trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 07:55:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Làm gì khi trẻ đi ngoài phân sống? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-tre-di-ngoai-phan-song-10652/ Wed, 25 Jul 2018 07:55:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-tre-di-ngoai-phan-song-10652/ [...]]]>

Mai Kim Thư ([email protected])

Đầu tiên khi thấy trẻ đi ngoài phân sống, nghĩa là ăn gì đi nguyên cả thức ăn đó thì phải xem lại chất lượng bữa ăn và cách chế biến đã phù hợp theo lứa tuổi của cháu chưa. Trường hợp con bạn 3 tháng tuổi đã cho ăn bột là quá sớm nên cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi phân sống như hiện nay. Thường khi ăn bột sớm, trẻ có thể chịu đựng được vài tuần, dần dần sẽ xuất hiện đi phân sống (phân lẫn nước lẫn cái có mùi chua) rồi trẻ biếng ăn, hay trung tiện, trướng bụng do chất bột không tiêu hóa hết. Vì tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylaza và ptyalin ở nước bọt mà nước bọt phải tới 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều. Một điều lưu ý với các bà mẹ là nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ ăn bột từ tháng thứ 7 và cần cho ăn từ từ ít một, từ loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn tinh bột. Nếu vì lý do bà mẹ phải cai sữa sớm thì nên dùng sữa công thức (sữa bò) để thay thế. Có thể cho trẻ ăn sữa chua sẽ kích thích thèm ăn và dễ tiêu hóa. Các bữa ăn chính vẫn đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ cho vào bột cháo rất tốt cho trẻ tiêu chảy phân sống kéo dài. Nếu toàn trạng không tốt lên, con cứ đi phân sống kéo dài bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa Nhi.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Cách cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cho-be-an-dam-dam-bao-dinh-duong-5900/ Sat, 21 Jul 2018 02:47:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cho-be-an-dam-dam-bao-dinh-duong-5900/ [...]]]>
nen-cho-tre-an-dam-tu-khi-nao

Ảnh minh họa: News.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, ăn dặm là cách bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần trong giai đoạn đầu đời. Chế độ ăn dặm trong giai đoạn 6 đến 12 tháng được xem là quá trình quan trọng để bước đầu giúp bé tập ăn và quen dần với mùi vị của các loại thức ăn khác nhau.

Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Trong 6 tháng đầu đời, bé phải bú sữa mẹ hoàn toàn. 6 tháng tiếp theo mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ cần cho bé ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới. Dù vậy sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ, lúc này nên tiếp tục cho bé bú mẹ.

Chế độ ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng cần được thực hiện một cách từ từ. Chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi:

Từ 6 đến 7 tháng tuổi

Giai đoạn này bắt đầu tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng nửa thìa cà phê. Thời gian đầu tập ăn, chủ yếu cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa.

Từ 7 tháng tuổi

Khi trẻ đã dần quen với bột pha loãng, mẹ hãy tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé bằng cách tăng lượng bột. Sau đó chuyển dần từ ăn bột sang ăn cháo tán nhuyễn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự vận đông và phát triển của bé.

Thời kỳ này trẻ đã quen với thức ăn thô và có thể tiêu thụ được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nấu, nghiền, xay nhỏ. Khẩu phần một ngày của trẻ có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến nấu cùng bột hoặc cháo xay nhỏ theo từng thực đơn và đổi món để khỏi ngán.

Tháng thứ 8

Mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai. Vì vậy thức ăn cho trẻ cần được nấu nhừ và còn lại chút độn thô để kích thích bé nhai nuốt.

Tháng thứ 9 đến 12

Lúc này trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu, đặc biệt là món bé thích. Bé cũng ăn được thực phẩm thô, cháo tán hoặc cháo nguyên hạt. Mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé, kết hợp thịt, cá và rau củ. Từ sau thời kỳ này đến một tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát. Đối với những phụ huynh bận rộn không sắp xếp được thời gian nấu ăn, có thể mua bột ăn dặm bán sẵn và pha theo đúng công thức như hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thi Trân

]]>
3 phương pháp cho trẻ ăn dặm http://tapchisuckhoedoisong.com/3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-5884/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-5884/ [...]]]>

Theo Kidsme, hiện nay có nhiều phương pháp cho trẻ ăn dặm. Mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm riêng, phụ huynh cần tìm hiểu rõ để lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất với con mình.

Ăn dặm kiểu truyền thống (đút bằng thìa)

Với phương pháp này, thực phẩm được xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp, thường là bột dinh dưỡng kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Phụ huynh sẽ đút bằng muỗng, trẻ chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt. 

3-phuong-phap-cho-tre-an-dam

Phương pháp ăn dặm truyền thống. Ảnh: News.

Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia của Medical Daily khuyến cáo kiểu ăn dặm truyền thống bằng cách đút thìa dễ gây tình trạng béo phì và kén ăn ở trẻ sau này. Thường trong giai đoạn tập ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Việc cho bé ăn lượng thực phẩm nhiều sẽ khiến bé dễ béo phì và khó tiếp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Thực phẩm được xay nhuyễn và trộn lẫn khiến trẻ khó phân biệt được mùi vị của từng loại thức ăn. Bé chỉ biết một mùi tổng hợp, khi lớn lên các em sẽ khó hòa nhập vào bữa cơm gia đình. Hơn nữa cha mẹ sẽ khó nhận biết được chính xác đâu là thức ăn mà con thích hoặc loại nào có thể gây dị ứng cho bé. 

Trẻ bị ép ăn thường không cảm thấy thoải mái, thậm chí gây ra căng thẳng và tâm lý sợ hãi trong bữa ăn, từ đó dẫn đến biếng ăn và sợ nhiều món ăn. Phụ huynh muốn con ăn nhiều thường “dụ” trẻ bằng cách đưa đi chơi, xem tivi, chơi điện thoại, điều này vô tình tạo ra một thói quen ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và hứng thú ăn uống của trẻ.

Ăn dặm tự chỉ huy (baby led weaning)

Các bà mẹ Tây không xay nhuyễn thực phẩm, không dùng thìa đút cho con ăn mà cho bé tự ăn. Với phương pháp này, thực phẩm được chế biến sao cho bé dễ dàng cầm tay, bốc ăn được. Mẹ sẽ chuẩn bị các món đầy đủ dinh dưỡng và bày lên mâm để trước mặt bé. Nhiệm vụ của trẻ là tự cầm lên và ăn, người lớn chỉ cần hướng dẫn cho bé cách cầm và đưa thức ăn lên miệng như thế nào.

3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-1

Trẻ ăn dặm tự chỉ huy. Ảnh: News.

Phương pháp này có ưu điểm là trẻ hoàn toàn chủ động trong việc ăn uống. Bé có thể tự chọn thức ăn trên mâm và tự quyết định ăn bao nhiêu, dùng món nào. Khi đó các em có cơ hội khám phá nhiều dạng thực phẩm, màu sắc, mùi vị, và thành phần của từng loại riêng biệt. Từ đó mang lại cho bé sự thích thú trong ăn uống, thái độ cũng tích cực hơn.

Bé nào học cách tự ăn từ sớm đều có xu hướng dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và dùng được đa dạng thực phẩm trên bàn ăn gia đình. Hơn nữa, khi được chủ động tiếp xúc với thực phẩm thô từ sớm, bé sẽ được khuyến khích chọn lựa những món ăn lành mạnh, nhờ đó tránh được bệnh béo phì.

Nhược điểm của kiểm ăn dặm tự chỉ huy bộc lộ ở giai đoạn bắt đầu làm quen, hầu như trẻ không ăn ngay mà chỉ chơi đùa, quăng ném, chỉ nếm thử một chút. Phụ huynh thường cảm thấy “ức chế” khi thấy hầu hết thức ăn của trẻ nằm dưới sàn nhà, trong khi lượng dinh dưỡng bé hấp thụ vào rất ít. Hơn nữa trẻ dễ bị nghẹn hóc khi phải nhai một số món ăn dai, cứng, ví dụ như thịt, dù đã nấu chín. Do vậy, cha mẹ cần kiên trì, để ý sát đến con và bình tĩnh xử lý khi có sự cố xảy ra.

Ăn dặm với túi nhai và bình bóp

Hiện nay nhiều bà mẹ hiện đại chọn phương pháp cho con ăn dặm bằng túi nhai silicon hoặc bình bóp chống hóc. Họ cho các thức ăn dạng thô như trái cây, rau củ, thịt, cá làm mềm vào trong túi chứa (ti nhai) silicon có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa cho bé tự cầm nhai. Còn bình bóp dùng cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.

3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-2

Trẻ ăn dặm bằng túi nhai. Ảnh: Kidsme.

Phương pháp này có ưu điểm là thực phẩm nằm trong túi nhai không bị rơi vãi. Túi mềm dẻo không làm đau lưỡi và nướu, đồng thời kích thích bé nhai nhiều hơn mà không lo bị hóc. Mẹ biết chính xác lượng thực phẩm mà bé đã ăn và không phải tốn nhiều thời gian dọn dẹp thức ăn bị vương vãi. Túi cũng dễ dàng rửa sạch bằng xà phòng hay luộc trong nước sôi.

Trẻ ở giai đoạn mọc răng luôn cảm thấy khó chịu, mẹ có thể tận dụng túi nhai như một công cụ làm dịu nướu bằng cách cho các loại trái cây đông lạnh như dâu, xoài hay bơ vào và đưa cho bé gặm. Cách này giúp xoa dịu nướu và giảm đau rất hiệu quả.

Tuy tiện lợi, song túi nhai hoặc bình bóp không thể hoàn toàn thay thế phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Khi dùng túi nhai, trẻ không trực tiếp cầm vào thức ăn nên không cảm nhận được sự cứng mềm, nóng lạnh, ướt hay khô của thực phẩm. Ví dụ như để cầm được hạt đậu Hà Lan thì bé cần dùng các ngón tay một cách khéo léo hơn. Khi nhai với túi nhai, lưỡi bé sẽ chỉ cảm nhận bề mặt ti silicone là chính, mặc dù bé có thể ngửi được mùi và nếm được vị của món ăn, nhưng lưỡi không cảm nhận trực tiếp độ cứng, mềm, dai và những góc cạnh khác nhau của từng loại thực phẩm. 

Đối với những món ăn dai và cứng hơn, chẳng hạn thịt đã nấu chín, đọt rau muống, bông cải, bé khó có thể nhai nhuyễn hết, nhiều phần xác thức ăn sẽ đọng lại bên trong túi nhai. Vì thế nên nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng bị bỏ sót trong túi mà không hấp thu hết được. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách cắt thật nhỏ thực phẩm, lựa rau lá non hoặc thái nhỏ cho vào túi nhai. Như vậy trẻ vẫn có thể nhai kỹ để lấy thức ăn mà giảm thiểu lượng thực phẩm còn sót lại trong túi.

Lưu ý: khi áp dụng phương pháp ăn dặm bằng túi nhai, mẹ cần để ý và cảm nhận khả năng nhai của bé để điều chỉnh cho phù hợp, nên cho ăn thực phẩm mềm trước rồi mới đến cứng.

Thi Trân

]]>
Các loại nước uống không tốt cho trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-loai-nuoc-uong-khong-tot-cho-tre-nho-3972/ Thu, 19 Jul 2018 08:09:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-loai-nuoc-uong-khong-tot-cho-tre-nho-3972/ [...]]]>

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nếu bú mẹ hoàn toàn thì không cần cho trẻ uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi khi bị còi xương hoặc đi ngoài phân táo bón thì cũng có thể cho uống thêm 100-200 ml mỗi ngày.

Trẻ 6-12 tháng nhu cầu nước 100 ml trên mỗi cân nặng một ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu trẻ uống được 600 ml sữa cần bổ sung 200 ml mỗi ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội nước quả tươi, nước rau luộc…

Nước ngọt có ga, nước khoáng đều không tốt cho trẻ. Ảnh: US. 

Nước ngọt có ga, nước khoáng đều không tốt cho trẻ. Ảnh: US. 

Trẻ hơn một tuổi, nặng 10 kg cần một lít nữa mỗi ngày (kể cả sữa), trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg cân nặng thêm 50 ml.

Có thể ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :

Lượng nước uống (ml) = 1000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10).

Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1000 ml + (3 x 50ml) = 1150 ml, nếu trẻ uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1150-500 = 650 ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên lượng nước uống bằng người lớn: 2- 2,5 lít mỗi ngày.

Dưới đây bác sĩ Lê Thị Hải chỉ ra một loại nước trẻ nên hạn chế hoặc không nên dùng:

Nước khoáng

Nó chứa các chất khoáng như natri, kali, canxi, magie… Vì có thêm các chất khoáng nên cần phải dùng loại nước này đúng lúc, đúng đối tượng, không được sử dụng bừa bãi. Với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên dùng loại nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao để pha sữa. Lý do chức năng thận của trẻ còn yếu không đào thải được chất khoáng dư thừa ra khỏi cơ thể. Những chất khoáng dư thừa sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loại nhịp tim, tăng huyết áp, phù…

Các loại nước ngọt có ga

Không nên uống vì có thể gây thừa cân béo phì, hoặc đầy bụng biếng ăn ở trẻ em vì cung cấp calo rỗng.

Các loại nước ép quả công nghiệp

Chúng có nhiều đường, hàm lượng chất khoáng và vitamin ít không tốt cho sức khoẻ, uống nhiều dẫn đến thừa cân béo phì.

Cà phê, các loại nước tăng lực

Không được dùng cho trẻ uống.

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi bạn uống nước ngọt

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi bạn uống nước ngọt

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi bạn uống nước ngọt

Hà An

]]>