trào ngược dạ dày – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 21 Aug 2018 16:00:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trào ngược dạ dày – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nên lưu ý khi bị hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-luu-y-khi-bi-hoi-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-15497/ Tue, 21 Aug 2018 16:00:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-luu-y-khi-bi-hoi-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-15497/ [...]]]>

Nguyên nhân trào ngược dạ dày – thực quản là gì?

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, trong đó tập trung chủ yếu vào một số yếu tố như: do van tâm vị – dạ dày yếu (đóng mở không đều, hoặc đóng không kín) làm cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc do chức năng hoạt động của các cơ co bóp thực quản y (nhiều trường hợp trào ngược dạ dày – thực quản là do cơ co bóp thực quản bị yếu bẩm sinh hay gặp ở các bệnh nhi, người cao tuổi); hoặc do lượng chất nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản ít dần bởi viêm loét thực quản. Bên cạnh đó, có thể vì một lý do nào đó (viêm các tuyến nước bọt mạn tính hoặc tuổi cao…) làm cho lượng nước bọt ngày một suy giảm (nước bọt có tính kiềm nên giúp trung hòa, rửa trôi bớt dịch axít dạ dày). Một số trường hợp có thể do tình trạng dư thừa axít HCl và các enzym tiêu hóa trong dạ dày hoặc do sự trì trệ trong quá trình tiêu hóa, để thức ăn bị ứ đọng lâu trong dạ dày (hẹp môn vị, u dạ dày…). Ngoài ra, béo phì, bệnh thoát vị dạ dày qua khe thực quản, một số phụ nữ đang mang thai, nghiện thuốc lá, rượu bia, một số gia vị cay, thức ăn quá nóng sẽ làm trầm trọng thêm  hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

 

trao nguoc da day - thuc quan, nguyen nhan trao nguoc da day thuc quan

 

Biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản như thế nào?

Với hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm. Triệu chứng thường gặp nhất là ợ (ợ hơi, ợ nóng, ợ chua). Ợ hơi thường xuyên ngay cả khi đói hoặc không uống bất cứ thứ gì. Ợ nóng là người bệnh cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ, có khi đến tận vùng hạ họng, mang tai, kèm theo đó là vị chua trong miệng (do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác nóng, nóng rát). Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Các hiện tượng ợ thường tăng lên ngay sau khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, hoặc uống rượu, nước chua hoặc khi cúi gập người về phía trước, hoặc khi nằm nghỉ.

Buồn nôn, nôn thường xuất hiện khi ăn no hoặc nằm ngay sau khi ăn, lý do là các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn.

Đau, tức ngực chiếm tỉ lệ khoảng 40 – 45% do đau đoạn thực quản chạy qua ngực, khi axít trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh, gây cảm giác đau ở tim. Người bệnh có cảm giác bị thắt ở ngực, đè ép, xuyên ra lưng và cánh tay làm cho người bệnh rất lo lắng tưởng rằng bệnh của tim mạch hoặc bệnh của phổi. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn gặp các triệu chứng như đắng miệng, khó nuốt, cảm giác vướng ở vùng họng, khàn giọng, đau họng, hôi miệng, nấc, ho khan kéo dài không rõ nguyên nhân.

Ở trẻ em có dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, bé biếng ăn, chậm lớn, có thể bị viêm hô hấp.

Triệu chứng giảm bớt khi người bệnh dùng các thuốc kháng axít như: Gastropulgit, Asigastrogit… hoặc thuốc làm giảm tiết axít như Omeprazon, Ranitidine…

Để chẩn đoán, ngoài các biểu hiện lâm sàng, cần nội soi dạ dày –  thực quản và sinh thiết để đánh giá tình trạng niêm mạc và xét nghiệm dịch vị dạ dày.

Trào ngược dạ dày – thực quản có gây biến chứng không?

Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây biến chứng, đó là có thể gây viêm loét thực quản (viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu), nếu nặng và kéo dài dẫn đến làm hẹp thực quản. Bệnh diễn ra trong một thời gian dài, nếu không được điều trị đúng sẽ làm cho niêm mạc thực quản biến đổi có thể chuyển thành ung thư nhất là người cao tuổi, đây là biến chứng rất nguy hiểm.

Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở.

 

trao nguoc da day, trieu chung trao nguoc da day thuc quan, o nong

Triệu chứng thường gặp nhất là ợ

 

Nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản

Khi bị đau tức ngực, có ợ hơi hoặc chua (người lớn), ở trẻ nhỏ thấy nôn trớ, chậm lớn… cần đi khám để xác định bệnh. Khi được chẩn đoán là hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, về nguyên tắc, có thể sử dụng thuốc chống tiết axít ức chế bơm proton (PPI), hoặc dùng thuốc kháng thụ thể histamin H2, thuốc bao phủ niêm mạc thực quản, dạ dày. Dùng thuốc gì, liều lượng và ngày sử dụng như thế nào là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh hoặc người nhà không nên tự mua thuốc điều trị, đặc biệt là trẻ em. Một số tác giả khuyên, trường hợp nhẹ có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản.

Phẫu thuật có thể được tiến hành (rất hạn hữu) khi không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa (dùng thuốc).

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nên lưu ý, do bệnh dễ tái phát nên thường phải điều trị duy trì sau đợt điều trị tấn công hoặc phải dùng thuốc khi có triệu chứng tái phát, do đó cần được khám lại theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.

 

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-14743/ Wed, 08 Aug 2018 16:10:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-14743/ [...]]]>

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh TNDD-TQ, trong đó tập trung chủ yếu vào một số yếu tố như van tâm vị – dạ dày yếu (đóng mở không đều, hoặc đóng không kín) làm cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc do chức năng hoạt động của các cơ co bóp thực quản yếu. Nhiều trường hợp TNDD-TQ là do cơ co bóp thực quản bị yếu bẩm sinh hay gặp ở các bệnh nhi, người cao tuổi; Hoặc do lượng chất nhày bảo vệ niêm mạc thực quản ít dần bởi viêm loét thực quản do dịch vị trào ngược lên. Một số trường hợp có thể do tình trạng dư thừa acid HCl và các enzym tiêu hóa trong dạ dày hoặc do sự trì trệ trong quá trình tiêu hóa, để thức ăn bị ứ đọng lâu trong dạ dày (sa dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, polyp…). Ngoài ra, béo phì, bệnh thoát vị dạ dày qua khe thực quản, mang thai, nghiện thuốc lá, rượu bia, một số gia vị cay, thức ăn quá nóng sẽ làm trầm trọng thêm hội chứng TNDD-TQ.

Triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn hoặc về đêm. Triệu chứng thường gặp nhất là ợ (ợ hơi, ợ nóng, ợ chua). Ợ hơi thường xuyên ngay cả khi đói hoặc không uống bất cứ thứ gì. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ, có khi đến tận vùng hạ họng, mang tai, kèm theo đó là vị chua trong miệng (do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác nóng, nóng rát). Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng. Các hiện tượng ợ thường tăng lên ngay sau khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, uống rượu, ăn chua (dấm, chanh, bún…) hoặc khi cúi gập người về phía trước, khi nằm nghỉ.

trao nguoc da day thuc quan

Buồn nôn, nôn thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Lý do là các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn.

Đau, tức ngực tỷ lệ khoảng 40 – 45% (do đau đoạn thực quản chạy qua ngực, khi axit trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh, gây cảm giác đau ở vùng ngực trước tim). Người bệnh có cảm giác bị thắt ở ngực, đè ép, xuyên ra lưng và cánh tay làm cho họ rất lo lắng tưởng rằng bệnh của tim mạch hoặc bệnh của phổi. Ngoài ra, bệnh TNDD-TQ còn gặp các triệu chứng như đắng miệng, khó nuốt, cảm giác vướng ở vùng họng, khàn giọng, đau họng, hôi miệng, nấc, ho khan kéo dài không rõ nguyên nhân. Ở trẻ em có dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, có thể bị viêm hô hấp, bé biếng ăn, chậm lớn. Để chẩn đoán, ngoài các biểu hiện lâm sàng cần nội soi dạ dày- thực quản và sinh thiết để đánh giá tình trạng niêm mạc và xét nghiệm dịch vị dạ dày.

Biến chứng của TNDD-TQ

TNDD-TQ dễ dẫn đến viêm loét thực quản. Nếu nặng và kéo dài có thể làm hẹp thực quản và viêm, loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Do bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi có thể chuyển thành ung thư. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở.

Nguyên tắc điều trị

Cần sử dụng các thuốc có tính chống tiết acid ức chế bơm proton (PPI) như omeprazon, lansoprazol; Kháng thụ thể histanin H2 (ranitidin…). Thuốc bao phủ niêm mạc thực quản, dạ dày (gastropulgit…). Một số tác giả khuyên, trường hợp nhẹ có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản như metoclopramide hoặc các thuốc antacid, acid alginic. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sau giai đoạn điều trị tấn công (giảm nửa liều) hoặc dùng thuốc khi có triệu chứng (thuốc uống khi cần), và cần kiên trì điều trị.

Chỉ phẫu thuật khi không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa.

Không nên ăn, uống chua, cay, rượu, bia, không hút thuốc. Ăn xong không nên nằm ngay. Cần ăn thức ăn mềm, lỏng, đủ chất.

BS. Bùi Mai Hương

]]>
Lưu ý khi mắc chứng trào ngược dạ dày http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-khi-mac-chung-trao-nguoc-da-day-14611/ Wed, 08 Aug 2018 15:51:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-khi-mac-chung-trao-nguoc-da-day-14611/ [...]]]>

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là hiện tượng các chất dịch có trong dạ dày như pepsin, HCl, dịch mật… trào ngược lên thực quản, gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu, họng. Vì biến chứng đầu tiên và gặp ở hầu hết người bệnh là viêm thực quản nên bệnh còn có tên gọi khác là viêm thực quản trào ngược. Khá nhiều người đang phải chịu đựng chứng bệnh này và sau đây là những lời khuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Trào ngược dạ dày biểu hiện thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là một trong những bệnh lý tiêu hóa phức tạp, triệu chứng rất đa dạng. Dưới đây là 4 triệu chứng điển hình nhất của bệnh:

Ợ hơi khi đói.

Ợ nóng, ợ chua: Người bệnh thường cảm thấy nóng rát lan từ thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, đôi khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, kèm vị chua trong miệng. Đó là triệu chứng ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Ợ chua thường xảy ra khi bệnh nhân đánh răng buổi sáng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước hoặc khi nằm nghỉ.Trào ngược dạ dày - thực quản.

Trào ngược dạ dày – thực quản.

Buồn nôn, nôn: Khi bệnh nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản ngoài hơi, dịch tiêu hóa sẽ có thêm cả thức ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc… Nếu tình trạng buồn nôn hoặc nôn diễn ra ngay sau hoặc trong khi ăn, khả năng lớn bạn đã bị trào ngược dạ dày – thực quản.

Đau, tức ngực: Cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Thực chất cảm giác đau này là đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Acid trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.

Ngoài ra có thể để ý tới một số triệu chứng ít gặp khác như: nấc cụt, thở khò khè, khó thở, đau họng, thay đổi giọng nói, khàn tiếng.

Theo các chuyên gia về tiêu hóa, trọng lực giúp thức ăn nằm yên ở trong dạ dày khi bạn đứng thẳng. Hiện tượng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản dễ xảy ra hơn khi trọng lực giảm. Nằm xuống ngay lập tức sau khi ăn có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Vì lý do đó, người bệnh không nên ăn nhiều vào buổi tối và nên kê cao đầu khi ngủ.

Nguyên tắc điều trị

Làm lành các vết viêm loét trong dạ dày. Ngăn chặn stress. Giảm tiết acid dạ dày. Tăng tốc độ tiêu hóa để làm rỗng dạ dày. Trên thực tế, việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Các nguyên nhân gây bệnh thường không tồn tại riêng lẻ, mà kết hợp trên cùng một bệnh nhân nên việc điều trị muốn thành công cũng cần kết hợp nhiều cơ chế. Trong đó, dinh dưỡng và lối sống là những yếu tố quan trọng.

Lời khuyên về chế độ ăn uống

Trào ngược dạ dày – thực quản là một rối loạn tiêu hóa, các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống của bệnh nhân với triệu chứng của họ. Vì thế, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể là một sự hỗ trợ tốt cho điều trị căn bệnh này. Nghiên cứu cho thấy, có một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược bao gồm: Những loại thịt đỏ giàu cholesterol và acid béo; thực phẩm giàu chất béo, giàu canxi như sữa, thịt, các sản phẩm từ sữa (phomat, bơ); muối với số lượng cao.

Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khác nên tránh như: sôcôla, thảo dược, gia vị chứa tinh dầu (bạc hà), đồ uống có ga, đồ uống có tính acid như nước chanh, nước cam, cà phê, thực phẩm có tính acid như sốt cà chua.

Tuy nhiên, lại có những loại thực phẩm có thể cải thiện tình trạng trào ngược, bao gồm: cá ngừ, cá hồi, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu (những thực phẩm cung cấp protein chứa ít cholesterol), ngũ cốc, dâu, táo, dưa hấu, đào, trứng. Các thức ăn giàu chất xơ cũng tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài những thay đổi chế độ ăn uống, một kế hoạch điều trị tổng thể liên quan đến những cân nhắc khác. Đối với nhiều vấn đề tiêu hóa, việc khôi phục lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn trong ruột với sự trợ giúp của các loại thực phẩm lên men có thể giúp đạt được điều này. Người bệnh có thể dùng hằng ngày với sữa chua, đồ uống kefir (nấm sữa), các loại dưa muối, trà lên men kombucha… Nghiên cứu cho thấy các thực phẩm lên men (probiotic) còn có thể giúp chống lại vi khuẩn H.pylori.

Thay đổi lối sống để tạo nên một lối sống lành mạnh như thể dục, giảm cân, ăn, ngủ đúng giờ, điều độ, kê cao gối khi ngủ, không sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ giúp người bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm khỏi bệnh.

Nguyễn Thu Hà (Đại học Y Hà Nội)

((Theo Medical News Today))

]]>
Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-13979/ Sun, 05 Aug 2018 06:01:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-13979/ [...]]]>

Các yếu tố nguy cơ của GERD ở châu Á cũng tương tự như ở các nước phương Tây bao gồm:

– Tuổi tác.

– Giới tính.

– Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, béo phì, căng thẳng tâm lý, hút thuốc lá và thói quen nằm nghỉ ngay sau khi ăn…

Các nghiên cứu trong nước cho thấy tuổi, nam giới và hút thuốc lá là các yếu tố nguy cơ đã được xác minh.

Một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho thấy tình trạng nhiễm H. pylori có liên quan nghịch với nguy cơ bị GERD.

Điều trị trào ngược dạ dày - thực quảnHiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản

 

Triệu chứng

Triệu chứng đặc trưng của GERD là ợ nóng và ợ trớ. Ợ nóng là cảm giác nóng rát vùng mũi ức lan dọc sau xương ức lên đến cổ, thường xảy ra khi người bệnh nằm hoặc ngồi cúi ra trước, sau bữa ăn (đặc biệt là khi ăn quá no, ăn thức ăn có nhiều gia vị chua, cay, chocolat, nhiều dầu mỡ hoặc có uống nhiều rượu bia). Cảm giác ợ trớ bao gồm triệu chứng ợ chua hoặc thậm chí nhiều khi người bệnh cảm nhận được có thức ăn trào lên đến tận ngã ba hầu họng. Trên thực tế, khi thực hành khám chữa bệnh, đa số người bệnh thường cảm thấy khó hiểu khi được hỏi về triệu chứng ợ nóng. Do đó, mô tả chi tiết các đặc điểm của ợ nóng rất quan trọng nhằm giúp người bệnh dễ nhận biết được triệu chứng trào ngược điển hình này.

Các triệu chứng của GERD có thể điển hình hoặc không điển hình.

Các triệu chứng điển hình: ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ chua/trớ.

Các triệu chứng ngoài thực quản: đau ngực không do bệnh lý tim. Hen phế quản, viêm phổi thùy, viêm phổi hít, viêm họng tái phát, chứng bào mòn răng.

Chẩn đoán

Khác với loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày, GERD không có “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán xác định. Cần lưu ý rằng mặc dù hình ảnh GERD rất đặc hiệu để chẩn đoán bệnh, độ nhạy của nội soi trong chẩn đoán GERD khá hạn chế. Do đó, phương pháp thăm dò này nên được để dành cho các trường hợp lâm sàng có triệu chứng báo động hoặc triệu chứng không điển hình cần phải phân biệt với các bệnh lý khác.

Nhiều bác sĩ trông đợi vào phương pháp đo pH thực quản 24 giờ như một “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy giá trị của phương pháp này cũng tương đối hạn chế đối với các trường hợp GERD không có tổn thương trên nội soi vì 30% các trường hợp này có thể có kết quả đo pH thực quản 24 giờ nằm trong giới hạn bình thường.

Quan điểm hiện tại cho phép chúng ta thiết lập chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình. Một số phương pháp chẩn đoán không cần các thăm dò cận lâm sàng bao gồm các bộ câu hỏi triệu chứng cơ năng và phương pháp điều trị thử.

Phổ bệnh lý của khá rộng và có thể phân thành 3 nhóm chính theo mức độ từ nhẹ đến nặng bao gồm:

Độ 1: các trường hợp có triệu chứng trào ngược nhưng trên nội soi không ghi nhận tổn thương do trào ngược, do đó còn được gọi là không kèm tổn thương trên nội soi (Nonerosive Reflux Disease_NERD).

Độ 2: các trường hợp có triệu chứng trào ngược và trên nội soi phát hiện có tổn thương viêm thực quản do trào ngược (VTQTN) được gọi là viêm thực quản do trào ngược (Reflux esophagitis) hoặc có tổn thương trợt (Erosive Reflux Disease).

Độ 3: các trường hợp đã có các biến chứng như: loét thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Trên thực tế, lâm sàng khi chẩn đoán ở Việt Nam có một số điểm đặc thù cần quan tâm:

Nên thăm dò sớm bằng nội soi khi có các triệu chứng báo động:

Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ có nguy cơ ung thư dạ dày thuộc nhóm trung bình cao theo xếp loại của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế.Theo hướng dẫn của Hội Tiêu hóa vùng châu Á – Thái Bình Dương, bệnh nhân có một trong các dấu hiệu báo động cần phải được thăm dò sớm bằng nội soi:

– > 40 tuổi.

– Nuốt khó nặng dần.

– Nuốt đau.

– Sụt cân không chủ ý.

– Thiếu máu (mới xuất hiện).

– Nôn ra máu và/hoặc đi tiêu phân đen

– Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản.

– Sử dụng các thuốc thuộc nhóm kháng viêm giảm đau không steroid dài ngày.

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng trào ngược điển hình:

Một khảo sát ở các bệnh nhân GERD cho thấy nếu để người bệnh tự kể về triệu chứng thì chỉ có khoảng 20% trường hợp được ghi nhận có triệu chứng ợ nóng và/hoặc ợ trớ. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ khám và giải thích các đặc điểm đặc trưng của triệu chứng ợ nóng và ợ trớ thì có đến hơn 60% các bệnh nhân GERD xác nhận rằng mình bị các triệu chứng khó chịu này.

Một điểm đáng lưu ý khác nữa là các triệu chứng trào ngược điển hình (ợ nóng và ợ trớ) cũng ít khi nào là than phiền chính của người bệnh. Trong đại đa số các trường hợp, ghi nhận than phiền chính là triệu chứng đau bụng vùng thượng vị và đầy hơi khó tiêu, trong khi triệu chứng ợ nóng và/hoặc ợ trớ chỉ chiếm tỉ lệ 19,4%.

Biến chứng:

– Loét thực quản.

– Hẹp thực quản.

– Bệnh Barrett thực quản.

– Ung thư thực quản.

Điều trị

Thay đổi lối sống:

Các thực phẩm và lối sống là những yếu tố thúc đẩy hoặc làm biểu hiện GERD nặng hơn như: cà phê, chocolat, bạc hà, cồn, nước uống có gas, nước chanh, sốt cà, dấm; tăng cân quá mức, hút huốc, ăn trước khi đi ngủ.

– Điều trị: tránh dùng các thực phẩm và nước uống có cồn, gas. Cần chia nhỏ ra nhiều bữa ăn – tránh ăn quá no, tránh ăn thức ăn trước khi đi ngủ 2 giờ. Nằm đầu cao khi ngủ. Không xiết hoặc mặc quần quá chật. Ngưng hút thuốc và tránh tăng cân.

Dùng thuốc:

– Cần lưu ý tăng tiết axít không là yếu tố bệnh sinh chính trong nhưng PPI vẫn là thuốc điều trị đầu tiên để ức chế tiết axít.

– Kiểm soát tốt sự bài tiết/trung hòa axít bằng thuốc: thuốc trung hòa axít giúp giảm nhanh triệu chứng. dùng ngắn ngày: uống sau ăn 1 giờ và 3 giờ.

Ức chế thụ thể H2: có tác dụng tốt thể GERD nhẹ và trung bình: liều dùng từ 1 – 2 viên uống trước khi ăn khoảng 15 – 30 phút.

Ức chế bơm proton: có chỉ định dùng trong GERD thể trung bình và nặng, hoặc có biến chứng. Liều chuẩn 1 viên trước khi ăn 30 phút, kéo dài trong 4 – 8 tuần. Nếu không đáp ứng tăng liều gấp đôi, dùng trong 4 – 8 tuần. Lưu ý việc dùng PPI có thể duy trì lâu dài và tùy theo yêu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, PPI có thể làm giảm hấp thu sắt, canxi, vitamin B12 và magnesium máu cần theo dõi và điều trị bù trừ khi cần thiết.

Alginate (Gaviscon)4 viên – gói/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Cơ chế tác dụng: tạo lớp màng ngăn vững chắc, có tính nhầy, gần như trung tính, được hình thành khi tiếp xúc với axít dạ dày, nổi trên bề mặt dạ dày.

Nhóm thuốc trợ vận động tiêu hóa như Metoclopramide (Primperam), Domperidone, Itopride… Lưu ý các tác dụng phụ của nhóm này!

Thuốc đồng vận GABA (Balofen).

Lưu ý: tránh dùng phối hợp Omeprazole với Clopidrogel do tác dụng ức chế men CYP2C19. Gần đây, có nhiều báo cáo PPI có thể gây tăng sinh khuẩn, nhiễm Clostridium difficile khi dùng lâu dài, liên tục >5 năm.

Điều trị ngoại khoa: chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặctheo yêu cầu bệnh nhân không muốn dùng thuốc lâu dài.

BS.CKII. ĐỖ TÂN KHOA

]]>
Viêm họng do trào ngược dạ dày – thực quản có dễ chữa khỏi? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-do-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-de-chua-khoi-13417/ Fri, 03 Aug 2018 15:21:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-do-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-de-chua-khoi-13417/ [...]]]>

Nguyễn Ánh (Hà Nội)

Trào ngược thực quản độ A là tình trạng ở niêm mạc dạ dày xuất hiện tình trạng tổn thương do acid HCL hoặc dịch mật bị trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản được chia ra các cấp độ A, B, C, D, O. Đối với trào ngược thực quản độ A, điều trị bằng hai cách là điều chỉnh lối sống và dùng thuốc.

Một số yếu tố gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể là việc người bệnh sử dụng đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, dùng nước ngọt có ga hoặc người bệnh dùng café, trà hay thuốc lá cũng làm gia tăng tình trạng trào ngược. Nên tránh những thực phẩm dễ kích ứng niêm mạc như đồ uống có cồn, ga. Hạn chế tình trạng ăn quá no vào một lúc, trước khi đi ngủ 2h thì bạn cũng nên hạn chế ăn uống, nên nằm kê cao đầu khi ngủ để thức ăn không bị đẩy lên ống thực quản. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, kiểm soát cân nặng. Bệnh nhân cũng nên hạn chế mặc quần áo quá chật để quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ. Nếu như không được điều trị có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: acid trào ngược lên thực quản khiến người bệnh có thể bị khản giọng, viêm thanh quản; nặng hơn là viêm mũi họng và các bệnh đường hô hấp; gây chảy máu thực quản, loét thực quản; hẹp thực quản; ung thư thực quản…

BS. Nguyễn Tuyết

]]>
Ðiều trị trào ngược dạ dày thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-trao-nguoc-da-day-the-nao-12247/ Thu, 26 Jul 2018 12:13:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-trao-nguoc-da-day-the-nao-12247/ [...]]]>

Nguyễn Văn Tường ([email protected])

Trong thư bạn nói đã nội soi nhưng không nói rõ đã được chẩn đoán bệnh gì và dùng thuốc gì. Tuy nhiên, buồn nôn, nôn là nhóm triệu chứng trào ngược dạ dày rất phổ biến, thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn, các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn. Bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng,… dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tim phổi, viêm họng. Nhưng điển hình là ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… Ngoài ra, bệnh còn gây ra các triệu chứng khác như: đắng miệng, nhiều nước bọt, khó nuốt, cảm giác vướng ở vùng họng, khàn giọng, đau họng, ho khan kéo dài không có nguyên nhân… Nhưng có khi bệnh không có biểu hiện gì cả. Hơn nữa đây cũng là căn bệnh có liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống của bệnh nhân, vì vậy, bạn nên cân nhắc lại chế độ ăn hằng ngày khi bị mắc bệnh này. Chú ý, không ăn đồ chiên rán mà thay bằng luộc, hấp, xào, tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, chua, cay… Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc. Chữa trị bệnh càng sớm thì hiệu quả càng cao để tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường như loét chảy máu, thậm chí ung thư thực quản. Phải kiên trì điều trị bệnh lâu dài, ngay cả khi đã hết triệu chứng.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-em-12171/ Thu, 26 Jul 2018 12:04:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-em-12171/ [...]]]>

Con tôi 8 tháng tuổi, từ khi sinh ra cháu hay bị trớ sữa và nay thường xuyên nôn lượng bột vừa ăn. Tôi nghe nói đây là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mong bác sĩ chỉ dẫn nhận biết chứng bệnh này.

Lê Hoa (Hà Nội)

Ở trẻ em, do chức năng tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị mắc chứng trào ngược dạ dày (DD) – thực quản (TQ). Sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống ống TQ rồi vào DD. Ở chỗ TQ nối với DD có một số cấu trúc đặc biệt làm TQ đóng lại, giúp thức ăn không bị trào ngược trở lên khi DD co bóp, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành và cơ vòng dưới TQ. Trong một số trường hợp, do bất thường trong cấu trúc cơ hoành, hoặc thường gặp hơn là do cơ vòng dưới TQ thường xuyên giãn ra, khi DD co bóp mạnh làm cho luồng thức ăn bị trào ngược lên trên. Đó là tình trạng trào ngược DD – TQ. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần, chỉ 5% trẻ tiếp tục vẫn bị trào ngược sau 1 tuổi.

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý và có các biến chứng: viêm thực quản, bé sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường.

Nếu cháu bị trớ sữa và thức ăn đặc thường xuyên thì chị nên cho con đi khám chuyên khoa tiêu hóa để có hướng dẫn chăm sóc trẻ.

BS. Thanh Nga

]]>
Điều trị ợ nóng và trào ngược dạ dày khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-o-nong-va-trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-11711/ Wed, 25 Jul 2018 12:07:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-o-nong-va-trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-11711/ [...]]]>

Điều trị ợ nóng

Nếu thay đổi lối sống không làm giảm triệu chứng ợ nóng, có thể phải dùng thuốc.

Sau đây là thông tin về một số thuốc kháng acid và thuốc có thể mua dễ dàng không cần kê đơn để điều trị ợ nóng.

Tuy nhiên, tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt trong thời kỳ mang thai.

  • Tums: Còn được gọi là calcium carbonate. Thuốc an toàn đối với phụ nữ có thai. Calcium carbonate trung hòa acid trong dạ dày vì vậy làm giảm ảnh hưởng của acid khi trào ngược lên thực quản. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên chai về liều dùng an toàn khi có thai.
  • Kháng thụ thể H2: Cũng dùng được khi mang thai. Chúng bao gồm các thuốc: famotidine, cimetidine và ranitidine. Chúng có thể mua được tự do hoặc bằng đơn thuốc của bác sĩ. Những thuốc này ức chế sự bài tiết acid của dạ dày.
  • Ức chế bơm proton: Ức chế bơm proton (PPI) ngăn ngừa sự bài tiết của acid dạ dày, giúp điều trị ợ nóng có hiệu quả hơn. Thuốc PPI bao gồm: pantoprazole và lansoprazole. Chúng có thể mua tự do hoặc bằng đơn thuốc.

Hầu hết các thuốc ức chế bơm proton an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên một loại thuốc PPI có tên là omeprazole không được khuyến cáo sử dụng vì có quá ít nghiên cứu cho thấy thuốc an toàn đối với thai kỳ.

Cần nói với bác sĩ về tất cả thuốc và thảo dược khi dùng trong lúc mang thai.

 

trào ngược dạ dày và ợ nóng khi mang thai

 

Trào ngược dạ dày (GERD)

Ợ nóng, trào ngược acid và trào ngược dạ dày (GERD) thường được coi lẫn lộn như nhau, tuy nhiên chúng không hoàn toàn giống nhau.

Trào ngược acid là acid trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản, gây ra triệu chứng ợ nóng. GERD là dạng nặng hơn của trào ngược acid và ợ nóng.

Các triệu chứng khác của GERD bao gồm:

  • Ho mạn tính
  • Thở khò khè
  • Đau ngực
  • Nuốt khó
  • Nôn ra thức ăn hoặc dịch dạ dày

Điều trị GERD tương tự như điều trị trào ngược acid hoặc ợ nóng.

Tránh xa các tác nhân kích thích, thay đổi lối sống hiện tại và dùng thuốc có thể có hiệu quả với triệu chứng. Tuy nhiên, với các trường hợp GERD nặng, cần dùng thuốc theo đơn hoặc phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ

Sự chăm sóc của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng để có thai kỳ khỏe mạnh. Nếu ợ nóng không giảm bớt khi thay đổi lối sống và chế độ ăn thì cần thông báo cho bác sĩ khi khám thai. Nếu dùng thuốc, cần nói rõ thuốc có hay không làm giảm triệu chứng.

Mặc dù ợ nóng là triệu chứng thường gặp khi mang thai, nhưng cũng cần chú ý nếu nó nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Trà Giang

(theo Medical News Today)

]]>
Hay ợ hơi có phải trào ngược dạ dày – thực quản? http://tapchisuckhoedoisong.com/hay-o-hoi-co-phai-trao-nguo%cc%a3c-da%cc%a3-day-thu%cc%a3c-qua%cc%89n-11142/ Wed, 25 Jul 2018 09:01:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hay-o-hoi-co-phai-trao-nguo%cc%a3c-da%cc%a3-day-thu%cc%a3c-qua%cc%89n-11142/ [...]]]>

Em 35 tuổi, cách đây khoảng 6 tháng em có cảm giác vướng ở cổ họng phía trên yết hầu, hay ợ hơi và mỗi lần ợ thì cảm giác vướng giảm hẳn. Em có đi khám nội soi, bác sĩ nói chỉ sưng đỏ ở phần hạ họng. Vậy em bị bệnh gì? cách điều trị?

Nguyễn Anh Khoa ([email protected])

Bệnh cảnh mà bạn mô tả hay gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Dịch vị trào từ dạ dày lên thực quản và hạ họng gây ra cảm giác vướng, tức nặng phía sau cổ họng kèm theo ợ hơi ợ chua. Để điều trị bệnh lý này trước tiên bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng cũng có thể khám chuyên khoa ung thư để chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản thông qua soi tai mũi họng và soi dạ dày thực quản. Sau khi có chẩn đoán xác định, điều trị bệnh bằng các thuốc ức chế tiết axit của dạ dày và một số thuốc điều trị căn nguyên nhiễm khuẩn. Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng liên quan đến chế độ ăn uống, ăn quá no cũng như hay nhịn đói, ăn uống cay nóng nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần quan trọng vào điều trị bệnh lý này.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Ðông y chữa viêm thực quản trào ngược http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-5699/ Fri, 20 Jul 2018 01:18:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-5699/ [...]]]>

Mức độ viêm thực quản phụ thuộc vào thời gian và tần suất tiếp xúc giữa các chất trào ngược với niêm mạc thực quản. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực, thậm chí dẫn đến ung thư.

Trong Đông y, bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng bệnh như “Ế cách”, “Hung thống”, “Thổ toan”… do nhiều nguyên nhân gây nên như rối loạn tình chí, ẩm thực bất điều, lao lực quá độ, cảm thụ ngoại tà… với cơ chế chủ yếu là do vị khí thượng nghịch, thăng giáng thất thường mà phát sinh ra các chứng trạng như ợ hơi, ợ chua, đau tức sau xương ức, viêm rát họng, nôn và buồn nôn… Về mặt trị liệu, Đông y có thể sử dụng các biện pháp như sau:

Dùng thuốc: Thường lựa chọn theo ba phương thức: biện chứng luận trị (căn cứ theo thể bệnh mà lựa chọn bài thuốc), biện bệnh luận trị (xây dựng một bài thuốc dùng cho mọi thể bệnh) và sử dụng kinh nghiệm dân gian (đơn phương nghiệm phương). Cụ thể:

Biện chứng luận trị: Thông qua Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) mà quy vào các thể bệnh và mỗi thể bệnh có phương pháp và bài thuốc phù hợp. Ví như, với thể Can vị bất hòa phải sơ can hòa khí giáng nghịch, trọng dùng bài Tứ nghịch tán hợp Tiểu bán hạ thang gia giảm; với thể Can vị uất nhiệt phải sơ can tả nhiệt hòa vị, trọng dùng bài Đan chi tiêu dao tán gia giảm; với thể Đàm khí giao trở phải lý khí hóa đàm hòa sướng cách, trọng dùng bài Khải cách tán gia giảm; với thể Tỳ vị hư nhược phải kiện tỳ ích khí giáng nghịch, trọng dùng bài Hương sa lục quân tử thang gia giảm; với thể Khí hư huyết ứ phải ích khí kiện tỳ, hoạt huyết hóa ứ, trọng dùng bài Tứ quân tử thang hợp Đan sâm ẩm gia giảm.

 

Ðông y chữa viêm thực quản trào ngượcĐông y có nhiều bài thuốc chữa thực quản trào ngược.

 

Biện bệnh luận trị: Thông qua cơ chế bệnh sinh và các chứng trạng cơ bản mà lựa chọn một bài thuốc có thể dùng cho tất cả các thể bệnh dưới các dạng thuốc khác nhau như thuốc thang sắc hay các Đông dược thành phẩm (cao, đơn, hoàn, tán, viên nang, viên nén, trà tan, siro, thuốc nước đóng ống…). Có thể nói, hình thức này hiện nay đang rất phát triển, nhất là các Đông dược thành phẩm được bào chế dưới dạng tân dược, bởi tính phổ thông, dễ dùng, tiện bảo quản và vận chuyển. Tuy nhiên, tính “biện chứng” của chúng cũng là một vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu.

Đơn phương nghiệm phương: Đây là một kho tàng hết sức phong phú, khó có thể kể hết với đặc diểm chung là đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, tiện dùng và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Có thể dùng một trong số các bài thuốc sau:

Bài 1: Cây ngũ sắc 14g, hoàng kỳ 16g, tía tô 8g, chỉ xác 6g, xương bồ 16g, hoài sơn 8g, biển đậu 6g, trần bì 8g, đương quy 10g, bạch truật 8g, lá đắng 12g, lá lốt 6g, sinh khương 8g, sâm đại hành 10g, sắc uống 2 ngày 1 thang sau khi ăn.

Bài 2: Khôi tía 16g, cỏ lào 12g, loét mồm 12g, tam thất nam 12g, khương hoàng 10g, cam thảo 10g, sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ 30 phút

Bài 3: Hắc táo nhân 16g, bạc truật 12g, 10g hoài sơn, 16g phòng sâm, 10g liên nhục, ngưu tất 8g, 10g viễn chi, trần bì 6g, bán hạ chế 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tất cả đem sắc cùng với 1 lít nước, sắc cô cho đến khi còn một nửa là được, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài 4: Hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 5: Viễn chỉ 12g, cam thảo 12g, trần bì 12g, ngưu tất 16g, hắc táo nhân 16g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, chỉ xác 10g và bán hạ chế 10g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần ngay khi còn ấm và uống trước bữa ăn.

Không dùng thuốc: Bao gồm nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh, yoga, thiền, cân ma đạt kinh, thái cực quyền… Riêng châm cứu cũng rất nhiều phương thức như thể châm, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, cấy chỉ cát gút, laser châm, từ châm… Ngoài ra, còn có thể chọn dùng các món dược thiện có công dụng bồi bổ tỳ vị, lý khí giáng nghịch hỗ trợ trị liệu trào ngược dạ dày thực quản rất dễ được cơ thể chấp nhận. Để trị liệu đạt hiệu quả cao và bền vững, Đông y thường hay phối hợp cả hai biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc theo quan điểm chỉnh thể và toàn diện.

ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn

]]>