trái tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 06 Dec 2018 15:20:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png trái tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hạnh phúc và sự kết nối với trái tim http://tapchisuckhoedoisong.com/hanh-phuc-va-su-ket-noi-voi-trai-tim-17241/ Thu, 06 Dec 2018 15:20:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hanh-phuc-va-su-ket-noi-voi-trai-tim-17241/ [...]]]>

Từ thời Aristotle, nhiều nhà hiền triết đã quan niệm rằng hạnh phúc là mục tiêu tối thượng của xã hội, của cuộc sống. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Bác Hồ đã viết “quyền mưu cầu hạnh phúc” cho tất cả mọi người. Tại sao bệnh nhân tim mạch lại không?

Tác động tích cực của hạnh phúc lên sức khỏe

Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra vấn đề tác động của tâm thần lên sức khỏe. Những người có những căng thẳng về tâm lý có thể có tác động xấu lên sức khỏe. Nhưng liệu ngược lại thì như thế nào? Thực ra, có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này. Có một vài nghiên cứu nghi ngờ tác động tích cực của hạnh phúc lên sức khỏe, thậm chí có những báo cáo cho thấy người hạnh phúc có nguy cơ tử vong lớn hơn. Nhưng phần đông đều thấy hạnh phúc tác động tích cực lên sức khỏe. Một vấn đề nữa liên quan đến hạnh phúc và sức khỏe là có thể người bị bệnh, hạnh phúc không thể làm dừng lại các bệnh lý nặng nề nhưng hạnh phúc có thể giúp cho người bệnh chiến đấu với những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch…

Hạnh phúc và sức khỏe cũng có thể tác động theo hai hướng. Hạnh phúc có thể cải thiện sức khỏe và những người mạnh khỏe thường là hạnh phúc hơn. Một số phân tích gộp cho thấy hạnh phúc không thể dự đoán được tuổi thọ của những bệnh nhân bị bệnh nặng nhưng có thể kéo dài tuổi thọ ở những người khỏe mạnh. Một nghiên cứu trên những thanh niên người Thụy Sĩ cảm thấy hạnh phúc nhất khi có sức khỏe tốt. Những người hạnh phúc thường có hoạt động thể chất tốt hơn và có thể làm cải thiện sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất.

Và sự kết nối với trái tim

Một điều tra về sức khỏe tim mạch từ Canada tiến hành trên 1.739 người lớn đánh giá mối tương quan giữa những tác động tích cực lên biến cố tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tăng những tác động tích cực sẽ bảo vệ chống lại bệnh lý mạch vành trong 10 năm. Nghiên cứu này cũng gợi ý rằng trong chiến lược dự phòng bệnh mạch vành không những giảm những triệu chứng căng thẳng mà còn gia tăng những tác động tích cực về tâm lý. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy hiệu quả tích cực của hạnh phúc lên sức khỏe tim mạch làm giảm các nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp và đái tháo đường. Cũng rất nhiều nghiên cứu cho thấy sự tích cực của hạnh phúc tác động lên các biến cố tim mạch sau khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, đặt stent động mạch vành…

Một số lý do được cho là giải thích nguyên nhân này. Chúng ta vẫn hay hình tượng hóa cho rằng tình yêu và hạnh phúc bắt nguồn từ con tim. Thực sự không phải vậy, nhưng điều này là tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu thấy rằng hạnh phúc có thể làm huyết áp và tần số tim chậm xuống (giảm hơn khoảng 6 nhịp/phút). Những người có tác động tích cực thường cho thấy có sự gia tăng tác động lên hệ thần kinh giao cảm (có tác dụng điều hòa tần số tim). Những người hạnh phúc nhất trong nhóm nghiên cứu này khi theo dõi cũng có huyết áp tốt hơn. Những tác động tích cực của hạnh phúc cũng làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Điều này được cho là do có sự giải phóng norepinephrin. Các nhà nghiên cứu cũng thấy có sự liên hệ giữa hạnh phúc và biến thiên tần số tim. Trong đó, biến thiên tần số tim được dùng để đánh giá nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Tăng hiệu quả tích cực của hạnh phúc cũng giúp cơ thể bảo vệ chống lại các bệnh lý tim mạch thông qua cải thiện giấc ngủ và bỏ thuốc lá. Các kết quả nghiên cứu chỉ rõ rằng hạnh phúc có thể làm giảm 22% nguy cơ bệnh tim mạch; những người hạnh phúc có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và những người ít hạnh phúc thường có giấc ngủ kém hơn; những người hạnh phúc thường ít hút thuốc lá hơn những người không hạnh phúc.

Hạnh phúc được cho là có thể làm giảm các nguy cơ tim mạch qua cơ chế giảm các quá trình chống viêm. Nhưng thực sự các tác động qua hiệu quả trung gian này vẫn chưa được hiểu rõ.

Hạnh phúc cũng có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI). Một nghiên cứu tiến hành ở Hà Lan cho thấy hạnh phúc có thể tác động gián tiếp lên sức khỏe tim mạch qua BMI. Những người hạnh phúc nhiều hơn thường có chỉ số BMI thấp hơn và điều này có thể làm gia tăng thói quen bảo vệ sức khỏe tim mạch. Những người có chỉ số BMI thấp thường ít bị xơ vữa mạch máu hơn và tỷ lệ đái tháo đường typ II cũng nhỏ hơn ở nhóm người này.

Thêm nữa, những người lạc quan cho thấy có thể có tỷ lệ nguy cơ thấp hơn đến 0,23 tử vong do các nguyên nhân bệnh lý tim mạch. Những người có mức độ lạc quan cao làm tăng khả năng bảo vệ chống lại các biến cố tim mạch. Người hạnh phúc và lạc quan thường có xu hướng tuân thủ điều trị thuốc tốt hơn những người không hạnh phúc, điều này giúp cho kiểm soát những bệnh lý tim mạch tốt hơn. Nhóm các tác giả Hoa Kỳ nghiên cứu trên 1.041 người có trạng thái tâm thần tốt cho thấy đã giảm đáng kể nguy cơ chẩn đoán các bệnh tim mạch so với nhóm bệnh nhân cùng lứa tuổi và giới. Một nghiên cứu dọc trên 88.000 người Nhật Bản sau 12 năm theo dõi đã kết luận rằng những người ít có thú vui cuộc sống hơn thường có nguy cơ tim mạch cao hơn và nguy cơ tử vong tim mạch cao hơn, đặc biệt ở những nam giới tuổi trung niên.

Đến nay, các nghiên cứu về sức khỏe tim mạch với hạnh phúc vẫn còn là điều mới mẻ. Chúng ta cần thời gian để chỉ ra cơ chế chính xác ảnh hưởng của hạnh phúc lên sức khỏe như thế nào và các tác nhân nguy cơ. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều là những người hạnh phúc hơn cũng sẽ sống khỏe hơn nhiều.

TS.BS PHẠM NHƯ HÙNG ( Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam)

]]>
6 thói quen hàng ngày tốt cho trái tim http://tapchisuckhoedoisong.com/6-thoi-quen-hang-ngay-tot-cho-trai-tim-15626/ Fri, 24 Aug 2018 15:23:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-thoi-quen-hang-ngay-tot-cho-trai-tim-15626/ [...]]]>

Ngoài việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, có rất nhiều thói quen hàng ngày đơn giản để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh. Bạn có thể khám phá danh sách các thói quen hàng ngày cải thiện sức khoẻ tim dưới đây.

Dùng chỉ nha khoa

Nha sĩ của bạn khuyên bạn dùng chỉ nha khoa giúp vệ sinh răng miệng bảo vệ sức khỏe, đặc biệt có lợi cho trái tim. Những người bị bệnh về nướu có xu hướng có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, vì vậy nếu bạn giữ được vệ sinh răng miệng tốt, bạn ít có khả năng gặp phải các yếu tố nguy cơ khác góp phần vào bệnh tim.

Thiền

Căng thẳng là yếu tố “làm yếu” trái tim, vì vậy hãy dành vài phút trong ngày để thư giãn, giảm căng thẳng và thiền định có thể giúp bạn giữ được trái tim khỏe mạnh.

 

thói quen tốt cho sức khỏe tim mạch

 

Tránh ngồi lâu

Ngồi lâu, thiếu vận động trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, do đó hãy rời khỏi chỗ ngồi và vận động nhiều hơn. Điều đó có thể cứu trái tim của bạn.

Tránh khói thuốc của người khác

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ rõ ràng cho các vấn đề về tim, nhưng việc tránh khói thuốc gián tiếp cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc làm cho trái tim của bạn có nguy cơ mắc bệnh, vì vậy cần 7 đến 8 giờ ngủ mỗi đêm để bảo vệ trái tim.

Tập thể dục

Tập thể dục và hoạt động thể chất là những điều gần gũi nhất mà bạn cần phải thực hiện để chống lại bệnh tim và những bệnh mãn tính khác. Tất cả những gì bạn cần là khoảng 30 phút mỗi ngày để đảm bảo trái tim khỏe mạnh.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(theo Belmarra Health)

]]>
Trái tim ngày… bia rượu http://tapchisuckhoedoisong.com/trai-tim-ngay-bia-ruou-13749/ Sun, 05 Aug 2018 05:33:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trai-tim-ngay-bia-ruou-13749/ [...]]]>

Thực tế tại BV. Đại học Y Dược TP.HCM đã cho thấy, cứ sau mỗi dịp nghỉ tết dài ngày, tỉ lệ người bị bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch lại tăng lên đáng kể. Thường thì mọi người ít giữ chừng mực hay kiêng khem ăn uống trong dịp gặp mặt đầu năm. Bên cạnh đó, nhiều người hay thức khuya để tham gia nhiều trò giải trí hoặc tụ tập, gặp mặt bạn bè, người thân nên chế độ sinh hoạt cũng bị thay đổi. Đó chính là lý do tại sao những người bị bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mỡ máu cao, đái tháo đường… thường có nặng hơn trong và sau Tết. Trong đó, các vấn đề huyết áp khó kiểm soát, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim xảy ra rất phổ biến trong dịp tết.

Nguy cơ tăng cao

Như đã nói ở trên các nguy cơ này thường tăng cao hơn bình thường trong dịp tết. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị tử vong do nguyên nhân tim mạch ở thời điểm tháng 12 và tháng 1 cao hơn 33% so với thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9. Bên cạnh tay đổi về sinh hoạt, ăn uống, thời tiết lạnh vào dịp Tết cũng ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim vào các tháng mùa đông tăng 53% so với các tháng mùa hè, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ  tăng từ 15 – 30%. Huyết áp mùa đông tăng cao hơn huyết áp mùa hè khoảng 5mmHg.

Ảnh hưởng của từng nguyên nhân sức khỏe tim mạch

Tất cả các yếu tố như: sử dụng rượu bia và nước ngọt quá mức, chế độ ăn uống không hợp lý như ăn thức ăn chứa nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt… đây là những món ăn dễ gây tăng cân, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết… dễ dẫn đến bệnh tim mạch.

Trái tim ngày… bia rượu

Các bữa tiệc phong phú với nhiều thịt, mỡ cùng chế độ ăn uống không điều độ là hết sức nguy hiểm với bệnh nhân có tiền sử mỡ máu cao, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiền sử có bệnh mạch vành, suy tim. Việc ăn uống không điều độ, ăn các món ăn nhiều muối như: dưa muối, kiệu muối, các thức ăn chế biến sẵn như giò chả, patê, lạp xưởng có thể làm giữ muối nước khiến cho huyết áp tăng cao hơn, đối với các bệnh nhân suy tim có thể làm bệnh nhân phù, khó thở, tình trạng suy tim nặng thêm và làm cho người bệnh tăng cân, mỡ máu đường huyết trở nên khó kiểm soát.

Việc uống nhiều rượu bia sẽ gây hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến tim, gan. Trong rượu bia chứa nhiều chất cồn sẽ gây kích thích cơ tim, làm tăng huyết áp và nhịp tim làm tim co bóp mạnh hơn bình thường và tăng áp lực mạch máu não, có thể gây xuất huyết mạch não. Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng về tim mạch như: suy tim, tăng huyết áp, tai biến mạch não, ứ huyết, rối loạn nhịp tim thậm chí đột tử.

Trái tim ngày… bia rượu

Ngoài rượu thì thuốc lá cũng là một sản phẩm được tiêu thụ khá mạnh trong dịp tết. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tim mạch cao hơn vì làm rối loạn chức năng điều hòa mạch máu, tăng huyết áp và nhịp tim, hoạt hóa tiểu cầu, tăng đông máu, khởi phát và thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch tiến triển. Một tác động tiêu cực khác của thuốc lá ít được biết đến, là gây co thắt động mạch vành tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim ở những người bệnh tim mạch hút thuốc lá.

Vài lời khuyến cáo
Ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên là điều không nên lơ là trong dịp Tết. Nên ăn điều độ, ăn ít muối (dưa muối, kiệu muối, các thức ăn chế biến sẵn như giò chả, patê), hạn chế thực phẩm nhiều chất
béo, chất ngọt như bánh chưng, bánh
tét, lạp xưởng, kẹo ngọt… Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh vì đây là nguồn thực phẩm giàu kali tốt cho bệnh nhân tim mạch.
Hạn chế rượu, bia, thuốc lá; người bệnh tim mạch nên hạn chế rượu bia, không uống quá 2 lon bia hoặc 1 ly rượu mạnh 50 ml/ngày. Tuy nhiên, vài ngụm nhỏ rượu vang lại rất có lợi cho người bệnh tim mạch.
Nên duy trì thói quen tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…) 30 – 60 phút mỗi ngày, 4 – 5 lần một tuần; thói quen này rất tốt cho sức khỏe giúp kiểm soát huyết áp, ổn định đường huyết và cân nặng.

BS.CKI. Bùi Thế Dũng

]]>
Ăn gì để trái tim luôn “trẻ” http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-de-trai-tim-luon-tre-4613/ Thu, 19 Jul 2018 12:22:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-de-trai-tim-luon-tre-4613/ [...]]]>

Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) đã cho ra đời một thiết bị mới để đo lường nguy cơ bệnh tim bằng cách tính toán “tuổi của tim” dựa trên huyết áp, chỉ số BMI và các yếu tố khác. Theo CDC, gần ¾ người lớn ở Mỹ có tuổi dự đoán của tim già hơn tuổi thật sự của nó, đặt họ vào nguy cơ cao hơn mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Chế độ ăn có vai trò quan trọng với sức khoẻ của tim, đặc biệt khi bạn ở trong những đối tượng có nguy cơ. Làm giảm khối lượng bữa ăn và cắt giảm lượng calo từ thức ăn vặt có thể thúc đẩy giảm cân và làm giảm chỉ số BMI, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2, tăng sức khoẻ của tim. Ăn nhiều rau quả và các thức ăn từ thực vật, cùng với việc giảm tiêu thụ muối có thể giúp làm giảm huyết áp.

Chế độ ăn tốt cho tim bao gồm chọn thức ăn ít béo, ít cholesterol. Trong đó chất lượng và nguồn chất béo là vấn đề quan trọng nhất. Chọn thức ăn tinh bột giàu chất xơ thay thế cho tinh bột tinh chế.

Thực tế, các chuyên gia đang loại bỏ dần việc nói về chất béo, tinh bột và protein cùng nhau, mà tập trung chế độ ăn giảm huyết áp, cholesterol, triglycerids, viêm nhiễm, và các dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh tim.

Một thực đơn có mục đích phòng ngừa nên được xây dựng trên nền tảng các thức ăn giàu dinh dưỡng, ít muối như: rau, hoa quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và cá.

Dưới đây là những hói quen ăn uống giúp làm tăng cường sức khỏe trái tim bạn

Điều này nghe có vẻ tốt, nhưng áp dụng thực tế có thể khó khăn. Để dễ dàng chuyển đổi, bạn có thể chuyển các hướng dẫn để tim khỏe thành các mục tiêu nhỏ hơn và giải quyết một hoặc hai thay đổi một lúc. Dưới đây là 6 thói quen ăn uống có thể tạo ra sự thay đổi lớn và giúp bạn đảo ngược chiếc đồng hồ trên trái tim đang lão hóa của bạn.

1. Hãy đổi một trong các bữa ăn nhẹ của bạn thành bữa ăn với các loại hạt.

Từ hạt hạnh nhân và hồ trăn đến quả óc chó và lạc, tất cả các loại hạt có vỏ cứng đều là các lựa chọn tốt cho tim, vì vậy hãy chọn loại mà bạn thích. Tuy nhiên, hãy nhớ chọn loại không ướp muối.

2. Hãy ăn ít nhất một chén rau và/hoặc hoa quả mỗi bữa rau

Rau quả có lượng muối tự nhiên rất thấp, và nó rất giàu chất xơ, kali, và các chất dinh dưỡng khác giúp làm giảm huyết áp. Hãy nghiền thêm vào các bữa ăn nhẹ, như là các loại quả mọng với sữa chưa hoặc là cà rốt non với đậu gà.

3. Hãy cho cá vào thực đơn 2 lần một tuần

Cá béo như là cá hồi, cá mòi là sự lựa chọn tốt nhất, nhưng một vài loại hải sản cũng tốt hơn là không ăn hải sản, vì vậy nếu bạn thích các loại động vật có vỏ hoặc cá trắng nhẹ và dễ bóc vỏ hơn, thì những loại này cũng là sự lựa chọn tốt.

3. Hãy ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, mì ống và ngũ cốc để ăn sáng là sự lựa chọn rất thuận tiện để duy trì thói quen này. Hạt còn nguyên vẹn và ít chế biến như là gạo nâu, lúa mạch, ngô và lúa mì có thể đem lại nhiều lợi ích hơn bởi vì chúng được tiêu hóa chậm, đem lại đáp ứng đường huyết thấp hơn.

4. Ăn các loại thực vật họ đậu ít nhất 3 lần một tuần

Protein thực vật là những chất thay thế giàu dinh dưỡng cho thịt đỏ và thịt được chế biến sẵn, là những thực phẩm làm tăng yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Kết hợp các loại đậu đóng hộp, ít muối với mì ống nguyên hạt và rau xào cho một bữa ăn đơn giản là có thể đạt được 3 nhóm thực phẩm tốt cho tim được kể trên đây. Hoặc là, hãy ăn đậu theo mùa thay cho gạo, mì ống hoặc khoai tây.

5. Hãy nấu nhiều bữa ở nhà hơn

75% muối trong bữa ăn là đến từ các thức ăn được chế biến sẵn và thức ăn nhà hàng, vì vậy hãy chuẩn bị nhiều các bữa ăn tại nhà giảm lượng muối. Làm giảm muối thêm vào các món ăn và sử dụng các loại thảo mộc khô, giấm, nước ép các loại cam quýt để làm tăng hương vị cho món  ăn.

Cảnh Linh – Viện Y học Ứng Dụng Việt Nam

]]>