tiểu tiện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 06:24:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiểu tiện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đại tiểu tiện không tự chủ: Những điều cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/dai-tieu-tien-khong-tu-chu-nhung-dieu-can-biet-14127/ Sun, 05 Aug 2018 06:24:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dai-tieu-tien-khong-tu-chu-nhung-dieu-can-biet-14127/ [...]]]>

Chứng tiểu tiện không tự chủ xảy ra khi quá trình lưu trữ và bài tiết nước tiểu bị ảnh hưởng do áp lực trọng lượng lên bàng quang như khi chúng ta cười hoặc hắt hơi.

Hoặc xảy ra khi không thể đóng niệu đạo do các cơ sàn chậu, hoặc cơ vòng niệu đạo bị suy yếu hoặc tổn thương.

Đại tiện không tự chủ là không có khả năng kiểm soát nhu động ruột, biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Mặc dù ngày càng có nhiều nam giới được chẩn đoán đại tiện không tự chủ, nhưng nhiều người vẫn tránh thảo luận vấn đề này.

Dưới đây là những yếu tố có thể gây đại tiểu tiện không tự chủ

–          Tăng áp lực lên dạ dày – bao gồm khi bị thừa cân.

–          Tổn thương bàng quang do phẫu thuật như phẫu thuật tuyến tiền liệt.

–          Một số loại thuốc

–          Bệnh Crohn và viêm đại tràng loét, hai loại bệnh viêm ruột chính

–          Chấn thương tủy sống

–          Bệnh tiểu đường và xơ cứng rải rác.

Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội, công việc và các mối quan hệ cá nhân, nhưng có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, thuốc hoặc phẫu thuật.

Ở nam giới trẻ tuổi, đại tiểu tiện không tự chủ thường liên quan đến phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến.

NHS Choices cho biết có một số cách để làm giảm các triệu chứng bệnh, bao gồm các bài tập sàn chậu, bỏ hút thuốc, tránh tăng cân.

Thừa cân có thể làm yếu cơ sàn vùng chậu và có thể gây đại tiểu tiện không tự chủ do áp lực của mô mỡ lên bàng quang.

Triệu chứng bệnh được cải thiện khi bạn giảm cân hợp lý.

Cắt giảm đồ uống chứa cafein và cồn cũng có thể làm giảm các triệu chứng vì cafein có thể gây kích ứng bàng quang và rượu là đồ uống  lợi tiểu, làm cho ta đi tiểu nhiều hơn.

BS. Tuyết Mai

(Theo Univadis/ Express)

]]>
Tiểu són, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-son-benh-gi-13439/ Fri, 03 Aug 2018 15:36:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-son-benh-gi-13439/ [...]]]>

Nguyễn An Bình (Quảng Ninh)

Qua lời kể, có thể bạn bị bệnh bàng quang kích thích. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động bất thường của hệ thống thần kinh chi phối bàng quang. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gồm: lớn tuổi; béo phì; đã từng phẫu thuật ở vùng chậu; bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên do tiểu đường lâu ngày, do tai biến mạch não, bệnh Parkinson…

Để chẩn đoán bệnh, cần thực hiện một số xét nghiệm: cấy nước tiểu để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiểu; đo thể tích nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu; đo áp lực bên trong bàng quang: là xét nghiệm chủ yếu để đánh giá tình trạng bàng quang kích thích; soi bàng quang (nếu nghi ngờ có bướu bàng quang). Việc điều trị bệnh này không khó. Có thể điều trị bằng cách luyện tập cơ vùng chậu, estrogen liều thấp đặt hoặc bôi âm đạo. Dùng thuốc làm giảm sự co thắt của cơ bàng quang. Đa số thuốc rất hiệu quả (thường có tác dụng sau khi uống 2 tuần). Gần 80% bệnh nhân hết hẳn bệnh sau khi dùng thuốc liên tục 3-6 tháng. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ như khô miệng, khô mắt, táo bón… (có thể gặp ở 30% bệnh nhân).

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng chích botulinum toxin A vào cơ bàng quang: Sử dụng một loại thuốc đặc biệt chích vào cơ của bàng quang (qua nội soi ngả niệu đạo). Thời gian của thủ thuật khoảng 15-20 phút và bệnh nhân có thể về trong ngày. Khoảng 50-70% bệnh nhân sẽ hết bệnh trong thời gian từ 6-9 tháng. Sau thời gian này, nếu bệnh tái phát thì phải chích lại.

BS. Lê Sĩ Trung

]]>
Ngừa rối loạn tiểu tiện do bệnh đường tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-roi-loan-tieu-tien-do-benh-duong-tiet-nieu-11990/ Thu, 26 Jul 2018 11:45:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-roi-loan-tieu-tien-do-benh-duong-tiet-nieu-11990/ [...]]]>

Bài tiết nước tiểu là hiện tượng sinh lý quan trọng giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã sau chuyển hóa làm cân bằng acid base. Khi xuất hiện một số triệu chứng bất thường khi đi tiểu như: đái buốt, đái dắt, đái nhiều, đái không tự chủ… thì cần nghĩ tới các bệnh lý của đường tiết niệu, mọi người nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Bình thường nước tiểu từ thận xuống bàng quang được tích trữ khoảng 300ml sẽ đạt ngưỡng kích thích, lúc đó cơ thành bàng quang co thắt, cơ thắt cổ bàng quang mở ra và hoạt động đái được thực hiện. Khi một trong các cơ quan này có bệnh lý (viêm, khối u, chấn thương…) dễ đưa đến tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Tiểu buốt, tiểu dắt

Đái buốt là đau buốt trước, trong hoặc sau khi đái, đau có cảm giác nóng rát thường tăng dần lên sau tiểu, làm cho bệnh nhân rất khó chịu, thường kèm theo tiểu dắt. Trong khi tiểu dắt là đi tiểu nhiều, mót tiểu nhưng lượng nước tiểu ít.

Hệ thống tiết niệu.

Nguyên nhân và cơ chế gây tiểu buốt tiểu dắt: bình thường khi bàng quang có khoảng 300ml nước tiểu tăng mới có phản xạ kích thích bàng quang co bóp đồng thời cơ thắt bàng quang cũng được mở và nước tiểu tống ra ngoài. Tiểu buốt, tiểu dắt là do bàng quang bị kích thích bởi yếu tố viêm hoặc yếu tố ngoại lai hoặc do ngưỡng kích thích hạ thấp. Tiểu buốt tiểu, dắt thường gặp trong các bệnh: Viêm bàng quang cấp tính; sỏi bàng quang, nhất là khi gặp sỏi đã lọt vào niệu đạo; viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm quanh hậu môn, viêm bộ phận sinh dục nữ (như tử cung); u bàng quang, u tiền liệt tuyến, nhất là khi có nhiễm khuẩn kèm theo.

Ði tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù không uống nhiều nước. Bệnh nhân không đau nóng buốt trước, trong và sau khi tiểu, mỗi lần tiểu đều có nước tiểu, nhưng số lượng ít có thể chỉ chừng 50ml và đi nhiều lần trong ngày (có thể 20-30 lần).

Nguyên nhân gây tiểu nhiều: Do bàng quang giảm dung tích hoặc giảm ngưỡng kích thích phản xạ đi tiểu; thường gặp trong các bệnh: lao bàng quang mạn tính gây xơ và teo bàng quang; khối u, ung thư bàng quang chiếm chỗ thể tích chứa của bàng quang, khối u ngoài chèn lấn vào bàng quang. Do rối loạn thần kinh chức năng, thần kinh chi phối bàng quang làm ngưỡng kích thích co bóp bàng quang và mở cổ bàng quang sớm hơn bình thường; thường gặp ở người bị chấn thương thận hoặc bị bệnh tủy sống.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng có thể gặp trong các bệnh đường tiết niệu như:

Nhiễm khuẩn  tiết niệu: gây nên kích thích bàng quang và niệu đạo dẫn đến thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, có thể kèm theo triệu chứng như đi tiểu buốt, tiểu ra máu…

Viêm bàng quang kẽ: viêm thường không rõ nguyên nhân, có các triệu chứng điển hình như đi tiểu nhiều, đau vùng bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp.

Hẹp niệu đạo: có thể do phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương niệu đạo hoặc khung xương chậu, viêm niệu đạo mạn tính. Ngoài đi tiểu nhiều còn có các triệu chứng khác đi kèm như: tiểu đau buốt, có máu trong nước tiểu, tinh dịch, dương vật sưng to.

Sỏi, dị vật đường tiết niệu: Sỏi hay dị vật di chuyển cọ xát, kích thích vào cổ bàng quang gây đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết,… sỏi cũng có thể gây tắc đường tiểu.

Cần tập thể dục nâng cao sức khỏe, có thể áp dụng bài tập làm mạnh cơ vùng đáy chậu.

Tiểu không tự chủ

Là trạng thái người bệnh không chủ động điều khiển được các lần đi tiểu trong ngày, nước tiểu tự rỉ ra thường xuyên hoặc từng lúc, có nhận biết hoặc không nhận biết được.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ gặp trong các bệnh lý: chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, tổn thương thần kinh trong đái tháo đường, bệnh Parkinson. Bị rò niệu đạo vào âm đạo; rò bàng quang vào âm đạo; niệu quản dị dạng cắm vào âm đạo nữ. Tiểu không tự chủ do kích thích vì bàng quang quá nhạy cảm (gặp trong viêm bàng quang, viêm lao và u bàng quang)… Do dùng thuốc an thần, thuốc ngủ quá nhiều.

Tiểu nhiều

Là tình trạng nếu thường xuyên bệnh nhân đái trên 2 lít/ngày là đái nhiều.

Các nguyên nhân gây đái nhiều: do uống quá nhiều nước hoặc truyền dịch quá nhiều cũng gây đái nhiều. Viêm thận kẽ, viêm thận – bể thận gây tổn thương ống thận ảnh hưởng tới chức năng ống thận là cô đặc nước tiểu không thực hiện được nên tiểu nhiều. Viêm ống thận cấp (suy thận cấp) ở giai đoạn đái trở lại do ống thận chưa hồi phục chức năng cô đặc nước tiểu nên gây tiểu nhiều. Tiểu nhiều cũng gặp trong bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt.

Tiểu ít, vô niệu

Tiểu ít là lượng nước tiểu < 500ml/ngày, còn vô niệu là lượng nước tiểu < 100ml/ngày.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Là do thận giảm chức năng không sản xuất được nước tiểu do suy thận cấp và suy thận mạn giai đoạn cuối. Các bệnh thận nhất là viêm cầu thận mạn có hội chứng thận hư hoặc hội chứng thận hư đơn thuần (là loại bệnh thận có đặc điểm là phù to, phù nhiều nên cũng có thể thiểu niệu, vô niệu) hoặc trong viêm cầu thận cấp hoặc đợt cấp của viêm cầu thận mạn. Thiểu niệu, vô niệu còn gặp trong các bệnh suy tim, xơ gan ở giai đoạn mất bù (điều trị suy tim, xơ gan và thuốc lợi tiểu không đáp ứng). Một số bệnh nhiễm trùng gây sốt cao cũng gây thiểu niệu, vô niệu.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Các bệnh rối loạn tiểu tiện không khó phát hiện, tuy nhiên mọi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh: Có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh uống nhiều rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất có ga. Tập thể dục, nâng cao sức khỏe, có thể áp dụng bài tập làm mạnh cơ vùng đáy chậu cho các đối tượng có nguy cơ cao như: phụ nữ có thai, sinh con, người cao tuổi, người có bệnh lý đường tiết niệu. Giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh đường sinh dục tiết niệu sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý có thể gây rối loạn tiểu tiện, được tư vấn, điều trị kịp thời tránh để tiến triển bệnh nặng và có biến chứng.

 

BS. Hạnh Nguyễn

]]>
Tiểu tiện liên tục, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-tien-lien-tuc-benh-gi-11503/ Wed, 25 Jul 2018 10:04:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-tien-lien-tuc-benh-gi-11503/ [...]]]>

Tiểu liên tục do đâu?

Nói đến tiểu tiện tức là có liên quan đến hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và lỗ đái. Tiểu tiện liên tục liên quan đến các bộ phận của hệ tiết niệu nhưng quan trọng hơn cả là bàng quang. Ở người bình thường, bàng quang có thể chứa đựng được một lượng nước tiểu khá lớn (250 – 300ml) và khi lượng nước tiểu đã đầy bàng quang sẽ kích thích hệ thần kinh gây mót tiểu và phản xạ đi tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là tiểu liên tục ở NCT. Bộ phận nào của hệ tiết niệu cũng có thể lâm bệnh, nhưng trong chứng tiểu tiện liên tục, nên quan tâm nhất đến bàng quang, bởi vì là cơ quan chứa nước tiểu và có thể mắc một số bệnh gây tiểu tiện liên tục. Vì vậy, đứng hàng đầu gây tiểu liên tục là viêm bàng quang, bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới nhưng nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Căn nguyên viêm bàng quang chủ yếu do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là vi khuẩn E.coli, Proteus, Klebsiella, thứ đến là tụ cầu hoại sinh (S. saprophycticus), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và nguy hiểm hơn là do vi khuẩn lao (Mycobacterium).

tieu tienTrong chứng tiểu tiện liên tục, nên quan tâm nhất đến bàng quang

Viêm bàng quang chủ yếu do nhiễm khuẩn

Một số trường hợp NCT bị viêm bàng quang kẽ gây nên hội chứng đau bàng quang, ngoài tiểu tiện liên tục còn bị đau tức vùng bụng dưới, mỗi lần đi tiểu đau, rát, thêm vào đó có thể gây rối loạn giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra, NCT, còn gặp bệnh sa bàng quang cũng gây nên tiểu liên tục. Bệnh thường gặp do cơ sàn chậu hông và dây chằng bị yếu bởi sinh đẻ nhiều lúc đương thời (phụ nữ cao tuổi), ho kéo dài trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, biểu hiện đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo (nữ) và đau lưng.

Ở nam giới trưởng thành, nhất là NCT, tiểu tiện liên tục còn có thể do bệnh của tiền liệt tuyến, đó là bệnh tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến hoặc nặng hơn là  ung thư tiền liệt tuyến là những bệnh gây nên tiểu tiện liên tục, tiểu són, mót tiểu cả ban ngày lẫn ban đêm.

tieu tien

Tiểu tiện liên tục còn có thể do mắc chứng ngưng thở khi ngủ kéo dài (khoảng trên 30 giây), bệnh đái tháo đường, bệnh suy tuyến giáp. Đối với bệnh đái tháo đường, do lượng đường trong máu không được kiểm soát, tăng cao, sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, tiểu liên tục hoặc bị són tiểu.

Với bệnh suy tuyến giáp nếu không được điều trị sẽ dần dần làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các bệnh về bàng quang gây rối loạn tiểu tiện (tiểu rắt, buốt, tiểu nhiều lần, lên tục cả ngày và đêm).

tieu tien

Một số tác giả cho rằng khi NCT tăng trọng lượng, nhất là có hiện tượng béo phì cũng có liên quan đến sức khỏe của bàng quang. Bởi vì, khi dư thừa trọng lượng cơ thể sẽ tác động lên cơ sàn chậu hông và lâu dần các cơ này bị suy yếu (đặc biệt là cơ bộ phận tiết niệu) làm rối loạn tiểu tiện, và có thể gây nên hiện tượng rò rỉ nước tiểu xuống niệu đạo nhất là khi cười, ho, hắt hơi (tiểu són).  Ngoài ra, tiểu tiện liên tục còn có thể do đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc an thần, hoặc gặp ở NCT bị lú lẫn, tâm thần bởi tuổi cao hoặc do tai biến mạch máu não.

tieu tien

Nguyên tắc điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây tiểu tiện liên tục ở NCT rất đa dạng, phức tạp, do đó việc chữa trị không đơn giản chút nào. Vì vậy, việc đầu tiên là xác định nguyên nhân, trong đó viêm đường tiết niệu, đặc biệt là viêm bàng quang cần được quan tâm, lưu ý, do đó người bệnh cần khám ở cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị. Người bệnh không nên quá lo lắng và nên tuân theo chỉ định điều trị, tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Đối với người tiểu tiện không tự chủ, không nên ra nhà vệ sinh ngay mà cố gắng nhịn khoảng 5 phút rồi hãy đi. Lúc đầu có thể tè ra quần, nhưng sau đó bàng quang sẽ quen dần cho đến khi có thể chủ động đi tiểu được. Cần vệ sinh bộ phận tiết niệu ngoài sạch hàng ngày, nhất là nữ giới để tránh mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Nên luyện tập cơ thể thường xuyên, đúng động tác, chọn phương pháp phù hợp với từng người là hết sức cần thiết, trong đó nên lưu ý phương pháp tập co thắt cơ vùng sinh môn, co thắt niệu đạo. Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính làm ảnh hưởng đến tiểu liên tục (đái tháo đường, viêm phế quản mạn tính, bệnh tuyến giáp trạng…).

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Tiểu không tự chủ http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-khong-tu-chu-10413/ Wed, 25 Jul 2018 06:59:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-khong-tu-chu-10413/ [...]]]>

(Tuyết Lan – Long An)

Ở điều kiện sinh lý bình thường, mỗi người trong chúng ta, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu từ 300 – 400ml, sẽ gửi tín hiệu lên hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang và lập tức cơ vòng bàng quang sẽ giãn ra để nước tiểu thoát ra ngoài. Sau khi tiểu xong, bàng quang xẹp xuống và cơ vòng bàng quang sẽ co lại không cho nước tiểu thoát ra. Ngoài cơ vòng bàng quang tham gia bài tiết nước tiểu, còn có sự phối hợp của cơ bàng quang và sự hỗ trợ của các cơ sàn chậu. Khi quá trình trên bị rối loạn do nhiễm trùng, chấn thương… sẽ gây ra tình trạng trên gọi là tiểu không tự chủ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ, từ bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, bướu hay sỏi bàng quang…;  bệnh rối loạn hệ thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang do tổn thương não hay tủy sống như bệnh Parkinson, Alzeimer, đột quỵ…; tiểu không tự chủ do stress tạo áp lực, căng thẳng lên bàng quang; do cơ sàn chậu bị suy yếu do tuổi tác, do mang thai…; do bàng quang bị kích thích do bia, rượu, cà phê…; do thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai hay sau khi sinh hoặc sau thời kỳ mãn kinh…

Về điều trị, cần làm khỏe cơ thắt vùng chậu, thường là bước đầu tiên để kiểm soát tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng, cần đến nhân viên tập vật lý trị liệu hướng dẫn. Một số bài đặc biệt có thể được áp dụng cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang hay chạy kích thích xung điện. Cần chăm sóc kỹ hơn vùng sinh môn để tránh kích ứng da, tránh rửa và ngâm nước cơ quan sinh dục quá thường xuyên bởi vì những việc này có thể làm mất đi tác dụng của hàng rào bảo vệ chống nhiễm trùng bàng quang. Cần kết hợp tăng cường luyện tập thể dục, thể thao như: đi bộ, bơi lội… tránh béo phì. Thay đổi lối sống như không hút thuốc, tránh các chất kích thích như bia, rượu, cà phê… Tập thói quen đi tiểu đúng giờ..

Việc sử dụng thuốc nhất thiết phải được chỉ định bởi thầy thuốc chuyên khoa. Tùy theo nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ mà bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc kháng sinh như: nhóm beta-lactamin, quinolon… được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do viêm nhiễm đường tiết niệu; nhóm thuốc kháng cholinergicnhư oxybutynin, tolterodin, darifenacin… có tác dụng thư giãn bàng quang nên thường được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do thôi thúc; nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòngnhư imipramin, duloxetin… được sử dụng trong điểu trị tiểu không tự chủ do căng thẳng. Một số thuốc khác như Botulinum toxin loại A, tiêm loại độc tố botulinum A này vào cơ bàng quang có thể có lợi những người có bàng quang hoạt động quá mức. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy đây là một liệu pháp đầy hứa hẹn, nhưng Cục Quản lý dược thực phẩm (FDA) chưa phê duyệt cho tiểu không tự chủ.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>