Trẻ bị ho – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 19 Oct 2018 14:25:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Trẻ bị ho – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trẻ bị ho khi giao mùa, mẹ phải làm sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bi-ho-khi-giao-mua-me-phai-lam-sao-16475/ Fri, 19 Oct 2018 14:25:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bi-ho-khi-giao-mua-me-phai-lam-sao-16475/ [...]]]>

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khi giao mùa

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ trong ngày giao động mạnh, khí hậu hanh khô khiến cho trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp vì sức đề kháng còn kém. Một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở hầu hết các trẻ là ho. Ho là một phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, ho nhiều làm trẻ mệt, khó ăn, dễ nôn trớ, ho ban đêm còn khiến trẻ mất ngủ. Trong nhiều trường hợp, ho là biểu hiện của việc cơ thể bé bị nhiễm bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nôi, Phó trưởng kho Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi trung ương. Có hai nhóm nguyên nhân khiến bé bị ho. Thứ nhất là do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng do virus, viêm họng do vi khuẩn, viêm mũi xoang cấp ở trẻ, viêm thanh nhiệt cấp, viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi. Đặc điểm của nhóm nguyên nhân này là bé bị nhiễm khuẩn, có thể sốt, ho sẽ giảm và chấm dứt sau khi điều trị dứt điểm các nguyên nhân chính gây bệnh. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho con mà phải được thăm khám và kê đơn từ bác sỹ.

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến bé bị ho có thể là do bé bị nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết, hen suyễn, những kích thích bên ngoài như khói thuốc lá, khói than, không khí ô nhiễm cũng có thể khiến bé ho.

Ảnh minh họa

Phòng ho cho trẻ khi giao mùa như thế nào?

Giữ ấm cho trẻ: Thời tiết chuyển mùa cha mẹ cần chọn lựa trang phục thích hợp để giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ và ngực. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây ho do viêm họng. Không được tắm muộn cho bé, thời gian tắm tốt nhất khoảng 5 – 6 giờ chiều, nếu tắm muộn hơn thì lại dễ bị viêm đường hô hấp, vì khi vào đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiệt lượng tạo ra vào đêm muộn xuống rất thấp, tốc độ chuyển hóa cũng xuống rất thấp.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Khi trẻ bị ho nhiều, sổ mũi hoặc đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý vô trùng, đơn liều tránh lấy nhiễm chéo để rửa mũi họng cho trẻ. Với những trẻ mới bắt đầu ho, sổ mũi hoặc đau họng thì biện pháp này rất hiệu quả.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc: Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì đây là yếu tố khiến bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Bởi các phân tử li ti trong khói thuốc sẽ bám vào vòm họng thông qua đường hô hấp sẽ gây viêm họng, ho và những bệnh nguy hiểm khác.

Sử dụng dược liệu thiên nhiên: Trẻ nhỏ có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ho. Thay vào đó, cha mẹ có thể tận dụng các loại thảo dược hoặc thuốc do có nguồn gốc thảo dược như húng chanh, gừng, bạc hà, dịch chiết lá thường xuân EA 575… để điều trị ho. Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng và an toàn với trẻ nhỏ.

Tăng cường miễn dịch cho bé: Cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé để tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể trẻ. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: Cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh…

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ: Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có hướng dẫn của bác sỹ bởi nguyên nhân gây ho có thể không phải do vi khuẩn. Dùng kháng sinh chỉ khiến cho bé bị suy giảm miễn dịch và nhiều tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, không được dùng thuốc ho người lớn và giảm liều cho trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám: Nếu trẻ bị ho nhiều dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa ho khác nhau thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Thông tin truy cập  wesite  hoặc  facebook . Hotline: 094 240 8866

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

]]>
Sai lầm cần tránh khi trẻ ho http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-can-tranh-khi-tre-ho-2755/ Thu, 19 Jul 2018 01:39:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-can-tranh-khi-tre-ho-2755/ [...]]]>

Siro ho có vị ngọt khiến bé rất thích, hơn nữa lúc đầu dùng thấy hiệu quả rất nhanh nên chị Oanh thường xuyên “ưu ái” sử dụng. Sau một thời gian bé Nghé bị nhờn thuốc, bây giờ mỗi lần điều trị ho cho bé rất vất vả.

Sốt ruột vì chăm mãi mà con vẫn ốm đau, thường ho húng hắng và chậm tăng cân, chị Vân Hà, nhân viên thu ngân của một nhà hàng tại Bình Thạnh đưa con đi khám bác sĩ. Bé được kết luận bị viêm họng và kê thuốc về uống. Dùng 3 ngày thấy đã bớt ho, hơn nữa bé lại bị tiêu chảy, sợ con còi cọc thêm nên thay vì báo lại bác sĩ, chị tự động cho con dừng thuốc, khiến bệnh không dứt điểm mà tái phát dai dẳng.

Ảnh: empowernetwork
Cha mẹ cần chăm sóc đúng cách khi trẻ bị ho. Ảnh minh họa: empowernetwork.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ho là một triệu chứng làm cho cha mẹ lo lắng , tuy nhiên đôi lúc  ho là  phản xạ tốt, là cơ chế có thể giúp tống chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.

“Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ”, bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Bác sĩ Thanh đưa ra lời khuyên, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi trẻ ho kèm nôn ói hoặc sốt cao 39 độ C, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, tiết đàm nhớt nhiều… cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Chia sẻ về liều dùng kháng sinh ở trẻ, bác sĩ Võ Quang Phúc, phó giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, liều dùng kháng sinh cho các trường hợp bị ho thường một đến hai tuần, theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc lạm dụng hay ngưng thuốc nửa chừng có thể dẫn việc nhờn thuốc, bệnh dễ tái phát và khó điều trị hơn. Trẻ em sử dụng kháng sinh khi có những triệu chứng như tiêu chảy, mẩn ngứa, dị ứng… cần phải báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc hợp lý.

“Trẻ em phải tùy theo cân nặng, trọng lượng của cơ thể sẽ có liều lượng sử dụng thuốc phù hợp. Nhiều cha mẹ không tuân theo chỉ định của bác sĩ mà tự động cho con dùng một nửa liều của người lớn, điều này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại”, bác sĩ Phúc khuyến cáo.

Lê Phương

]]>