trí não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 03 Aug 2018 15:13:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trí não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngồi vị trí nào trên ô tô an toàn nhất phòng khi gặp tai nạn? http://tapchisuckhoedoisong.com/ngoi-vi-tri-nao-tren-o-to-an-toan-nhat-phong-khi-gap-tai-nan-13403/ Fri, 03 Aug 2018 15:13:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngoi-vi-tri-nao-tren-o-to-an-toan-nhat-phong-khi-gap-tai-nan-13403/ [...]]]>

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, Việt Nam có khoảng 8.000 – 10.000 người chết vì tai nạn giao thông. Đây là thực trạng nghiêm trọng và là nỗi ám ảnh của nhiều người tham gia giao thông.

Tại Việt Nam, tai nạn ô tô khách xảy ra do người điều khiển buồn ngủ trong khi lái xe, mất kiểm soát, ý thức tuân thủ luật giao thông kém. Khi tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra, việc trang bị những kĩ năng sinh tồn, chuẩn bị tâm lý trước, trong và sau khi tình huống nguy hiểm, khẩn cấp sẽ phần nào giúp hạn chế thương vong.

Chọn mặt gửi vàng: Chọn hãng xe uy tín

Chọn hãng xe uy tín để có phương tiện vẫn trong tình trạng tốt, được trang bị các thiết bị an toàn, cứu hộ, chở đúng số khách quy định. Ngoài ra, với các chuyến đi đường dài, các hãng xe uy tín luôn bố trí 2 đến 3 tài xế thay phiên cầm lái.

Tai nạn giao thông dễ gây tử vong…

Tư thế an toàn khi xe gặp nạn: hai chân co sát bụng, cúi đầu càng thấp càng tốt

Khi có va chạm, hãy gắn chặt mình vào ghế trong tư thế cuộn tròn, hai chân co sát bụng, cúi đầu càng thấp càng tốt, hai bàn tay đan chéo ôm đầu tạo thành khối chặt.

Nếu bế theo trẻ nhỏ, một tay ôm trẻ, một tay ôm đầu và cúi thấp xuống.

Tận dụng vật dụng mềm có sẵn để bảo vệ vùng đầu và cổ

Nếu có thể, hãy dùng các vật dụng mềm có sẵn trên xe như gối, chăn, quần áo, khăn để quấn quanh vùng cổ và đầu. Việc này sẽ giúp giảm khả năng chấn thương khi va chạm xảy ra, từ đó tăng cơ hội sống sót. Đối với ghế tài xế, nên trang bị gối tựa đầu đặt tại vị trí đúng giữa tai và đỉnh đầu sẽ giúp hạn chế tổn thương ở vùng cổ, vai, gáy.

Vị trí ngồi an toàn giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị chấn thương

Khi đi ô tô, việc chọn vị trí ngồi an toàn cũng là yếu tố quyết định giúp hành khách giảm thiểu tối đa nguy cơ và mức độ bị chấn thương nếu không may xảy ra tai nạn.

Đối với xe khách, vị trí ngồi an toàn nhất là ở giữa xe, gần cửa lên xuống. Ở vị trí này hành khách sẽ không bị tác động quá lớn khi xe gặp tai nạn, và có nhiều cơ hội thoát hiểm hơn bởi đội cứu hộ sẽ cố gắng tiếp cận khu vực cửa chính trước tiên.

Ghế sát cửa sổ là vị trí nguy hiểm nhất bởi dễ bị thương tích từ mảnh kính vỡ, bị người khác đè lên, khó thoát ra ngoài khi có va chạm. Những người đứng trên xe có nguy cơ gặp chấn thương cao nhất do khó giữ thăng bằng và dễ bị lao về phía trước khi xe phanh gấp.

… hoặc sang chấn suốt đời

Đối với xe con, vị trí an toàn nhất là chính giữa ghế sau, nguy cơ chấn thương tại vị trí này nhẹ hơn 60% so với vị trí bên cạnh do không chịu tác động mạnh nếu gặp va chạm.

Vị trí ngồi nguy hiểm nhất là ghế trước, cạnh ghế lái. Người ngồi vị trí này có nguy cơ chấn thương nặng khi xe bị đâm trực diện và phía bên phải, nếu bị va chạm mạnh từ phía sau mà không thắt dây an toàn có thể bị lao về phía trước.

Thắt dây an toàn đúng cách khiến tỉ lệ thương vong giảm nhiều

Dây an toàn được thiết kế đặc biệt giúp lái xe cũng như hành khách đảm bảo nguyên tắc an toàn đầu tiên là gắn chặt người vào ghế theo đúng tiêu chuẩn. Do đó, khi bước lên xe, việc quan trọng cần thực hiện ngay sau khi ổn định chỗ ngồi là cài dây an toàn bất kể là xe ghế ngồi hay giường nằm.

Không nên ngả ghế về phía sau quá nhiều

Người ngồi trên ô tô nên có tư thế phù hợp, không nên ngả ghế về phía sau quá nhiều. Ngoài ra, không nên để các vật dụng bằng thủy tinh, vật nặng, vật nhọn quanh khu vực ngồi bởi chúng dễ gây tổn thương nếu có va chạm hoặc xe phanh gấp.

Quan sát nơi để các vật dụng cứu hộ

Khi lên xe, hãy dành ít phút quan sát nơi để các vật dụng cứu hộ như búa thoát hiểm, bình cứu hỏa. Rất nhiều trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính thì buộc phải phá vỡ cửa sổ. Nếu có búa thoát hiểm sẽ dễ dàng phá kính, nếu không có hãy dùng các vật dụng cứng thay thế như bình cứu hỏa.

 

Vân Doãn

]]>
7 cách rèn luyện ngăn ngừa bệnh trí não khi về già http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-ren-luyen-ngan-ngua-benh-tri-nao-khi-ve-gia-11029/ Wed, 25 Jul 2018 08:47:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-ren-luyen-ngan-ngua-benh-tri-nao-khi-ve-gia-11029/ [...]]]>

Chơi cờ với bạn bè

Theo một nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ năm 2015 thì chơi cờ, chơi cờ đam (checkers)… dường như giúp ngăn ngừa tình trạng mất trí não (liên quan đến bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí nhớ khác). Nguyên nhân là do các hoạt động này thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác nhau trong não, bao gồm những yếu tố quan trọng cho trí nhớ, hình dung và sắp xếp trình tự.

Tham gia một lớp học ngôn ngữ

BS. Gary Small, giám đốc Trung tâm Tuổi thọ UCLA tại Viện Semel về Khoa học Thần kinh và Con người của Mỹ cho biết, bất cứ loại văn học nào, cho dù đó là văn học Victoria hay một cuộc hội thảo về cuộc nội chiến có thể khuyến khích tăng trưởng tế bào não khi bạn học hỏi và có được thông tin mới. Bên cạnh đó, bạn nên học thêm một ngôn ngữ thứ hai cho dù ở lứa tuổi nào vì đây luôn là sự lựa chọn thông minh và giúp làm giảm sự suy giảm nhận thức theo tuổi tác. Nếu bạn cảm thấy ngại ngùng hoặc quá tải thì có thể xem xét một lớp học trực tuyến.

May vá

Theo một nghiên cứu của Mayo Clinic năm 2015, tham gia vào những sở thích sáng tạo như vẽ tranh, chế biến gỗ, điêu khắc, hoặc may vá giảm nguy cơ phát triển sự suy giảm nhận thức nhẹ từ 45 đến 73%. Nếu bạn không có thời gian hoặc không muốn tham gia một lớp học, bạn chỉ cần cố gắng dành vài giờ mỗi tuần để làm điều gì để cải thiện trí nhớ và mức độ tập trung.

Học zumba

Một nghiên cứu được xuất bản trong tạp chí y khoa Frontiers in Aging Neuroscience hồi tháng 3 vừa qua cho biết, việc di chuyển sẽ làm tăng sức mạnh của não. Cụ thể, khi những người trong độ tuổi 60 và 70 được học các bước nhảy dân gian trong một giờ ba lần một tuần, họ cho thấy sự gia tăng chất trắng trong não, một phần của bộ não liên quan đến tốc độ và bộ nhớ. Nếu zumba không thuộc sở thích của bạn, bạn hãy tự do lựa chọn tango, waltz hoặc hip hop miễn là nó liên quan đến một chuỗi các bước mà bạn phải ghi nhớ và kết nối với người khác.

Bắt đầu ghi chép

Viết là một trong những hoạt động kích thích trí não tốt nhất bởi vì nó bắt buộc bạn thu thập thông tin, bạn phải lên kế hoạch cho những gì bạn sẽ nói, sắp xếp, viết và chỉnh sửa nó. Tất cả những công việc này đòi hỏi sự chú ý, tập trung và sắp xếp và tất cả đều làm mạnh thêm bộ não của bạn, đặc biệt là bộ nhớ. Một nghiên cứu của Đại học bang Bắc Carolina, Mỹ phát hiện ra rằng những người đã hoàn thành ba buổi thảo luận trong vòng 20 phút trong một khoảng thời gian hai tuần đã cho thấy những cải thiện đáng kể trong trí nhớ. Do vậy, bạn hãy thử thức dậy sớm hơn 15 phút vào buổi sáng để có thể viết lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình trong khi tâm trí vẫn còn đầy hứng khởi cho ngày mới.

Sáng tạo gì đó mới cho bữa ăn tối

Nấu ăn là một trong những hoạt động thúc đẩy não dễ dàng nhất vì nó đòi hỏi nhiều chức năng não: Tổ chức (kết hợp các thành phần), giải quyết vấn đề (tìm kiếm một sự thay thế chẳng hạn), tay-mắt phối hợp (chặt, cắt thực phẩm thành những mảnh nhỏ bé) và tập trung. Ngoài ra, nấu ăn sử dụng bốn trong năm giác quan (thính giác, xúc giác, thị giác và vị giác), tất cả đều sử dụng các bộ phận khác nhau của não để giúp chúng hoạt động đồng thời chúng cũng giúp não hoạt động và khỏe mạnh hơn.

Làm tình nguyện

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy tình nguyện viên báo cáo sức khoẻ tốt hơn và trầm cảm ít hơn, nhưng nghiên cứu mới được công bố vào tháng 5 vừa qua trên tạp chí y khoa PLOS One của Mỹ cho thấy làm tình nguyện có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Khi các nhà nghiên cứu điều tra hơn 1.000 người về hưu, họ nhận thấy rằng những người làm tình nguyện ít nhất một giờ một tuần giảm 2,5 lần chứng mất trí so với những người cao niên không thực hiện hoạt động này.

Lê Thu Lương

(Theo Prevention.com)

]]>
Âm nhạc có thực sự thúc đẩy sự phát triển trí não ở trẻ? http://tapchisuckhoedoisong.com/am-nhac-co-thuc-su-thuc-day-su-phat-trien-tri-nao-o-tre-10169/ Wed, 25 Jul 2018 05:09:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/am-nhac-co-thuc-su-thuc-day-su-phat-trien-tri-nao-o-tre-10169/ [...]]]>

Phải thừa nhận âm nhạc suốt hàng ngàn năm qua đã ăn sâu, bắt rễ vào cuộc sống và đóng một vai trò không thể thay thế trong tiến trình xã hội hóa của loài người. Chúng ta thường biết đến âm nhạc như một phương tiện giải trí đầy tính nghệ thuật, như những mảnh ghép lớn nhỏ, sáng tối của bức tranh cuộc sống muôn màu, như một thứ ngôn ngữ đồng điệu của tâm hồn, của trái tim và khối óc, từng bước xóa nhòa mọi khoảng cách giữa người với người. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, âm nhạc còn có một vai trò khác vô cùng đặc biệt: góp phần thúc đẩy sự phát triển trí não của con trẻ.

Một công trình nghiên cứu tác động của âm nhạc lên trí não trẻ đã được Viện Não và Sáng tạo (BCI) thuộc Đại học Nam California (Mỹ) triển khai kể từ năm 2012. Đối tượng nghiên cứu là 37 trẻ em đang ở trong giai đoạn 6 – 7 tuổi, cư trú tại Los Angeles – thành phố lớn nhất tiểu bang California. Trong số này có 13 em mới bắt đầu tham gia các khóa học thanh nhạc. 24 em còn lại được chia làm 2 nhóm: 11 em chơi bóng đá và 13 em không tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào.
Sau 2 năm, nhóm nghiên cứu tiến hành chụp não từng em nhỏ để kiểm tra xem có tiến triển gì không và phát hiện ra rằng hệ thống thính giác của nhóm học thanh nhạc phát triển hơn hẳn so với hai nhóm còn lại.

am nhac

“Âm nhạc kích thích sự phát triển của thính giác. Thính giác ‘thăng hoa’ đồng nghĩa với khả năng nhận thức, sự phát triển ngôn ngữ và kỹ năng đọc của trẻ cũng sẽ được cải thiện đáng kể.” – bà Assal Habibi, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
Và còn hơn thế nữa…
Ngoài tác động tích cực tới cơ quan thính giác, âm nhạc được cho là làm gia tăng kích thước não – một trong những nhân tố quyết định trí thông minh của con người. Các nhà nghiên cứu làm việc tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (Mỹ) đã chứng minh: khu vực chứa 70% tế bào thần kinh não bộ của những người trưởng thành từng học thanh nhạc có thể lớn hơn 5% so với người bình thường.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ được học thanh nhạc sớm thường thể hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra chuẩn hóa như SAT, GMAT, GRE hay TOEFL, đồng thời thành tích học tập qua các khóa cũng có dấu hiệu tăng lên.
Một vai trò nữa của âm nhạc mà chúng ta không thể không nhắc đến là cải thiện sự tự tin ở trẻ. Âm nhạc giúp trẻ tự tin hơn, nhờ vậy, chúng sẽ dễ dàng đối mặt và giải quyết những khó khăn, va vấp trong cuộc sống bằng những phương thức văn minh và đầy nghệ thuật.

]]>
Sĩ tử mùa thi nên ăn gì và hạn chế ăn gì để trí não tập trung hơn? http://tapchisuckhoedoisong.com/si-tu-mua-thi-nen-an-gi-va-han-che-an-gi-de-tri-nao-tap-trung-hon-5203/ Thu, 19 Jul 2018 13:43:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/si-tu-mua-thi-nen-an-gi-va-han-che-an-gi-de-tri-nao-tap-trung-hon-5203/ [...]]]>

Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, trung bình, bộ não tiêu tốn 400 Kcal/ngày, tiêu hao khoảng 1/5 năng lượng cơ thể. Tuy nhiên, với các sĩ tử mùa thi, do áp lực học tập, lượng dinh dưỡng cần nạp tăng cao hơn bình thường.

Trung bình mỗi ngày, các em học sinh nam cần: 2,300-2,500 Kcal/ngày, nữ cần 2,100-2,300 Kcal/ngày. Đặc biệt, với những em có trọng lượng cơ thể càng nặng thì càng cần nhiều Kcalo hơn.

Dưới đây là lời khuyên của TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng về chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi.

Đạm cung cấp axit-amin để tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường hoạt động trí não.

Các thực phẩm nên ăn

Nhóm tinh bột:

Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tinh bột có nhiều trong cơm, phở, bún, khoai, bánh mì, mì tôm, ngô, ….

Tinh bột cần cung cấp 60% năng lượng hàng ngày tương đương với 400 gram gạo. Như vậy, một ngày có thể ăn hai bữa cơm, mỗi bữa 2 bát, buổi sáng có thể thay bằng phở, mỳ, bún, bánh mỳ.

Nhóm dầu mỡ

Chiếm khoảng 25% năng lượng hàng ngày, tương đương với 60-70 gram dầu, mỡ. Nên dùng 50-70% dầu và 30-50% mỡ.

Mỡ từ cá béo tốt hơn mỡ động vật. Mỡ gia cầm tối hơn mỡ gia súc. Dầu thực vật: thường có nhiều axit béo chưa no rất tốt cho tiêu hóa.

Các chất béo không no như: omega-3 và omega-6 rất tốt cho trí não có nhiều trong: cá ba sa, cá thu, cá trích, các loại hạt: bí đỏ, hướng dương… nên được chú ý sử dụng trong bữa ăn.

Nhóm đạm

Chiếm 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Đạm cung cấp axit-amin để tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường hoạt động trí não.

Đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt. Mỗi ngày cần 80-90g đạm/ngày, để đảm bảo đủ lượng chất đạm này nên cung cấp 200-250 gram thịt cá, đậu phụ và các loại hạt. Cần lưu ý đảm bảo cân đối cả 2 nguồn đạm từ động vật và thực vật.

Nhóm chất vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất chống oxi hóa: Nhóm chất này không tạo ra năng lượng nhưng vô cùng cần thiết cho sự sống và các hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Nếu thiết một số chất trong nhóm này có thể làm rối loạn hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật

Nhóm này có trong các loại rau, củ, quả. Nên ăn khoảng 400-500gam/ngày.

Các khoáng chất đặc biệt cần lưu ý cho các sĩ tử là sắt và iot. Nếu thiếu sắt sẽ gây tình trạng mệt mỏi, học kém tập trung, dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt có nhiều trong gan, rau ngót, các loại rong, tảo và các loại đậu, hoa quả tươi như: cam, bưởi, táo, đu đủ, dưa hấu.. sẽ giúp các em dễ hấp thu sắt hơn.

Iot cũng là một khoáng chất không thể thiếu. Nếu thiếu iot, não sẽ hoạt động trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu khi học. Iot có nhiều trong cá biển, các loại rong, tảo biển và hải sản.

Chất sắt có nhiều trong gan, rau ngót, các loại rong, tảo và các loại đậu, hoa quả tươi

Nước cũng rất cần cho mọi chuyển hóa của cơ thể, đồng thời giúp điều hòa thân nhiệt, …nên cần chú ý cung cấp đủ nước cho các sĩ tử, nhất là trong mùa hè oi bức. Nên sử dụng nước đun sôi để nguội, nước khoáng hay nước bù điện giải,… hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai các loại. Lượng nước cần cung cấp tùy thuộc vào cân nặng của các sĩ tử, nên đảm bảo cung cấp khoảng 1,5-2,5 lít/ngày.

Tuy nhiên, có một số thói quen ta thường hay ăn mà không biết rằng nó thực sự có hại cho cơ thể, cho bộ não. Cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

Các chất kích thích

Nhiều người thường uống trà, cà phê, nước tăng lực hoặc nhai kẹo cao su để tỉnh táo hơn. Do chúng ta tưởng mùi hương và động tác nhai kẹo cao su giúp ta tỉnh táo nhưng thực tế, chúng chỉ khiến bạn bị phân tán và tạm quên đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi trong chốc lát. Bộ não vốn đã mệt mỏi lại bị bắt hoạt động khiến cơ thể càng mệt mỏi, thiếu minh mẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Chất caffeine có trong các thức uống như cà phê, trà, nước tăng lực…giúp mọi người tỉnh táo bằng cách “chống lại” đòi hỏi khi ngủ của cơ thể. Chất này còn làm tim đập nhanh, đi tiểu nhiều gây mất nước, mất ngủ, nhức đầu gây hại cho não và ngăn cản quá trình hấp thụ can xi vào cơ thể

 

Nếu uống trà, cà phê, nước tăng lực hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều sẽ không làm cho trí óc minh mẫn mà sự thực sẽ khiến tim đập nhanh, mất ngủ, nhức đầu gây hại cho não và ngăn cản quá trình hấp thụ can xi vào cơ thể…

Thực phẩm có chứa nhiều chất bột-đường-chất béo

Các món ăn vặt như: bánh kẹo hoặc các loại bánh tiêu, quẩy, nem chua rán, bánh khoai, bim bim… tuy mang năng lượng ngay cho cơ thể nhưng lại là năng lượng rỗng. Chúng không chứa các thành phần chất khoáng, chất xơ, khi ăn vào gây cảm giác no bụng, dẫn đến bữa ăn chính sẽ không còn cảm giác ngon miệng, sau đó đến bữa phụ lại tiếp tục ăn vặt. Do vậy, cơ thể luôn bị thiếu chất sau một thời gian dài sẽ gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên đây là những món khoái khẩu của học trò. Vì vậy để tránh tình trạng này, các em có thể ăn vặt bằng các thực phẩm sau mà vẫn tốt cho sức khỏe: táo, trứng luộc, trứng vịt lộn, chè đậu đenm đậu đỏ, tào phớ, sữa chua, bánh giò, cháo trai….


Các món ăn vặt như: bánh kẹo hoặc các loại bánh tiêu, quẩy, nem chua rán, bánh khoai, bim bim… tuy mang năng lượng ngay cho cơ thể nhưng lại là năng lượng rỗng.

Thanh Loan

]]>
Những loại thực phẩm dễ kiếm giàu omega-3 bồi bổ trí não và sức khỏe http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-thuc-pham-de-kiem-giau-omega-3-boi-bo-tri-nao-va-suc-khoe-4955/ Thu, 19 Jul 2018 13:10:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-loai-thuc-pham-de-kiem-giau-omega-3-boi-bo-tri-nao-va-suc-khoe-4955/ [...]]]>

Tác dụng của Omega-3

Omega-3 là một loại acid béo không no có trong thành phần của chất lipid (chất béo). Người ta nói nhiều đến nhóm acid béo omega-3 bởi nó là tiền chất của DHA (chữ viết tắt của docosahexaenoic acid) và EPA (viết tắt của eicosapentaenoic acid).

Docosahexaenoic (DHA) là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega3, ngoài ra còn có các tiền tố DHA đó là Acid béo alpha-linolenic (ALA). Các acid béo thuộc nhóm omega-3, còn phải kể đến acid béo không no omega-6 (Arachidonic acid-AA). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo, trong số đó DHA chiếm một số lượng khá lớn. Omega-3 cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Người trưởng thành DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride máu, giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp dự phòng xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim.

Omega3 có tác dụng giảm rối loạn nhịp tim nên những người bị nhồi máu cơ tim khi bổ sung dầu cá sẽ làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát. Ăn cá 1 – 2 lần mỗi tuần cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não).

Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Trẻ được bú sữa mẹ và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm.

 

Quả bơ giàu chất béo không no

Nhu cầu DHA cho trẻ Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 35% – 50%, chỉ ở mức thiếu, không thừa. Khuyến cáo về DHA của FAO/WHO đối với trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi) là 17 mg/100 kcal và đối với trẻ từ 1- 6 tuổi 75 mg/ngày.

Nếu bổ sung thừa DHA cho trẻ cũng không tốt vì có nguy cơ gây tổn thương tế bào. Thực phẩm giàu DHA cho trẻ em chủ yếu là trứng và cá. Các bà mẹ cho con bú cũng có thể bổ sung những loại thực phẩm: trứng, cá, tôm, cua,…để đủ dinh dưỡng cho con bú. Một quả trứng luộc: 19 mg, 2 miếng thịt gà: 37 mg; 12 con tôm hấp: 96 mg; 100 g cá ngừ đóng hộp: 535 mg.

Với thai nhi: Chế độ ăn trước và trong khi có thai của bà mẹ rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối để phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

Trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho con bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng. Sau sinh từ 40-45 ngày DHA trong sữa mẹ chiếm 0,3% AA:0,4% và DPA:0,2%.

Một số loại thực phẩm giàu hàm lượng chất béo

Tỷ lệ acid béo không no trong 100g dầu ăn và hoa quả

Trong 100 gam dầu ăn/quả có chất béo

Acid béo không no 1 nối đôi (Oleic)

Tỷ lệ (%)

Acid béo không no 2 nối đôi (Linoleic = omega-6)

Tỷ lệ  (%)

Acid béo không no có 3 nối đôi (Linoleic=omega-6)

Tỷ lệ (%)

Quả bơ

60

18

0

Dầu dừa

7

2

0

Dầu ngô

30

50

2

Dầu olive

72

11

1

Dầu cọ

43

8

0

Dầu lạc

49

29

1

Dầu hạt cải

54

23

10

Dầu đậu tương

25

52

7

Dầu hướng dương

33

52

0

Hải sản chứa nhiều Omega3

Hàm lượng các acid béo Omega-3 trong một số loại cá và hải sản

Trong 100g thực phẩm ăn được

Lipid (g)

 

Acid béo n-3 (EPA + DHA) (g)

Cá chép

5,6

0,3

Cá trích

13,9

1,7

Cá thu

13,9

2,5

Cá nhám

1,9

0,5

Cá hồi

5,4

1,2

Cua

0,8

0,3

Tôm

1,1

0,3

Mực

1,0

0,2

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia

]]>
Bạch quả: Loài cây linh thiêng tốt cho trí não con người http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-qua-loai-cay-linh-thieng-tot-cho-tri-nao-con-nguoi-2053/ Wed, 18 Jul 2018 04:07:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-qua-loai-cay-linh-thieng-tot-cho-tri-nao-con-nguoi-2053/ [...]]]>

Bạch quả (Ginkgo biloba) là loài duy nhất còn sống sót của các chi Ginkgo, một loại hóa thạch sống còn sống. Các cây Bạch quả ngày nay gần giống với tổ tiên cổ xưa của nó.

Các nhà khảo cổ học cho rằng cây Bạch quả có nguồn gốc ở các thung lũng núi tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, họ có những tranh luận rằng nó thực sự hoang dã hoặc những tàn tích của những cây trồng xung quanh nhà ở và tu viện của các nhà Phật giáo thế kỷ XI, cây Bạch quả được tôn kính như một loài cây linh thiêng.

Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí (sắc trắng thuộc kim, vào phế), có tác dụng liễm suyễn thấu (ho hen), súc tiểu tiện, chỉ đới trọc. Nếu dùng sống thì có tác dụng trừ đàm, giải độc rượu, tiêu độc sát trùng (hoa Bạch quả nở vào ban đêm, thuộc âm, có độc tính nhẹ nên có tính tiêu độc sát trùng).

 

Cây Bạch quả

Việc sử dụng lá Bạch quả được ghi chép lần đầu trong Điển niên bản thảo Vân Nam, xuất bản năm 1436. Khi đó, lá Bạch quả được sử dụng bên ngoài để điều trị vết loét, dùng bên trong để điều trị tiêu chảy, và dùng như một loại thuốc bổ cho tim, phổi.

Trong những năm 1700 Bạch quả (Ginkgo biloba) đã được biết đến ở châu Âu, và khoảng 60 năm sau đó là ở Bắc Mỹ. Bạch quả được dùng làm thuốc chữa bệnh ở phương Tây từ những năm 1900, khi chiết xuất từ lá có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, đặc biệt là các mạch máu não và tứ chi. Hiện nay, ở Mỹ và châu Âu, các chế phẩm có thành phần cao lá Bạch quả hiện nay là một trong những loại thuốc thảo dược bán chạy nhất.

Ngày nay, Bạch quả  được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não. Nó giúp cải thiện sự suy nghĩ, nhận thức và trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer. Các bác sĩ cũng dùng Bạch quả để điều trị các bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, thoái hóa điểm vàng, hội chứng tiền đình, ù tai, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, viêm tắc mạch máu chi, hội chứng Raynaud.

Trong lá Bạch quả có chứa các Terpenoid, Flavonoid và một số thành phần khác như Catechin, các hợp chất Phenol, các Polysaccharid, các Sterol, tinh dầu, Brom, sáp… Trong thịt quả có chứa các Acid phenol có độc tính, hạt chứa nhiều dầu béo.

Bạch quả

Tác dụng dược lý của Bạch quả như sau:

Cải thiện tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại biên.

Cải thiện chức năng tiền đình và thính giác.

Đối kháng với các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu.

Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do.

Chống viêm tại chỗ.

Giảm co thắt cơ trơn, giảm đau trên các cơn đau quặn.

Ức chế một số vi khuẩn.

Cách sử dụng:

Trà: Cho 1 muỗng cà phê lá Bạch quả trong 100ml nước sôi hãm trong vòng 5 – 7 phút. Uống 1 – 2 ly mỗi ngày sẽ giúp chống căng thẳng, stress.

Dạng thuốc chiết xuất: Hầu hết các nghiên cứu đã được tiến hành cho rằng dùng liều 120 mg/ngày chia hai lần chất chiết xuất chuẩn hóa đến 24 – 27% Glycosides flavone và khoảng 6 – 7% Triterpenes, đối với bệnh viêm tắc động mạch ngoại biên có thể dùng liều 120 – 160mg/ngày. Thời gian dùng thuốc từ 4 – 12 tuần tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.

 

Lá Bạch quả và chiết xuất từ lá Bạch quả được xem là an toàn, được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên nó có thể có tác động lên quá trình đông máu. Những bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chế phẩm từ lá Bạch quả. Ngưng dùng Bạch quả ít nhất 3 ngày trước khi phẫu thuật. Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai vì tăng nguy cơ gây xuất huyết, sảy thai.

Tiến sỹ – Lương Y: Phùng Tuấn Giang

]]>