trẻ nhỏ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 31 Aug 2018 14:25:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trẻ nhỏ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhận biết thấp tim ở trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-thap-tim-o-tre-nho-15733/ Fri, 31 Aug 2018 14:25:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-thap-tim-o-tre-nho-15733/ [...]]]>

Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội)

Bệnh thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng do liên cầu bê-ta tan máu nhóm A, gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, da và mô dưới da… trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất.

Bệnh khởi phát là viêm họng cấp với các triệu chứng: niêm mạc thành sau họng và amidan sung huyết, đỏ rực, có thể có những chấm mủ trắng; Toàn thân sốt cao, dao động, da xanh, suy kiệt, nổi hạch góc hàm; Biểu hiện ở khớp: có khoảng 80% số trẻ em mắc bệnh thấp tim có tổn thương ở khớp. Tổn thương xuất hiện ở hầu hết các khớp, kể cả khớp háng.

Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2-4 tuần nhiễm liên cầu. Tổn thương cơ tim và màng trong tim là chủ yếu. Viêm cơ tim thường đồng thời với tổn thương màng trong tim và màng ngoài tim. Tổn thương phổ biến nhất của viêm nội tâm mạc là hở và hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ. Bệnh cảnh nhiều khi rất nguy kịch: sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp, nguy cơ tử vong cao… Biểu hiện thần kinh là triệu chứng muộn của thấp tim, xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau nhiễm liên cầu; đó là các vận động nhanh, không tự chủ, không định hướng, không mục đích, tăng lên khi xúc động, mất đi khi ngủ.

Khi trẻ có dấu hiệu thấp tim, cần đưa đi khám ngay để điều trị tích cực và đúng hướng.

BS. Lan Anh

]]>
Trẻ nhỏ nôn trớ nhiều, cần làm gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-nho-non-tro-nhieu-can-lam-gi-12994/ Sun, 29 Jul 2018 14:36:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-nho-non-tro-nhieu-can-lam-gi-12994/ [...]]]>

Tôi đã học cách vỗ lưng cho bé sau khi bú xong nhưng không hạn chế được mấy. Xin hỏi có biện pháp nào để bé bớt nôn?

Lê Thu Hạnh (Vĩnh Phúc)

Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sự đóng mở của các van, sự co bóp của các cơ, cấu tạo dạ dày chưa có đường cong và hệ thần kinh chưa ổn định là nguyên nhân chính khiến trẻ hay nôn trớ vào những tháng đầu khi mới sinh. Dần dần hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên, nên hạn chế việc nôn trớ, bởi sẽ khiến bé mệt mỏi, đau bụng, ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng, tăng cân hàng tháng và có thể gây tổn thương dạ dày, niêm mạc thực quản, ảnh hưởng tâm lý, thậm chí gây viêm tai, viêm mũi họng, viêm phổi… Để hạn chế nôn trớ ở trẻ sau khi ăn, cha mẹ, người chăm sóc cần lưu ý: Khi cho trẻ bú nên cho bú đúng tư thế, ngậm bắt vú đúng để hạn chế nuốt hơi vào dạ dày. Nếu trẻ bú bình cần kiểm tra núm vú xem kích thước tia sữa có phù hợp hay không. Cho trẻ nằm ngửa, thân và đầu cao, tạo góc 45-60 độ so với mặt giường. Nên cho trẻ bú nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần bú (1 – 1,5 giờ), thời gian bú khoảng 10 – 15 phút. Bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20 – 30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Để bé ngủ ở tư thế đầu cao 30 độ, nên ngủ sau ăn ít nhất 2 – 3 giờ. Không quấn tã, mặc quần áo chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng. Bình thường nên hạn chế cho trẻ ngậm vú giả.

Nếu bé bị nôn trớ, cần bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên, sau đó lau rửa bằng nước ấm, hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi. Thay bỉm, quần áo khô thoáng để tránh trẻ bị lạnh. Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút.

BS. Nguyễn Minh

]]>
5 triệu lượt xem video cô bé 3 tuổi cắt tóc tặng trẻ bị ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/5-trieu-luot-xem-video-co-be-3-tuoi-cat-toc-tang-tre-bi-ung-thu-4166/ Thu, 19 Jul 2018 09:25:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-trieu-luot-xem-video-co-be-3-tuoi-cat-toc-tang-tre-bi-ung-thu-4166/ [...]]]>


Chia sẻ bài viết qua email

 

]]>