trẻ em – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 19 Dec 2018 14:24:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trẻ em – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phát hiện và điều trị bệnh lao ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-dieu-tri-benh-lao-o-tre-em-17430/ Wed, 19 Dec 2018 14:24:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-dieu-tri-benh-lao-o-tre-em-17430/ [...]]]>

Những dạng lao ở trẻ em

Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm): Thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ dưới 14 tuổi, nhưng thông thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao thường trẻ không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt. Trẻ bị sơ nhiễm lao thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đờm, đau ngực, khó thở. Tùy theo trẻ mắc loại lao gì mà bệnh cảnh còn có thêm những triệu chứng điển hình khác.

Lao cấp tính: Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG, trước 2 tuổi.

Lao màng não: Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 38oC, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt.

Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…

Phát hiện và điều trị bệnh lao ở trẻ emTiêm vắc-xin phòng lao cho trẻ.

Lao kê: Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.

Lao đường hô hấp: Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…

Lao ngoài phổi: Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu trẻ thường có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đờm, máu kéo dài.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

Phòng bệnh lao cho trẻ thế nào?

Bệnh lao ảnh hưởng chủ yếu đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường chịu những tác động nặng nề do mắc các bệnh như viêm màng não lao (gây mù, điếc, liệt hay tâm thần), mắc lao đa kháng thuốc (đòi hòi điều trị kéo dài, tốn kém với các tác dụng phụ do thuốc rất nặng) và cũng rất dễ tử vong. Ít nhất một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh lao mỗi năm và khoảng 70.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này. Trẻ dưới 3 tuổi và những trường hợp suy dinh dưỡng hay suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng dễ mắc lao nhất.

Thuốc chủng ngừa duy nhất hiện đang có sẵn cho bệnh lao là vắc-xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin). Tuy nhiên, BCG chỉ tạo sự bảo vệ đến khi trẻ 15 tuổi và không an toàn khi sử dụng ở trẻ em sống chung với HIV. Do đó, trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi hay trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch (suy dinh dưỡng, nhiễm HIV…) cần được tầm soát và điều trị dự phòng bệnh lao khi có tiếp xúc với người bệnh lao. Việc dự phòng lao có thể giảm 70-80% khả năng bị bệnh lao cho trẻ.

Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng vắc-xin BCG theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…

Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của Chương trình Chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

BS. Xuân Đồng

]]>
Phòng bệnh còi xương ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-coi-xuong-o-tre-em-17314/ Wed, 12 Dec 2018 14:27:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-coi-xuong-o-tre-em-17314/ [...]]]>

Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển rất nhanh.

Tỷ lệ còi xương ở nước ta là 9,4% ở trẻ dưới 3 tuổi (theo Viện nhi TW). Vậy nguyên nhân tại sao bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em nước ta vẫn còn cao, kể cả những ngày hè đầy ánh nắng mặt trời.

Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể:

Vitamin D ở cơ thể chúng ta có 2 nguồn là ngoại sinh và nội sinh.

Ngoại sinh: nguồn vitamin D được cung cấp từ thức ăn. Nguồn này chỉ cung cấp một lượng rất ít, khoảng 20 – 40UI/ngày (10 UI/ 1 lít bò sữa, < 50 UI /lít sữa mẹ). Như vậy cho thấy nồng độ  vitamin D trong sữa mẹ cao hơn hẳn và cũng dễ hấp thu hơn sữa bò, chính vì vậy tỷ lệ còi xương ở trẻ bú sữa mẹ thấp hơn so với trẻ bú sữa ngoài.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ emBệnh do cơ thể thiếu hụt vitamin D

Nội sinh: ở dưới da có chất tiền vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời (tia cực tím) sẽ chuyển thành dạng hoạt động. Vì vậy nguyên nhân chính dẫn đến còi xương là trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tắm nắng) hoặc không được uống vitamin D để phòng bệnh còi xương.

Nguyên nhân còi xương:

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh còi xương là thiếu vitamin D. Khác với các loại vitamin khác, vitamin D có rất ít trong thức ăn: thiếu vitamin D là do bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của trẻ. Bữa ăn thiếu dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin D. Không tắm nắng thường xuyên, đầy đủ. Không đựợc tư vấn sử dụng vitamin D dự phòng bệnh còi xương. Ngoài ra trẻ cũng bị thiếu vitamin K2 (một chất có tác dụng hoạt hóa protein vận chuyển canxi, đưa canxi vào xương) cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương, đồng thời thiếu một số chất khoáng như kẽm, magie…

Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị còi xương:

– Các biểu hiện ở hệ thần kinh:

Trẻ ra mồ hôi nhiều kẻ cả ban đêm (mồ hôi trộm).

Trẻ khó ngủ, hay giật mình.

Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều).

Còi xương cấp tính có thể gặp: có thể bị co giật do hạ calci máu, hay nôn, nấc khi ăn…

– Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.

– Các biểu hiện ở xương:

Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.

Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn.

Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.

Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.

– Toàn thân: nếu trẻ không được điều trị sẽ chán ăn, suy dinh dưỡng…

Phòng bệnh còi xương:

Muốn phòng bệnh còi xương phải phòng bệnh ngay từ thời kỳ bào thai, người mẹ cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý tăng cường các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa… trong suốt thời kỳ mang thai. Mẹ có thể uống vitamin D3 liều cao theo hướng dẫn của bác sĩ khi mang thai được 7 tháng tuổi.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ emTỷ lệ còi xương ở trẻ bú sữa mẹ thấp hơn so với trẻ bú sữa ngoài

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu vitamin D, còi xương, người phụ nữ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày. Theo  nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu canxi cho phụ nữ từ 19 – 49 tuổi là 1.000mg/ngày, phụ nữ mang thai là 1.200 mg/ngày. Nhu cầu vitamin D cho phụ nữ từ 19 – 50 tuổi và phụ nữ mang thai là 5mcg/ngày. Giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D cho thai nhi, người phụ nữ cần:

– Người phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày, thời gian mỗi ngày 15 – 20 phút.

Tỷ lệ còi xương ở nước ta là 9,4% ở trẻ dưới 3 tuổi

 

– Những ngày không có nắng phải uống vitamin D, với liều là 1.000 đơn vị/ ngày.

– Bữa ăn hàng ngày cần ăn những thức ăn giàu canxi như cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ, rau màu xanh thẫm và có dầu hoặc mỡ.

Cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh để tận dụng sữa non, cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 18 – 24 tháng, vì trong sữa mẹ tỷ lệ canxi/phốt pho rất thích hợp cho việc hấp thu canxi của trẻ.

Khi tròn 6 tháng (180 ngày), cho trẻ ăn bổ sung với những thức ăn giàu vitamin D và canxi (lòng đỏ trứng, sữa, gan, dầu gan cá, tôm, cua, cá, vùng, lạc…), cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu vào bát bột, cháo cho trẻ, hay xào nấu với thức ăn để trẻ ăn với cơm. Cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh xanh, củ và quả chín.

Cho trẻ tắm nắng ngay trong tháng đầu sau sinh vào buổi sáng từ 15 – 20 phút (khi có ánh nắng yếu, thường là lúc 8 – 9h sáng), cần để hở chân, tay, mông cho da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nơi ở của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh nắng mặt trời. Nếu trẻ sinh vào mùa đông cần được uống vitamin D liều dự phòng 400 UI/ngày ngay từ sau khi sinh. Nếu trẻ có dấu hiệu còi xương cần đưa đến khám ở cơ sở y tế để được điều trị. Không nên  dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, vì nếu sử dụng quá liều vitamin D gây ngộ độc thần kinh nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Ths.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

]]>
Viêm tai giữa ở trẻ em: Có cần phải điều trị tại chỗ? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tai-giua-o-tre-em-co-can-phai-dieu-tri-tai-cho-17109/ Wed, 28 Nov 2018 14:30:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-tai-giua-o-tre-em-co-can-phai-dieu-tri-tai-cho-17109/ [...]]]>

Tôi đã dùng thuốc kháng sinh và thuốc nhỏ tai tại chỗ, nhưng cháu vẫn không khỏi được dứt điểm. Tôi nghe nói, nếu nhỏ tai cho con nhiều, còn ảnh hưởng đến thính thực của bé nên càng lo lắng. Xin cho biết tôi có nên tiếp tục nhỏ tai cho con hay không?

Hoàng Thị Thu Hân (Hà Nội)

Bạn Hân thân mến, chúng ta (kể cả người bệnh và khá nhiều thầy thuốc) hay có quan điểm đau đâu chữa đấy. Đau trong thì uống đau ngoài thì bôi… Chính vì thế, đa phần khi đi khám, nếu con bị viêm tai giữa phụ huynh sẽ được kê vài lọ nhỏ tai. Vậy nhỏ tai trong viêm tai giữa cấp trẻ em có thực sự cần thiết? Trong thư bạn không cho biết loại thuốc nhỏ tai con bạn là gì, nên tôi không đưa ra lời khuyên cụ thể được. Tuy nhiên, xin được giải thích về các loại thuốc nhỏ tai để bạn có thêm thông tin, có thể có ích cho bạn. Thuốc nhỏ tai gồm:

Thuốc giảm đau chứa chất gây tê như lidocaine, benzocaine… Khi nhỏ thuốc này vào sau 30 phút triệu chứng đau tai sẽ giảm 25% trong nhóm trẻ có dùng thuốc so với nhóm không dùng thuốc.  Nhưng lưu ý những thuốc này chỉ dùng trong giai  đoạn đầu của viêm tai giữa (giai đoạn sưng đau: màng nhĩ phồng căng, sung huyết) một khi màng nhĩ đã thủng, mủ chảy ra thì cấm dùng. Thêm nữa, không  được sử dụng các chế phẩm nhỏ tai có chữa chất gây tê này cho trẻ dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị viêm tai giữa, bị đau, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ ngủ thì liệu pháp giảm đau nên cho trẻ uống ibuprofen hoặc acetaminophen thì tiện lợi hơn, hiệu quả và kéo dài hơn trong điều trị đau do viêm tai giữa cấp. Chích  rạch màng nhĩ giải áp, đồng thời cần phối hợp với uống kháng sinh trong tình huống đau nặng.

Viêm tai giữa ở trẻ em

Kháng sinh cũng thường được mọi người có thói quen nhỏ tai cho trẻ, các loại đó là: ofloxacin, ciprofloxacin, chloramphenicol, tobramycin… Tuy nhiên, trong thực tế, đối với những trường hợp viêm tai giữa cấp chưa thủng màng nhĩ thì việc nhỏ tai bằng kháng sinh không có tác dụng gì. Đối với viêm tai giữa cấp đang chảy mủ tai, việc nhỏ kháng sinh vào tai chưa được nghiên cứu nhiều và chưa có khuyến cáo. Kinh nghiệm cho thấy việc nhỏ kháng sinh trong tình huống này là không cần thiết và chỉ cần uống kháng sinh là đủ.

Đối với viêm tai giữa mạn hoặc có đặt ống thông vòi nhĩ mà đang chảy mủ tai việc nhỏ kháng sinh (ofloxacin, ciprofloxacin) tỏ ra có hiệu quả tương đương với kháng sinh đường uống.

Hy vọng bài viết này sẽ thay đổi thói quen thực hành trong việc dùng thuốc nhỏ tai trong viêm tai giữa ở trẻ em. Còn riêng đối với trường hợp bé nhà chị Hân, chị nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa nhi đủ kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhi để được khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả tốt nhất. Bởi trong thư chị kể bé không sốt, không quấy khóc, do đó biện pháp uống kháng sinh và nhỏ tai có vẻ là chưa hợp lý (tôi không biết là chị đã đưa con đi khám ở những nơi nào). Trong đa số trường hợp, viêm tai giữa bắt đầu từ viêm mũi, khi điều trị dứt điểm tình trạng viêm mũi họng thì tình trạng viêm tai cũng sẽ hết. Thậm chí, việc điều trị viêm mũi chỉ đơn giản bằng nước muối biển, nhưng cần sự tỉ mỉ của phụ  huynh. Chị cũng cần thường xuyên rửa tay, đồ chơi của bé… để tránh cho bé bị viêm mũi họng tái phát.

BS. Trần Công

]]>
U mềm lây ở trẻ em điều trị như thế nào http://tapchisuckhoedoisong.com/u-mem-lay-o-tre-em-dieu-tri-nhu-the-nao-16967/ Tue, 20 Nov 2018 14:27:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/u-mem-lay-o-tre-em-dieu-tri-nhu-the-nao-16967/ [...]]]>

( Ngân Dung – Vĩnh Long)

Bệnh u mềm được mô tả từ năm 1817, nhưng mãi đến năm 1905, Juliusburg mới tìm ra virút gây bệnh. Bệnh do virút có tên khoa Molluscum Contagiosum gây nên, có 4 type Molluscum Contagiosum Virus 1, 2, 3 và 4, viết tắt là MCV trong đó type MCV 1 và MCV 2 là thường gặp nhất. U mềm lây thường gặp ở trẻ em, bệnh cũng hay gặp ở người lớn có hoạt động tình dục hay do tiếp xúc trưc tiếp; thời gian ủ bệnh có khác nhau trong khoảng từ 4 – 8 tuần.

Về triệu chứng, bệnh khởi đầu là những sang thương có dạng là những sẩn gồ cao trên da, chắc, bề mặt nhẵn, lõm ở trung tâm; màu trắng đục hoặc màu da, hình tròn hoặc oval, hay hình bán cầu, sắp xếp rời rạc hoặc tập trung thành từng đám, kích thước thường từ 2 – 6mm. Trẻ em thường bị ở những vùng da hở như ở mặt, tay, chân và thân mình, với người lớn thường thường liên quan đến vùng sinh dục như ở vùng hạ vị, mặt trong đùi, mu và sinh dục; hiếm gặp ở niêm mạc và gan bàn tay, bàn chân; với những người suy giảm miễn dịch số lượng tổn thương thường nhiều, kích thước to, có trường hợp trên 15mm; bệnh ít ảnh hưởng đến tình trạng chung của sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ; với triệu chứng cơ năng, thường không biểu hiện gì đặc biệt; trường hợp cá biệt có thể ngứa hoặc đau.

Về điều trị, với trẻ em có sức miễn dịch tốt, bệnh thường tự khỏi; hiện tại có nhiều phương pháp để điều trị, ngày nay nhờ những tiến bộ của y  học, nhất là các loại thiết bị laser ra đời, đặc biệt là laser CO2, nên việc điều trị bằng laser CO2 là giải pháp được chọn nhiều nhất hiện nay, điều trị hiệu quả tức thời, ít đau, không gây chảy máu, tránh được lây nhiễm từ các dụng cụ; ngoài ra, có thể điều trị nạo bằng thìa nhỏ, thường không cần gây tê hoặc chấm axít Trichloracetic 50%, thuốc không dùng ở mặt và gần mắt.

Qua thư trình bày của bạn trong thư, u mềm lây là một lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em, bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chủ yếu để lại nặng nề cho yếu tố tâm lý,  bạn nên đưa cháu đến chuyên khoa da liễu ở bệnh viện địa phương để điều trị, vì bệnh dễ điều trị và đơn giản.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Cẩn trọng với viêm tiểu phế quản do mưa lạnh, ẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-voi-viem-tieu-phe-quan-do-mua-lanh-am-16907/ Thu, 15 Nov 2018 14:28:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-voi-viem-tieu-phe-quan-do-mua-lanh-am-16907/ [...]]]>

Thông tin bệnh vào mùa tăng nhanh và tăng cao là có thật khiến các bệnh viện nhi của cả miền Nam, đặc biệt là ở TP.HCM, nơi có các bệnh viện Nhi tuyến cuối luôn quá tải.  Tình hình khiến các phụ huynh hoang mang và thậm chí trên mạng xã hội, nhiều người còn truyền nhau về những loại virút lần đầu xuất hiện. Không ít phụ huynh vì quá hoang mang đã phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên thực tế thăm khám cho thấy,  các bệnh lý mà các bé mắc phải, hầu hết đều là những bệnh lý quen thuộc và chủ yếu là viêm tiểu phế quản.

Bệnh viêm tiểu phế quản

Thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng (2 tuổi) với các triệu chứng như sốt ho, khò khè, khó thở… Bệnh thường khởi phát bằng các dấu hiệu sớm trong 48 tiếng giống triệu chứng cảm như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy mũi, biếng ăn. Từ ngày thứ 3 – 5 của bệnh (sau 48 tiếng), bệnh dễ nặng với dấu hiệu khò khè khó thở và ho nặng. Thông thường, bệnh dần khỏi sau từ 7 – 14 ngày.

Ho và khò khè sau viêm tiểu phế quản có thể kéo dài 1 tháng với một số tác nhân như virút Adeno. Những trẻ có thể diễn tiến nặng gồm trẻ mắc bệnh có tiền căn sinh non dưới 35 tuần; trẻ em mắc bệnh ở tuổi nhỏ dưới 12 tuần (3 tháng tuổi); trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mạn tính, bệnh thần kinh cơ…  Trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải, suy dinh dưỡng nặng.

Cẩn trọng với viêm tiểu phế quản do mưa lạnh, ẩmThường xảy ra trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi

Những dấu hiệu cần đưa đi cấp cứu ngay bao gồm trẻ khó thở rõ, hoặc thở không đều hoặc thở nhanh >70 lần/phút;  trẻ không thể bú được vì ho liên tục và khó khè nặng; xanh tái khi ho, bú gắng sức; da xanh tái, vã mồ hôi.

Những dấu hiệu cho thấy cần tái khám bao gồm trẻ ho, khò khè diễn tiến nặng hơn; trẻ giảm bú hơn 50% hoặc từ chối ăn, bú;  trẻ trông mệt mỏi và ngủ nhiều hơn bình thường; tiểu ít hơn 50%, sốt cao trên 390C, ho nặng hơn. Hoặc bất kỳ khi nào bạn thấy lo lắng về tình trạng của trẻ.

Viêm tiểu phế quản do siêu vi hô hấp hợp bào RSV (Respiratory Syncytial Virus)

Đây là loại siêu vi khá phổ biến trong nhóm tác nhân siêu vi gây triệu chứng giống cảm ở trẻ em và người lớn vào mùa bệnh. Năm 1840 RSV ghi nhận đầu tiên từ những trường hợp viêm hô hấp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ theo mùa. Đến năm 1950, RSV một lần nữa được phân lập từ đợt bệnh hô hấp ở loài tinh tinh Coryza trong phòng thí nghiệm, do người chăm sóc lây sang. Năm 1963 Robert Chanocks, mô tả, phân lập đầy đủ tác nhân RSV gây bệnh hô hấp ở trẻ em trên toàn thế giới. Bên cạnh RSV, hiện có nhiều tác nhân siêu vi gây bệnh cảnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Điều trị chủ yếu là theo dõi, can thiệp thuốc tối thiểu

 

Điều trị viêm tiểu phế quản và can thiệp tối thiểu

Cũng giống như các bệnh lý do tác nhân siêu vi khác gây ra, viêm tiểu phế quản điều trị chủ yếu là theo dõi, can thiệp thuốc tối thiểu, không điều trị đặc hiệu, vì một cơ thể khỏe mạnh của trẻ sẽ tự vượt qua. Theo dõi và can thiệp đièu trị biến chứng khi cần. Đa số điều trị ngoại trú theo dõi, chỉ điều trị, chăm sóc hỗ trợ. Điều trị can thiệp thuốc tối thiểu không dùng giảm ho, kháng sinh, sirô long đàm… Riêng điều trị biến chứng được áp dụng khi trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, hoặc bội nhiễm viêm phổi do tác nhân vi trùng, hoặc mất nước, suy kiệt.

Phòng ngừa viêm tiểu phế quản

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ đang có bệnh hoặc có triệu chứng giống cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Rửa tay sạch dưới vòi nước bằng các loại xà phòng rửa tay diệt khuẩn thông thường, trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang, hạn chế lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng, giọt bắn. Môi trường sống của trẻ không thuốc lá, giảm nguy cơ mắc và biến chứng nặng của các bệnh lý lây nhiễm đường hô hấp. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch, tránh bệnh chồng bệnh, dinh dưỡng tốt, chế độ ăn uống ngủ nghĩ hợp lý.

Hiện nay, chưa có vắcxin đặc hiệu phòng ngừa RSV, việc tiêm phòng RSV không phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam chưa thực hiện tiêm chủng phòng ngừa tiểu phế quản do RSV.

BS. HUYỀN TÔN NỮ THỤY MY

]]>
Ganh tị giữa anh chị em khi nhà có em bé mới http://tapchisuckhoedoisong.com/ganh-ti-giua-anh-chi-em-khi-nha-co-em-be-moi-16158/ Thu, 27 Sep 2018 06:48:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ganh-ti-giua-anh-chi-em-khi-nha-co-em-be-moi-16158/ [...]]]>

Năm 2015 một sự việc đau lòng đã xảy ra với một gia đình ở Vũ Hán (Trung Quốc) khi cô con gái lớn 8 tuổi thả em trai 2 tháng tuổi từ tầng 8 khiến cậu bé tử vong. Các điều tra cho thấy, vài ngày trước, một người hàng xóm đón cô bé từ trường về và trên đường đi người này đã nói đùa: “Cháu “ra rìa” rồi vì bố mẹ đã có em trai”. Ngay lập tức, cô bé khóc nức nở. Người hàng xóm không ngờ câu nói đùa này chính là ngòi nổ gây họa.

Tại Việt Nam, chưa ghi nhận các trường hợp đáng tiếc như trên, tuy nhiên các phòng khám tâm lý tại các bệnh viện nhi lại thi thoảng tiếp nhận một số trường hợp trẻ biếng ăn, có dấu hiệu tự kỷ chỉ vì người lớn quá quan tâm đến em bé mới chào đời mà bỏ lơ mình.

Sự ganh tị được thể hiện như thế nào?

Sự ganh tị này thường xảy ra ở trẻ dưới 4 tuổi và nhất là khi các trẻ chỉ cách nhau 2 – 3 tuổi, vì ở lứa tuổi này trẻ còn tập trung ở bản thân và khó muốn cha mẹ chia sẻ tình cảm với tất cả các con.

Ganh tị giữa anh chị em khi nhà có em bé mới

Những trẻ lớn có thể có những hành vi hung hăng tỏ thái độ gây hấn đối với em bé, như đánh bé hoặc ném đồ vào bé. Trẻ hay so bì hoặc ít nói chuyện với anh chị em của mình, không bỏ qua bất cứ cơ hội mách tội, chỉ trích anh chị em khác với ba mẹ, tỏ ra vui thích, hả hê khi anh chị em bị phạt, thậm chí lén lút gây tổn thương thân thể cho anh chị em của mình…

Một số bé muốn trở lại thành em bé như nổi cơn thịnh nộ hoặc từ chối ngồi bô dù đã có thể tự đi vệ sinh trong bô. Số khác tự thu mình lại trong thế giới riêng, không tiếp xúc với ai, chán ăn hay bỏ nhà ra đi ở một số trẻ vị thành niên. Các phản ứng này hoàn toàn tự nhiên, là cách trẻ biểu lộ sự hụt hẫng và bối rối về vai trò và vị trí của trẻ trong gia đình. Trẻ cảm thấy mất an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Làm thế nào cha mẹ có thể phòng ngừa sự ganh tị giữa các con?

Nếu bạn đang có thai, hãy chuẩn bị cho trẻ về sự ra đời của em bé mới. Ví dụ cho con xem một quyển sách nói về chủ đề này, cùng con đi mua sắm đồ cho em bé.

Hãy cùng con nhìn lại những hình ảnh của con lúc còn bé, để con có thể nhớ là con cũng đã được cha mẹ quan tâm và chăm sóc từ lúc mới lọt lòng mẹ.

Phụ huynh cố gắng dành thời gian cho đứa con lớn để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi và phải làm ra hành động gây hấn để được bạn chú ý. Thường xuyên nói với trẻ: “Bố mẹ xin lỗi nếu đã làm điều gì đó sai khiến con cảm thấy như vậy, nhưng sự thật bố mẹ thương yêu tất cả các con như nhau”.

Trước khi bạn có kế hoạch sinh thêm em bé thì ba mẹ cần có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như vai trò chuyển tiếp nếu gia đình có người chăm sóc khác, ví dụ như: mẹ là người chăm sóc chính cho trẻ và trước khi ba mẹ có dự định sinh thêm bé, mẹ cần bàn giao công việc chăm sóc trẻ cho ba/bà nội/bà ngoại để cho trẻ có thời gian làm quen và thích ứng với người chăm sóc mới.

Không nên thay đổi quá nhiều các việc thường quy của anh/chị khi có em bé ra đời, chẳng hạn như sắp xếp lại chỗ ngủ; nên làm điều đó hai tháng trước khi sinh em bé hoặc vài­ tháng sau khi em bé ra đời.

Bạn hãy cho phép đứa con lớn tham gia tích cực vào đời sống của em nhỏ, bằng cách nhờ nó trông chừng em, lấy bỉm, thay tã cho em hoặc đọc sách cho em nghe. Động viên anh chị em tự giải quyết những khác biệt của nhau khi chúng lớn lên.

Gia tăng sự tự tin cho trẻ: cha mẹ nên hiểu rằng trẻ tỏ ra ganh tị khi thấy mình ở thế yếu, thiếu tự tin vào khả năng, vị trí của mình trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ phải gia tăng sự tự tin của trẻ bằng cách nhận diện những điểm mạnh, hoặc điểm tốt để khen ngợi và giúp bé nhận ra bản thân mình cũng có nhiều ưu điểm. Cha mẹ nên tránh dùng những từ ngữ tiêu cực khi nói với trẻ như: “Con là đứa trẻ hư đốn”, “Con dốt thế”, “Con thật là ích kỷ”… Tất cả những câu nói này vừa làm tổn thương lòng tự trọng, giảm bớt sự tự tin của trẻ, vừa khiến bé trở nên ganh ghét với các anh chị em của mình.

Tạo môi trường an toàn cho con trẻ: áp dụng nguyên tắc ba không: không hù dọa, không quát mắng, không đánh đập trẻ: “Con không ngoan là ba/mẹ không yêu con nữa”, “Con mà đánh em là ba/mẹ bỏ con ra ngoài đường trời tối thui cho ông kẹ bắt”.

Đừng so sánh các con trước mặt trẻ (bạn nhận thấy những sự khác biệt giữa các con của bạn) nhưng  cố gắng không bình phẩm, so  sánh điều đó trước mặt chúng. Trẻ có thể nghĩ rằng trẻ không tốt hoặc không được yêu bằng em của nó khi bạn so sánh chúng. Cha mẹ không nên nói những câu như: “Tại sao con không học hành đàng hoàng như anh của con?”, “Tại sao chị của con ngoan ngoãn, mà con lại hư đốn như thế?”, “Tại sao em của con làm được mà con thì không?”… khiến trẻ gia tăng sự hằn học với anh chị em của mình.

Phụ huynh cố gắng không tham gia vào cuộc tranh luận của các con. Ví dụ chúng đang tranh cãi về các khối đồ chơi, bạn có thể chia đồ chơi ra để mỗi trẻ có một số khối để chơi.

Nếu các con yêu cầu cha mẹ can thiệp, bạn nên giải thích là các con gây ra mâu thuẫn thì các con có trách nhiệm giải quyết tranh cãi đó. Bạn đừng theo đứa con nào cả nhưng hãy đưa ra những hướng dẫn về những cách các con giải quyết các tranh cãi.

Dĩ nhiên bạn can thiệp khi trẻ có hành vi bạo lực. Các con cần biết bạn không chấp nhận hành vi bạo lực… Khen ngợi các con khi chúng giải quyết được sự tranh luận và thưởng cho hành vi tốt.

Bạn đừng thiên vị. Bạn hãy phân công một cách công bằng. Nếu bạn phải can thiệp, nên cố gắng nghe hết khía cạnh của câu chuyện để đưa ra quyết định. Sự công bằng này phải thể hiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Ví dụ, mua quần áo mới thì phải mua đồng đều cho tất cả các con, nếu không thì phải giải thích một cách thuyết phục cho trẻ lý do tại sao trẻ này được mà trẻ kia thì không. Cha mẹ phải dành thời gian đồng đều cho tất cả trẻ; phải tỏ ra nghiêm khắc như nhau với những đứa con của mình…

Ganh tị giữa anh chị em khi nhà có em bé mớiHãy cho phép đứa con lớn tham gia tích cực vào đời sống của em nhỏ

Tôn trọng sự riêng tư của con. Khi bạn cần dạy con, hãy làm điều đó với một mình trẻ ở một nơi yên tĩnh và riêng tư. Đừng làm cho trẻ bối rối khi bị la mắng trước mọi người. Điều đó sẽ làm cho đứa con khác trêu chọc khi thấy anh/chị bị bạn phạt.

Hãy dùng những buổi họp gia đình để biểu lộ suy nghĩ và cảm xúc, cũng như bàn về kế hoạch trong tuần. Luôn động viên khen thưởng những hành vi tốt. Mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình là những mối quan hệ sớm nhất. Bằng cách giúp các con bạn học cách tôn trọng và yêu thương nhau, bạn đang tặng cho chúng một món quà lớn – đó là việc giúp trẻ kết bạn lâu dài sau này.

Khi ứng xử với một trẻ lên ba, bạn hãy giúp trẻ tự giải quyết vấn đề thay vì luôn đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ví dụ nếu anh/chị quấy rầy trong khi bạn đang cho em bé bú, bạn nói anh/chị đến chơi ở chỗ khác, để anh/chị thấy chúng có thể tự chơi mà không cần cha mẹ phải giúp đỡ như em mình.

Bạn đừng so sánh giữa các con như: “Mẹ muốn con ăn hết phần của con như em con vậy”. Điều đó làm cho trẻ lớn cảm thấy trẻ không tốt. Bạn có thể nói: “Con cố ăn thêm một chút nữa, rồi mới được xem tivi”.

Bạn đừng phạt trẻ khi trẻ có hành vi như giống như em mình (đái dầm, đòi đút ăn). Bạn hãy nhớ đây là cách trẻ phản ứng với các cảm xúc mà trẻ không hiểu, ví dụ như  sự ganh tị.

Dạy trẻ yêu thương nhau: cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở con cái rằng mình là một gia đình và các con là anh chị em ruột với nhau. Cha mẹ có thể là cầu nối để giải tỏa những hiểu lầm của trẻ với nhau. Cha mẹ nên yêu cầu các anh chị em của trẻ không chê bai, nhạo báng khi bé bị phạt, giải thích rõ là ai cũng có thể có lúc phạm sai lầm, phải thông cảm và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong những công việc chung của gia đình, cha mẹ có thể phân công trẻ cùng nhau làm việc để tăng cường sự hợp tác với nhau.

Đừng nghĩ rằng sự ganh tị giữa các con nghĩa là các con sẽ không có mối quan hệ tốt sau này – một khi trẻ vượt qua được sự ganh tị và được cha mẹ chia sẻ, thì không có lý do gì trẻ không học để sống chung với người em của trẻ.

Chuyên viên tâm lý NGÔ PHẠM THỊ THÚY TRINH

]]>
Tan máu bẩm sinh – Ðừng để nỗi đau đeo đẳng http://tapchisuckhoedoisong.com/tan-mau-bam-sinh-dung-de-noi-dau-deo-dang-16018/ Tue, 18 Sep 2018 14:27:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tan-mau-bam-sinh-dung-de-noi-dau-deo-dang-16018/ [...]]]>

Thalssemia và những hệ lụy đau buồn

Theo ThS.BS. Vũ Hải Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học và Truyền máu TW, Thalassemia là bệnh di truyền gặp phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 7% dân số trên thế giới mang gene bệnh (TIF 2008). Hàng năm có khoảng 300.000 – 500.000 đứa trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia. Có khoảng 50.000-100.000 trẻ Thalassemia  thể nặng chết mỗi năm.

Ở nước ta, bệnh gặp ở tất cả các vùng miền, dân tộc, có khoảng 13,8% dân số mang gene (chưa chính thức). Ước tính có khoảng 12 triệu người mang gene bệnh Thalassemia. Có nghĩa là cứ 9 người thì có một người mang gene bệnh.  Theo đó, hiện nay có khoảng trên 20.000  bệnh nhân cần điều trị. Chi phí điều trị cho 20.000 bệnh nhân này là khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, đáng lưu ý số đơn vị máu cần cho bệnh nhân khoảng 480.000 đơn vị/năm.

Hệ lụy của bệnh để lại rất nặng nề, làm suy giảm giống nòi, giảm chất lượng dân số. Chất lượng sống của người bị Thalassemia thấp, hơn 40% người mắc bệnh chỉ học được hết cấp II, gần 80% người bị bệnh này không thể có nghề nghiệp ổn định. Hầu như cả cuộc đời sống chung với bệnh viện, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

Tan máu bẩm sinh Khám và sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh cho học sinh người dân tộc La Chí.

Dấu hiệu mắc bệnh

Bệnh có hai biểu hiện chính là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Đây là căn bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở cả giới nam và nữ. Tùy theo bố và mẹ là người mang gene dị hợp tử với từng kiểu đột biến gene khác nhau mà nguy cơ sinh con mắc Thalassemia sẽ có tần số khác nhau. ThS.Toàn cũng cho biết, các biểu hiệu thường gặp của bệnh là hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, nhợt nhạt hơn bình thường, da và vùng võng mạc mắt vàng, trẻ chậm lớn, dậy thì muộn, khó thở khi gắng sức hay vận động mạnh, nhịp tim nhanh.

Biểu hiện của trường hợp nặng bệnh tan máu bẩm sinh là biến dạng mặt do phì đại xương: u xương trán, phì đại xương gò má, tạo nên “bộ mặt tan máu bẩm sinh” (trán dô, gò má dô, mũi tẹt, răng hô), xương giòn, dễ gãy, gan, lá lách to, có khi kèm sỏi mật, có thể gây nhiễm trùng nặng).

Vì thiếu máu bệnh nhân sẽ phải truyền máu, mỗi lần truyền máu như thế bệnh nhân lại có một lượng sắt của các hồng cầu tích tụ lại trong cơ thể, chính vì vậy, từ 10 – 20 lần truyền máu thì lượng sắt trong cơ thể sẽ thành thừa. Sắt ứ đọng lại các cơ quan trong cơ thể, vào tim vào gan, vào các tuyến nội tiết và gây nên tổn thương ở các cơ quan đó.

Khi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, cơ thể trẻ còn có các biểu hiện của triệu chứng thừa chất sắt (ứ sắt) do hậu quả của tan máu, cơ thể tăng hấp thu do thiếu máu và do truyền máu nhiều lần. Ứ sắt ở các cơ quan có các biểu hiện như: sạm da, tiểu đường, suy tim, suy gan… Đặc biệt, nhiều trường hợp thai bị chết lưu trong bụng mẹ hoặc tử vong ngay sau khi sinh.

Bệnh không chữa khỏi, nhưng dễ phòng ngừa

Việt Nam đã có những nỗ lực lớn nhưng việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh bằng cách truyền máu định kỳ, thải sắt khi có tình trạng quá tải sắt; Điều trị các biến chứng. Ngoài ra, theo ThS. Toàn, hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người bệnh có thể khắc phục bệnh bằng cách thay hệ tạo máu khác của một hệ gene bình thường. Đó là phương pháp ghép tế bào gốc, từ một người có bộ gene tạo máu bình thường ghép cho người bệnh. Tuy nhiên, ít người bệnh có đủ điều kiện để có thể ghép tế bào gốc vì chi phí ghép khá cao, chưa kể nguồn cho còn hạn chế và nếu có được ghép thì nguy cơ thải ghép rất lớn.

Do đó, để không sinh ra những đứa trẻ mang bệnh Thalassemia và nâng cao chất lượng dân số, bảo vệ giống nòi thì phương pháp phòng bệnh thực sự  hiệu quả mà lại rẻ hơn rất nhiều so với việc điều trị.

ThS. Toàn kiến nghị,  cần xây dựng chương trình Thalassemia quốc gia, với sự tham gia của Chính phủ và chính quyền địa phương. Có thể thực hiện từng chương trình, dự án sau đó tích hợp lại thành một chương trình quốc gia như Malaysia. Thực tế cho thấy, tại một số nước như Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ nhiều năm nay số lượng bệnh nhân mắc đã giảm sâu, đặc biệt đảo Sip trong 16 năm không có thêm bệnh nhân mới. Bên cạnh đó, cần tiến hành xét nghiệm, thực hiện sàng lọc với người nhà của bệnh nhânThalassemia, người sống ở khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao, người trước kết hôn nhân, trước sinh và đặc biệt là ở lứa tuổi tiền hôn nhân, học sinh, sinh viên. Đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai mà xác định được cả hai vợ chồng đều mang gene bệnh thì cần đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm và thực hiện chẩn đoán trước sinh bằng chọc ối chẩn đoán thai nhi ở tuần thứ 16-18 hoặc cấy phôi…

Được biết, để hạn chế số trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia, nhằm nâng cao chất lượng dân số, hiện nay Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình đã xây dựng một chương trình về tầm soát, chẩn đoán điều trị trước sinh và sơ sinh tại Việt Nam.

H.Nguyên

]]>
Tứ chứng Fallot là gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-chung-fallot-la-gi-15856/ Fri, 07 Sep 2018 05:16:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-chung-fallot-la-gi-15856/ [...]]]>

(Giang Minh Thư – TP.HCM)

Tứ chứng Fallot được bác sĩ Fallot mô tả lần đầu vào năm 1888, là các tổn thương bệnh học trong tứ chứng Fallot. Những khiếm khuyết này bao gồm bốn tổn thương giải phẫu học là động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, thông liên thất, hẹp đường thoát thất phải và phì đại thất phải. Những tổn thương này làm cho lượng máu lên phổi để trao đổi oxy giảm xuống và máu kém bão hòa oxy đi vào tuần hoàn hệ thống gây nên tím, mức độ hẹp đường thoát thất phải là yếu tố quan trọng nhất, quyết định những bất thường huyết động học của tứ chứng Fallot. Tứ chứng Fallot gặp ở 3 trẻ trên 10.000 trẻ và chiếm 7 – 10% tất cả cácbệnh tim bẩm sinh.

Triệu chứng tứ chứng Fallot, tùy theo mức độ tắc nghẽn của dòng máu trong tâm thất phải và vào phổi; các dấu hiệu và triệu chứng như: da xanh gây ra bởi máu ít oxy, tím tái ở đầu chi và môi, khó thở và thở nhanh, đặc biệt là trong khi ăn; mất ý thức hay ngất xỉu, ngón tay và ngón chân dùi trống – hình dạng bất thường của nền móng, tăng cân kém, mệt mỏi một cách dễ dàng trong khi chơi, khó chịu, khóc kéo dài.

Tứ chứng Fallot xảy ra trong quá trình phát triển bào thai, khi tim của em bé đang phát triển, thường gặp khi các yếu tố như: dinh dưỡng của bà mẹ nghèo nàn, bệnh virút hoặc rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ của tình trạng này, trong hầu hết trường hợp,. Tuy nhiên, cho đến nay nguyên nhân chính xác của tứ chứng Fallot vẫn còn là một bí ẩn, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Ở hầu hết trẻ bị tứ chứng Fallot, phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu và duy nhất. Phẫu thuật gồm đóng lỗ thông liên thất bằng miếng vá và làm thông mạch máu bị tắc nghẽn từ tâm thất phải đến phổi. Có hai loại phẫu thuật có thể được thực hiện, bao gồm phẫu thuật tim và thủ thuật tạm thời sử dụng cầu nối. Phẫu thuật tim, là loại phẫu thuật này thường được thực hiện trong năm đầu tiên của trẻ. Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ đặt một tấm phủ lên lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa hai tâm thất. Phẫu thuật viên cũng sẽ sửa chữa hẹp van động mạch phổi và nong rộng động mạch phổi ra để tăng lưu lượng máu lên phổi; sau khi được phẫu thuật, nồng độ oxy trong máu sẽ tăng và triệu chứng của bé giảm xuống. Phẫu thuật tạm thời, đôi khi trẻ cần phẫu thuật tạm thời trước khi được sửa chữa trong tim, trường hợp này thường áp dụng cho trẻ sinh non hoặc bị thiểu sản động mạch phổi. Phẫu thuật viên sẽ tạo một cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi, luồng thông này sẽ làm tăng lưu lượng máu phổi. Khi đứa trẻ đã sẵn sàng để làm phẫu thuật tim, cầu nối sẽ được gỡ bỏ.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Nhận biết viêm ruột thừa ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-viem-ruo%cc%a3t-thua-o-tre-15801/ Wed, 05 Sep 2018 14:38:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-viem-ruo%cc%a3t-thua-o-tre-15801/ [...]]]>

Nguyễn Thị Hải (Yên Bái)

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho lòng ruột thừa bị tắt nghẽn (do quá sản tổ chức lympho ở thành ruột thừa, dị vật..) sẽ khiến cho ruột thừa bị sưng lên và nhiễm trùng, tạo thành ruột thừa viêm. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Những trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa có khả năng diễn đạt rõ ràng tình trạng đau của mình và không dễ phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Đặc biệt, viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh và có thể vỡ dễ dàng.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải (còn gọi là hố chậu phải). Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Tuy nhiên với trẻ em, điểm đau rất khó xác định vì trẻ đa phần gặp bác sĩ là sợ, kêu khóc, không miêu tả được là đau ở đâu, thậm chí khám bụng chỗ nào cũng kêu đau. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô, lưỡi dơ biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn trẻ có sốt nhẹ, dao động 38-38,5 độ C nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.

Khi thấy con có những biểu hiện bệnh như trên cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu và xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

BS. Văn Bằng

]]>
Ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-nan-bao-hanh-tre-em-15653/ Mon, 27 Aug 2018 07:03:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-nan-bao-hanh-tre-em-15653/ [...]]]>

Bạo hành có nhiều hình thái khác nhau như bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần và bạo hành về tình dục. Để có một xã hội lành mạnh và tốt đẹp, vấn đề bạo hành này cần được cộng đồng chủ động ngăn chặn với nhiều biện pháp cần thiết.

Thực tế các cơ sở y tế là nơi trẻ vị thành niên và thanh niên thường đến tiếp xúc để được hỗ trợ, giúp đỡ do bị bạo hành hay hậu quả của việc bạo hành. Vì vậy phải sàng lọc một cách thận trọng, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu bị bạo hành hay ảnh hưởng của việc bạo hành thì cần giải quyết các vấn đề về sức khỏe, tư vấn và hỗ trợ về tinh thần, khuyến khích trẻ vị thành niên bộc lộ và chia sẻ; đồng thời cung cấp cho trẻ vị thành niên và thanh niên các thông tin cần thiết về dịch vụ xã hội, kết nối và thông báo với cơ quan pháp luật có liên quan tiếp nhận vụ việc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bạo hành cũng như những nguyện vọng mong muốn giải quyết của trẻ vị thành niên và thanh niên.

Các hình thái của hành vi bạo hành

Hành vi bạo hành có thể có nhiều hình thái khác nhau như bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành về tình dục. Bạo hành về thể chất là hành hạ thân thể như đánh, tát, bạt tai, bắt nhịn đói, bắt nhốt… Bạo hành về tinh thần là hành hạ, uy hiếp tinh thần như chửi mắng, lăng mạ, làm mất thể diện trước mặt người khác, xao lãng bỏ mặc, bỏ rơi, không công nhận… Bạo hành về tình dục là quấy rối, lạm dụng, cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục làm tổn hại đến thể chất, tinh thần như hiếp dâm, quấy rối, sờ mó, sử dụng lời nói tục tĩu, bắt buộc chụp hình khỏa thân, cưỡng ép bán dâm…; thực tế trong nhiều trường hợp, đối tượng gây bạo hành tình dục là người quen, thậm chí là người thân của nạn nhân; trẻ em nữ vị thành niên và nữ thanh niên bị bạo hành, lạm dụng tình dục nhiều hơn nhưng trẻ em nam vị thành niên và nam thanh niên cũng có thể là nạn nhân; mặc dù trẻ em nam và nam giới cũng bị bạo hành nhưng số trẻ em nữ và phụ nữ bị bạo hành vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn; hầu hết các trường hợp bạo hành này có nguyên nhân bắt nguồn từ những định kiến và hiện tượng bất bình đẳng về giới tính và thường được gọi chung là bạo hành trên cơ sở giới tính hay bạo hành giới tính.

Ngăn chặn nạn bạo hành trẻ emBạo hành trẻ em cần được chủ động ngăn chặn, đặc biệt là bạo hành về tình dục. ẢNH MINH HỌA

Trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên có thể là nạn nhân của việc buôn bán người; đây là một hình thức bạo hành trên cơ sở giới tính. Trẻ em nữ vị thành niên và thanh niên là con của các gia đình di cư từ nông thôn ra thành phố, nghèo, không biết chữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có rối loạn tâm lý hay tâm thần hoặc không sống cùng gia đình như trẻ vị thành niên và thanh niên đường phố, mồ côi, sống trong cơ sở nội trú, trại giáo dưỡng, trại giam… thường có nguy cơ bị bạo hành cao hơn, nhất là hành vi quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục. Trẻ vị thành niên và thanh niên đồng tính, chuyển giới có nguy cơ bị bạo hành cao hơn trẻ vị thành niên và thanh niên dị tính; đồng thời cũng có nguy cơ tự tử do kỳ thị và bạo hành cao hơn nhiều lần so với trẻ vị thành niên và thanh niên dị tính. Ngoài ra trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên lạm dụng các chất kích thích như rượu, ma túy có nguy cơ bị bạo lực và lạm dụng tình dục cao hơn so với trẻ vị thành niên và thanh niên không sử dụng các chất kích thích này.

Vấn đề bạo hành có thể xảy ra tại gia đình, trường học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt… Hiện nay việc bạo hành trong trường học đang có xu hướng gia tăng đã gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và xã hội. Thực tế ghi nhận trẻ vị thành niên và thanh niên sống trong môi trường bạo hành như cha bạo hành mẹ, anh chị bạo hành em… thì cũng bị ảnh hưởng gián tiếp do sự bạo hành gây nên sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm… Các rối loạn tâm lý do việc bạo hành hay sống trong môi trường bạo hành có thể dẫn đến các rối loạn về hành vi như có hành động phản kháng, nổi loạn, tự tử. Nếu trẻ nam vị thành niên và nam thanh niên có cha là người gây nên hành vi bạo hành thì cũng rất có nguy cơ trở thành người gây bạo hành so với những trẻ nam vị thành niên và nam thanh niên khác khi lập gia đình. Nếu trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên có mẹ là nạn nhân của việc bạo hành thì cũng rất có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo hành khi kết hôn cao hơn những trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên khác.

Các yếu tố nguy cơ và hậu quả của bạo hành

Theo các nhà khoa học, sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi vị thành niên và thanh niên nếu không được cha mẹ hay người lớn hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời thì có thể dẫn đến hành vi có liên quan đến việc bị bạo hành hoặc có hành động bạo hành người khác do nhiều yếu tố khác nhau như: bị ảnh hưởng của các loại thông tin mang tính bạo lực và không lành mạnh, do hậu quả của việc phải sống trong môi trường có bạo hành gia đình, lạm dụng các chất gây nghiện, phản ứng tiêu cực trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, để chứng tỏ mình với bạn bè hay để đua đòi, bán dâm hay buôn bán tình dục để kiếm tiền…

Hành vi bạo hành có thể dẫn đến các hậu quả gồm: bị thương tích, tàn tật, thậm chí tử vong; bị tổn thương về tâm lý như rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, tự tử…; bị rối loạn chức năng tình dục như lãnh cảm…; thường bỏ học, bỏ việc, xa lánh mọi người; có tâm lý trả thù, bất cần đời… có thể làm cho trẻ vị thành niên và thanh niên đã bị xâm hại trở thành kẻ đi bạo hành, đi xâm hại người khác; đồng thời cũng có thể mang hậu quả về sức khỏe sinh sản như có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS…

Các dấu hiệu giúp phát hiện bạo lực tình dục

Để giúp phát hiện các trường hợp trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo lực, xâm hại tình dục; cần căn cứ vào những dấu hiệu về hành vi và tinh thần, dấu hiệu về thực thể. Các dấu hiệu về hành vi và tinh thần được ghi nhận như: có rối loạn tinh thần, mang cảm giác tự ti; lo lắng, sợ sệt, xa lánh, trốn chạy…; bị trầm cảm, mặc cảm tội lỗi, hổ thẹn, có biểu hiện dọa tự tử hoặc tự tử; bị mất ngủ, không ăn hoặc ăn không ngon; có lạm dụng chất gây nghiện; có rối loạn về tình dục, sợ hãi, ghê tởm hành vi tình dục, không có khả năng phân biệt giữa các hành vi tình cảm và tình dục; có hoạt động tình dục sớm; có thể có hành vi xâm hại, lạm dụng người khác… Các dấu hiệu thực thể được ghi nhận như: các vết thâm tím, chảy máu, sưng đau, đặc biệt có liên quan đến bộ phận sinh dục; việc đi lại, đứng ngồi khó khăn, quần áo rách và bẩn, có dính máu; có ra máu, có dịch tiết âm đạo hoặc dương vật; đau bụng, đau vùng hạ vị; bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn, có thể có hiện tượng đại tiện và tiểu tiện không tự chủ; có các dấu hiệu nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục như tiết dịch âm đạo, tiết dịch niệu đạo, vết loét, vết sùi…; có thể đang có thai…

Việc thăm khám phải được tiến hành một cách kín đáo, thận trọng và kỹ càng để phát hiện đầy đủ các dấu hiệu có liên quan đến hành vi trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo lực tình dục đã nêu ở trên để giúp xác định tổn thương một cách cụ thể nhằm có biện pháp hỗ trợ, điều trị phù hợp.

Biện pháp phòng tránh bạo hành

Đối với những trường hợp trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo hành, cần nhận biết rõ đã có hành vi bạo hành xảy ra với các dấu hiệu được xác định. Nên cung cấp các thông tin về sự xâm hại, bạo hành ở những nơi có mặt của trẻ vị thành niên và thanh niên thường là tại phòng đợi, phòng tư vấn bằng tranh ảnh, tờ rơi, áp phích… hướng dẫn. Nên bày tỏ thái độ thông cảm, tôn trọng và động viên khi tư vấn. Phải hỏi cụ thể tiền sử và thăm khám kỹ để đánh giá nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, nguy cơ mang thai và các tổn thương khác. Thực hiện việc điều trị và chuyển tuyến khi cần bao gồm cả việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu trẻ vị thành niên và thanh niên nữ bị cưỡng hiếp trong vòng thời gian khoảng 120 giờ; cũng cần chuyển trẻ vị thành niên và thanh niên đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và hỗ trợ điều trị những bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, HIV. Tư vấn những nội dung có liên quan đến hành vi bạo hành và hỗ trợ tâm lý phù hợp. Cần bảo đảm sự bí mật và riêng tư đối với những thông tin của nạn nhân. Hỗ trợ tìm người giúp đỡ, tìm nơi an toàn, tìm đến các dịch vụ xã hội trợ giúp. Đồng thời ghi chép thật đầy đủ, lưu hồ hơ theo đúng quy định của pháp lý.

Để phòng ngừa và giảm thiểu những hậu quả của việc bạo hành, cần tổ chức thực hiện và vận động mọi người tham gia các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành tại cộng đồng, trường học; cung cấp các thông tin về bạo hành cho đối tượng tham gia đặc biệt chú trọng đến trẻ vị thành niên và thanh niên ngay cả khi họ đến cơ sở y tế không phải vì vấn đề bạo hành; phát hiện và ngăn ngừa những dấu hiệu, những biểu hiện có thể dẫn đến hành vi bạo hành. Đồng thời cần hỗ trợ, tư vấn cho trẻ vị thành niên và thanh niên đã bị xâm hại, bị bạo hành để giúp đối tượng này vượt qua tình trạng stress, lấy lại sự cân bằng tâm lý, tránh được cảm giác muốn trả thù hay buông xuôi. Ngoài ra phải bảo đảm quyền của trẻ vị thành niên và thanh niên, nhấn mạnh quyền được bảo vệ để chủ động tránh khỏi các hình thái bạo hành.

Điều cần quan tâm

Trong xã hội phát triển hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo hành, đặc biệt là nữ đã xảy ra khá phổ biến với xu hướng ngày càng lan rộng từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Vì vậy đây là một vấn đề cấp thiết cần phải được cảnh báo để chủ động ngăn ngừa. Ngoài hình thái bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần thì bạo hành về tình dục xảy ra trên thực tế rất đáng báo động từ những trường hợp trẻ vị thành niên bị xâm hại thời gian vừa qua ở nhiều địa phương. Ngành y tế và các cơ quan chức năng có liên quan cần quan tâm đến những yếu tố nguy cơ, hậu quả của bạo hành, dấu hiệu phát hiện bạo lực tình dục để chủ động thực hiện biện pháp phòng tránh. Trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là nữ cần được sống trong một môi trường xã hội an toàn, có sự bảo vệ cần thiết của nhiều cơ quan, đoàn thể liên quan.

BS. NGUYỄN HOÀNG ANH

]]>