tuổi dậy thì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 13:06:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tuổi dậy thì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Giải quyết trục trặc kinh nguyệt tuổi dậy thì http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-quyet-truc-trac-kinh-nguyet-tuoi-day-thi-14399/ Wed, 08 Aug 2018 13:06:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-quyet-truc-trac-kinh-nguyet-tuoi-day-thi-14399/ [...]]]>

Trục trặc kinh nguyệt tuổi dậy thì

 

Kinh nguyệt không đều: Là tình trạng có khi 1 tháng có kinh 2 lần, nhưng đôi lúc 2 – 3 tháng mới có kinh 1 lần cùng những bất thường về lượng máu kinh. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể do sự bất ổn định của hoạt động buồng trứng khiến những vòng kinh có khi rụng trứng có khi lại không rụng trứng. Thông thường, dần dần kinh nguyệt sẽ ổn định.

Rong kinh: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường khoảng dưới 7 ngày. Nhưng với trường hợp rong kinh ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh nhiều. Rong kinh thường xảy ra ở những chu kỳ không có phóng noãn và không có hoàng thể.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do buồng trứng vẫn chưa hoạt động ổn định. Ngoài ra, sự rối loạn điều hòa hormon ở vùng dưới đồi – tuyến yên khi cơ thể đang trưởng thành cũng là một nguyên nhân gây bệnh do ảnh hưởng trực tiếp đến hormon của buồng trứng.

Kinh mau: là tình trạng vòng kinh chỉ còn khoảng 22 ngày trở xuống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do hoàng thể phát triển kém nên giai đoạn hoàng thể ngắn hoặc do không xảy ra hiện tượng phóng noãn.

Vô kinh và tắc kinh: Vô kinh ở tuổi dậy thì có thể chia ra làm 2 loại là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là trường hợp chưa hành kinh lần nào dù đã quá 18 tuổi. Trong khi đó, vô kinh thứ phát là trường hợp dù đã hành kinh nhưng lại mất kinh từ 3 – 6 tháng. Nguyên nhân của tình trạng vô kinh có thể kể đến như rối loạn nội tiết, cũng có thể là do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính nên bé gái không hề có kinh.

Tắc kinh là tình trạng kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt hoặc có kinh bình thường nhưng 2 – 3 tháng sau lại không thấy có kinh. Những trường hợp này khá giống với hiện tượng vô kinh. Cũng có khi do sự phát triển bất thường của bộ phận sinh dục khiến cho kinh nguyệt bị ứ lại không thoát được ra ngoài (còn gọi là bế kinh).

Các trục trặc kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xảy ra ở giai đoạn đầu dậy thì và kinh nguyệt sẽ dần dần ổn định. Nhưng nếu các trục trặc kéo dài vài năm sau dậy thì, khi đó bạn gái nên đi khám để có các chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

LÊ THỤC ANH

]]>
Đau xương khớp ở tuổi dậy thì có đáng lo? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-xuong-khop-o-tuoi-day-thi-co-dang-lo-13370/ Thu, 02 Aug 2018 15:09:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-xuong-khop-o-tuoi-day-thi-co-dang-lo-13370/ [...]]]>

Hoàng Thu Trà (Hải Phòng)

Có thể cháu bị chứng đau xương khớp ở tuổi phát triển. Đây là một tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ 10-20% trẻ em ở tuổi đi học và thiếu niên dậy thì. Cơ chế sinh lý bệnh của chứng đau xương khớp này hiện chưa được biết rõ, nhưng đây là tình trạng đau xương khớp lành tính, sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng.

Đau xương khớp thường khu trú ở chi dưới, đau sâu trong xương đùi, mào xương chày, xương cẳng chân, vùng xương chậu, cột sống thắt lưng; ít khi gặp ở chi trên. Đau thường kết hợp với cảm giác mỏi nhức trong xương, xuất hiện vào ban đêm, có khi làm trẻ thức giấc vì đau. Đau xương khớp với tính chất đơn thuần, không có viêm khớp, không hạn chế vận động khớp, trẻ không sốt, các xét nghiệm máu và chụp Xquang xương khớp hoàn toàn bình thường.

Đặc biệt, trẻ đau xương khớp vẫn sinh hoạt, học tập và phát triển thể lực. Khi vận động khớp hoặc bẻ khớp (đặc biệt là các khớp ở ngón tay) có thể có các tiếng kêu lắc rắc nhưng không liên quan đến bệnh khớp. Tuy nhiên, không nên cố tình vận động và bẻ khớp để tạo tiếng kêu vì có thể ảnh hưởng đến sụn khớp.

Bạn không nên quá lo lắng về chứng đau này, càng không được lạm dụng kháng sinh hay corticoid để điều trị vì tình trạng này không phải là bệnh thấp khớp cấp. Có thể uống paracetamol (0,5-1g/ngày) vào bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Cần hướng dẫn trẻ tăng cường tập thể dục, vận động, bổ sung các thức ăn, đồ uống giàu canxi (sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản…).

BS. Trung Kiên

]]>