trứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 16 Aug 2018 13:11:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Kích trứng – lợi ích và nguy cơ? http://tapchisuckhoedoisong.com/kich-trung-loi-ich-va-nguy-co-15309/ Thu, 16 Aug 2018 13:11:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kich-trung-loi-ich-va-nguy-co-15309/ [...]]]>

Suy buồng trứng sớm – Nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn

Suy buồng trứng sớm là tình trạng hai buồng trứng ngừng hoạt động bình thường khi người phụ nữ chưa đến 40 tuổi. Tình trạng này gây mất kinh, rụng trứng bất thường dẫn đến rối loạn trong thời kỳ kinh nguyệt… kéo theo giảm khả năng sinh sản. Nó cũng khiến cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi đêm, mất ngủ, âm đạo khô rát khiến đau khi quan hệ tình dục… sẽ ảnh hưởng tới tần suất quan hệ tình dục. Tần suất quan hệ tình dục giảm hoặc thậm chí là không có quan hệ tình dục, kèm với hiện tượng trứng rụng thất thường sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Đến nay, chưa có phương pháp điều trị nào để cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy buồng trứng. Chỉ có khoảng 5 – 10% số bệnh nhân mang thai mà không cần điều trị. Ngoài ra, cần phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Và khi họ muốn lấy trứng của chính mình để làm IVF thì cần sử dụng biện pháp kích thích buồng trứng.

Kích trứng

Các biện pháp kích thích buồng trứng

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.

Phương pháp này được sử dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, không phóng noãn hoặc ở bệnh nhân đa nang buồng trứng, được áp dụng cho những cặp vợ chồng lấy nhau 1- 2 năm chưa có thai.

Kích trứng trong IUI (bơm tinh trùng vào qua cổ tử cung)

Kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn phóng noãn. Ở các bệnh nhân này, cần ít nhất một nang trưởng thành có phóng noãn để đạt được hiệu quả điều trị. Do đó, chọn lựa phác đồ kích thích buồng trứng trong IUI cần phù hợp sao cho số nang có thể giải phóng noãn không quá nhiều nhằm hạn chế các biến chứng.

Phác đồ ngắn: Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đáp ứng kém với kích thích buồng trứng thường được sử dụng biện pháp phác đồ ngắn (hay cực ngắn). Trong biện pháp này, bệnh nhân được sử dụng các thuốc uống bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Có thể sử dụng thuốc tiêm song song hoặc chậm hơn 1- 2 ngày. Sau đó được siêu âm theo dõi nang noãn bắt đầu từ ngày thứ 6 (tính từ ngày bắt đầu ra kinh) của chu kỳ kinh. Các lần siêu âm sau và liều thuốc tiếp tục được điều chỉnh tùy theo kích thước và số lượng nang noãn phát triển. Tiêm hCG để kích thích phóng noãn khi có ít nhất 1 nang đạt kích thước 18mm trên siêu âm. Bơm tinh trùng 36 giờ sau khi tiêm hCG hay 24 và 48 giờ nếu bơm tinh trùng 2 lần trong một chu kỳ.

Phác đồ tăng liều dần: Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng liên tục trong 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân sẽ được siêu âm và xét nghiệm nội tiết theo dõi nang noãn được lần đầu sau 14 ngày. Nếu chưa có đáp ứng thuốc, nang nhỏ dưới 10mm trên siêu âm, thì bệnh nhân sẽ tăng liều thuốc. Đối với bệnh nhân có đáp ứng, nang lớn hơn 10mm, thì sẽ duy trì liều cũ cho đến khi nang noãn đạt đến tiêu chuẩn tiêm hCG và tiếp tục tiến hành bơm tinh trùng như đã nêu trên.

Chu kỳ này sẽ bị ngưng điều trị khi bệnh nhân không có đáp ứng buồng trứng sau 35 ngày kích thích hoặc không có nang vượt trội khi đã dùng đến liều tối đa trong một tuần.Phác đồ này sẽ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và tình trạng béo phì của người phụ nữ.

Phác đồ giảm liều dần: Sử dụng thuốc kích trứng ngay sau khi người bệnh có kinh tự nhiên hoặc sau khi được sử dụng progesteron. Duy trì liều thuốc đó cho đến khi có một nang vượt trội trên 10mm trên siêu âm. Sau đó, giảm dần liều thuốc và nang noãn đạt đến tiêu chuẩn thì tiêm hCG.

Lưu ý: Phác đồ tăng liều dần an toàn và hiệu quả hơn phác đồ giảm liều dần nhưng chi phí cao hơn do thời gian điều trị kéo dài.

Kích trứng trong IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)

Để một chu kỳ IVF có hiệu quả, số lượng nang noãn trung bình cần đạt được sau kích thích buồng trứng là 8 – 10 nang noãn trưởng thành. Có 2 phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng trong IVF, đó là:

Phác đồ dài: Sử dụng các thuốc tiêm kích thích buồng trứng từ ngày 14 – 21 của chu kỳ kinh nguyệt, có thể sử dụng từ ngày thứ 21 của chu kỳ kinh trước hoặc áp dụng từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Sử dụng thuốc và liều lượng tùy theo độ tuổi bệnh nhân và sự đáp ứng của buồng trứng với thuốc. Theo dõi siêu âm nang noãn được bắt đầu vào ngày thứ 6 sau khi sử dụng kết hợp các thuốc kích thích buồng trứng. Sau đó, siêu âm được tiến hành mỗi ngày hay mỗi 2 – 3 ngày tùy theo kích thước của nang noãn.

Kích trứng

Sau khi bệnh nhân được tiêm kích thích buồng trứng và theo dõi trên siêu âm có ít nhất 2 nang noãn đạt kích thước 17mm trở lên thì bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để kích thích phóng noãn. Chọc hút trứng được thực hiện khoảng 34 – 36 giờ sau tiêm hCG.

Phác đồ ngắn: Thời điểm ổn định của chu kỳ kích thích buồng trứng hoặc theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Kích thích buồng trứng áp dụng từ ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt, đến ngày thứ 7 của chu kỳ, sau đó có thể được tiêm thuốc dưới da. Theo dõi tiếp tục sự phát triển nang noãn sau khi được kích thích buồng trứng theo chỉ định của bác sĩ. Tiêm thuốc kích trứng bắt đầu từ ngày 6 của chu kỳ và theo dõi sự phát triển nang noãn và sử dụng hCG khi các nang noãn đạt tiêu chuẩn, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng.

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Liệu pháp kích thích buồng trứng là một hành trình đòi hỏi không ít sự kiên nhẫn, quyết tâm và chi phí lớn. Không chỉ vài viên thuốc, vài lần tiêm là phụ nữ hiếm muộn sẽ thoả nguyện mong ước có con. Mà khi kích thích buồng trứng điều trị vô sinh, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như bị chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo và có thể gây nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận; có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó nó còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang nguyên thủy…

Do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở điều trị hiếm muộn, vô sinh có uy tín để được khám và tư vấn kỹ trước khi quyết định áp dụng phương pháp kích thích buồng trứng. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị tốt về sức khoẻ và ổn định tâm lý; tìm hiểu thông tin và chi phí điều trị để chuẩn bị tài chính và sắp xếp thời gian phù hợp với việc điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải có sự theo dõi kỹ càng để tránh các biến chứng không mong muốn.

BS. Nguyễn Quốc Khánh

]]>
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe http://tapchisuckhoedoisong.com/an-trung-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-5870/ Sat, 21 Jul 2018 02:39:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-trung-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-5870/ [...]]]>

Trứng là thực phẩm rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều,vì hàm lượng chất béo trong trứng cao khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.

Trẻ 6 -7 tháng tuổi chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà mỗi bữa, ăn 2-3 lần mỗi tuần.

Trẻ 8-12 tháng tuổi ăn một lòng đỏ mỗi bữa, ăn 3-4 bữa trứng một tuần.

Trẻ 1-2 tuổi nên ăn 3-4 quả trứng một tuần, ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn mỗi quả một ngày.

an-trung-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe

Cách chế biến trứng tốt nhất

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng, không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trứng gà rán hoặc ốp dùng thì nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2.

Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó, tốt nhất nên ăn trứng luộc chín tới, bảo đảm các chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất, các vitamin… bị mất đi ít.

Cách luộc trứng đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Điều gì xảy ra khi bạn ăn trứng thường xuyên

Cho trẻ ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe

Cho trẻ ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe

 Bác sĩ Lê Thị Hải
Viện Dinh dưỡng

]]>
Làm trứng ốp la bổ dưỡng cho bữa sáng http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-trung-op-la-bo-duong-cho-bua-sang-3918/ Thu, 19 Jul 2018 08:04:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-trung-op-la-bo-duong-cho-bua-sang-3918/ [...]]]>


Chia sẻ bài viết qua email

 

]]>
Chế biến trứng đúng cách như thế nào http://tapchisuckhoedoisong.com/che-bien-trung-dung-cach-nhu-the-nao-3890/ Thu, 19 Jul 2018 08:02:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-bien-trung-dung-cach-nhu-the-nao-3890/ [...]]]>

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng. Ngoài ra lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, vitamin A, kẽm… Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng nhưng ăn thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Theo đó, không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.

Chế biến trứng đúng cách như thế nào

Trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rán trứng gà rán hoặc ốp la nếu dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2; còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, bác sĩ khuyên khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt.

Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín tới 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất nên ăn trứng luộc chín tới, vừa bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà các vitamin cũng ít mất đi.

Lưu ý khi luộc trứng gà

Không ít người luộc trứng bằng cách đun nước sôi xong cho trứng vào, nên nhiều khi trứng bị nứt hoặc vỡ làm mất chất dinh dưỡng. Cách luộc đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.

Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng hoặc không chín lòng đỏ.

Bác sĩ Lê Thị Hải
Viện Dinh dưỡng quốc gia

]]>