trời rét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 27 Nov 2018 14:27:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trời rét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh hen – Những lưu ý khi trời rét http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-hen-nhung-luu-y-khi-troi-ret-17082/ Tue, 27 Nov 2018 14:27:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-hen-nhung-luu-y-khi-troi-ret-17082/ [...]]]>

Hen là bệnh viêm mạn tính của đường thở đang ảnh hưởng tới hơn 3 triệu người Việt Nam. Cơn hen (khò khè, khó thở dữ dội) do co thắt phế quản có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được dự phòng và xử trí thích hợp. Hằng năm, số bệnh nhân bị cơn hen cấp tính gia tăng vào dịp Tết. Các nguyên nhân chính gây cơn hen cấp tính: tình trạng thay đổi thời tiết; do ăn, uống, hít phải chất gây dị ứng; thay đổi cảm xúc đột ngột; hoạt động gắng sức hoặc đang bị bệnh nhiễm khuẩn: viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản…

Bệnh hen tiềm ẩn

Hen là tình trạng viêm mạn tính của đường thở (hệ thống phế quản). Khi cơn hen cấp tính đã dứt, người bệnh trở về trạng thái gần như bình thường, không bị khò khè, khó thở. Chính vì vậy họ thường chủ quan, cho rằng bệnh đã khỏi và quên rằng tình trạng viêm vẫn đang tiềm ẩn, chỉ cần có tác nhân gây kích thích là cơn hen cấp có thể bùng lên.

 

Phế quản bình thường – Phế quản co thắt

Đề phòng cơn hen

Cần phải làm gì để vui tết khi trong khi mắc bệnh hen, GS.TSKH. Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Việt Nam cho biết: “Hai điều hết sức cơ bản cần lưu ý với người mắc hen là hết sức tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen và luôn mang theo thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh dạng bình xịt để có thể xử trí tức thời”. Người bệnh và gia đình cần tránh các tác nhân yếu tố kích phát cơn hen:

– Thời tiết lạnh: cần mặc ấm, quàng khăn, tránh nhiễm lạnh khi ra đường.

– Bụi nhà: khi quét dọn nhà cửa đón Tết, cần đeo khẩu trang. Tốt nhất, người nhà nên dọn dẹp, trong lúc người bệnh hen đi ra ngoài.

– Khói: cần tránh xa các loại khói như: khói thuốc lá, khói bếp, khói nhang, khói than củi…

– Lông súc vật: chó, mèo, thú nhồi bông… khi hít phải có thể làm xuất hiện cơn hen.

– Mùi hóa chất: tránh sử dụng các bình xịt có mùi, làm thức ăn có mùi nặng trong nhà.

– Thức ăn đã từng gây dị ứng cần tránh (tôm, cua, hải sản…). Tránh dùng các thức ăn lạ, khi chưa biết có gây kích ứng tới đường thở hay không.

– Thận trọng khi dùng thuốc nhất là các thuốc tim mạch cần có sự chỉ định của thầy thuốc. Aspirin cũng được chứng minh có thể gây cơn hen.

– Tránh làm việc gắng sức ở người lớn và chạy nhảy nhiều ở trẻ em bị hen.

– Người bệnh hen cũng cần tránh các trạng thái cảm xúc quá mức: quá vui, quá buồn… có thể gây kích ứng cơn hen.

– Đối với người bệnh hen ở bậc 2 (đã kiểm soát bệnh được một phần) và bậc 3 (chưa kiểm soát được bệnh) cần sử dụng thuốc dự phòng theo đơn thuốc, không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Xử trí cơn hen

Tình trạng viêm ở đường thở luôn tiềm ẩn ở bệnh nhân hen và chỉ cần có tác nhân gây kích thích là cơn hen cấp có thể bùng lên. Lời khuyên của các nhà chuyên môn đối với bệnh nhân hen là luôn mang theo thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh ở dạng bơm, xịt như salbutamol, terbutaline… Đây là các thuốc có tác dụng giãn phế quản nhanh giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó thở khi có cơn cấp. Thuốc được xịt qua đường họng và tác dụng trực tiếp vào phế quản  nên thời gian tác dụng nhanh hơn dạng uống. Khi có cơn khó thở, bệnh nhân sử dụng ngay 2-4 liều xịt vào họng. Cần lưu ý, thuốc xịt hen chỉ có tác dụng tốt khi xịt thuốc đồng thời hít sâu vào. Tiếp đó, cho bệnh nhân tránh xa nơi có tác nhân gây kích ứng cơn hen, tư thế nửa ngồi, nửa nằm cho dễ thở và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí các bước tiếp theo (tiếp tục xịt thuốc hoặc chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất).

Hiện nay, y học đã nghiên cứu ra các thuốc mới hoàn toàn có thể kiểm soát và dự phòng bệnh hen. Người mắc hen nên sớm tìm tới các cơ sở y tế có điều kiện đo chức năng hô hấp để khám và dùng thuốc dự phòng căn bệnh này để có sức khỏe tốt và một cuộc sống bình thường không bị ảnh hưởng bởi bệnh hen.

BS. Phạm Văn Tiến

]]>
Cách phòng ngừa các bệnh tim mạch khi trời rét http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-ngua-cac-benh-tim-mach-khi-troi-ret-17065/ Mon, 26 Nov 2018 14:27:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-ngua-cac-benh-tim-mach-khi-troi-ret-17065/ [...]]]>

Thời tiết lạnh làm tăng tiết các Catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp.

Vì sao lạnh dễ xảy ra biến cố tim mạch?

Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình, theo thống kê thì chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.

Với người cao tuổi, huyết áp thường không quá 140/90mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi tắm rửa,… Nếu huyết áp tối đa quá 180mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có tiền sử tăng huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong. Đặc biệt, những người bị bệnh đái tháo đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm.

 

Cục máu đông gây tắc mạch

Kiểm soát tốt huyết áp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Kiểm soát tốt huyết áp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh nhu cầu ôxy cho cơ tim tăng hơn, vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.

Tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch?

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Nếu bạn tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày và tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, kiểm soát được các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và béo phì.

Tập thể dục mặt khác còn giúp bạn giảm căng thẳng trong cuộc sống, khỏe hơn, ngủ ngon hơn và ăn ngon miệng hơn. Trong các hình thức tập thể dục thì đi bộ được chứng minh rất tốt cho sức khỏe tim mạch, bạn có thể đi bộ mọi nơi, mọi lúc với các tốc độ khác nhau. Các hình thức tập thể dục khác như đi xe đạp, tập yoga, bơi… cũng rất tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, thời tiết lạnh, việc tập thể dục vào sáng sớm không được khuyến khích, nhất là người cao tuổi. Thời tiết lạnh cũng làm mạch máu ngoại biên co lại để dồn máu cho những cơ quan quan trọng như tim, thận, não… Co mạch làm tăng kháng lực mạch máu, tình trạng không thuận lợi đối với người tăng huyết áp, làm huyết áp tăng lên. Người bệnh tim mạch nếu không cảnh giác với cái lạnh, không giữ đủ ấm, hoạt động ngoài trời trong thời tiết lạnh có thể đưa đến hạ thân nhiệt đột ngột, làm bệnh nặng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, nếu tập thể dục cảm thấy: đau ngực, đau lưng, đau vai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, mệt, nhịp tim đập nhanh hoặc đập chậm… hoặc khi thấy bị nói ngắt quãng khi đang tập thể dục, cần ngừng tập ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Thời tiết lạnh, người bệnh tim có nên tránh ra ngoài?

Những bệnh nhân bị bệnh tim nên cẩn thận khi ra ngoài trong thời tiết lạnh do: Khi thời tiết lạnh, nhu cầu cơ thể cần giữ được nhiệt độ ấm, tim cần phải làm việc nhiều hơn để đưa ôxy tới các mô trong cơ thể, việc này làm cho trái tim đang bị bệnh phải gồng mình làm việc nặng hơn. Mặt khác khi đi ngoài trời lạnh, những cơn gió lạnh càng làm mất nhiệt nhiều hơn, tim càng phải làm việc nhiều hơn, điều này không tốt cho trái tim. Thời tiết lạnh làm các mạch máu co lại, điều này đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, khi đó huyết áp sẽ cao hơn và có thể gây ra biến cố tim mạch. Thời tiết lạnh và tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng động mạch. Mặt khác, thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.

Như vậy, khi bị bệnh tim, nhất là người cao tuổi, trong thời tiết lạnh, nên giữ cơ thể ấm áp, tránh ra ngoài trời lạnh. Hoặc nếu ra ngoài cần mặc đủ ấm, có mũ, khăn tránh bị gió thổi lạnh nguy hiểm đến tính mạng.

Dự phòng và điều trị các tai biến của bệnh tim mạch

Vào mùa lạnh, cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành. Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh.

Những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính cần nhớ uống thuốc  theo chỉ định của bác sĩ, nhất là trường hợp bị tăng huyết áp. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và có theo dõi của nhân viên y tế. Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được khám theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp, như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Đối với các trẻ này, cần lưu ý giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.

BS. Tuấn Anh

]]>
Trời rét, cảnh giác với hội chứng thắt lưng hông http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-ret-canh-giac-voi-hoi-chung-that-lung-hong-10866/ Wed, 25 Jul 2018 08:19:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-ret-canh-giac-voi-hoi-chung-that-lung-hong-10866/ [...]]]>

Hội chứng thắt lưng hông là tổn thương phối hợp của bệnh lý cột sống thắt lưng và bệnh của dây thần kinh hông to (thần kinh tọa). Những ngày trời rét và ẩm thường làm bệnh trở nặng.

Các bệnh gây ra hội chứng thắt lưng hông

Về mặt giải phẫu, đoạn cột sống thắt lưng có các rễ thần kinh tủy sống quan hệ về chức năng và bệnh lý chặt chẽ với nhau, gồm các rễ thắt lưng L1, L2, L3, L4, L5. Khi cột sống hoặc đĩa đệm có những tổn thương thì các rễ thần kinh này cũng dễ bị tổn thương theo. Các bệnh dễ gây ra hội chứng thắt lưng hông gồm: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cùng; thoái hoá đĩa đệm ở người cao tuổi; trượt đốt sống (spondylolisthesis): do bẩm sinh hoặc chấn thương, hay kèm với thoái hoá cột sống; viêm đốt sống; chấn thương: trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu; viêm cột sống do vi khuẩn như tụ cầu, trực khuẩn lao…

 

 

Biểu hiện bệnh với nhiều triệu chứng

Một người đã bị tổn thương cột sống do một trong các bệnh lý nói trên, khi bị hội chứng thắt lưng hông thường biểu hiện hai hội chứng phối hợp là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh, trong đó mỗi hội chứng gồm nhiều triệu chứng.

Hội chứng cột sống gồm các triệu chứng: đau cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau một chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ, mà người ta gọi là bán cấp hoặc mạn tính. Tính chất đau là thường chỉ đau ở những đốt sống nhất định, có thể đau dữ dội, hoặc chỉ đau âm ỉ. Khi khám ấn trên mỏm gai các đốt sống bệnh nhân sẽ thấy đau chói ở các đốt sống bị bệnh. Cột sống bị biến dạng: thay đổi đường cong sinh lý, giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng hoặc cong đảo ngược có nghĩa là cột sống thắt lưng không ưỡn như bình thường mà lại gù và lệch vẹo cột sống. Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay cột sống đều bị hạn chế.

 

Trượt đốt sống - một nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông.

Trượt đốt sống – một nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông.

 

Hội chứng rễ thần kinh: đau rễ thần kinh, đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh, đau nhức buốt như bị mưng mủ. Khi nghỉ ngơi thì hết đau hoặc giảm đau rõ rệt. Đau tăng khi đi, đứng, ho hoặc hắt hơi… Có khi bị đau liên tục dù ở tư thế nào cũng vẫn đau. Vì đau bệnh nhân giảm các khả năng đi lại, lao động và sinh hoạt. Có thể tìm thấy các dấu hiệu căng rễ thần kinh: ấn trên đường cạnh sống, ngang điểm giữa của khe gian đốt bệnh nhân thấy đau.

Tìm một số điểm đau: thống điểm Valleix là ấn ở điểm giữa nếp lằn mông thì bệnh nhân đau; dấu hiệu Déjerine dương tính là khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi thì đau tăng. Bệnh nhân còn cảm thấy bị rối loạn cảm giác da dọc mặt ngoài đùi xuống cẳng chân tới mắt cá ngoài, mu bàn chân và ngón chân hoặc mặt sau đùi, cẳng chân, tới gót chân và gan bàn chân. Rối loạn vận động: bệnh nhân không đi xa được do đau mà phải nghỉ từng đoạn đỡ đau mới đi tiếp được. Yếu cơ nên gấp bàn chân về phía mu khó khăn hoặc khó duỗi thẳng bàn chân. Rối loạn phản xạ: giảm hoặc mất phản xạ gân gót.

Rối loạn thần kinh thực vật: nhiệt độ da giảm, rối loạn tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, lông chân khô dễ gẫy, teo cơ. Cột sống bị vẹo một bên và mất đường cong sinh lý, ưỡn ra trước ở vùng thắt lưng; thân và xương chậu nghiêng về bên đối diện với chân đau, thân hơi gập ra trước, mông bên đau xệ xuống, cơ cạnh cột sống co cứng. Chụp Xquang, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ thấy tổn thương và xác định được tổn thương thoát vị đĩa đệm.

 

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm.

 

Những điểm chú ý trong điều trị và phòng bệnh

Bệnh nhân bị tổn thương hội chứng thắt lưng hông cần có chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu, tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người… Thầy thuốc có thể dùng nhiều phương pháp thích hợp để điều trị cho từng bệnh nhân: phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, dùng đèn hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến…

Sử dụng các loại thuốc giảm đau như: aspirin, kháng viêm không steroid, phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ như myolastan, thuốc an thần như seduxen, mimoza, các vitamin nhóm B liều cao kết hợp với acid folic. Điều trị nguyên nhân như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật trong các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát.

Phòng bệnh tốt nhất là định kỳ khám sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh là nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông. Giữ ấm cơ thể trong những ngày trời rét và độ ẩm cao để bệnh không tăng nặng. Đảm bảo dinh dưỡng tốt, tăng cường ăn rau xanh và trái cây chín các loại. Có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp nhóm B như B1, B6, B12. Tránh lao động nặng và vận động mạnh ở vùng thắt lưng và hai chân.

ThS. Trần Ngọc Hương

]]>