trang sức – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:16:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trang sức – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Màu của ráy tai báo hiệu những bất thường về tình trạng sức khỏe http://tapchisuckhoedoisong.com/mau-cua-ray-tai-bao-hieu-nhung-bat-thuong-ve-tinh-trang-suc-khoe-10849/ Wed, 25 Jul 2018 08:16:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mau-cua-ray-tai-bao-hieu-nhung-bat-thuong-ve-tinh-trang-suc-khoe-10849/ [...]]]>

Màu của ráy tai báo hiệu những bất thường về tình trạng sức khỏe

 

Ráy tai, còn được gọi là cerumen, là một chất tiết tích tụ trong ống tai ở hầu hết các động vật có vú, bao gồm cả con người. Ráy tai có chức năng bôi trơn giúp sóng âm truyền đi dễ dàng, ngăn ngừa côn trùng nhỏ, bụi bẩn, vi khuẩn,… xâm nhập vào tai.

 

  1. Màu vàng: Nếu bạn nhận thấy ráy tai có màu vàng, hơi ướt và dính, điều đó có nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng sức khoẻ hoàn hảo, ống tai không bị nhiễm trùng.

  2. Màu xám: Ráy tai có màu xám, ướt và dính, đó là những bụi bẩn được lấy ra cùng ráy tai. Nhưng nếu ráy tai có màu xám, khô và giòn, kèm theo cảm giác ngứa, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh chàm bội nhiễm.

  3. Màu vàng nhạt: ráy tai màu vàng nhạt thường thấy ở trẻ dưới 8 tuổi. Tuy nhiên nếu người trưởng thành có ráy tai màu vàng nhạt thì đó là dấu hiệu thiếu vitamin B nhẹ.

  4. Màu nâu tối: Nếu ráy tai có màu nâu tối và dính, có thể do cơ thể toát nhiều mồ hôi. Bạn nên kiểm tra xem có mắc bệnh cao huyết áp hoặc cholesterol cao hay không.

  5. Màu nâu tối, thành mảng dày: Nếu ráy tai có màu nâu tối, thành mảng dày, có thể là do rối loạn hormon do căng thẳng và lo lắng.

  6. Ướt và chảy ra ngoài: nếu bạn thấy ráy tai quá lỏng, chảy ra ngoài, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương màng nhĩ và cần sự chăm sóc y tế.

  7. Ráy tai có máu: Nếu bạn nhận thấy dấu vết của máu trong ráy tai, đó có thể là một dấu hiệu của tổn thương màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai nghiêm trọng.

    BS. Tuyết Mai

    (theo Univadis/Boldsky)

    ]]>
    9 triệu chứng ở móng cho biết tình trạng sức khỏe của bạn http://tapchisuckhoedoisong.com/9-trieu-chung-o-mong-cho-biet-tinh-trang-suc-khoe-cua-ban-10595/ Wed, 25 Jul 2018 07:22:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/9-trieu-chung-o-mong-cho-biet-tinh-trang-suc-khoe-cua-ban-10595/ [...]]]>

    Dưới đây là 9 triệu chứng ở móng bạn không nên bỏ qua:

     

    Móng vàng: Nếu móng có màu vàng, dễ gãy và dày, có thể bạn bị nhiễm nấm. Đôi khi, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, vấn đề hô hấp và vảy nến cũng có thể gây nên tình trạng trên.

     

    Móng khô, dễ gãy: Nếu bạn liên tục tiếp xúc với các hóa chất hoặc sống trong môi trường có độ ẩm thấp thì tình trạng này xảy ra khá thường xuyên. Ngoài ra, nhiễm nấm và tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể là nguyên nhân khiến móng nứt và dễ gãy.

     

    Móng dạng dùi trống: Là hiện tượng móng tay to hơn và cụp xuống. Nguyên nhân có thể là do lượng ôxy trong máu thấp. Hoặc do bệnh phổi, bệnh tim, viêm đường ruột, bệnh thận và AIDS.

     

    Đốm trắng: Đây là dấu hiệu chấn thương móng hoặc nhiễm nấm. Bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này.

     

    Móng có đường kẻ ngang: Tình trạng này có thể do bệnh tiểu đường không kiểm soát, thiếu kẽm, bệnh tuần hoàn hoặc vẩy nến.

     

    Móng dạng thìa: Nếu các móng cong lên giống hình chiếc thìa, có thể bạn đang thiếu sắt hoặc gặp vấn đề về tim hay tuyến giáp hoạt động quá mức.

     

    Móng có đường kẻ dọc: Móng có đường kẻ dọc là dấu hiệu của sự lão hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu magiê hoặc thiếu vitamin B12.

     

    Vết lõm trên bề mặt móng: Xuất hiện nhiều vết lõm trên bề mặt móng là dấu hiệu của bệnh vảy nến hoặc rối loạn mô liên kết.

     

    Móng đổi màu đen: Đây có thể do u hắc tố, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ.

    BS.Tuyết Mai

    (Theo Boldsky)

    ]]>