trắng da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 09:18:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trắng da – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những sự thật về tình trạng đau đầu ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-su-that-ve-tinh-trang-dau-dau-o-tre-em-11285/ Wed, 25 Jul 2018 09:18:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-su-that-ve-tinh-trang-dau-dau-o-tre-em-11285/ [...]]]>

Một số nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ gồm khóc nhiều, mất nước, bỏ bữa, bỏ ăn, căng thẳng hoặc căng cơ.

Đau đầu có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Đau đầu thứ phát chỉ là triệu chứng của một số bệnh khác trong khi đau đầu nguyên phát là đau đầu không có bất cứ nguyên nhân y tế nào khác.

Đau nửa đầu là một loại đau đầu chính. Ngay cả những cơn nhức đầu xảy ra do căng thẳng cũng được coi là những loại đau đầu chính. Đau đầu do căng thẳng thường dẫn đến đau ở đầu và thái dương.

Ít nhất 10% trẻ bị đau nửa đầu. Loại đau đầu này gây nên cảm giác đau nặng và có thể gây rắc rối cho trẻ trong nhiều giờ. Thậm chí trẻ có thể bị nôn.

Đau đầu thứ phát có thể là kết quả của nhiễm trùng, lo âu, trầm cảm, vấn đề xoang hoặc đau nhẹ ở những khu vực như cổ hoặc đầu.

Những cơn đau đầu từng chuỗi có thể xuát hiện ở trẻ 10 tuổi trở lên. Những cơn đau đầu này thậm chí có thể kéo dài 7 ngày hoặc hơn. Đau có thể xuất hiện đằng sau mắt. Tiếp theo có thể là bị đỏ mắt và chảy nước mắt. Mắt và trán thậm chí có thể sưng lên.

Đau đầu thường xuyên cũng có thể do khối u. Vì vậy nếu trẻ than phiền về tình trạng đau đầu liên tục, tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ Boldsky)

]]>