trầm cảm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 27 Jan 2019 06:54:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trầm cảm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trầm cảm ở tuổi thiếu niên và cách xử trí http://tapchisuckhoedoisong.com/tram-cam-o-tuoi-thieu-nien-va-cach-xu-tri-17957/ Sun, 27 Jan 2019 06:54:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tram-cam-o-tuoi-thieu-nien-va-cach-xu-tri-17957/ [...]]]>

Hà Anh (Lạng Sơn)

Rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mới lớn thường cho rằng những thay đổi bất thường trong tính cách, hành vi của chúng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Nhưng tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho những đứa con.

tram cam

Khi bị trầm cảm, các em rất dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.

Vì vậy, theo thư bạn kể chưa đủ kết luận con bạn có mắc trầm cảm hay không, tốt nhất bạn cần quan tâm, trò chuyện với cháu hoặc có thể đưa cháu đến bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

BS. Quang Huy

]]>
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm tuổi dậy thì http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tram-cam-tuoi-day-thi-17880/ Sun, 20 Jan 2019 06:50:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tram-cam-tuoi-day-thi-17880/ [...]]]>

Có người nói cháu bị trầm cảm. Vậy xin quý báo tư vấn cách nhận biết.

Nông Thị Tính (Cao Bằng)

Nhiều gia đình có con ở độ tuổi từ 10-18 thường cho rằng những thay đổi bất thường trong tính cách, hành vi của con chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Nhưng tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ “nổi nóng” với tất cả mọi chuyện; nặng nề hơn là không kiểm soát được lý trí, suy nghĩ của mình. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.

Biểu hiện thường gặp nhất là các em dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.

Vì vậy, theo thư bạn kể chưa đủ kết luận con bạn có mắc trầm cảm hay không, tốt nhất bạn cần quan tâm, trò chuyện với cháu hoặc có thể đưa cháu đến bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

BS. Lê Quang

]]>
Trầm cảm sau sinh: Biết càng muộn, hậu quả càng nghiêm trọng http://tapchisuckhoedoisong.com/tram-cam-sau-sinh-biet-cang-muon-hau-qua-cang-nghiem-trong-16964/ Tue, 20 Nov 2018 02:56:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tram-cam-sau-sinh-biet-cang-muon-hau-qua-cang-nghiem-trong-16964/ [...]]]>

Những triệu chứng phổ biến thường gặp như buồn bã, cảm xúc thất thường, dễ cáu giận, dễ khóc… hay có thể nguy hiểm đến mức tự tử hoặc giết hại chính đứa con của mình.

Yếu tố nguy cơ

Thực tế, rất khó nhận biết đâu là trầm cảm thật hay đâu là rối loạn cảm xúc bình thường sau sinh. Thêm nữa, những dấu hiệu của TCSS lại trùng lặp với những rối loạn khác, ví dụ như mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém, lo lắng… Bất kỳ bà mẹ nào mới sinh con đều có thể trải qua những cảm xúc này. Do đó, việc tiếp cận chẩn đoán có vai trò quan trọng để nhận biết các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến trầm cảm cần quan tâm:

Trong thai kỳ: Mẹ lo lắng quá mức, tiền sử mắc trầm cảm, thai ngoài ý muốn, bạo lực gia đình, thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp, hút thuốc lá, mẹ đơn thân, mối quan hệ với bạn đời bất ổn…

Sau sinh: Bị trầm cảm trong thời gian mang thai; lo lắng, sợ hãi trong suốt thời gian mang thai; có biến cố không hay xảy ra trong thời gian mang thai hay mới sinh con; sang chấn sản khoa; sinh non hay trẻ phải chăm sóc đặc biệt; tiền sử TCSS; vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ…

Trầm cảm sau sinhTCSS nặng dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ và bé.

Nhận biết và chẩn đoán

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán chung, nếu có ít nhất 5 dấu hiệu sau đây, kéo dài suốt 2 tuần hoặc có sự thay đổi cảm xúc cần xem xét đến trầm cảm:

1. Luôn tự cảm thấy buồn bã, gần như buồn mỗi ngày, biểu hiện như cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng hay người khác nhận thấy như vậy.

2. Giảm hứng thú với các hoạt động thường nhật, gần như ngày nào cũng vậy (tự nhận xét hay người khác nhận thấy vậy).

3. Sụt cân hay tăng cân đáng kể (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng dù không ăn kiêng để giảm cân hay ăn theo chế độ tăng cân). Thèm ăn quá nhiều hay quá ít so với bình thường mỗi ngày.

4. Mất ngủ/ngủ quá nhiều gần như mỗi ngày.

5. Rối loạn tâm thần vận động gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi người khác, không tính khi bệnh nhân chỉ cảm thấy mình chậm chạp hay mệt mỏi vì không được nghỉ ngơi).

6. Mệt mỏi, cảm thấy hết năng lượng gần như mỗi ngày.

7. Cảm thấy bản thân vô dụng, mất phương hướng.

8. Giảm khả năng tư duy/tập trung, không thể quyết định được điều gì gần như mỗi ngày.

9. Suy nghĩ nhiều về cái chết (không chỉ là sợ chết), có ý định tự tử nhiều lần mà không có cách thức cụ thể.

Ngoài ra cần lưu ý tới các yếu tố: Triệu chứng trầm cảm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hoặc các chức năng quan trọng khác. Nếu có bất kỳ tình trạng bệnh lý, thuốc sử dụng nào ảnh hưởng đến tâm thần thì không tính. Tình trạng nặng nhất TCSS không liên quan đến rối loạn tâm thần (RLTT) dạng phân liệt, tâm thần phân liệt hoặc các RLTT khác. Chưa từng mắc chứng hưng cảm.

Như đã đề cập, TCSS phải được đánh giá một cách nghiêm ngặt bởi một chuyên gia tâm thần, nhưng khó mà xác định thời điểm khởi phát cũng như cách đánh giá để phát hiện sớm. Những biểu hiện như mệt mỏi, thay đổi cảm xúc, thiếu ngủ hay ăn uống kém rất thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Theo khuyến cáo của Hội Sản Phụ khoa thì thời điểm lý tưởng để tầm soát là trong khoảng 2 tuần đến 6 tháng sau sinh.

Ngoài những tác động bên ngoài như xáo trộn cuộc sống, thay đổi nếp sinh hoạt gây căng thẳng thì thay đổi nội tiết tố cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến TCSS. Sự nhạy cảm với dao động nồng độ nội tiết tố trong thời gian mang thai và sau sinh có liên quan đến vấn đề trầm cảm ở thai phụ và sản phụ. Một số báo cáo cho rằng ảnh hưởng nội tiết tố tác động lên giấc ngủ. Nếu bệnh nhân có biểu hiện khó ngủ sau sinh có thể là yếu tố dự báo của trầm cảm.

Các hậu quả nghiêm trọng của TCSS nặng

Tự tử: Theo thống kê những nguyên nhân tử vong mẹ sau sinh ở United Kingdom và Australia thì tự tử là nguyên nhân hàng đầu, đặc biệt cao ở nhóm bệnh nhân rối loạn tâm thần (RLTT) và có dùng chất gây nghiện. Do đó, đánh giá nguy cơ tự tử sau sinh cần hỏi rõ về tiền sử sử dụng chất gây nghiện, từng tự tử, tình trạng RLTT hiện tại hoặc trước đây, những sang chấn trước đây hoặc có dấu hiệu bạo lực gia đình.

Rối loạn tâm thần: Tần suất của RLTT sau sinh khoảng 1/500 phụ nữ, khởi phát khoảng 2-4 tuần sau sinh. RLTTsau sinh bao gồm suy nghĩ lẫn lộn, cảm xúc dao động thất thường, ảo giác, hoang tưởng… RLTT sau sinh được xem là tình trạng cấp cứu và cần theo dõi điều trị nội trú. Hầu hết những trường hợp RLTTsau sinh đều liên quan đến rối loạn lưỡng cực, không phải tâm thần phân liệt.

Sát hại con mình: Đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất của TCSS nặng, có thể có RLTT đi kèm. Những bà mẹ sinh con ngoài ý muốn, có sử dụng chất gây nghiện hoặc thù hận với bố đứa trẻ thường có hành vi này. Đặc biệt, 16-29% bà mẹ giết con mình sau đó cũng tự tử theo. Bà mẹ có thể sát hại con mình chỉ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sau đó đến khi đứa trẻ 1 tuổi. Cần lưu ý đặc biệt những bệnh nhân từng có suy nghĩ gây tổn hại đứa trẻ, dù chỉ thoáng qua.

Lời khuyên của thầy thuốc

TCSS là vấn đề không thể xem nhẹ trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Giáo dục kiến thức, tư vấn, giải thích cho bà mẹ mang thai và sau sinh những vấn đề cơ bản về trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ là bước dự phòng hiệu quả. Nhu cầu được hỗ trợ, được giúp đỡ và được quan tâm của bà mẹ mới sinh, đặc biệt khi sinh con đầu lòng rất cao. Do đó, không chỉ người chồng mà vai trò của bác sĩ điều trị, gia đình và các tổ chức xã hội cũng rất quan trọng. Như các bệnh lý khác, dự phòng luôn có ý nghĩa hơn điều trị và điều trị đúng mực tốt hơn xử lý hậu quả, bởi vì hậu quả của TCSS đôi khi làm mất mạng sống của mẹ và bé sơ sinh mới chào đời.

BS. Lê Tiểu My

]]>
Nhận biết và xử trí rối loạn trầm cảm ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-roi-loan-tram-cam-o-tre-10972/ Wed, 25 Jul 2018 08:41:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-xu-tri-roi-loan-tram-cam-o-tre-10972/ [...]]]>

Tâm trạng kém thường kéo dài nhiều ngày chứ không phải là vài tuần hoặc vài tháng nghiêm trọng lâu dài, đủ để ảnh hưởng đến hoạt động trong cuộc sống hoặc gây ra phiền toái đáng kể. Những tâm trạng như thế cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm nặng, có thể có khuynh hướng gắn liền ý nghĩ tự tử và mất khả năng nhận thức.

Nhận biết trẻ trầm cảm

Các biểu hiện cơ bản của chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn nhưng trẻ em có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng. Do vậy trầm cảm cần được xem xét khi những đứa trẻ học tập và hoạt động khác thường, kém đi so với trước đó; một số trẻ có rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hay cáu gắt, bực bội, kích thích, gây hấn hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi thơ và người lớn). Sự khó chịu biểu hiện điển hình ở trẻ là hành vi hiếu chiến và thái độ chống đối, rút khỏi sự quan tâm của gia đình hoặc có hành vi phạm pháp.

Cũng như ở người lớn, nguyên nhân trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên chưa được rõ; Nó được cho là kết quả từ các yếu tố di truyền và các yếu tố bên ngoài như lối sống, môi trường…Thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần - BV Bạch Mai.

Thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai.

Các thể RLTC ở trẻ em và thanh thiếu niên

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp: Rối loạn tâm trạng khởi đầu ở tuổi 6-10. Biểu hiện khó chịu liên tục, rối loạn lo âu. Nhiều trẻ cũng có những rối loạn khác, đặc biệt là chống đối, phản đối, hiếu động thái quá, tăng động giảm chú ý. Các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó là rất khó kiểm soát.

RLTC chủ yếu: RLTC chủ yếu lần đầu tiên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì. Nguy cơ tái phát cao ở những bệnh nhân có giai đoạn trầm cảm nặng hoặc những người có nhiều giai đoạn trầm cảm. Sự tồn tại của các triệu chứng trầm cảm nhẹ, thậm chí cả trong quá trình thuyên giảm  vẫn có thể tái phát.

Biểu hiện một trong những điều sau: Cảm thấy buồn hoặc người khác quan sát thấy nỗi buồn (ví dụ như nước mắt) hoặc khó chịu, mất quan tâm chán nản hoặc không thích thú trong hầu hết các hoạt động; Giảm cân (ở trẻ em không tăng cân như dự kiến), giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn; Mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; Sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần; Mệt mỏi hoặc mất năng lượng; Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn; Những suy nghĩ liên tục về cái chết hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử; Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức.

Rối loạn khí sắc: Chứng ù tai hoặc tức giận dai dẳng kéo dài trong hầu hết thời gian trong ngày, thời gian kéo dài 1-2 năm. Biểu hiện: Chán ăn hoặc ăn quá nhiều; Mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; Giảm năng động hoặc mệt mỏi; Lòng tự trọng thấp; Kém tập trung; Cảm giác tuyệt vọng; Dễ bị lạm dụng chất kích thích, gây nghiện… Các yếu tố gây bệnh có thể bao gồm các yếu tố như bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục và tác dụng phụ của thuốc. Các rối loạn tâm thần khác như lo lắng, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt có thể là dấu hiệu ban đầu với trầm cảm nặng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Các biện pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên cần kết hợp đồng thời giữa gia đình và nhà trường: thường là thuốc chống trầm cảm cộng với liệu pháp tâm lý. Trẻ em nên được giám sát chặt chẽ khi trẻ xuất hiện các hành vi mất kiểm soát hoặc kích hoạt hành vi thường xảy ra từ nhẹ đến trung bình. Có thể cần phải nhập viện trong các giai đoạn cấp tính, đặc biệt khi xác định có ý tưởng và hành vi tự sát.

Trẻ em và thanh thiếu niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã được điều tri tích cực. Thăm khám bệnh đúng định kỳ, trị liệu tâm lý và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong kế hoạch điều trị.

Bên cạnh đó cần phải nuôi dưỡng trẻ phát triển tốt, có thể lực và nhân cách tốt, có nghị lực và có ý chí phấn đấu, tránh căng thẳng, chấn thương tâm lý, các trò chơi và sở thích không lành mạnh. Gia đình hòa thuận, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Khi có dấu hiệu bất thường cần được khám và tư vấn sớm.

PGS.TS. Cao Tiến Đức

]]>
Chế độ ăn có gây trầm cảm? http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-co-gay-tram-cam-4586/ Thu, 19 Jul 2018 12:14:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-co-gay-tram-cam-4586/ [...]]]>

Trên thực tế, người ta nói rằng trầm cảm có thể là một chứng bệnh “cửa ngõ” có thể dẫn đến nhiều rối loạn tâm thần khác.

Trong trường hợp xấu nhất, trầm cảm có thể gây ra xu hướng tự tử và khiến một người kết thuốc cuộc sống của chính mình.

Trầm cảm có thể được mô tả như một rối loạn tâm trạng trong đó người bệnh cảm thấy buồn bã, chán nản, vv, trong một thời gian dài.

Trầm cảm có thể là do một số lý do như: các sự cố tiêu cực nghiêm trọng như từ chối hoặc người thân mất, cô đơn, thiếu niềm tin vào cuộc sống, rắc rối tài chính, vấn đề sức khoẻ, di truyền, mang thai, vv…

Chế độ ăn có gây trầm cảm?

Chìa khóa để duy trì sức khỏe và dự phòng bệnh là lối sống lành mạnh. Chế độ ăn và thói quen tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta tránh được bệnh tật cả về thể chất và tâm thần.

Thực phẩm chúng ta sử dụng có ảnh hưởng lên hormon các hormon và hóa chất trong cơ thể, vì vậy, chế độ ăn rất quan trọng với sức khỏe.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chế độ ăn có thể là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm.

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống của chúng tôi cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm.

Nghiên cứu này được tiến hành bởi một nhóm các nhà tâm thần học đến từ New York, chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm phổ biến mà chúng ta đưa vào chế độ ăn uống thường xuyên có thể gây trầm cảm. Các loại thực phẩm như đồ uống có đường, bánh ngọt, đồ uống có cồn, thức uống tăng lực, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu và chất béo chuyển hóa đã được các nhà nghiên cứu xếp vào những loại thực phẩm có thể gây trầm cảm ở người.

Thành phần hóa học Bisphenol-A (BPA), có trong nhiều loại thực phẩm nói trên làm giảm sự sản sinh chất hoá học trong não serotonin được cho là gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, khi một người tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa, nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì rất lớn và mỡ trong cơ thể cũng có thể gây trầm cảm. Chất béo trong cơ thể không chỉ có thể dẫn tới sự biến đổi hóa chất trong não mà còn làm cho người ta cảm thấy không tự tin và kém hấp dẫn, cả hai đều có thể gây trầm cảm. Vì vậy, kết luận là thói quen ăn uống của bạn có thể gây ra trầm cảm và do đó cần phải ăn uống lành mạnh

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>