đường tiêu hoá là viêm gan A và E. Số còn lại thường lây qua đường máu, từ mẹ sang con và đường quan hệ tình dục.

Những người có nguy cơ cao nhiễm viêm gan vi rút là người trong gia đình hoặc sống cùng người nhiễm; người có tiền sử tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, người chạy thận nhân tạo chu kỳ; nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh… Theo các chuyên gia y tế, nếu bị viêm gan virus B và C cấp, bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn và vàng mắt, đôi khi có thể sốt nhẹ. Đối với các trường hợp mạn tính, hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì. Bệnh nhân có thể đau tức hạ sườn phải, nước tiểu có màu vàng sẫm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm gan mạn tính không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, thường khi bệnh được phát hiện thì đã muộn. Chính vì bệnh viêm gan diễn biến âm thầm, nhưng nguy hiểm và điều trị tốn kém, dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan – gây tử vong sớm… nên nó còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Dẫn đến xơ gan và ung thư gan

Các chuyên gia y tế nhận định: bệnh viêm gan B diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. 90% trường hợp mắc viêm gan B không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Tương tự, có đến 90% tỉ lệ người mắc viêm gan C cũng không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có tế bào gan bị tổn thương âm thầm, trong đó có hơn 50% trường hợp sẽ chuyển thành xơ gan và ung thư.

Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virut viêm gan B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.

Bệnh cảnh viêm gan vi rút rất đa dạng, không tương xứng với độ nặng của bệnh, gây khó khăn cho công tác khám và điều trị. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện bệnh khi đã muộn, bị xơ gan, ung thư gan; khi đó chi phí điều trị đắt đỏ, tiên lượng xấu. Ngược lại có trường hợp phát hiện thì cũng chủ quan, không thường xuyên khám, theo dõi, hậu quả bệnh tiến triển nặng nề” – các bác sĩ cảnh báo.

Cách phòng bệnh và giảm nguy cơ

Để phòng tránh bệnh lý viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan, PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc khuyến cáo: Người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh dễ bỏ qua, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Vì vậy, người bệnh viêm gan cần có chế độ ăn phù hợp. Cụ thể, giai đoạn viêm gan cấp tính bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ, nên ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Cần lưu ý, các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều hơn. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất có xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh…

Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong giai đoạn này dưới mọi hình thức vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan. Trong trường hợp viêm gan cấp tính mức độ nặng, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện để có được chế độ điều trị và chăm sóc hợp lý.

Đối với người viêm gan mạn tính cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng, cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn…) và vitamin C (cam, quýt, rau sống…). Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiếu tối đa các chất quá béo, quá ngọt.

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất đề phòng lây nhiễm viêm gan B.

Để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh người dân nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần. Những người có yếu tố nguy cơ cao nên đi kiểm tra như người sống trong gia đình có người bị viêm gan virus B, C hay ung thư gan cần chú ý phòng lây nhiễm. Nếu xét nghiệm HBsAg âm tính cần xét nghiệm anti HBs, nếu kết quả âm tính cần tiêm phòng vắc-xin viêm gan B. Hiện nay chưa có vắc-xin cho viêm gan C nên người có anti HCV dương tính cần xét nghiệm xem virut có phát triển không để có hướng điều trị kịp thời. Bệnh nhân mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, tiểu vàng,… thì nên kiểm tra chức năng gan gồm HBsAg, Anti HCV, để có hướng xử lý kịp thời. Người mang virut viêm gan B, C không nên uống rượu, bia vì rượu, bia ở người bị viêm gan B, C sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Đức Hoàng

]]>
Chế độ ăn cho người bị ung thư gan http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-cho-nguoi-bi-ung-thu-gan-5480/ Thu, 19 Jul 2018 14:19:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-cho-nguoi-bi-ung-thu-gan-5480/ [...]]]>

Chế độ ăn khỏe mạnh cho người bị ung thư gan

Để duy trì cân nặng và sức khỏe chống chọi với ung thư gan, hãy cân nhắc những chế độ ăn dưới đây:

Ăn các thức ăn hữu cơ

Theo tiến sĩ Heather Zwickey, giám đốc Viện nghiên cứu Helfgott ở Portland, bởi vì gan đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc nên để bảo vệ gan, bệnh nhân ung thư nên tránh các thức ăn đã qua xử lí và các thực phẩm có nhiều chất hóa học. Lựa chọn các sản phẩm tự nhiên hay hữu cơ vì bạn không muốn cơ thể của bạn phải gồng mình để xử lí thuốc trừ sâu. Ngoài ra, hãy tránh xa các thực phẩm như thịt lợn muối, thịt xông khói… thậm chí cả mì ống đã qua xử lí.

Sử dụng gừng:

Theo Zwickey, một bệnh nhân đang điều trị ung thư gan thường hay buồn nôn. Khi một người buồn nôn nhiều thì gừng là một phương thuốc tốt nhất. Bạn có thể mua gừng ở các của hàng tạp hóa, cắt nhỏ, đun sôi và uống như trà. Các thức ăn như táo, bánh quy giòn, bánh mì nướng và chuối cũng có thể giúp bạn bớt buồn nôn.

Chia nhỏ các bữa ăn

Chia nhỏ thành 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày, ăn mỗi 2-3 giờ, thay vì là 3 bữa lớn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Andrea Frank của bệnh viện Mount Sinai ở Chicago, ăn bữa nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày, có nghĩa là mỗi bữa sẽ không quá nhiều, vì vậy bạn sẽ không phải ăn quá no.

Ăn ít các thực phẩm giàu chất béo

Tránh các loại thịt nhiều chất béo, như là thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thay vào đó là cá, chim hay các loại đỗ. Bạn hãy chế biến thực ăn bằng cách luộc, trần, hay nướng, thay vì chiên rán.

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở dạng lỏng là cách tuyệt vời để bạn có thể bổ sung thêm năng lượng, bảo quản chúng trong tủ lạnh để khi uống có cảm giác ngon miệng hơn.

Các thực phẩm không cần chuẩn bị

Chọn các thực phẩm có thể sử dụng ngay hoặc chỉ cần chuẩn bị ít, do đó bạn có thể không cần tiêu tốn năng lượng để chuẩn bị chúng mà có thể sử dụng ngay. Các sản phẩm có thể được lựa chọn như bơ đậu phộng, cá ngừ, ngũ cốc, pho mát, bánh quy giòn, trứng và các bữa ăn đông lạnh.

Yêu cầu sự giúp đỡ

Hãy để gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ bạn từ việc đi chợ đến chuẩn bị đồ ăn. Hãy cho họ biết bạn thích ăn gì, bạn cảm thấy như thế nào khi ăn để họ có thể thực hiện nó, và chắc chắn là họ sẽ rất vui khi giúp bạn.

Ăn theo sở thích

Nếu bạn đang cảm thấy tốt hơn, hãy tận dụng thời gian và thưởng thức một số món ăn ưa thích của bạn.

Bỏ rượu

Gan của bạn đã rất yếu, đừng bắt nó phải làm việc thêm nữa.

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi bởi vì căn bệnh ung thư gan và các phương pháp điều trị o nó gây khó khăn cho việc ăn uống và duy trì cân nặng của bạn. Nhưng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng rất quan trọng, nó có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng của bạn để có lời khuyên hợp lí. Và nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn.

Ts.BS Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng Dụng Việt Nam

]]>