trẻ sơ sinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 01 Sep 2018 14:35:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trẻ sơ sinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-uon-van-tre-so-sinh-15747/ Sat, 01 Sep 2018 14:35:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-uon-van-tre-so-sinh-15747/ [...]]]>

Nếu sản phụ sinh con tại nhà hoặc ở cơ sở y tế tuyến đầu hay trẻ bị đẻ rơi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thì nguy cơ bị mắc uốn ván là điều khó tránh khỏi.

Đặc điểm bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra một loại ngoại độc tố mà các nhà khoa học đã tách ra về mặt hóa học gồn hai thành phần, một thành phần có tác dụng gây tan máu gọi là tetanolysin không có ý nghĩa lâm sàng và một thành phần gây co giật các cơ gọi là tetanospasmin; thực tế các triệu chứng cơ bản của bệnh uốn ván là do tetanospasmin gây ra. Độc tố này tan trong nước, bị phá hủy khi đun nóng lên 70oC, có độc lực rất mạnh; chỉ cần một liều nhỏ khoảng 1/50.000ml là cũng đủ làm chết một con chuột. Thực nghiệm cho thấy độc tố đi từ vết thương có trực khuẩn uốn ván qua máu hoặc bạch huyết vào các trục của dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào các trung tâm thần kinh. Các nhà khoa học đều nhận thấy ái tính cao của độc tố uốn ván với tế bào thần kinh và khi độc tố đã bám vào tế bào thần kinh thì không thể tách ra được, điều này là cơ sở rất quan trọng trong điều trị.

Phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinhTrực khuẩn uốn ván Clostridium tetani

Trong uốn ván rốn trẻ sơ sinh, trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể của trẻ ở rốn qua vết cắt bằng dụng cụ có mang nha bào uốn ván như dao, kéo hoặc do bông băng không được tiệt trùng tốt. Thực tế đã ghi nhận có trường hợp cắt rốn bằng kéo không tiệt trùng kỹ hoặc chỉ ngâm nước nóng khoảng 5 – 10 phút; cắt rốn bằng que nứa, liềm cắt cỏ hoặc dao bổ cau trầu… Mặc dù trực khuẩn uốn ván đã được phát hiện từ lâu nhưng bệnh uốn ván vẫn còn lưu hành là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta bệnh uốn ván rốn vẫn còn gặp ở vùng nông thôn, miền núi do điều kiện tiệt trùng kém khi hỗ trợ sinh sản, thậm chí xử trí can thiệp không bảo đảm yêu cầu vệ sinh ở những trẻ bị đẻ rơi.

Triệu chứng lâm sàng và tiến triển bệnh

Về lâm sàng, uốn ván trẻ sơ sinh có thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 5 – 12 ngày, đôi khi các triệu chứng xuất hiện sớm vào ngày thứ 2 hoặc muộn hơn đến ngày thứ 18. Bệnh khởi đầu với triệu chứng cứng hàm do cơ hàm bị co cứng, trẻ không há được miệng để bú sữa. Cứng hàm là triệu chứng quan trọng với đặc điểm cứng hàm liên tục và tăng lên khi làm há miệng trẻ bằng đè lưỡi. Sau đó các cơ mặt, cổ, lưng, tứ chi đều trong trạng thái co cứng; trẻ nằm cứng đờ, tay nắm chặt, chân duỗi thẳng, nét mặt đau khổ đặc biệt với dấu hiệu trán nhăn, môi chúm lại, hai mép bị kéo lên trên. Trong tình trạng cứng đờ, trẻ có những cơn kịch phát gây co giật, thở không đều, da tím tái. Các cơ co giật có thể ngắn hoặc dài, nhanh hoặc chậm. Những cơn kịch phát này có thể gây ngừng thở nếu không được cấp cứu kịp thời. Những cơn kịch phát tự nhiên xuất hiện thường do sự kích thích của tiếng động, ánh sáng… Ngoài các triệu chứng chính đã nêu, đa số trường hợp trẻ đều bị sốt; một số có thể sốt trên 41oC, một số khác lại có thân nhiệt xuống dưới 35oC và những rối loạn thân nhiệt như vậy có tiên lượng xấu. Đồng thời rốn bao giờ cũng bị nhiễm trùng nên ướt, chảy nước vàng hoặc có mủ; một số trẻ có triệu chứng viêm tấy đỏ. Về xét nghiệm, do tình trạng nhiễm khuẩn rốn nên bạch cầu máu tăng, nhất là tăng bạch cầu đa nhân trung tính; việc xét nghiệm tìm trực khuẩn uốn ván ở rốn không cần thiết.

Về tiến triển bệnh, nếu có diễn biến tốt thì các cơ co giật và triệu chứng cứng hàm ở trẻ sẽ giảm dần, miệng có thể há ra dần. Bệnh kéo dài trung bình khoảng 3 – 4 tuần nhưng triệu chứng tăng trương lực cơ có thể kéo dài hơn 1 tháng. Trường hợp có diễn biến nặng, có thể có biến chứng như viêm phế quản phổi, suy dinh dưỡng; nếu tiến triển xấu sẽ dẫn đến tử vong. Mặc dù hiện nay có những tiến bộ của y học hiện dại nhưng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh vẫn là loại bệnh gây tử vong cao, chiếm tỉ lệ khoàng 30 – 80% các trường hợp. Trẻ thường tử vong trong khoảng 3 đến 6 ngày đầu ở bệnh viện do các cơn co giật làm ngừng thở. Những yếu tố có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tiên lượng là nếu thời gian ủ bệnh ngắn thì tỉ lệ tử vong càng cao; những trẻ có biểu hiện triệu chứng uốn ván sau 7 ngày thường có tỉ lệ sống cao hơn trẻ có thời gian ủ bệnh dưới 7 ngày; đồng thời cơn kịch phát co giật càng nhiều và càng dài thì trẻ càng có nguy cơ ngừng thở nên tiên lượng xấu; ngoài ra trẻ có sự rối loạn thân nhiệt với nhiệt độ thấp dưới 35oC hoặc quá cao khoảng 40 – 41oC cũng đều có tiên lượng xấu.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Chẩn đoán bệnh uốn ván sơ sinh chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng thực thể như cứng hàm, co cứng toàn thân, co giật từng cơn với dấu hiệu ngạt thở và nét mặt đau đớn rất đặc biệt của trẻ. Trong trường hợp không điển hình, chẩn đoán phải phân biệt với các bệnh lý gồm: xuất huyết não và màng não xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi sinh, trẻ co giật, tím tái, ngừng thở nhưng không cứng hàm liên tục, không có nét mặt đau khổ… Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh với biểu hiện trẻ không bị cứng hàm ngoài cơn co giật, cần tìm ổ nhiễm khuẩn với các triệu chứng màng não như thóp phồng, cổ cứng, dấu hiệu Kernig. Bệnh Tetani ở trẻ sơ sinh với biểu hiện cơn co giật, có dấu hiệu Chvosteck, trường hợp nghi ngờ phải xét nghiệm canxi huyết. Bị dị tật khớp hàm làm cho trẻ không há miệng được nhưng trường hợp này ít gặp.

Điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh nhằm mục đích trung hòa độc tố uốn ván còn lưu hành ở trong máu, săn sóc trẻ sơ sinh trong thời gian độc tố còn bám vào tổ chức thần kinh, điều trị vết thương rốn có trực khuẩn uốn ván gây bệnh. Chủ yếu việc điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh bao gồm các phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị cơn co giật, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Điều trị đặc hiệu bằng cách tiêm huyết thanh chống uốn ván. Có hai loại huyết thanh là huyết thanh chống uốn ván lấy từ người với ưu điểm không gây phản ứng, tồn tại lâu, tiêm từ 5.000 – 10.000 đơn vị và huyết thanh chống uốn ván lấy từ huyết thanh ngựa được dùng rộng rãi hơn với liều lượng tiêm từ 10.000 – 20.000 đơn vị; huyết thanh chống uốn ván thường được tiêm dưới da hay tiêm bắp thịt.

Điều trị các cơn co giật có vai trò khá quan trọng vì các cơ co giật có thể gây tử vong đột ngột. Có thể dùng các thuốc an thần và giãn cơ như: Penthobarbital và Secobarbital tiêm tĩnh mạch để làm giãn cơ bắp, sau đó dùng Barbiturate có tác dụng lâu như Phenobarbital. Dùng Meprobamate làm tăng tác dụng của Barbiturate. Có thể cho thêm Chlorpromazine hoặc siro Chloral uống và Diazepam, cần theo dõi chặt chẽ vì thuốc Hydrate Chloral có tác dụng ức chế hô hấp. Lưu ý phải bảo đảm thường xuyên làm thông đường thở. Trường hợp nhẹ, dùng một hoặc hai loại thuốc an thần như Chlorpromazine,  Diazepam; nếu có dấu hiệu suy hô hấp phải đặt nội khí quản, mỗi giờ cần hút đờm dãi cho đến khi giai đoạn cấp tính vượt qua. Đối với trường hợp nặng, theo một số nhà khoa học phải đặt nội khí quản lúc đầu, sau đó mở khí quản đặt ống thông để thông khí cho cả hai phổi; phương pháp điều trị phải được một tập thể bác sĩ lành nghề theo dõi chặt chẽ.

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng cần được quan tâm, phải đặt trẻ trong lồng ấp có nồng độ oxy và nhiệt độ thích hợp; nếu không có lồng ấp phải đặt trẻ trong một phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. Không nên lay động hoặc bế ẳm trẻ để tránh các cơ co giật. Trong giai đoạn đầu nếu trẻ co giật nhiều thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, bảo đảm nhu cầu về nước, điện giải và các chất dinh dưỡng; khi trẻ đỡ co giật nên cho trẻ ăn sữa mẹ qua ống thông mũi-dạ dày số lượng khoảng 50ml với 8 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, nên đặt ống thông mũi-dạ dày ngay sau khi vào bệnh viện để có thể bơm sữa mẹ và cho uống thuốc kháng sinh, vitamin…

Phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinhTiêm chủng vắcxin cho người mẹ để phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh là biện pháp hiệu quả

Điều trị vết thương ở rốn bằng cách rửa sạch rốn nhiễm trùng với nước oxy già và dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ có tác dụng kiềm chế trực khuẩn uốn ván nhưng không kiềm chế được việc sản xuất độc tố của vi khuẩn, đồng thời kháng sinh cũng có thể điều trị được tình trạng bội nhiễm.

Các biện pháp phòng bệnh

Biện pháp cơ bản nhất để phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh là cần tăng cao chi phí cho việc chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván; phải loại trừ một số tập quán, thói quen sinh đẻ, đỡ đẻ phản khoa học; cần cải thiện điều kiện vệ sinh của các cơ sở y tế ở tuyến đầu nhất là phòng sinh của các nhà hộ sinh. Đồng thời cần trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định của ngành y tế; phải theo dõi tốt phụ nữ có thai, tránh tình trạng sinh đẻ tại nhà và trường hợp đẻ rơi; phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để có nữ hộ sinh lành nghề; tiêm chủng vắcxin đầy đủ cho trẻ em, đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván ngoài việc tiêm huyết thanh chống uốn ván cần tiêm giải độc tố uốn ván; lưu ý trong tuần lễ thứ 4 đến tuần lễ thứ 6 phải tiêm lần thứ hai và sau đó tiêm lần thứ ba lúc đó mới có miễn dịch chắc chắn phòng bệnh uốn ván. Ngoài ra phải tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván cho sản phụ vì người mẹ có thể truyền cho thai nhi miễn dịch chống uốn ván, một số nhà khoa học đã đề xuất tiêm cả giải độc tố cho người mẹ; phương pháp này tỏ ra an toàn và có hiệu quả; các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên tiêm 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm càng lớn càng tốt, các kháng thể của người mẹ truyền sang con qua nhau thai sẽ tăng nếu khoảng cách giữa hai lần tiêm càng dài; đối với sản phụ chưa lần nào tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván thì tốt nhất là tiêm lần thứ nhất vào tháng thứ ba đến tháng thứ năm của thời kỳ thai nghén, lần thứ hai vào tháng thứ sáu hoặc tháng thứ bảy; tuy nhiên lần thứ nhất có thể tiêm muộn hơn nhưng lần thứ hai phải tiêm trước ngày sinh khoảng 2 tuần.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Để ngăn ngừa bệnh uốn ván trẻ sơ sinh có hiệu quả, cần tiêm vắcxin phòng bệnh với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lịch tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định: Tiêm lần nhứ nhất (mũi tiêm 1) cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm cho sản phụ có thai lần đầu. Tiêm lần thứ hai (mũi tiêm 2) ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất hoặc tiêm cho sản phụ mang thai trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Tiêm lần thứ ba (mũi tiêm 3) ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ hai hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ tư ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ ba hoặc kỳ có thai lần sau. Tiêm lần thứ năm (mũi tiêm 5) ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ tư hoặc kỳ có thai lần sau. Lưu ý nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

 

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-coi-xuong-o-tre-so-sinh-13276/ Tue, 31 Jul 2018 14:59:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-coi-xuong-o-tre-so-sinh-13276/ [...]]]>

Hoàng Thúy Hằng (Yên Bái)

Ngày nay, nhiều phụ nữ vẫn kiêng sau sinh quá kỹ như kiêng ra ngoài nắng, kiêng tắm, phòng ngủ phải kín gió, không có ánh sáng… Chế độ ăn của mẹ phải kiêng tôm, cua, ăn khô… Việc kiêng nhiều loại thực phẩm khiến sữa mẹ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D. Đây là những nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị mắc bệnh còi xương sớm. Bệnh có thể xuất hiện ở tuần thứ 2 sau khi sinh. Biểu hiện của bệnh thông thường là hạ canxi máu, thể hiện bằng các triệu chứng: Trẻ giật mình và quấy khóc khi đang ngủ. Các cơn co thắt kéo dài làm bé khan tiếng, ngạt thở và có thể ngừng thở ngắn. Khi thở, có tiếng rít nhẹ. Dễ bị ọc sữa khi bú. Đi tiểu và tiêu són nhiều lần trong ngày. Nặng hơn, có thể xuất hiện những biến dạng xương như bẹp hộp sọ do tư thế nằm. Nếu nằm ngửa, bé sẽ bẹp vùng dưới đỉnh đầu. Nếu nằm nghiêng, bé sẽ bị bẹp một bên thái dương. Do hộp sọ của bé còn mềm, não lại phát triển nhanh nên những nơi chưa được vôi hóa tốt, hộp sọ sẽ bị đẩy ra ngoài tạo thành bướu.

Để phòng bệnh còi xương sớm sau sinh, cách tốt nhất là bà mẹ hãy thực hiện một nếp sống khoa học chứ không nên kiêng cữ quá nhiều. Mẹ có thể uống thêm sữa, ăn các thực phẩm giàu canxi để bổ sung canxi cho bé thông qua nguồn sữa mẹ. Tắm nắng cho con  hàng ngày 10-15 phút. Khi tắm nắng cho trẻ, cần chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, có nhiều ánh sáng mặt trời (không được ngồi sau cửa kính để tắm nắng vì ánh sáng mặt trời khi chiếu qua kính sẽ mất tác dụng của tia cực tím). Khi trẻ được 6 tháng, nên tập cho con ăn thêm những thức ăn giàu canxi (các loại gan động vật, trứng, bơ, sữa) để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của bé. Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Văn Hào

]]>
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-12978/ Sun, 29 Jul 2018 12:14:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-12978/ [...]]]>

Vì vậy, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh được đặc biệt quan tâm và được đưa vào chương trình giáo dục cho các bà mẹ trước khi sinh.

Giữ cuống rốn sạch và khô

Lúc mới sinh ra trẻ không có vi khuẩn thường trú bảo vệ. Vi khuẩn phát triển ở rốn là từ các nguồn bên ngoài. Nếu trẻ nằm với mẹ, sự phát triển các chủng vi khuẩn ở trẻ hầu hết là từ vi khuẩn thường trú trên da mẹ và ưu thế vẫn là vi khuẩn không gây bệnh.

Sự rụng rốn bình thường xảy ra vào ngày thứ 5-15 sau sinh, nó bắt đầu ở vùng chân rốn, đầu tiên xuất hiện một ít dịch nhầy đục, rất khó phân biệt với mủ rốn do nhiễm khuẩn. Sau khi rốn rụng chất dịch nhầy này vẫn còn được tiết ra cho đến khi rốn lành hẳn sau vài ngày. Đây là phản ứng viêm sinh lý, xung quanh thời điểm rụng rốn, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn rốn nếu chăm sóc rốn không sạch. Các yếu tố làm chậm quá trình rụng rốn là bôi chất kháng khuẩn lên cuống rốn, mổ đẻ và nhiễm khuẩn rốn.

Sau khi rụng rốn, rốn vẫn tiếp tục tiết ra một ít chất nhầy cho đến khi lành hoàn toàn, thường là vài ngày sau khi rụng rốn. Trong thời gian này, rốn vẫn còn dễ bị nhiễm khuẩn mặc dù ít hơn so với 2-3 ngày sau sinh.

Dấu hiệu để nhận biết nhiễm khuẩn rốn là rốn chảy mủ, hôi, có sưng đỏ quanh rốn. Ngoài ra, các dấu hiệu toàn thân trẻ đi kèm là trẻ sốt li bì, quấy khóc, bú kém khi đó sẽ phải nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn rốn.

Quá trình lành vết thương rốn thường xảy ra 5-15 ngày sau sinh.

Quá trình lành vết thương rốn thường xảy ra 5-15 ngày sau sinh.

Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh

Việc chăm sóc rốn sau sinh gồm:

Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Sau đó mặc quần áo sạch cho bé, giữ cho cuống rốn khô sạch bằng cách phủ ra ngoài là quần áo sạch hoặc hiện nay trên thị trường có bán gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt khuẩn, mỗi ngày thay một cái, dùng cái gạc chun quấn nhẹ sau khi đã đặt một miếng gạc sạch vào chỗ rốn đã thấm khô. Tã phải được gấp dưới rốn.

Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng thì nó sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.

Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn rốn

Nhiễm khuẩn rốn thường là do tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Một số trường hợp do trẻ bị uốn ván rốn do khi mang thai bà mẹ không được tiêm phòng uốn ván và việc chăm sóc rốn không vô khuẩn. Biểu hiện rốn đỏ chảy mủ hôi, có quầng đỏ xung quanh rốn, có thể gây chảy máu rốn. Bệnh có thể tiến triển nặng thành nhiễm khuẩn huyết với các biểu hiện: Trẻ ngủ li bì, bú kém, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, có thể bị viêm cơ thành bụng, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn…

Điều trị: Chăm sóc rốn và dùng kháng sinh, nếu do uốn ván rốn cần điều trị thêm kháng độc tố uốn ván; Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc rốn 2 lần một ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn.

Sát trùng cuống rốn bằng các dung dịch sau: nước muối sinh lý để rửa sạch mủ, cồn iode 2-3%, cồn 70 độ; Dùng bông, gạc vô khuẩn thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, lau từ vùng chân rốn, nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn; Lau sạch thuốc sát trùng còn đọng lại ở chân rốn, không đắp gạc hoặc rắc thuốc bột kháng sinh lên rốn. Không được cắt lể da xung quanh rốn.

Cách phòng nhiễm khuẩn rốn: Cho trẻ tiếp xúc da – da với mẹ ngay từ đầu sau sinh, không cách ly mẹ con, nhằm giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da là vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ. Bú sữa mẹ để cung cấp kháng thể chống nhiễm khuẩn; Tiêm phòng uốn ván cho mẹ lúc mang thai để tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy trẻ sốt, bú kém; Rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc chảy máu rốn; Da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ; Rốn rỉ dịch kéo dài sau khi rốn rụng hơn 2 ngày.

Khi dây rốn gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch bị cắt chức năng cung cấp máu của nó bị ngừng đột ngột, cuống rốn sẽ bắt đầu khô, trở nên đen và cứng. Việc tiếp xúc với không khí sẽ thúc đẩy quá trình khô và rụng rốn. Mô chết của dây rốn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt nếu cuống rốn ẩm ướt và do bôi đắp các chất không sạch. Mạch máu rốn vẫn tồn tại vào những ngày sau sinh, thông với dòng máu trong cơ thể trẻ. Cuống rốn là một cửa ngõ thông thương, là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn toàn thân cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, giữ cuống rốn sạch và khô là vấn đề mấu chốt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

TS. Lê Thị Hương

]]>
Cho con bú giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-giam-nguy-co-dot-tu-o-tre-so-sinh-12968/ Sun, 29 Jul 2018 12:13:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-giam-nguy-co-dot-tu-o-tre-so-sinh-12968/ [...]]]>

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy lợi ích của việc cho con bú đối với cả mẹ và bé. Một nghiên cứu gồm 4.700 phụ nữ Hàn Quốc đã chỉ ra mối liên quan giữa cho con bú trong thời gian dài và giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa ở mẹ.

 

Trong nghiên cứu này, các tác giả từ Trường Y Đại học Virginia (UVA) đã phân tích 8 nghiên cứu quốc tế gồm 2.259 trường hợp SIDS và 6.894 trường hợp đối chứng.

Bác sĩ Fern Hauck thuộc Trường Y UVA và Bệnh viện nhi UVA nói: “Cho con bú trong ít nhất 2 tháng giúp giảm khoảng 50% nguy cơ SIDS, trẻ được bú mẹ càng lâu, tác dụng bảo vệ càng lớn. Một kết quả quan trọng khác từ nghiên cứu này là bất kể việc cho con bú một phần hoặc hoàn toàn dường như đều mang lại lợi ích như nhau trong việc giảm nguy cơ SIDS”.

Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu kêu gọi nỗ lực để tăng tỉ lệ trẻ được bú mẹ trên toàn thế giới. Bác sĩ Rachel Moon thuộc Trường Y UVA nói: “Các bà mẹ cần biết rằng, cho con bú trong ít nhất 2 tháng mang lại tác dụng bảo vệ mạnh mẽ chống SIDS. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực để tăng tỉ lệ cho con bú”.

Nghiên cứu được đăng trên tờ Pediatrics số ra tháng 10.

BS P.Liên

(Theo UPI)

]]>
Có chặn được bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-chan-duoc-be%cc%a3nh-huyet-tan-o%cc%89-tre%cc%89-so-sinh-12966/ Sun, 29 Jul 2018 12:13:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-chan-duoc-be%cc%a3nh-huyet-tan-o%cc%89-tre%cc%89-so-sinh-12966/ [...]]]>

Bệnh Rhesus diễn ra thế nào?

Theo y học thì con người có tất cả 4 nhóm máu: A, B, AB hoặc O. Yếu tố Rhesus được gắn thêm vào mỗi nhóm máu, ví dụ: người có nhóm máu A không có yếu tố Rh sẽ là (A-), người có nhóm máu A có yếu tố Rh thì là (A+). Các gene được kết nối với nhau theo cặp. Những ông bố có nhóm máu dương có thể mang một gene dương và một gene âm. Vì dương chiếm ưu thế nên nhóm máu của những ông bố này được phân loại là dương. Con cái của những người này sẽ có cơ hội tương đương 50:50 là dương hoặc âm. Nhưng nếu người bố có hai gene dương thì tất cả các con của ông sẽ là Rh-dương.

Khi người mẹ có Rh-âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh-dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch. Trong suốt thai kỳ khỏe mạnh bình thường, cho đến khi sinh, thông thường sẽ không có tình huống máu mẹ và máu con tiếp xúc hòa lẫn với nhau. Tuy nhiên, ngoài quá trình chuyển dạ sinh con, cũng có những lúc tình huống này có thể xảy ra. Chẳng hạn: Những bà mẹ có Rh-âm bị chảy máu âm đạo trong quá trình mang thai hoặc những người đã từng đình chỉ thai vẫn có khả năng phơi nhiễm máu Rh-dương của thai nhi. Cũng giống như cách mà một người bị dị ứng với thức ăn nào đó có phản ứng chống lại thức ăn đó, ở đây, cơ thể của người mẹ sẽ phản ứng với các kháng nguyên lạ đến từ máu của đứa con. Khi đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể, gọi là kháng thể anti-D để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh-dương của em bé xâm nhập vào các hệ thống của cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh-dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh huyết tán.Trẻ bị tan huyết bẩm sinh có máu bị thiếu hồng cầu (ảnh minh họa).

Trẻ bị tan huyết bẩm sinh có máu bị thiếu hồng cầu (ảnh minh họa).

Điều trị bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh

Các em bé bị bệnh này sinh ra sẽ bị thiếu máu và vàng da, nghĩa là, chúng dự trữ sắt không đầy đủ và có nồng độ bilirubin trong máu cao. Những em bé này thường phải được truyền máu để giữ cho lượng dự trữ sắt ở mức bình thường và thay máu sẽ giúp loại bỏ các kháng thể anti-D và các tế bào hồng cầu mới sẽ có thể hoạt động như bình thường.

Trẻ sơ sinh bị bệnh huyết tán cũng có thể cần điều trị bằng đèn chiếu và giám sát chặt chẽ nồng độ sắt và bilirubin trong máu. Lượng bilirubin cao có thể vượt qua máu di chuyển đến não và gây tổn thương não.

Điều gì xảy ra với em bé?

Nếu người mẹ có Rh-âm kết hợp với người cha cũng có Rh-âm thì khi thụ thai, em bé sẽ không có vấn đề gì. Em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh-âm nên không có việc sản xuất kháng thể. Tương tự, khi người mẹ có Rh-dương thụ thai một em bé với một người đàn ông có Rh-âm thì cũng không có vấn đề gì xảy ra. Nếu người mẹ có nhóm máu âm, điều này sẽ được ghi vào hồ sơ và sau đó, vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ sẽ được xét nghiệm máu lại để xem đã có kháng thể hay chưa.

Có ngăn chặn được bệnh?

Bệnh Rhesus có thể được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh-âm được tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti-D, trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Nó sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh-dương có khả năng gây ra các vấn đề cho những lần mang thai tiếp theo. Mặc dù vậy, với các bà mẹ có Rh-âm thì việc xét nghiệm máu để xác định mức độ kháng thể anti-D sẽ được thực hiện định kỳ trong suốt các thai kỳ tiếp theo.

BS. Nguyễn Kim Dung

]]>
Tắm thế nào tốt cho trẻ sơ sinh? http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-the-nao-tot-cho-tre-so-sinh-11094/ Wed, 25 Jul 2018 08:56:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-the-nao-tot-cho-tre-so-sinh-11094/ [...]]]>

Về nhà, chị tôi lo lắng nhất là tắm cho bé thế nào? Tôi muốn giúp chị nhưng cũng không biết tắm thế nào cho đúng, không gây hại gì cho bé. Mong quý báo tư vấn sớm. Xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Hà (Hòa Bình)

Trong tuần đầu tiên và sau này, bạn có thể dùng phương pháp lau người đơn giản bằng cách dùng một khăn mềm nhúng vào nước ấm và lau sạch từng phần của cơ thể bé. Ngoài ra, bạn có thể cho bé tắm chậu. Không cần phải đợi cho đến khi dây rốn khô và tự rụng hay vết thương lành lặn hoàn toàn, bạn mới cho bé tắm ngập trong chậu nước. Thực tế, tắm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Hơn thế, cách tắm này còn giúp cơ thể bé không bị mất nhiệt. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ phòng tắm và chậu nước tắm luôn ấm. Mặc dù một số bậc phụ huynh rất thích tắm bé hằng ngày để đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối nhưng đối với trẻ sơ sinh, việc này lại không hoàn toàn cần thiết. Cho đến khi bé biết trườn bò… thì việc tắm rửa mới cần nhiều hơn 1 – 2 lần/tuần. Vì thế, chỉ cần làm vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay bỉm hay đại tiện là cơ thể bé đã hoàn toàn sạch sẽ.

Tắm thế nào tốt cho trẻ sơ sinh?

Tuy nhiên, vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao thì tắm nước ấm hằng ngày lại có tác dụng làm mát cơ thể và giúp bé thoải mái. Việc lạm dụng các chất làm sạch hoặc kỳ cọ quá mức đều gây hại cho làn da mỏng manh của bé. Chỉ cần các loại nước tắm có độ pH dịu nhẹ hay xà phòng trung tính được chứng minh là an toàn và nên sử dụng với liều lượng vừa phải trong những tuần đầu bé vừa chào đời.

Cần tắm cho trẻ sơ sinh ở nơi kín, tránh gió lùa. Thời điểm tắm khoảng 10 giờ – 11 giờ sáng hoặc 3 giờ – 4 giờ chiều. Lúc đó trời còn sáng, không khí sẽ ấm hơn, bé ngâm mình trong nước cũng không sợ lạnh. Không nên tắm cho bé vào lúc sáng sớm và  chiều muộn hoặc giữa trưa. Với các bé sơ sinh, thời gian tắm chỉ từ 4 – 5 phút/lần tắm. Nhiệt độ nước tắm của các bé thông thường là 36 độ C. Mẹ có thể sắm riêng cho bé một nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm cho chuẩn. Nếu không, mẹ chỉ cần nhúng khuỷu tay của mẹ xuống chậu nước tắm. Nếu mẹ thấy nước không nóng hay không lạnh quá, vừa phải là được. Tuyệt đối không nên thử nước bằng ngón tay  mẹ vì thông thường, nước ấm vừa tay mẹ sẽ là quá nóng so với da bé. Bao giờ mẹ cũng thử nước trước khi cho bé vào chậu/bồn tắm. Vào mùa hè, mẹ có thể hạ nhiệt độ nước tắm của bé thấp hơn một chút. Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi tắm cho bé: quần áo, khăn lau, khăn tắm, kem bôi da. Sau khi cởi quần áo, thả ngay bé vào chậu tắm, giữ bé bằng tay gồm cả phần đầu và gáy, lưng sao cho phần mặt bé nổi trên mặt nước. Có thể cho bé đạp chân, đạp tay vào nước thoải mái. Sau khi tắm xong phần đó, mẹ lật bé nằm úp, tay mẹ giữ vào phần cằm và ức của con. Khi tắm cho bé, nên rửa mặt trước, rồi chuyển dần xuống vùng mông. Gội đầu cho bé để sau cùng. Nhấc bé lên khỏi mặt nước, mẹ phải quấn và lau khô cho bé ngay, tránh bị nhiễm lạnh.

BS. Kim Oanh

]]>
Phát hiện sớm rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-roi-loan-chuyen-hoa-o-tre-so-sinh-10898/ Wed, 25 Jul 2018 08:22:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-roi-loan-chuyen-hoa-o-tre-so-sinh-10898/ [...]]]>

Ai cũng mong muốn con mình được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau, có một số trẻ sinh ra bị một số dị tật bẩm sinh tiềm tàng, trong đó một vài rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nếu được phát hiện sớm sẽ có thể khắc phục được, vì thế test sàng lọc bẩm sinh là rất cần thiết.

Thế nào là rối loạn chuyển hóa bẩm sinh?

Sau 8 tuần đầu tạo cơ quan của thai kỳ sẽ đến giai đoạn các cơ quan đã được tạo ra thực hiện những chức năng của mình. Trong đó sự chuyển hóa vật chất có vai trò quan trọng. Mỗi tuần có sự tham gia của mỗi enzym đặc hiệu. Enzym có bản chất là protein, được tạo ra trong quá trình tổng hợp protein dưới sự kiểm soát của gen hoặc những gen đặc hiệu.

Lấy máu gót chân để xét nghiệm tầm soát cho trẻ sơ sinh.

Lấy máu gót chân để xét nghiệm tầm soát cho trẻ sơ sinh.

Do một lý do nào đó, nếu gen bị đột biến thì sẽ dẫn đến sự rối loạn về số lượng hoặc chất lượng của enzym do gen kiểm soát, do vậy quá trình chuyển hóa bị rối loạn ở các khâu mà gen bị đột biến và gây hậu quả nghiêm trọng (khuyết tật, bệnh chuyển hóa). Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh dẫn đến thừa một số chất đồng thời có thể thiếu một số chất khác, hơn nữa lại có thể xuất hiện những chất mới vốn không có và không cần cho cơ thể nên gây bệnh.

Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thường di truyền do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể bình thường, trừ một số ít trường hợp do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X. Phát hiện những trẻ không biểu hiện bệnh nhưng mang gen bệnh (gen lặn) là biện pháp quan trọng để phòng chống các bệnh này. Chính vì vậy việc tiến hành các xét nghiệm sàng lọc ở các trẻ mới sinh ra để khắc phục hậu quả.

Các xét nghiệm sàng lọc có thể thực hiện

Xét nghiệm TSH: TSH là một nội tiết tố có thể sinh ra từ tuyến yên, nó kích thích sự tiết thyroxin T4 của tuyến giáp giúp cho sự tăng trưởng của cơ thể nhất là sự tăng trưởng của não bộ. Mục đích của xét nghiệm này là để phát hiện bệnh thiểu năng truyến giáp bẩm sinh, một bệnh làm cho đứa trẻ bị lùn về chiều cao và thiểu năng về trí tuệ.

Xét nghiệm máu vào ngày thứ 3-5 sau sinh (vì 1-2 ngày sau sinh TSH còn cao do ảnh hưởng của nội tiết tố người mẹ truyền cho). Nếu không phát hiện và điều trị sớm trong 3 tháng đầu sau sinh thì trẻ sẽ bị chậm phát triển tinh thần vĩnh viễn (gặp ở 1/6.000 trẻ mới sinh).

Xét nghiệm men G6PD: bằng cách xét nghiệm máu sau sinh G6PD là một loại men nằm trong hồng cầu, giúp cho việc sử dụng glucose và các chất ôxy hóa giúp bảo vệ sự nguyên vẹn của hồng cầu. Mà hồng cầu là một thành phần quan trọng trong dòng máu của người, nếu thiếu hồng cầu sẽ bị thiếu máu. Vì thế làm xét nghiệm này mục đích để phát hiện đứa trẻ có bị thiếu G6PD hay không.

Nếu thiếu men G6PD người bệnh có thể bị vỡ hồng cầu nhất là khi mắc phải một số bệnh như nhiễm khuẩn hoặc dùng các thuốc: chloramphenicol, sulfonamide, aspirin, nitrofurantome, quini…

Xét nghiệm PKU: Guthrie test là thử nghiệm vùng phát hiện chứng đái ra chất phenylxeton (gặp ở 1/13.000 trẻ mới sinh). Tiến hành thử nghiệm máu vào ngày thứ 3 sau khi trẻ đã bú sữa 48 giờ (thường thì với kết quả ở ngày thứ 3 là bình thường) bằng cách chích một vài giọt máu ở gót chân rồi dùng một giấy thấm riêng để định lượng. Nếu tăng cao trong máu (lượng phenylalaime là >= 4mg/100ml) là (+) dương tính.

Điều trị bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn chứa ít phenylalamine.

BS. Phạm Thị Thục

]]>
Trẻ sơ sinh vàng da, khi nào là nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-so-sinh-vang-da-khi-nao-la-nguy-hiem-10692/ Wed, 25 Jul 2018 07:59:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-so-sinh-vang-da-khi-nao-la-nguy-hiem-10692/ [...]]]>

Nguyễn Thị Lan Anh ([email protected])

Vàng da có vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý là vàng da mức độ nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và thường biến mất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và ở trẻ sinh non thì chậm hơn và kéo dài hơn. Thường thì người ta chỉ xác định vàng da sinh lý bằng cách loại trừ các nguyên nhân đã biết gây vàng da dựa vào cách xuất hiện triệu chứng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn không bị thiếu máu, nhiễm khuẩn, phân nước tiểu bình thường, vàng da nhẹ kéo dài có thể nghĩ đến vàng da do sữa mẹ. Nguyên nhân do một chất nội tiết tố của mẹ truyền qua sữa, thường gặp 10% bà mẹ cho con bú, 70% bà mẹ có con sinh lần đầu bú mẹ bị vàng da. Vàng da do sữa mẹ thường xuất hiện từ ngày thứ 5 sau sinh, nhưng cũng có thể xảy ra sau vàng da sinh lý. Vàng da kéo dài khoảng 4-6 tuần nhưng không ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và vận động của trẻ. Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng tốt, đại tiện phân vàng, nước tiểu trong, gan lách không to. Sau 4-6 tuần trẻ sẽ hết vàng do sự cân bằng nội tiết của mẹ. Tuy nhiên cần phân biệt vàng da bệnh lý: nếu vàng da xuất hiện ngay trong 24 giờ đầu sau sinh; vàng da vẫn tồn tại sau 1 tuần kèm theo trẻ ngủ lịm, bú kém… thì nhất thiết cần đưa trẻ đi khám.

BS. Kim Oanh

]]>
Tư thế thích hợp của trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-the-thich-hop-cua-tre-so-sinh-10034/ Wed, 25 Jul 2018 04:58:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-the-thich-hop-cua-tre-so-sinh-10034/ [...]]]>
  • Duy trì cảm giác giới hạn và đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Tránh biến dạng ở đầu.
  • Giúp trẻ phát triển đồng đều cả hai bên cơ thể .
  • Tránh sự hình thành và ứ đọng dịch tiết (đặc biệt với trẻ ốm.)

 

Tư thế nằm ngửa:

Nằm ngửa là tư thế tự nhiên

Cách đặt trẻ:

  • Hai tay mở ngang, cẳng tay và bàn tay hướng lên trên đầu, cuộn một chiếc khăn tắm lớn tạo thành ổ cuốn, gấp khăn mỏng làm gối đặt dưới vai trẻ (không đặt ở đầu) để đường thở của trẻ được thẳng.

  • Đặt trẻ vào ổ sao cho ổ cuốn ôm sát vào trẻ, đặt chân của trẻ gập sát thân mình và bàn chân của trẻ chạm vào mặt trong của vòng khăn, tay trẻ đặt ở giữa ngực và gần với mặt như nằm trong bụng mẹ.

 

Tư thế nằm ngửa

 

Ưu điểm :

  • Giúp trẻ toàn thân thư giãn, thả lỏng, tạo cảm giác thoải mái.

  • Tạo cảm giác an toàn khi nằm ngửa mũi miệng của trẻ không gặp các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp.

  • Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, đường ruột và bàng quang.

  • Thuận tiện chăm sóc

Nhược điểm

  • Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu trẻ dễ bị bẹp.

  • Ở tư thế này, độ an toàn cho sức khoẻ của trẻ cao, nhưng khi nằm ngửa không có vật gì chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa.

Khi trẻ bị ngạt mũi (viêm đường hô hấp trên) không nên để trẻ nằm ngửa.

Tư thế nằm nghiêng:

Đây là tư thế đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng các bậc cha mẹ nên luyện tập cho trẻ quen với tư thế này.

Cách đặt trẻ: Cho trẻ nằm nghiêng toàn thân về một bên, cuốn ổ đến ngực trẻ hai tay, chân ôm sát ổ cuốn.

 

tư thế nằm nghiêng

 

Ưu điểm

  • Tránh ngạt thở: Ngay cả khi trẻ bất ngờ nôn trớ, tư thế nằm nghiêng này giúp đẩy những thứ trong khoang miệng của trẻ ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong, giúp trẻ không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu các tư thế khác, trẻ có hiện tượng ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển trẻ sang tư thế này.

Nhược điểm

  • Dễ làm bẹp tai trẻ, trong khi nhiều người rất coi trọng hình dáng đôi tai, nằm tư thế này không mặc cho trẻ những áo có cài cúc nên buộc dây bên cạnh.

 

Tư thế nằm sấp:

Trẻ rất thích nằm sấp, vì có cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ.

Cách đặt trẻ:

Đặt trẻ nằm sấp trên khăn bông mềm dày khoảng 4cm dài 23 x 15cm hoặc 25 x 15cm sao cho bàn tay em trẻ ôm vào khăn bông một cách thoải mái, không để hông và đùi gấp quá 90o.

 

Tư thế nằm sấp

 

Ưu điểm:

  • Trẻ có cảm giác an toàn. Khi còn là bào thai nằm trong tử cung trẻ cũng có tư thế gần như vậy, đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự bảo vệ của trẻ.

  • Ở tư thế nằm sấp dịch hoà tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản – nguyên nhân dẫn đến sự nôn trớ sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non giúp hạn chế sự nôn trớ của trẻ.

  • Nằm sấp giúp trẻ nhanh phát triển hơn do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người xoay người, ngẩng đầu bên cạnh đó chân tay của trẻ cũng nhanh cứng cáp hơn.

Nhược điểm:

  • Dễ dẫn đến ngạt thở: mặt trẻ có thể úp sấp xuống giường khi cổ mỏi không ngóc đầu lên được.

  • Dễ tích nhiệt và khó tản nhiệt điều này khiến nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn, mồ hôi ra nhiều.Bà mẹ cần chú ý và lau người cho trẻ.

  • Ở tư thế này khó quan sát trẻ hơn.

Khuyến cáo: chỉ cho trẻ nằm tư thế này khi theo dõi sát được trẻ.

Phòng ngừa

Trẻ sơ sinh chưa tự thay đổi tư thế được ta cần giúp trẻ thay đổi tư thế tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho trẻ.

Thay đổi tư thế và đặt nằm tư thế đúng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển hình dáng trẻ sau này.

Trẻ đang điều trị tại các khoa hồi sức thay đổi tư thế giúp trẻ tránh ứ đọng dịch tiết, tì đè, hăm loét…góp phần không nhỏ trong sự tiến triển của người bệnh.

Thời gian thay đổi tư thế tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh.

Khoa Sơ sinh

(Theo benhviennhitrunguong.org.vn)

]]>
Trẻ sơ sinh cần được tầm soát khiếm thính sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-so-sinh-can-duoc-tam-soat-khiem-thinh-som-1675/ Wed, 18 Jul 2018 03:36:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-so-sinh-can-duoc-tam-soat-khiem-thinh-som-1675/ [...]]]>

Theo bác sĩ Lê Long Hải, Trưởng khoa Thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, thính giác là một trong những cơ quan phát triển tương đối đầy đủ ngay từ trong bụng mẹ. Khi trẻ sinh ra thì hệ thống thính giác đã hoàn thiện.

Chức năng của tai là dùng để nghe, chức năng của thanh quản là dùng để phát âm, hai bộ phận này có mối liên quan mật thiết, được điều khiển bởi não. Bản chất của việc hình thành tiếng nói là sự lặp lại những gì trẻ đã được nghe. Do đó, nếu trẻ không nghe được thì dù thanh quản bình thường, trẻ vẫn không thể nói được.

MVP-5465-JPG-1356486065_500x0.jpg
Tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh tại khoa Thính học – Bệnh viện Tai Mũi Họng SG. Ảnh: BVCC

Việc không giao tiếp được, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển sẽ dễ dẫn đến những thay đổi bất thường trong thần kinh tâm lý của trẻ. Trẻ khiếm thính thường dễ bị cô lập và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

“Con người có giai đoạn phát triển ngôn ngữ nhất định, trong vòng 2 – 3 năm đầu đời là giai đoạn trẻ học ngôn ngữ rất nhanh. Trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ điều trị kịp thời ngay trong giai đoạn này thì mới có nhiều cơ hội nghe, nói và phát triển bình thường”, bác sĩ Hải cho biết.

Ở các nước phát triển, tất cả các trẻ sơ sinh đều được tầm soát khiếm thính, để phát hiện sớm dị tật và hỗ trợ điều trị kịp thời trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của tầm soát khiếm thính ở trẻ, nhiều trẻ khi lớn tuổi mới được phát hiện, do đó hiệu quả điều trị kém.

“Có những dị tật dù thời gian điều trị trễ vẫn có hiệu quả, nhưng riêng khiếm thính phải được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm mới có hy vọng trẻ nghe được ”, bác sĩ Hải cảnh báo.

Khi phát hiện sớm, trẻ sẽ được hỗ trợ đeo máy nghe, máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử để có thể học nghe, học nói sớm và phát triển như những trẻ em bình thường.

Theo bác sĩ Hải, tỷ lệ trẻ khiếm thính trên thế giới hiện nay là khoảng 0,1%, đặc biệt cao ở những nhóm đối tượng trẻ sinh non, sinh thiếu tháng (dưới 37 tuần) hoặc sinh già tháng (trên 42 tuần). Ngoài ra những trẻ có mắc các dị tật khác như mắt, tim, bộ phận sinh dục… cũng có khả năng khiếm thính cao.

Một số nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ sơ sinh:

–          Mẹ bị nhiễm Rubella, bị ngộ độc thuốc, dùng thuốc kháng sinh khi mang thai.

–          Người mẹ có tiền căn sẩy thai.

–          Do di truyền

–          Khoảng 30% không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ Hải khuyến cáo, tất cả trẻ sơ sinh trước khi xuất viện đều cần được tầm soát khiếm thính. Như đã nói, có 30% trẻ điếc bẩm sinh là không rõ nguyên nhân nên không thể loại trừ trường hợp trẻ bình thường vẫn có nguy cơ mắc phải.

Đặc biệt với những nhóm trẻ nguy cơ cao sau đây thì việc tầm soát là rất cần thiết:

–          Trẻ sinh non hoặc sinh già tháng

–          Những trẻ chậm nói, nói ngọng, ít nhạy hoặc không có phản ứng với những âm thanh lớn xung quanh

–          Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh

–          Trẻ có mẹ có tiền căn sẩy thai, mẹ nhiễm Rubella, ngộ độc thuốc khi mang thai.

Tầm soát thính giác cho trẻ sơ sinh là một việc dễ làm, có thể tầm soát ngay những ngày đầu sau sinh, sẽ phát hiện sớm tình trạng khiếm thính ở trẻ và có biện pháp hỗ trợ kịp thời. 

Lê Phương

]]>