trời lạnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 24 Dec 2018 14:28:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trời lạnh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-viem-mui-o-tre-nho-khi-troi-lanh-17496/ Mon, 24 Dec 2018 14:28:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-viem-mui-o-tre-nho-khi-troi-lanh-17496/ [...]]]>

Cần giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh

Cần giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh

Độ tuổi dễ mắc …

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

… và những biểu hiện

Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể  39 – 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

Xử trí khi bị viêm mũi

Khi trẻ bị viêm mũi,  hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Cho  trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.

Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Phòng bệnh như thế nào?

Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.  Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

BS. Nguyễn Văn Tuấn

]]>
Viêm góc môi dễ mắc khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-goc-moi-de-mac-khi-troi-lanh-13894/ Sun, 05 Aug 2018 05:50:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-goc-moi-de-mac-khi-troi-lanh-13894/ [...]]]>

Viêm góc môi không lan rộng nhưng nếu không được điều trị, nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng nặng, kéo dài.

Những ai có thể bị viêm góc môi?

Trong một số trường hợp, viêm góc môi có thể khởi đầu do tình trạng nước bọt bốc hơi, khô và gây kích ứng. Nhiều người đối phó với tình trạng này bằng cách liếm môi để làm dịu sự khô nẻ và kích ứng, tạo ra độ ẩm cao hơn và dẫn tới viêm góc môi.

Da nơi góc môi bị kích ứng có thể nứt hoặc bong tróc, đôi khi có thể chảy máu. Nơi da khô, nứt sẽ dễ nhiễm trùng, thường là nhiễm Candida hoặc nấm men có thể làm cho vùng mép có cảm giác ngứa rát. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp bao gồm liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn cũng có thể xảy ra. Hoặc là kết hợp nhiều loại nhiễm trùng kể trên. Xoa hoặc liếm vùng bị nhiễm trùng có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn, tăng cơn đau.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm bệnh tiểu đường đứng hàng đầu; người có hệ thống miễn dịch yếu như người nhiễm HIV/AIDS, người bệnh đang chịu hóa trị liệu, thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch; người có một tình trạng di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down; người gặp các vấn đề dinh dưỡng bao gồm thiếu máu hoặc chế độ ăn uống kém; Có các vấn đề về răng: mang răng giả không đúng cách, gây ổ nhiễm trùng hoặc làm cho 2 mép sệ xuống, tích tụ nước bọt dễ dẫn đến viêm góc môi, bệnh viêm nướu răng; môi khô nứt nẻ.

Nước bọt thường xuyên tích tụ bên mép có thể gây viêm góc môi.

Nước bọt thường xuyên tích tụ bên mép có thể gây viêm góc môi.

Điều trị thế nào?

Dinh dưỡng và thay đổi lối sống: Đối với người bị tiểu đường, liệu pháp toàn thân bao gồm chế độ ăn uống và thay đổi lối sống, liệu pháp insulin hoặc dùng thuốc tiểu đường. Dùng vitamin bổ sung hoặc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp những người bị viêm góc miệng do dinh dưỡng kém.

Không dùng kháng sinh tuỳ tiện: Bất kể một tình trạng viêm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đều cần điều trị. Điều quan trọng là phải chẩn đoán nguyên nhân gây nhiễm trùng. Nếu do nhiễm nấm men sẽ không đáp ứng với kháng sinh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê thuốc kháng sinh trong trường hợp cần thiết, không nên tự ý dùng kháng sinh.

Giữ vệ sinh: Giữ cho khu vực góc môi sạch và khô có thể giảm đau và ngăn ngừa tình trạng xấu đi.

Kem dưỡng môi hoặc chất bảo vệ có thể làm giảm khô và bảo vệ da khỏi nước bọt. Bác sĩ cũng có thể kê kem steroid tại chỗ, giúp giảm đau và ngứa.

Nếu nguyên nhân là các ổ nhiễm trùng trong miệng, răng giả, nha sĩ sẽ cho điều trị phù hợp.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Viêm góc môi tuy nhỏ nhưng có thể bội nhiễm hoặc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn sức khỏe khác nếu không được điều trị. Chẳng hạn có thể dẫn tới các vấn đề về tim. Chính vì vậy, khi phát hiện viêm góc môi, cần phải đi khám bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà để sớm ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Viêm góc môi được điều trị sẽ dễ dàng cải thiện sau vài ngày. Để phòng ngừa viêm góc môi, cần giữ cho môi khô ráo, mềm mại bằng cách bôi kem dưỡng da môi. Chú ý tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ, từ bỏ thói quen liếm môi, nhất là khi trời khô lạnh. Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Nếu mang răng giả, cần ngâm răng vào dung dịch thuốc. Đeo răng đúng cách.

 

BSCKI. Lê Thục Trinh

]]>
Vì sao trời lạnh hay bị đau rát họng? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-troi-lanh-hay-bi-dau-rat-hong-13186/ Sun, 29 Jul 2018 15:04:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-troi-lanh-hay-bi-dau-rat-hong-13186/ [...]]]>

Hoàng Thị Loan (hoangthiloan…@gmail.com)

Bạn hay bị đau rát họng, có khi còn bị ho, khạc có đờm, sổ mũi, hay gặp khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết có thể do các bệnh: viêm mũi xoang dị ứng theo mùa, theo thời tiết lạnh, khiến dịch viêm chảy xuống họng, gây viêm họng mạn tính; do viêm amidan mạn tính: gây đau rát, vướng trong họng, ho nhất là khi trời lạnh; do trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, sẽ gây viêm họng do axít từ dạ dày trào ngược lên thực quản, lên họng. Viêm họng mạn tính do hít phải khói thuốc lá, thuốc lào. Do môi trường sống có những yếu tố gây ô nhiễm như khói, bụi, mùi lạ…

Mỗi bệnh lại cần có phương pháp điều trị và sử dụng thuốc khác nhau.

Vì vậy, bạn cần đến khám ở chuyên khoa tai-mũi-họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Để phòng bệnh, bạn cần chú ý giữ ấm mũi họng, cổ và ngực khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải khói bụi, vi khuẩn. Bạn cũng cần ăn uống đầy đủ và thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

 

BS. Nguyễn Minh Hạnh

]]>
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-so-sinh-khi-troi-lanh-11891/ Wed, 25 Jul 2018 12:27:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-so-sinh-khi-troi-lanh-11891/ [...]]]>

Tôi 30 tuổi, chuẩn bị sinh cháu đầu lòng. Mấy hôm nay thời tiết đã chuyển lạnh nên tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi trời lạnh.

Nguyễn Thị Liên (Hòa Bình)

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng (vì thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ phát triển), nhiễm trùng rốn,… bằng cách tắm rửa, thay tã lót thường xuyên cho trẻ.

Trong những ngày trời lạnh, cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh. Không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ, nếu lạnh quá chỉ nên tắm cho trẻ khoảng 2 – 3 lần/tuần là đủ. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm. Ngay sau khi tắm, cần lau sạch người, ủ ấm để trẻ không bị lạnh. Nơi tắm trẻ phải kín gió, nếu có điều kiện cần sưởi ấm phòng tắm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ. Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Cho trẻ bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng. Phòng trẻ nằm phải đủ ánh sáng, thoáng khí, không có gió lùa. Cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ và cho bú.

BS. Nguyễn Thu

]]>
Có nên tắm nước nóng khi trời lạnh? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-tam-nuoc-nong-khi-troi-lanh-11821/ Wed, 25 Jul 2018 12:18:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-tam-nuoc-nong-khi-troi-lanh-11821/ [...]]]>
Đã bao giờ bạn tự hỏi, việc tắm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình? Câu trả lời là Có. Đó là trường hợp tắm nước nóng – một cách tắm phổ biến với khả năng giải tỏa căng thẳng và làm thư giãn các cơ. Tuy nhiên, nếu bạn biến nó thành một thói quen, thì rất buồn khi phải nói rằng, nguy cơ bạn gặp những vấn đề về da sẽ tăng lên. Lý do là khi nước nóng tiếp xúc, lớp dầu trên da sẽ mềm đi. Khi lớp dầu bảo vệ này không còn trên da nữa, bạn sẽ gặp phải tình trạng da khô, ngứa, bong tróc. Ngoài ra, việc sử dụng xà phòng sẽ khiến tình trạng tệ hơn.

Không thể phủ nhận tắm nước nóng mang đến cho chúng ta cảm giác thư giãn tuyệt vời. Thế nhưng tắm nước nóng quá nhiều lại có hại cho da. Vậy phải làm thế nào? Nếu vấn đề mấu chốt là kiểm soát nhiệt độ của nước và thời gian tắm, hãy tham khảo những mẹo sau đây để có lựa chọn hợp lý.

Để lại C Hà - Tắm nước nóng có tốt cho da không? - ảnh 1

Tránh sử dụng nước quá nóng khi bạn chuẩn bị tắm (Ảnh minh họa: Internet)

Câu hỏi về tính cần thiết

Điều quan trọng là xác định bạn có thực sự cần tắm nước nóng thường xuyên hay không. Tắm nước nóng chủ yếu được áp dụng để thư giãn cơ và giảm đau. Chính vì vậy, nếu bạn không gặp phải những vấn đề trên thì tốt hơn cả là hãy trung thành với nước lạnh hoặc nước ấm.

Kiểm soát nhiệt độ

Tránh sử dụng nước quá nóng khi bạn chuẩn bị tắm. Nước quá nóng khiến da bị đỏ, ngứa, bong tróc và khô. Mất chất dưỡng ẩm tự nhiên còn khiến da dễ bị viêm nhiễm và sau đó là nổi mụn do da phải tiết thêm quá nhiều dầu để bù lại phần đã mất.

Giảm thời gian tắm

Giảm thời gian tắm bằng nước nóng là một ý tưởng sáng suốt. Việc nước nóng tiếp xúc lâu dài với da có thể khiến những vấn đề của da nặng hơn, đặc biệt là đối với da khô. Điều này càng quan trọng trong trường hợp tắm bồn.

Để lại C Hà - Tắm nước nóng có tốt cho da không? - ảnh 2

Giảm thời gian tắm bằng nước nóng là một ý tưởng sáng suốt (Ảnh minh họa: Internet)

Tránh xa những loại xà phòng có tính tẩy mạnh

Bản thân loại xà phòng này có thể gây tổn thương da do loại bỏ lớp dưỡng ẩm tự nhiên trên da. Khi kết hợp với nước quá nóng, ảnh hưởng được nhân đôi. Loại xà phòng dịu nhẹ không mùi thơm là lựa chọn hợp lý trong trường hợp này. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ tác động của tắm nước nóng, thử cân nhắc những loại gel hoặc xà phòng tắm dưỡng ẩm thay vì những xà phòng tắm thông thường.

Dưỡng ẩm cho da

Chìa khóa để có một làn da đẹp là dưỡng ẩm. Thao tác này sẽ ngăn nếp nhăn và bong tróc tấn công da. Do đó, nếu bạn đặc biệt thích tắm nước nóng, đừng quên thoa dưỡng ẩm khi da vẫn còn ướt.

 

]]>
Trời lạnh, đề phòng trẻ viêm tiểu phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-lanh-de-phong-tre-viem-tieu-phe-quan-11057/ Wed, 25 Jul 2018 08:50:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-lanh-de-phong-tre-viem-tieu-phe-quan-11057/ [...]]]>

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, có tần suất nhập viện cao tại các khoa hô hấp nhi. Bệnh dễ bị tái đi tái lại, dễ bị biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản, vì sao?

Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Tác nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do virut như virut hợp bào hô hấp (VRS) chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch và là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.

Viêm tiểu phế quản đa phần xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, tần suất cao nhất là 3-6 tháng tuổi. Thành của các tiểu phế quản này không có sụn chỉ có cơ trơn nên dễ bị co thắt, xẹp lại khi bị viêm. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy.

Những trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng còn yếu. Các bé hay bị viêm mũi họng, viêm amidan, viêm V.A, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc trẻ bị bệnh phổi bẩm sinh… đều có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản nếu không được chăm sóc tốt. Môi trường sống bị ô nhiễm khói bụi như khói bếp, khói thuốc lá, thậm chí sự thay đổi thời tiết lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ mắc bệnh.viêm tiểu phế quản khi trời lạnh

Trẻ dưới 2 tuổi dễ mắc viêm tiểu phế quản khi trời lạnh.

Những biểu hiện bệnh

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất khi trẻ mắc viêm tiểu phế quản là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3-5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Khám thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Trẻ thở khó khăn nên trẻ quấy khóc, bỏ bú và đi dần đến thở mệt, da tái và tím. Diễn tiến suy hô hấp nặng, thậm chí ngừng thở nếu không kịp thời điều trị. Những trẻ đến viện khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn trong nhiều tuần.

Đề phòng biến chứng do viêm tiểu phế quản ở trẻ và cách phòng bệnh

Tất cả các trường hợp trẻ mắc viêm tiểu phế quản nếu không được chẩn đoán và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong. Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Hơn nữa, sự tái diễn nhiều lần của viêm tiểu phế quản còn là nguyên nhân gây ra hen phế quản sau này.

Để phòng ngừa viêm tiểu phế quản và các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ cần chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng. Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh và duy trì sữa mẹ đến 2 tuổi. Khi trẻ ăn dặm cần cho trẻ ăn đủ chất, bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, chất đạm, rau xanh – trái cây, dầu thực vật. Cho trẻ uống đủ nước. Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị viêm đường hô hấp cũng như các trẻ bệnh khác. Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Giữ cho phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, vừa ấm áp và vẫn thông khí. Khi có những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, bú kém, bỏ bú… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

Chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản

Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện. Đối với trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh càng cần được chăm sóc và lưu ý kỹ hơn vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

BS. Lan Ngọc

]]>
Khắc phục đau khớp khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phu%cc%a3c-dau-khop-khi-troi-la%cc%a3nh-10907/ Wed, 25 Jul 2018 08:23:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phu%cc%a3c-dau-khop-khi-troi-la%cc%a3nh-10907/ [...]]]>

Phạm Thị Liên ([email protected])

dau khop

Với những người bị viêm khớp do phong hàn (lạnh đau tăng) thì cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Theo Đông y thông thì bất thống (khi khí huyết lưu thông sẽ không bị đau), khi trời lạnh làm co mạch ngoại vi dẫn đến kém tưới máu cho vùng cơ thể ở xa như bàn tay, bàn chân,… gây đau tăng. Những người bị bệnh nhất là đau nhức khớp do lạnh thì khi chườm ấm sẽ dễ chịu (có thể chườm muối rang ấm, muối rang với ngải cứu, lá lốt… gói vào vải chườm lên khớp đau) theo phương pháp cổ truyền thì trong muối có các khoáng chất, lá ngải, lá lốt có tinh dầu thơm và có tính ấm nên rất tốt. Việc tiếp xúc với nước lạnh cần hạn chế nhưng ngược lại bơi trong nước ấm thường xuyên lại giúp cải thiện bệnh viêm khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống rất tốt. Hằng ngày cần tích cực tập luyện các môn thể dục phù hợp như dưỡng sinh, yoga. Nếu trời lạnh, hằng ngày trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước ấm có cho thêm củ gừng đập giập vào nước hoặc mát-xa (xoa dầu nóng) trước khi đi ngủ. Trường hợp đau nhiều ảnh hưởng vận động cần đi khám chuyên khoa xương khớp để được kê đơn dùng thuốc điều trị, tránh để muộn gây biến chứng ảnh hưởng chất lượng sống.

BS. TRẦN KIM ANH

]]>
Tại sao trời lạnh trẻ dẽ bị khò khè? http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-troi-lanh-tre-de-bi-kho-khe-10859/ Wed, 25 Jul 2018 08:18:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-troi-lanh-tre-de-bi-kho-khe-10859/ [...]]]>

Bác sĩ khám bệnh cho bé T, kiểm tra phổi, thử máu, chụp x quang phổi và kết luận cháu bị viêm phế quản. Mẹ T hỏi bác sĩ vì sao trời lạnh bé lại dễ bị khò khè? Bác sĩ giải thích với mẹ bé T là khi trời lạnh sẽ kích thích đường hô hấp gây co thắt đường thở, làm đường thở của bé hẹp lại gây ra tiếng thở khò khè khi thở.

Về chuyên môn, khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh sẽ kích thích các thụ thể cảm giác ở đường hô hấp, hoạt hóa phản xạ co cơ trơn phế quản gây hẹp phế quản. Đây là một phản xạ bảo vệ của cơ thể trước sự thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí bên ngoài, làm hạn chế sự tổn thương niêm mạc phế quản, ngăn cản khí lạnh, bụi, sương mù và các hóa chất có hại khác vào đường thở. Tuy nhiên ở một số trẻ có cơ địa dị ứng, như bệnh hen suyễn chẳng hạn thì bản thân bé có những khiếm khuyết trong cơ chế điều hòa thần kinh tự chủ gây tăng đáp ứng đường dẫn khí quá mức. Trong hệ thần kinh tự chủ thì hệ phó giao cảm giử vai trò chủ yếu làm co thắt phế quản qua phản xạ phó giao cảm. Phản xạ phó giao cảm sẽ kích thích tế bào thần kinh tiết ra acetylcholine tác động lên các thụ thể muscarinic gây co thắt phế quản, tăng tính thấm thành mạch gây phù nề phế quản, tổn thương niêm mạc phế quản, tạo phản ứng viêm tại chổ, cuối cùng là bội nhiễm thêm vi trùng hoặc siêu vi trùng ở đường hô hấp.

Để phòng ngừa bé bị khò khè trong mùa lạnh, bà con mình nên giữ ấm cho bé, chú ý các vị trí sau: Giữ ấm phần đầu, đây là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nếu không được ủ ấm, đặc biệt thóp, tai, nên cho bé đội nón vải hoặc len để ủ ấm phần đầu. Vùng cổ, ngực là nơi trực tiếp tiếp xúc với không khí lạnh nên chú ý giữ ấm cho phần này của bé để tránh gió và các bệnh về hô hấp. Vùng tay chân là nơi xa nhất của cơ thể nên máu thông lưu thông kém, dễ bị co mạch khi trời lạnh, điều này ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây co thắt phế quản. Bà con cần cho bé mang bao tay, vớ len thường xuyên. Khi bé ra ngoài trời nên cho bé đi một đôi giầy có kèm theo vớ len, hoặc ủng để chân được giữ ấm tốt nhất. Ngoài ra bà con chú ý cho trẻ uống đủ nước, vì mùa lạnh trẻ ít uống nước khiến trẻ dễ mất nước, làm niêm mạc hô hấp bị khô dễ bong tróc gây tổn thương đường hô hấp như viêm họng, chảy máu cam…. Dinh dưỡng hợp lý, đủ chất sẽ làm gia tăng sức đề kháng cho trẻ góp phần làm giảm các bệnh lý đường hô hấp về mùa lạnh.

BS Nguyễn Thành Úc

]]>
Raynaud – Chứng bệnh xuất hiện khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/raynaud-chung-benh-xuat-hien-khi-troi-lanh-10851/ Wed, 25 Jul 2018 08:17:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/raynaud-chung-benh-xuat-hien-khi-troi-lanh-10851/ [...]]]>

viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim… Nhưng có những người luôn bị một triệu chứng bệnh biểu hiện ngay mỗi khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, đó là hiện tượng Raynaud.

Hiện tượng Raynaud là gì?

Năm 1862, Maurice Raymaud nhận thấy có một số bệnh nhân có hiện tượng thiếu máu các đầu chi (ngón chân, ngón tay) khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp  hoặc sau khi bị các stress về xúc cảm và ông cho đây là hiện tượng co các tiểu động mạch và các shunt động – tĩnh mạch đầu chi do các phản xạ thần kinh. Hiện tượng này sau này được ghi nhận và mang tên “hiện tượng Raynaud – Raynaud’s phenomenol”.

Các triệu chứng của hiện tượng Raynaud

Sau khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, pha cấp “thiếu máu” đầu chi xảy ra do co mạch. Các đầu ngón tái lạnh từng mảng, tím, lan nhanh ở cả hai bàn tay hoặc bàn chân. Người bệnh cảm thấy đau đớn, ngứa và tê ở vùng da mất màu. Sau đó, nếu được sưởi ấm, quá trình tái tưới máu trở lại bình thường và đầu chi hồng ấm lên rất nhanh. Khoảng 80% hiện tượng Raynaud là do cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác với các bệnh lý như xơ vữa mạch, bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường cũng gây nên các triệu chứng như trên và có thể tiến triển viêm loét, hoại tử đầu chi nếu không được xử trí kịp thời.

Raynaud RaynaudKhi mắc chứng bệnh Raynaud, người bệnh cảm thấy đau đớn, ngứa và tê ở vùng da mất màu, tái lạnh từng mảng, tím, lan nhanh ở cả hai bàn tay và chân.

Tiêu chuẩn xác định hiện tượng Raynaud

Trước hết, cần phải phân biệt hiện tượng Raynaud tiên phát (chứng thiếu máu do co mạch đầu chi khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, sau khi bị stress tâm lý) và thứ phát (chứng thiếu máu đầu chi do bệnh lý mạch máu). Ở hiện tượng Raynaud tiên phát, các triệu chứng xảy ra đối xứng hai bên chi, không có hoại tử hoặc loét, đầu móng tay bình thường và không có các bệnh (gây nên hiện tượng Raynaud) kèm theo, tốc độ máu lắng bình thường, kháng thể kháng nhân âm tính (phân biệt với hiện tượng Raynaud thứ phát hay gặp trong hội chứng CREST có kháng thể kháng nhân dương tính).

Hiện tượng Raynaud tiên phát thường bắt đầu từ năm 14 tuổi và chỉ có 27% số người, bệnh xuất hiện sau tuổi 40. Biểu hiện của hiện tượng Raynaud tiên phát thường nhẹ và chỉ có 38% có các triệu chứng nặng đến rất nặng. Một phần tư số bệnh nhân tiền sử gia đình có hiện tượng Raynaud ở những người chung huyết thống cùng thế hệ.

Hiện tượng Raynaud thứ phát thường xuất hiện các triệu chứng như: xuất hiện ở lứa tuổi trên 30, cảm giác căng, đau đầu chi, tím nhiều, không đối xứng (chỉ thiếu máu ở khu vực mạch máu bị co thắt), có hoại tử, loét khu vực thiếu máu, khó hồi phục và đặc biệt là có triệu chứng của bệnh mô liên kết kèm theo như tốc độ máu lắng tăng, kháng thể kháng nhân dương tính.

Nhìn chung, hiện tượng Raynaud chỉ liên quan đến tình trạng co mạch máu, hay xuất hiện với các nguyên nhân tiên phát (do lạnh, xúc cảm) và thứ phát (gặp trong các bệnh như cơn đau tim prinzimental, xơ cứng bì, bệnh migraines). Các nguyên nhân khác gây thiếu máu đầu chi như bệnh lý mạch máu do xơ vữa, tiểu đường… thường không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là hiện tượng Raynaud.

Những phương pháp nào được dùng để điều trị hiện tương Raynaud?

Trước khi dùng thuốc, người có tiền sử bị hiện tượng Raynaud nên tránh các tác nhân có thể gây co mạch đầu chi như thời tiết lạnh (mặc ấm, găng tay, tất dày) và tránh các xúc cảm tâm lý quá mức. Không nên hút thuốc lá vì đây là một yếu tố nguy cơ cao gây xơ vữa mạch máu. Người bị hiện tượng Raynaud cũng cẩn thận khi sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật như clonidine, ergotamine, các thuốc kích thích thụ thể serotonin….

Việc sử dụng thuốc để điều trị hiện tượng Raynaud cũng cho kết quả tốt. Ngoài ra, có một số phương pháp mới như cắt hạch giao cảm cổ, tiêm tĩnh mạch prolandin cũng đang được nghiên cứu để điều trị hiện tượng Raynaud.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Cách tốt nhất để điều trị hiện tượng này là kết hợp điều trị và phòng ngừa. Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tay, chân, tai và mũi. Đeo găng tay khi ra ngoài trời lạnh. Đeo găng tay khi cầm đồ từ tủ lạnh hoặc ngăn đông. Giữ chân ấm bằng cách đi tất len hoặc tất nhân tạo, sẽ tốt hơn tất cotton nguyên chất. Cố gắng ngâm tay chân bằng nước ấm mỗi ngày, giúp tăng lưu lượng máu tới chi. Nếu áp lực tinh thần là nguyên nhân gây bệnh, cần thư giãn và cố gắng để tinh thần thoải mái. Những người làm việc ngoài trời hay có công việc thường xuyên tiếp xúc trong môi trường lạnh buốt nên cố gắng thay đổi hay tìm công việc khác.

 

 

TS.BS. Vũ Đức Định

]]>
Cách tắm bé an toàn khi trời lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tam-be-an-toan-khi-troi-lanh-10829/ Wed, 25 Jul 2018 08:14:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tam-be-an-toan-khi-troi-lanh-10829/ [...]]]>

Mùa đông, không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng vẫn phải vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân. Một tuần có thể tắm cho trẻ 2 lần.

 

Cách tắm bé an toàn khi trời lạnh 1

Gội đầu cho trẻ sau cùng và thật nhanh để tránh bị lạnh. Ảnh: MH

 

Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió và nếu có quạt để sưởi ấm thì càng tốt. Với những trẻ trên một tuổi, nên mua một cái chậu to, thành chậu cao để làm sao khi trẻ ngồi vào mà nước bao phủ phần lớn cơ thể trẻ. Nước ấm sẽ giúp không bị lạnh.

Bố mẹ nên tắm trước rồi mới đến trẻ, vì khi bố mẹ tắm sẽ làm cho hơi nước ấm vẫn còn đọng lại trong phòng làm cho không khí phòng tắm sẽ ấm lên hoặc làm ấm phòng tắm bằng cách xịt nước nóng bằng vòi hoa sen, mở vung nồi đun nước cho tỏa nhiệt trước khi pha. Nếu thời tiết lạnh quá, cũng có thể cho vào nước một ít dầu tràm để cho trẻ ấm hơn.

Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Bạn rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên. Hoặc tốt hơn hết là có hai người tắm, một người kì cọ, một người dội nước liên tục vào người trẻ.

Lúc bế trẻ ra thì một người cầm sẵn khăn ủ loại to trùm vào người bọc kín để thấm nước trên người trẻ, nếu cẩn thận hơn thì lấy một cái khăn khô khác thay cái khăn vừa rồi đã bị ướt để đảm bảo cái khăn kia bị ướt không lạnh ngược lại người trẻ (nhất là với trẻ sơ sinh).

Nếu chỉ có một mình, hãy để khăn tắm ở cạnh bồn tắm để có thể ngay lập tức quấn cho em bé khi tắm xong. Ôm em bé và dùng khăn lau khô người cho bé.

Khi lau, bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân. Nếu là trẻ sơ sinh thì một người mặc áo, một người đi tất chân đồng thời một lúc, quần mặc sau cùng.

Một điều cần lưu ý nữa là trước khi tắm cho trẻ, cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm quần áo trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.

Vào mùa đông, tần suất tắm nên giảm xuống để tránh gây kích ứng da của trẻ. Hạn chế thời gian tắm trong khoảng 5 – 10 phút để đảm bảo nước vẫn đủ ấm.

BS. Hồng Hạnh

]]>