Trả lời:
Chào bác,
Bác đã bị biến chứng thần kinh và mạch máu do bệnh đái tháo đường, với các biểu hiện tê bì, châm chích, bỏng rát bàn chân, bàn tay. Đường huyết của bác hiện giờ tương đối tốt, trước tiên bác nên tiếp tục duy trì sử dụng thuốc điều trị như hiện tại, kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp. Ngoài ra bác có thể sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng thần kinh, mạch máu của bệnh đái tháo đường để cải thiện hiệu quả các biến chứng đang gặp phải, và phòng ngừa các biến chứng mới xuất hiện.
Để điều trị sớm và hiệu quả biến chứng thần kinh ngoại biên gây tê bì chân tay. Bác có thể lựa chọn sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Bluebrry có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, ngày uống 2 viên để khắc phục tê chân tay, đau do rối loạn chức năng thần kinh và dùng lâu dài để ngăn ngừa biến chứng trên nặng thêm.
Chúc bác luôn khỏe mạnh!
Hãy gọi: 1900.1259 để được tư vấn (miễn phí) về bệnh lý và sản phẩm
Biến chứng thần kinh có phổ biến không?
Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), nhất là người kiểm soát đường máu không tốt.Khoảng 60-70% bệnh nhân có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh thực vật.Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện ĐTĐ đã có gần 10% số người có biến chứng thần kinh.
Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), nhất là người kiểm soát đường máu không tốt.Khoảng 60-70% bệnh nhân có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh thực vật. Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện ĐTĐ đã có gần 10% số người có biến chứng thần kinh.
Dấu hiệu nhận biết
Nhiều bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng gì và biến chứng thần kinh chỉ được phát hiện khi thăm khám.Bởi vậy bệnh nhân ĐTĐ cần được khám định kỳ 1-2 lần mỗi năm bởi các bác sĩ thần kinh để không bỏ sót bất cứ dấu hiệu nào.
Biến chứng thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng chủ yếu đến các dây thần kinh ở chi dưới, với các biểu hiện:
– Dấu hiệu ban đầu là giảm cảm giác đều ở cả hai chân, chủ yếu ở bàn chân, cũng có thể lan lên cả cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối.
– Tê bì, cảm giác như kiến bò, chủ yếu ở hai bàn, ngón chân.
– Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về đêm khiến mất ngủ.
– Đau xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài.Các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
– Mất một phần hoặc toàn bộ cảm giác ở hai chân và tay. Khi chân bị tổn thương bệnh nhân gần như không hoặc ít đau.Một số người bị bỏng hoặc có những vết rách lớn ở chân mà không hề hay biết cho tới khi chân bị sưng tấy, nhiễm trùng nặng. Hậu quả là nguy cơ bị loét bàn chân, bị cắt cụt chân tăng lên rất cao. Tại Mỹ, khoảng 60% các trường hợp bị cắt cụt chân do chấn thương xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ, chủ yếu do biến chứng thần kinh.
– Biến chứng thần kinh ở bàn chân có thể gây biến dạng các khớp xương bàn và cổ chân.
Cần phải phòng ngừa và điều trị sớm
+ Ổn định đường huyết:Được coi là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa các biến chứng thần kinh cũng như các biến chứng ở những cơ quan khác của bệnh ĐTĐ. Điều này chỉ thực hiện được khi người bệnh kết hợp được các biện pháp điều trị (thuốc, chế độ ăn và sinh hoạt) một cách có hiệu quả.
+ Chăm sóc đặc biệt đôi chân
– Luôn giữ bàn chân sạch sẽ, khô ráo, đặc biệt là vùng kẽ ngón chân (dùng kem chống ẩm hay phấn talc).
– Thường xuyên quan sát và kiểm tra bàn chân để kịp thời phát hiện những tổn thương hay bất thường dù nhỏ như: nốt chai, trầy xước, sưng, đau…
– Không cắt móng chân bằng vật sắc nhọn như dao, kéo, móng cắt ngang, không cắt khóe…
– Không đi chân đất dù ở trong nhà.
– Mang giày dép vừa vặn, êm ái, mềm mại và phù hợp. Giày thể thao được khuyên dùng khi chân chưa biến dạng nhiều.Trường hợp chân biến dạng nhiều, cần phải đặt riêng giày với hình dáng và chất liệu phù hợp. Không mang giày dép gót cao, mũi nhọn, làm vệ sinh giày dép ít nhất 2 lần mỗi tuần.
– Trong trường hợp người bệnh già yếu hay có vấn đề về mắt, tay… thân nhân cần được huấn luyện để chăm sóc và theo dõi.
– Tư vấn bác sĩ chuyên khoa nội tiết hay xương khớp ngay khi phát hiện những bất thường.
+ Điều trị sớm khi có biến chứng:
Tê bì chân tay thường là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn bị biến chứng thần kinh do đái tháo đường và cần điều trị triệt để càng sớm càng tốt, nếu không muốn phải cắt cụt chi và tàn phế. Sản phẩm chứa Chondroitin, tiền vitamin B1 (Fursultiamin) và các vitamin nhóm B là lựa chọn hàng đầu để khắc phục tình trạng bệnh này. Trong bệnh đái tháo đường, biến chứng thần kinh thường đi kèm với biến chứng mạch máu, vì vậy, sản phẩm kể trên có bổ sung thêm các chất chống oxy hóa và tăng cường lưu thông mạch máu như Ginkgo Biloba và Blueberry sẽ khắc phục toàn diện biến chứng thần kinh, mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ.
Nếu có tình trạng tê bì chân tay hoặc bệnh đái tháo đường, bạn có thể gọitới (04).39.978.898 hoặc 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: [email protected] để được Tư Vấn (Miễn Phí).
Không chủ quan với dịch bệnh mùa đông xuân
Ông Phu cho hay, trong dịp Tết và lễ hội 2019, điều kiện khí hậu đông xuân, nhiệt độ môi trường liên tục thay đổi làm cơ thể con người giảm sức đề kháng, nên người yếu nhất là trẻ em không thích nghi kịp rất dễ nhiễm bệnh. Hơn nữa, điều kiện thời tiết này cũng rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, sởi, Rubella, liên cầu lợn, tiêu chảy.
Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: TM
Riêng với bệnh sởi đang bùng phát dịch, Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết năm 2018, đặc biệt 3 tháng cuối năm có trên 9.700 người mắc sốt phát ban nghi sởi, số có xét nghiệm dương tính với bệnh sởi gần 2.000 ca. So với cùng kỳ 2017, số sốt phát ban nghi sởi cao gấp 21 lần, số có dương tính với bệnh sởi tăng 13 lần. Trong các tuần đầu năm 2019, tiếp tục ghi nhận bệnh nhân sởi cả người lớn và trẻ em ở nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh thành phía Nam – vùng vốn không “truyền thống” của bệnh sởi như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM dịch cũng gia tăng mạnh. Trong số trẻ mắc bệnh, thống kê của Bộ Y tế cho thấy có trên 50% chưa tiêm chủng, gần 40% tiêm chưa đủ mũi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, có 10% các cháu tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa sởi.
Ông Phu cũng cảnh báo về bệnh liên cầu lợn, mặc dù chỉ ghi nhận rải rác, lẻ tẻ chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc, nhưng tỷ lệ tử vong vì mắc liên cầu lợn rất cao. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín, không mua bán, giết mổ lợn ốm hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. “Điều đáng nói, ngay cả lợn khỏe cũng có thể nhiễm khuẩn liên cầu lợn, do vậy tuyệt đối không ăn tiết canh lợn”, ông Phu nhấn mạnh.
Cũng theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, với những người mắc bệnh mạn tính thì đây cũng là thời gian để bệnh dễ tiến triển thành các đợt cấp, nặng hơn nhất là với người già và trẻ em. “Hơn nữa sự gia tăng sử dụng thực phẩm và giao lưu đi lại của người dân trong dịp Tết và mùa lễ hội 2019 làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói.
Để phòng chống bệnh trong dịp Tết Nguyên đán, ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, thời gian qua Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh; tăng cường công tác phòng chống bệnh xâm nhập, bệnh lưu hành, phòng chống bệnh sởi, rà soát, đánh giá, xác định đối tượng, độ tuổi, vùng nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh để tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung, tiêm vét vắc-xin phòng bệnh.
Bộ Y tế cũng đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Công tác giám sát cũng được tăng cường tại cộng đồng và cửa khẩu, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch xâm nhập, lây lan ra diện rộng.
“Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết và sẵn sàng cung ứng thuốc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh sởi. Tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám bệnh, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”- ông Phu cho biết thêm.
1. Chủ động thực hiện tiêm chủng vắc-xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sở. Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc-xin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc-xin sởi cần được tiêm vắc-xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.
2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.
3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi. Làm sạch đồ chơi bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.
5. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, phòng điều trị hàng ngày.
6. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh.
7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.
8. Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Thái Bình
Vì sao mọi người bệnh muốn cắt amidan?
Amidan là tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nhưng cũng rất dễ viêm nhiễm gây ra các tình trạng sau: ho, sốt, nôn trớ, đau họng, khó thở, khò khè, hôi miệng, khó nuốt, khó phát âm, rát họng, đau mỏi mình mẩy, đầu óc quay cuồng đến không còn biết gì nữa ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Nếu không điều trị triệt để:
– Bệnh tái phát nhiều lần khiến cơ thể mệt mỏi, khó ăn, khó nuốt, sút cân, chậm phát triển về thể chất, khó phát âm, nói ngọng…
– Chuyển sang viêm amidan mạn tính, kéo dài nhiều năm, chi phí chữa bệnh tốn kém, mất thời gian.
– Gây hội chứng ngưng thở ở trẻ nhỏ khi ngủ (đôi khi gặp cả ở người lớn).
– Mỗi đợt viêm amidan tái phát dạng cấp tính có nguy cơ đối diện với tình trạng sốt cao, co giật, áp xe họng, mất nước nặng dẫn đến trụy mạch, biến chứng nhiễm khuẩn tai-mũi-họng cấp, toàn thân, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng
Vì thế, nhiều người nghĩ rằng “nếu cắt amidan thì sẽ không còn bị viêm nữa và đương nhiên là sẽ thoát khỏi căn bệnh khó chịu này”.
Cảnh báo:Tùy tiện cắt amidan – Lợi bất cập hại
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy hại khi cắt amidan. Cắt không đúng không những tốn kém chi phí điều trị, chăm sóc sau phẫu thuật mà còn để lại hậu quả lâu dài như:
– Làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể (đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi).
– Người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
– Có thể dẫn tới tử vong do chảy máu trong và sau cắt amidan
Làm sao để “vĩnh biệt” viêm amidan mà không cần cắt ?
1. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây viêm nhiễm amidan như khói bụi, nước đá, rượu bia…
2. Mùa hè tránh dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Mùa đông cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng.
3. Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn cay nóng.
4. Điều trị triệt để các bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm miệng, viêm tai…để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng bị viêm liên tục.
5. Vệ sinh sạch miệng, họng, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
6. Tránh lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh do việc uống kháng sinh bừa bãi không chỉ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng; hậu quả là bệnh còn tái phát nhanh hơn, thậm chí dễ mắc thêm các bệnh nhiễm khuẩn khác, hại gan, thận…
7. Nên sử dụng thêm các sản phẩm Đông Y trong điều trị viêm họng mạn tính bởi vì việc sử dụng các thảo dược như Xạ can, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bảy lá một hoa, Huyền sâm…giúp thanh nhiệt, tả hỏa, đánh tận gốc vào nhiệt độc tích tụ ở phế (nguyên nhân gây viêm họng theo Đông Y) giúp:
– Chấm dứt tình trạng đau họng, sưng họng, ngứa rát họng, ho nhiều và bảo vệ họng trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả triệu chứng đau họng, vướng họng, ngứa rát, ho nhiều.
– Phục hồi niêm mạc họng, hoạt động các cơ quan của cơ thể nên điều trị bệnh triệt để.
– Tạo tác dụng bền vững, bảo vệ họng, amidan trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát viêm họng mạn hiệu quả.
– Đặc biệt, người bệnh KHÔNG CẦN cắt amidan nữa.
8. Lưu ý khi sử dụng các thuốc Đông dược/ Nam dược:
– Nhiều sản phẩm từ các bài thuốc YHCT sau khi sản xuất chưa có tác dụng như mong muốn: có thể do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, dược liệu chưa được lựa chọn kỹ nên chưa chắt lọc và lưu giữ được hết tinh hoa của các thảo dược
– Nên lựa chọn các công ty uy tín có công nghệ bào chế tốt, đảm bảo vệ sinh, chất lượng dược liệu, chất lượng sản phẩm, hiệu quả điều trị, tránh tiền mất tật mang do bị nhiễm độc chì, thuốc trừ sâu, mất “chất” do cách sản xuất lạc hậu…
Đăng ký để được tư vấn miễn phí về viêm họng, amidan, thanh quản
THÔNG TIN THAM KHẢO THÀNH PHẦN: Cao Xạ can (Belamcanda chinensis): 100 mg. Cao Bồ công anh (Lactuca indica): 100 mg. Bảy lá một hoa (Paris polyphylla): 100 mg. Cao Kim ngân hoa (Lonicera spp): 100 mg. Cao Huyền sâm (Scrophularia spp): 100 mg. CÔNG DỤNG: Hỗ trợ tiêu đờm, giảm viêm trong các trường hợp bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Người bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản. CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 6 viên, tùy theo chứng bệnh, uống tốt nhất sau khi ăn no. Bảo quản: nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời. QUY CÁCH: Hộp 30 viên nang x 500 mg. XNCB: 18874/2013/ATTP-XNCB. Giấy XNNDQC số: 1736/2015/XNCB-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh). SX: Công ty TNHH DƯỢC PHẨM FUMA theo bản quyền FUMA NATURAL (USA) – 12881 Knott St., Ste 113, Garden Grove, CA 92841. TIẾP THỊ & PHÂN PHỐI: Công ty TNHH CYCYLIFE – 27 Hoa Huệ, P7, Phú Nhuận, TPHCM. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Vì sao mọi người bệnh muốn cắt amidan?
Amidan là tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nhưng cũng rất dễ viêm nhiễm gây ra các tình trạng sau: ho, sốt, nôn trớ, đau họng, khó thở, khò khè, hôi miệng, khó nuốt, khó phát âm, rát họng, đau mỏi mình mẩy, đầu óc quay cuồng đến không còn biết gì nữa ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Nếu không điều trị triệt để:
– Bệnh tái phát nhiều lần khiến cơ thể mệt mỏi, khó ăn, khó nuốt, sút cân, chậm phát triển về thể chất, khó phát âm, nói ngọng…
– Chuyển sang viêm amidan mạn tính, kéo dài nhiều năm, chi phí chữa bệnh tốn kém, mất thời gian.
– Gây hội chứng ngưng thở ở trẻ nhỏ khi ngủ (đôi khi gặp cả ở người lớn).
– Mỗi đợt viêm amidan tái phát dạng cấp tính có nguy cơ đối diện với tình trạng sốt cao, co giật, áp xe họng, mất nước nặng dẫn đến trụy mạch, biến chứng nhiễm khuẩn tai-mũi-họng cấp, toàn thân, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng
Vì thế, nhiều người nghĩ rằng “nếu cắt amidan thì sẽ không còn bị viêm nữa và đương nhiên là sẽ thoát khỏi căn bệnh khó chịu này”.
Cảnh báo:Tùy tiện cắt amidan – Lợi bất cập hại
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy hại khi cắt amidan. Cắt không đúng không những tốn kém chi phí điều trị, chăm sóc sau phẫu thuật mà còn để lại hậu quả lâu dài như:
– Làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể (đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi).
– Người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
– Có thể dẫn tới tử vong do chảy máu trong và sau cắt amidan
Làm sao để “vĩnh biệt” viêm amidan mà không cần cắt ?
1. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây viêm nhiễm amidan như khói bụi, nước đá, rượu bia…
2. Mùa hè tránh dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Mùa đông cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng.
3. Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn cay nóng.
4. Điều trị triệt để các bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm miệng, viêm tai…để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng bị viêm liên tục.
5. Vệ sinh sạch miệng, họng, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
6. Tránh lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh do việc uống kháng sinh bừa bãi không chỉ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng; hậu quả là bệnh còn tái phát nhanh hơn, thậm chí dễ mắc thêm các bệnh nhiễm khuẩn khác, hại gan, thận…
7. Nên sử dụng thêm các sản phẩm Đông Y trong điều trị viêm họng mạn tính bởi vì việc sử dụng các thảo dược như Xạ can, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bảy lá một hoa, Huyền sâm…giúp thanh nhiệt, tả hỏa, đánh tận gốc vào nhiệt độc tích tụ ở phế (nguyên nhân gây viêm họng theo Đông Y) giúp:
– Chấm dứt tình trạng đau họng, sưng họng, ngứa rát họng, ho nhiều và bảo vệ họng trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả triệu chứng đau họng, vướng họng, ngứa rát, ho nhiều.
– Phục hồi niêm mạc họng, hoạt động các cơ quan của cơ thể nên điều trị bệnh triệt để.
– Tạo tác dụng bền vững, bảo vệ họng, amidan trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát viêm họng mạn hiệu quả.
– Đặc biệt, người bệnh KHÔNG CẦN cắt amidan nữa.
8. Lưu ý khi sử dụng các thuốc Đông dược/ Nam dược:
– Nhiều sản phẩm từ các bài thuốc YHCT sau khi sản xuất chưa có tác dụng như mong muốn: có thể do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, dược liệu chưa được lựa chọn kỹ nên chưa chắt lọc và lưu giữ được hết tinh hoa của các thảo dược
– Nên lựa chọn các công ty uy tín có công nghệ bào chế tốt, đảm bảo vệ sinh, chất lượng dược liệu, chất lượng sản phẩm, hiệu quả điều trị, tránh tiền mất tật mang do bị nhiễm độc chì, thuốc trừ sâu, mất “chất” do cách sản xuất lạc hậu…
Đăng ký để được tư vấn miễn phí về viêm họng, amidan, thanh quản
THÔNG TIN THAM KHẢO THÀNH PHẦN: Cao Xạ can (Belamcanda chinensis): 100 mg. Cao Bồ công anh (Lactuca indica): 100 mg. Bảy lá một hoa (Paris polyphylla): 100 mg. Cao Kim ngân hoa (Lonicera spp): 100 mg. Cao Huyền sâm (Scrophularia spp): 100 mg. CÔNG DỤNG: Hỗ trợ tiêu đờm, giảm viêm trong các trường hợp bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Người bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản. CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 6 viên, tùy theo chứng bệnh, uống tốt nhất sau khi ăn no. Bảo quản: nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời. QUY CÁCH: Hộp 30 viên nang x 500 mg. XNCB: 18874/2013/ATTP-XNCB. Giấy XNNDQC số: 1736/2015/XNCB-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh). SX: Công ty TNHH DƯỢC PHẨM FUMA theo bản quyền FUMA NATURAL (USA) – 12881 Knott St., Ste 113, Garden Grove, CA 92841. TIẾP THỊ & PHÂN PHỐI: Công ty TNHH CYCYLIFE – 27 Hoa Huệ, P7, Phú Nhuận, TPHCM. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Do nằm ở ngay vị trí cửa ngõ giữa đường ăn uống và đường thở nên Amidan rất dễ viêm nhiễm mỗi khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm, khói bụi, hóa chất, vệ sinh miệng họng kém, cơ thể suy giảm sức đề kháng,… Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính, trong đó thường gặp là viêm amidan hốc mủ.
Viêm Amidan hốc mủ là gì?
Amidan có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn và đường thở. Tuy nhiên do có cấu trúc nhiều hốc, ngăn nên giống như một hạch bạch huyết nghĩa là có nhiều múi, chia nhiều ngăn tạo thành các hốc nên thức ăn và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm. Vi khuẩn khi xâm nhập ẩn náu lâu ngày trong các hốc Amidan tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục. Do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, các kén mủ trong hốc Amidan bật ra có hình dạng như những hạt tấm màu trắng xanh như mủ và có mùi hôi.
Người bệnh cần phải được thầy thuốc chuyên khoa tai – mũi – họng khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Ảnh: H. Hải
|
Triệu chứng khi bị viêm Amidan hốc mủ
Khi bị viêm Amidan hốc mủ, người bệnh có biểu hiện đau họng, rát họng, có thể sốt hoặc không, hoặc có cảm giác hơi ngây ngấy sốt; Có đờm vướng trong cổ, rất khó khạc hoặc nuốt; Hơi thở hôi; Thỉnh thoảng khi ho, hắt hơi khạc ra những hạt nhỏ màu trắng xanh như hạt tấm, có mùi rất hôi;…
Viêm Amidan hốc mủ nếu không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
Điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Đối với viêm Amidan mạn tính, chủ yếu là viêm Amidan hốc mủ, người bệnh thường được áp dụng biện pháp điều trị là phẫu thuật cắt amidan. Chỉ định cắt amidan được đặt ra trong những trường hợp sau: Viêm amidan từ 3 – 5 lần một năm trong hai năm liên tiếp; gây hơi thở hôi do vi khuẩn yếm khí Weillon; biến chứng tại chỗ như viêm tấy, áp-xe quanh amidan; có các biến chứng viêm xoang, viêm thanh khí phế quản; biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp cấp,… Tuy nhiên phải được thầy thuốc chuyên khoa tai – mũi – họng khám và đánh giá cụ thể trên từng bệnh nhân để có được quyết định chính xác.
Để phòng ngừa bệnh viêm Amidan hốc mủ cần luôn chú ý giữ sức khỏe tốt, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao; Giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng cách đánh răng sau khi ăn, súc họng bằng nước muối ấm; Tránh dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao; Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao; Khi có biểu hiện viêm Amiđan cấp cần đi khám và điều trị dứt điểm.
Bác sĩ Trọng Nghĩa
(suckhoedoisong.vn) – Viêm amidan hay còn gọi là viêm amidan khẩu cái là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng bệnh chiếm một tỷ lệ cao ở trẻ. Bệnh tiến triển thành từng đợt, có thể tự khỏi, có thể đưa đến biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân, có khi rất nguy hiểm như thấp tim.
Biểu hiện khi viêm amidan
Viêm amidan cấp: Là tình trạng viêm sung huyết hoặc làm mủ của amidan khẩu cái. Đa số do virut (70%), hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi thiếu niên, chiếm 10-15% nhiễm khuẩn hô hấp trên. Bệnh biểu hiện với các dấu hiệu như sốt cao, hơi thở hôi, đau mỏi mình mẩy, cảm giác đau nhói tại chỗ tương ứng hai bên góc hàm, đau lan lên tai, đau tăng khi nuốt, ho từng cơn do kích thích và xuất tiết, ở trẻ em thường khò khè, ngủ ngáy. Các nguyên nhân gây viêm amidan cấp gồm có:
Viêm amidan do virut: Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, 2 amidan sưng to, đỏ, bề mặt phủ một lớp tiết nhầy, không có giả mạc, không có chấm mủ; thành sau họng các tổ chức lympho viêm đỏ.
|
Viêm amidan do vi khuẩn: Niêm mạc đỏ rực, 2 amidan to, trên bề mặt có chấm mủ, có thể có giả mạc mềm, dễ bóc, không chảy máu. Phản ứng hạch góc hàm, hạch to, đau. Đôi khi có thể kèm theo ngạt mũi và khàn tiếng do viêm nhiễm đường hô hấp trên phối hợp.
Viêm amidan cấp do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: Bệnh thường gặp ở trẻ em tuổi học đường 7-14 tuổi. Chữa khỏi dễ dàng nhưng cũng có khi gây biến chứng nguy hiểm như: viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim gây tổn thương van tim: Hẹp van 2 lá: bệnh tự miễn, xuất hiện sau viêm họng 10-30 ngày. Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu như: trẻ sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, hạch góc hàm sưng to, đau. Xét nghiệm có liên cầu beta tan huyết nhóm A.
Viêm amidan mạn tính: Là tình trạng viêm quá phát hoặc xơ teo amidan khẩu cái sau nhiều đợt viêm bán cấp. Người bệnh thường có cảm giác vướng họng, đôi khi đau nhói trong họng, thỉnh thoảng ho khan, khàn tiếng, hơi thở hôi. Đối với thể viêm amidan quá phát, bệnh nhân ngủ ngáy thường xuyên hoặc tăng lên trong đợt viêm amidan, một số trường hợp còn phát hiện cơn ngừng thở khi ngủ thể bệnh này hay gặp ở trẻ em. Khi thăm khám thấy 2 amidan to chạm nhau, trên bề mặt có nhiều khe, hốc có thể đọng lại ít mủ nhầy hoặc chất bã đậu. Với thể xơ teo thấy 2 amidan nhỏ nằm trong hốc amidan, bề mặt xơ, có nhiều hốc chứa chất bã đậu, hai trụ amidan viêm dày đỏ, sẫm màu.
Viêm amidan có nguy hiểm không?
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp, có thể tự khỏi nhưng có trường hợp gây biến chứng tại chỗ, kế cận hoặc toàn thân.
Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy và áp-xe quanh amidan: Thường xảy ra với viêm amidan cấp không được điều trị, nhiễm khuẩn lan dần và thành mủ giữa amidan và bao amidan, bệnh nhân thường đau tăng, đau lan lên tai, nuốt đau, không nuốt được, nước bọt chảy ra, miệng há khó khăn. Điều trị bằng kháng sinh đường tiêm và dẫn lưu áp-xe.
Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…
Biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, thấp tim hay gặp do liên cầu tan huyết nhóm A.
Viêm amindan cấp do liên cầu có thể gây biến chứng nguy hiểm. |
Điều trị tùy nguyên nhân
Viêm amidan do virut: Chủ yếu điều trị triệu chứng: nằm nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống đủ nước; dùng thuốc hạ sốt, giảm đau; vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý; kiêng rượu, bia, chất kích thích.
Viêm amidan do vi khuẩn: Dùng kháng sinh đường toàn thân: tùy mức độ có thể dùng thuốc đường uống hoặc đường tiêm; điều trị triệu chứng giống như viêm amidan do virut.
Khi nào cần cắt amidan?
Amidan được chỉ định cắt trong các trường hợp sau: viêm amidan quá phát gây tắc nghẽn đường hô hấp, ngừng thở khi ngủ; viêm amidan tái phát nhiều lần (7 lần/năm; 5 lần/năm trong 2 năm; 3 lần/năm trong 3 năm); viêm amidan mạn tính, gây thở hôi kéo dài; amidan to một bên, nghi ngờ ác tính ; viêm amidan gây biến chứng: áp-xe, viêm tấy quanh amidan, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim.
Lưu ý: Không được cắt amidan khi: amidan đang viêm cấp hoặc có biến chứng tại chỗ; bệnh nhân đang có bệnh toàn thân, bệnh mạn tính chưa điều trị ổn định; bệnh nhân đang trong vùng dịch; phụ nữ trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt.
Kiểm soát đường máu ở mức độ nào để phòng ngừa biến chứng?
Đường máu được coi là tốt khi thử lúc đói 3,9-6,4mmol/l; đường máu thử sau ăn 2 giờ 7-10mmol/l. Ngoài ra cần phải thử nồng độ HbA1c – cho phép ước lượng đường máu trung bình 2-3 tháng vừa qua. Nếu HbA1c < 6,5% được coi là đường máu ổn định tốt. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, không phải bệnh nhân nào cũng giống như bệnh nhân nào. Theo các công trình nghiên cứu gần đây, nếu kiểm soát tốt đường máu sẽ làm giảm khoảng 25% biến chứng mạch máu nhỏ ở người đái tháo đường tuýp 2 và 54% ở người đái tháo đường tuýp 1.
Thói quen đi bộ là một trong những vận động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho những người bệnh tiểu đường.
Cách phòng ngừa biến chứng Đái tháo đường
TS. BS nội tiết Laurie R. Roust, Bệnh viện Mayo tại Mỹ cho biết, không có cách chữa bệnh tiểu đường, nhưng có rất nhiều phương pháp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và phòng ngừa các biến chứng.
Tập thể dục: không chỉ giúp giảm cân mà còn có tác dụng giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn trong việc chuyển đổi glucose thành năng lượng cho các tế bào. Cơ xương chắc khỏe sẽ giúp lượng đường trong máu được sử dụng hiệu quả. Khi cơ bắp được rèn luyện, nó sẽ đẩy lượng đường ra khỏi máu và giúp quản lý lượng đường trong máu tốt hơn. Các bài tập aerobic hằng ngày hoặc thói quen đi bộ là những vận động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho những người bệnh.
Điều chỉnh tâm lý: Ở những người bị bệnh đái tháo đường, căng thẳng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu. Bởi, những người bị căng thẳng nghiêm trọng thường không chăm sóc tốt cho bản thân, dễ hình thành thói quen uống rượu, chế độ ăn không lành mạnh và bỏ qua tập thể dục. Từ đó, đường máu không được kiểm soát tốt. Để giảm bớt hoặc kiểm soát căng thẳng, theo các chuyên gia, tập thể dục, thiền định, đọc sách, nghe nhạc có thể giúp ích trong việc điều chỉnh tâm lý, quản lý căng thẳng, giúp kiểm soát tốt đường máu.
Chăm sóc mắt, răng, miệng, da, chân: Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể, và thường gặp nhất là ở mắt, thận, thần kinh. Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị mù mắt, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Chỉ cần vết loét trên bàn chân không được điều trị, một thời gian sau có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, buộc phải cắt cụt chân. Một nửa số bệnh nhân cắt cụt bàn chân sẽ tránh được nếu biết cách làm giảm thiểu nguy cơ viêm loét bàn chân bằng cách đôi khi rất đơn giản như chọn cho mình một đôi giày thích hợp.
Sử dụng các thảo dược: Hiện nay việc điều trị tiểu đường bằng thảo dược kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định đang được giới khoa học tin dùng bởi hiệu quả cao, dễ sử dụng và an toàn. Điều đáng nói, các nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý có tác dụng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, thương truật, hoài sơn, sinh địa, linh chi… Điển hình như khổ qua rừng (tên khoa học Mormodica charantia) có tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
Dù bệnh đái tháo đường còn có nhiều vấn đề nan giải song người bệnh cũng như gia đình cần giữ vững tinh thần lạc quan vì y học đang có nhiều tiến bộ vượt bậc, chất lượng cuộc sống bệnh nhân chắc chắn sẽ ngày càng được cải thiện rõ rệt, giúp người bệnh sống vui sống khỏe với bệnh đái tháo đường.
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao. Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để được biết thêm chi tiết Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Rối loạn tiêu hóa kéo dài, liên tục
Có thể sau một bữa ăn thịnh soạn, sau thời gian căng thẳng do học hành hay áp lực công việc… hệ tiêu hóa của bạn có thể có những thay đổi nhất định như khó tiêu, ăn không ngon, dạ dày bị kích thích… Và điều quan trọng nhất trong giai đoạn này bạn cần chú ý là sự thay đổi này có kéo dài hay không. Nếu bạn chưa từng có vấn đề gì về đường ruột trước đây và bạn cảm thấy khó chịu trong hơn một vài ngày, đó là lúc bạn cần gặp bác sĩ để tìm hiểu căn nguyên và chữa trị.
Mất ngủ
Khi có bất kỳ biểu hiện không bình thường nào tại bụng đã khiến bạn khó chịu suốt cả ngày nhưng vẫn có thể khiến bạn chịu đựng được và hy vọng tình trạng sẽ khá hơn sau giấc ngủ sâu vào ban đêm. Tuy nhiên, có những bệnh lý dạ dày lại “thích” bùng phát vào thời điểm nghỉ ngơi này như những rối loạn về chức năng của dạ dày, hội chứng ruột kích thích… khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, thậm chí không thể ngủ được. Hãy đến gặp bác sĩ để những biểu hiện tại đường ruột không ảnh hưởng đến thời gian ngủ ban đêm lấy lại sức của bạn.
Xuất hiện máu khi đi “cầu”
Thông thường, khi nhìn thấy máu thường tạo cho bạn cảm giác sợ hãi, hoang mang, lo lắng, nhất là khi chứng kiến nó ở trong nhà vệ sinh. Nhưng không phải trường hợp nào cũng là đáng sợ. Nếu bạn còn trẻ và chỉ thấy một lượng nhỏ máu đỏ trên giấy lụa sau khi bị căng thẳng trong quá trình đi tiêu thì đó có thể chỉ là vết rách nhỏ trong mô của ống hậu môn. Nhưng nếu là người cao tuổi lại chưa bao giờ có biểu hiện này thì rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần được khám càng sớm càng tốt.
Đau dai dẳng
Nếu cảm giác đau bụng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi ngưng thì không phải là điều đáng sợ. Nhưng nếu bạn có cơn đau kéo dài trong cùng một vị trí hàng ngày hoặc vài ngày một lần, đặc biệt nếu cơn đau dường như trở nên tồi tệ hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ để nói rõ về tình trạng đang mắc phải và có hướng xử trí thích hợp ngay bởi có thể đây là dấu hiệu của những trường hợp cần cấp cứu như viêm ruột thừa (nếu đau ở góc dưới bên phải của bụng) hay viêm túi mật cấp (góc trên bên phải)…
Lê Thu Lương
(Theo Prevention)
Về mùa hè nước ta thường có nắng kéo dài gần như cả ngày. Ánh sáng có nhiều dải sóng khác nhau trong đó có cả tia hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng trắng… Một số bệnh da có thể khởi phát hoặc bị kích hoạt, nặng lên khi người bệnh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Bệnh phát ban da do ánh sáng là một bệnh da mắc phải nhưng cơ chế bệnh sinh chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng là phơi nhiễm nhiều với ánh nắng.
Bệnh thường khởi phát vào mùa hè, xuất hiện các ban, sẩn đỏ, các sẩn – mụn nước, thậm chí có bọng nước ở vị trí da hở như mặt, cổ vùng tam giác cổ áo, cánh tay, cẳng tay và mu tay, mu chân. Tổn thương thường xuất hiện sau vài ngày đến vài tuần tiếp xúc với ánh nắng và có thể giảm sau một vài ngày khi ngừng tiếp xúc. Các thương tổn da thường kèm theo các biểu hiện ngứa, có thể hơi rát bỏng, châm chích.
Vấn đề quan trọng nhất trong điều trị phát ban da do ánh sáng đó là tránh nắng. Đơn giản nhất là sử dụng các biện pháp tránh nắng bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm, bịt khẩu trang, mặc quần áo dài và che kín hết toàn thân. Tuy nhiên, tia tử ngoại trong ánh nắng vẫn có thể vượt qua lớp che chắn cơ học này. Sử dụng kem chống nắng có độ chống nắng (SPF) từ 30 trở lên kèm theo các biện pháp che chắn trên sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Sử dụng thuốc điều trị bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Các thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng là kem corticoid loại nhẹ và vừa như: hydrocortisone, triamcinolon…, kem chống ngứa kháng histamin như promethazin… trường hợp nặng cần dùng cả thuốc đường uống như: steroid, thuốc kháng sốt rét tổng hợp, một số loại vitamin, thuốc ức chế miễn dịch…
Các thương tổn da thường kèm theo các biểu hiển ngứa, có thể hơi rát bỏng…
Chloroquine là thuốc diệt ký sinh trùng sốt rét, tuy nhiên trong các bệnh da nhạy cảm ánh sáng, chloroquine được sử dụng với tác dụng ức chế hóa ứng động bạch cầu ưa acid, ức chế hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính và bổ thể nên có tác dụng điều hòa miễn dịch tại chỗ. Cần chú ý một số tác dụng phụ có thể gặp là: rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nhức đầu. Thuốc có thể gây đục giác mạc và tổn thương võng mạc nên cần theo dõi nếu dùng thuốc kéo dài.
Azathioprin là loại thuốc ức chế miễn dịch có cơ chế ức chế phân bào, thường được dùng điều trị các bệnh tự miễn như viêm bì cơ, lupus ban đỏ hệ thống, pemphigus… Trong bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng azathioprin có thể được sử dụng, tuy nhiên cần thận trọng vì các tác dụng phụ của thuốc như: giảm bạch cầu, tiểu cầu, độc với gan, thận, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát…
Vitamin A, niacin cũng được dùng với tác dụng bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng. Dùng vitamin A liều 5.000 UI hàng ngày, trong 4-6 tuần kết hợp với các phương pháp khác làm tăng hiệu quả điều trị.
Prednisolon và methylprednisolon cũng được dùng trong các trường hợp phát ban đa dạng do ánh sáng nặng, dai dẳng. Nhóm thuốc này cần thận trọng khi sử dụng do tác dụng phụ như: Tăng huyết áp, tăng đường máu, loét dạ dày, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.
Tia UVA và UVB được sử dụng trong liệu pháp tăng cường khả năng dung nạp của da với ánh sáng. Chiếu liều tăng dần giúp da thích nghi và dung nạp dần. Ngoài ra, UVA và UVB còn có tác dụng ức chế miễn dịch tại chỗ, giảm phản ứng viêm tại chỗ của da.
BS. Anh Tuấn