tieu hoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 20 Oct 2018 04:48:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tieu hoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khó tiêu, đầy bụng, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-tieu-day-bung-vi-sao-16483/ Sat, 20 Oct 2018 04:48:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-tieu-day-bung-vi-sao-16483/ [...]]]>

Nguyễn Mạnh Cường (Hà Nội)

Qua miêu tả của bạn, có thể bạn bị chứng khó tiêu hay còn gọi là rối loạn dạ dày – ruột (indigestion). Nó không phải là một căn bệnh. Khó tiêu là một nhóm các triệu chứng thường bao gồm cả đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng.

Chứng khó tiêu thường gây ra bởi acid dạ dày tiếp xúc với niêm mạc của hệ tiêu hóa. Acid dạ dày phá vỡ niêm mạc, gây kích ứng và viêm, kích hoạt các triệu chứng của chứng khó tiêu. Trong đa số các trường hợp khó tiêu có liên quan đến việc ăn uống và lối sống: Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, ăn miếng lớn, nhai không kỹ; Ăn nhiều thực phẩm chiên, béo hoặc nhiều dầu mỡ; Dùng nhiều gia vị; Lạm dụng caffeine, rượu, đồ uống có gas. Đôi khi nó có thể được gây nên bởi tình trạng nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.Một số bệnh có thể gây ra triệu chứng khó tiêu như bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm tụy, sỏi mật, ung thư dạ dày, sang chấn cảm xúc, stress, béo phì. Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân.

Nếu bạn mắc chứng khó tiêu trong thời gian dài thì nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được điều trị đúng.

BS. Nguyễn Thông

]]>
Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hóa? http://tapchisuckhoedoisong.com/cat-bo-tui-mat-co-anh-huong-den-tieu-hoa-16124/ Tue, 25 Sep 2018 04:46:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cat-bo-tui-mat-co-anh-huong-den-tieu-hoa-16124/ [...]]]>

Bùi Thế Quyền ([email protected])

Túi mật có hình quả lê có chiều dài từ 8-10cm, chiều rộng khoảng 4cm, treo ngay dưới thùy phải của gan, có chức năng như một túi lưu trữ dịch mật cho cơ thể. Mỗi ngày gan tổng hợp được khoảng 500-1.000ml dịch mật cho cơ thể, khi chuyển tới túi mật, nó được cô đặc lại và lưu trữ ở đây khoảng 30-50ml dịch mật. Khi chúng ta ăn, dịch mật tiết ra đi vào phần ruột non, tá tràng thông qua các ống mật để tiêu hóa thức ăn. Nên mặc dù là một bộ phận rất nhỏ của cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người.

Tuy nhiên, túi mật chỉ có vai trò phụ, có thể cắt bỏ được. Vì khi túi mật bị viêm do sỏi nó có thể gây biến chứng thấm mật phúc mạc rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu có chỉ định cắt túi mật thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Khi không có kho dự trữ mật (túi mật) thì gan vẫn sản xuất mật và theo ống mật đổ thẳng vào ruột để tiêu hóa thức ăn.

Hiện nay, phương pháp nội soi cắt túi mật (thay cho phương pháp mổ mở trước kia) đã giúp bệnh nhân đỡ đau, đỡ tốn kém do thời gian nằm viện sau mổ ngắn. Điều quan trọng là tùy theo tính chất của sỏi mà chế độ ăn sau mổ cũng cần chú ý để phòng ngừa sỏi tái phát. Mặc dù không còn túi mật nhưng có thể gặp sỏi trong gan hay ố́ng mật chủ. Lời khuyên sau mổ sỏi túi mật bệnh nhân cần định kỳ khám, siêu âm để phát hiện sỏi tái phát để kịp thời điều trị.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Ngừa rối loạn tiêu hóa do đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-roi-loan-tieu-hoa-do-dai-thao-duong-13905/ Sun, 05 Aug 2018 05:51:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-roi-loan-tieu-hoa-do-dai-thao-duong-13905/ [...]]]>

Việc đường máu tăng cao đột ngột gây ra những rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa, để lại những hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Đái tháo đường gây liệt dạ dày

Liệt dạ dày do ĐTĐ lâu năm cũng là một biến chứng thường gặp. Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn, ăn vào nhanh thấy no nên không thể ăn được nhiều. Người bệnh ĐTĐ mà bị nôn ra lượng thức ăn nhiều sau khi ăn đã lâu thì cần nghĩ tới tình huống liệt dạ dày. Việc chán ăn, ăn không được nhiều và nôn khiến bệnh nhân dễ dẫn đến suy nhược, cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng, có thể thiếu máu do thiếu vitamin và sắt. Vì dạ dày bị liệt làm cho thức ăn lưu lại ở đó lâu hơn dẫn đến khá nhiều hệ quả khác như: hạ huyết áp sau khi ăn (dễ bị ngất, đột quỵ) do dịch tiêu hóa chậm hấp thu; thức ăn có thể bị kết thành khối trong dạ dày gây tắc nghẽn phải nội soi cắt nhỏ và gắp từng phần ra khỏi dạ dày. Đặc biệt, việc thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu còn ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định đường máu. Liệt dạ dày làm cho các chất khó hấp thu vào cơ thể hơn. Chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh do thuốc uống vào không được hấp thu và cũng là một trong những nguyên nhân gây đường máu dao động nhiều hơn.Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao như rau cải, giá đỗ...

Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao như rau cải, giá đỗ…

Táo bón – chứng bệnh thường gặp do ĐTĐ

Thống kê cho thấy, có tới 60% người bệnh ĐTĐ bị mắc chứng táo bón. Đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh ĐTĐ. Khi đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ làm chậm trống rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột giảm và dẫn đến tình trạng táo bón ở người bệnh.

Táo bón kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ không ngon, luôn có cảm giác đầy tức bụng, suy nhược cơ thể…  do khí và phân tích đọng tại ruột không bài tiết ra ngoài được. Mặt khác, các chất độc trong phân như phenol, idol, ammonia… được tạo ra trong trong quá trình tiêu hóa thức ăn bởi các vi khuẩn yếm khí, khi tích tụ lâu trong ruột sẽ được hấp thu vào máu và phân bố đến các cơ quan, nội tạng trong cơ thể gây ngộ độc mạn tính. Người bệnh luôn cảm thấy bực bội, khó chịu, hay cáu gắt, mất tập trung và có thể suy giảm sức khỏe do nhiễm độc như da tái xanh, môi nhợt nhạt, móng tay lợt. Bên cạnh đó, nó còn làm ruột già bị suy yếu, giãn ra, có nguy cơ thủng, rách ruột, gây chảy máu và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Đặc biệt đối với người bệnh ĐTĐ, táo bón khiến người bệnh không muốn ăn, giảm hấp thu nên có thể gây tình trạng hạ đường huyết, đồng thời cũng có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Đi ngoài nhiều lần

Người bệnh dễ bị những đợt đi ngoài phân lỏng nát, có thể tới 20-30 lần/ngày, đi nhiều vào ban đêm hơn là ban ngày. Những đợt đi ngoài phân lỏng này có thể xen kẽ với khoảng thời gian đi ngoài bình thường, thậm chí táo bón. Thông thường, nếu chỉ đơn thuần đi ngoài nhiều lần, cân nặng thường không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu có giảm sút cân, cần xem lượng đường máu có tăng cao quá hoặc chán ăn do kèm liệt dạ dày kết hợp. Nếu không tìm thấy lý do giải thích hợp lý, cần khám thêm các nguyên nhân khác gây đi ngoài nhiều lần và gầy, sút cân có thể gặp như bệnh viêm ruột kết, xơ sỏi tụy, viêm ruột nhiễm khuẩn… Cũng nên lưu ý khả năng việc dùng thuốc metformin chữa ĐTĐ và thuốc ức chế men alpha glucosidase có thể gây ra những rối loạn ở ruột.

Đại tiện không tự chủ

Đây là tình trạng đáng ngại do biến chứng của metformin gây cho hệ tiêu hóa. Bình thường khi khối lượng phân đủ nhiều trong trực tràng sẽ tạo tín hiệu báo lên thần kinh trung ương cho ta biết cần phải đi đại tiện. Nếu như điều kiện hoàn cảnh cho phép, cơ thắt trực tràng sẽ giãn ra và cùng với phản xạ co một loạt các cơ khác để tống phân ra ngoài. Với người metformin có biến chứng thần kinh tự động, phần lớn bệnh nhân đều cảm giác thấy có phân trong trực tràng nhưng không thể kìm hãm sự tống phân một cách chủ động. Có lúc bệnh nhân không tự chủ được, có thể són phân ra quần. Vì vậy, người bệnh thường mặc cảm với bệnh tật bởi những phiền toái của biến chứng này.

Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục

Để hạn chế các tác động của bệnh ĐTĐ lên hệ tiêu hóa, người bệnh cần thực hiện các giải pháp sau:

Tuân thủ điều trị: Người bệnh cần tuân thủ thời gian và liều thuốc sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết. Cần duy trì chỉ số HbA1c dưới 6.4 (chỉ số phản ánh độ ổn định đường huyết trong 3 tháng) sẽ giúp phòng ngừa nhiều biến chứng. Giảm 1% chỉ số HbA1c sẽ giảm 21% nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa. Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong thực phẩm (các loại hạt đậu, các loại củ, bầu, rau cải thảo, giá đỗ, khoai lang, chuối, đu đủ,…) giúp giữ nước, làm mềm phân, kích thích vận động đường ruột. Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, da gia cầm, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật… sẽ khiến việc tiêu hóa diễn ra lâu hơn, đồng thời gây tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm chít hẹp lòng mạch, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác.

Người bệnh nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có gas, chứa nhiều đường, chất kích thích như nước ngọt có gas, cafein, trà đặc…

Việc tăng cường tập luyện thể thao phù hợp cũng là cách giúp kiểm soát đường huyết và các biến chứng. Khi gặp phải các triệu chứng tiêu hóa trên, người bệnh ĐTĐ không nên bi quan chán nản, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đi khám bệnh ngay để có các biện pháp chữa trị kịp thời.

BS. Trung Đức

]]>
Thủng đường tiêu hóa – Một cấp cứu không trì hoãn http://tapchisuckhoedoisong.com/thung-duong-tieu-hoa-mot-cap-cuu-khong-tri-hoan-13805/ Sun, 05 Aug 2018 05:41:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thung-duong-tieu-hoa-mot-cap-cuu-khong-tri-hoan-13805/ [...]]]>

Các vị trí tiêu hóa dễ bị tác động và nguyên nhân gây thủng đường tiêu hóa

Thực quản

Thủng thực quản là tập hợp các tổn thương tất cả các lớp của thành thực quản làm thông lòng thực quản với bên ngoài do các nguyên nhân khác nhau như vết thương, chấn thương và thủng thực quản tự phát. Thủng thực quản là một tổn thương ít gặp trong ngoại khoa nhưng lại là tổn thương thủng có tiên lượng nặng nhất trong các loại tổn thương thủng của ống tiêu hoá vì chẩn đoán thường muộn, điều trị còn khó khăn và tỷ lệ tử vong rất cao (20-30%) mặc dù hồi sức và điều trị phẫu thuật đã có rất nhiều tiến bộ.

Có nhiều nguyên nhân gây thủng thực quản với các cơ chế gây thủng khác nhau như do vết thương, chấn thương từ ngoài vào (vết thương, tai biến phẫu thuật) hoặc từ trong ra (nội soi, dị vật), hoặc vỡ thực quản tự phát do tăng áp lực đột ngột trong lòng làm xé rách thực quản hoặc là do các bệnh lý thực quản (ung thư thực quản).

Thủng thực quản có thể dẫn tới việc bị nhiễm khuẩn màng phổi hoặc làm rò ống phế quản và khí quản.

Dạ dày – tá tràng

Hiện tượng thủng ở đoạn dạ dày – tá tràng thường xảy ra khi có vết loét đang phát triển, làm cho người bệnh rất đau bụng như bị “dao đâm”, buồn nôn hoặc nôn ói, sốt ngày càng cao dẫn tới sự viêm phúc mạc. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây nên (ví dụ vi khuẩn thương hàn) cũng làm thủng dạ dày, khoảng 5% bệnh nhân mắc phải. Bệnh có thể phát triển khi bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục. Thủng tá tràng có thể xảy ra ngay ở tụy hoặc ở ruột làm cho bệnh nhân bị tiêu chảy, cần phải mổ cấp cứu ngay vì dịch vị là chất kích thích mạnh đối với màng bụng. Hội chứng viêm ruột ảnh hưởng đến các nội tạng, mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể gây thủng dạ dày.

Thủng ở dạ dày – ruột sẽ làm tràn chất lỏng chứa nhiều chất độc hại và vi khuẩn ra phúc mạc (màng bụng), làm viêm, loét hoặc thủng phúc mạc.

Đường ruột

Các hiện tượng thủng ruột non thường xảy ra trong các trường hợp: ruột non có khối u hoặc bị xoắn dẫn tới căng ruột và các mạch máu bị chèn ép, hiện tượng bị thiếu máu cục bộ, bị xơ vữa động mạch ở người già. Các chấn thương liên quan ngực hoặc bụng dưới (ví dụ như vết thương do dao). Trong trường hợp chấn thương sâu, ruột non thường bị dễ chấn thương nhất vì nó là nội tạng cuộn theo thành bụng và chiếm hầu hết diện tích khoang bụng. Ngoài ra, ruột non còn gắn với mạc treo và rất di động. Khi bị thủng, những chất lỏng trong ruột bị rò rỉ ra ngoài đều là nguyên nhân gây ra các chứng viêm, nhiễm màng bụng. Thủng ruột già (đại tràng) có thể do ruột đã có chỗ bị viêm, loét, bị tắc vì xoắn hoặc ung thư.

Thủng đường tiêu hóa rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngoại khoa kịp thời.

Thủng đường tiêu hóa rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngoại khoa kịp thời.

Sự hiện diện của các bệnh cơ hội – bao gồm bệnh loét đường tiêu hóa, chứng viêm ruột thừa cấp tính, viêm túi thừa cấp tính và viêm túi thừa Merkel. Thực ra chứng viêm ruột thừa cấp tính vẫn còn là một trong những nguyên nhân thông thường của thủng ruột ở bệnh nhân cao tuổi.

Tổn thương đường ruột liên quan đến nội soi – chấn thương có thể xảy ra với nội soi chụp mật tuỵ ngược dòng và nội soi đại tràng, đặt stent đường mật qua nội soi sai vị trí và sự dò mật của các stent đường mật vào ruột cũng có thể gây thủng ruột.

Ở bệnh nhân bị viêm ruột mạn tính, thủng ruột có thể xảy ra cùng với loét đại tràng cấp tính hoặc với bệnh nhân bị Crohn.

Thủng do thiếu máu đại tràng thứ cấp, như trong viêm đại tràng thiếu máu cục bộ.

Thủng ruột trong ổ bụng do khối u ác tính, ung thư hạch,  ung thư biểu mô thận di căn. Trong một số trường hợp là khối u lành tính (những người có tiền sử mô xơ niêm mạc ruột) nhưng vẫn gây thủng.

Xạ trị ung thư cổ tử cung và khối u ác tính trong ổ bụng, có thể ảnh hưởng gây tắc ruột và thủng ruột.

Sau khi cấy ghép thận, thủng đường tiêu hóa có thể xảy ra như là biến chứng. Trong những trường hợp này, thủng thường liên quan đến việc sử dụng liều cao thuốc ức chế miễn dịch, điều trị sử dụng  trong giai đoạn hậu phẫu sớm và lặp đi lặp lại.

Nuốt phải các hóa chất do vô tình hay cố ý có thể dẫn đến thủng ruột cấp tính và viêm phúc mạc. Vết thủng có thể xảy ra chậm 4 ngày sau khi tiếp xúc với acid.

Các xúc tác bên ngoài (như tăm xỉa răng) có thể gây thủng thực quản, dạ dày, ruột non, nhiễm trùng ổ bụng, viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết.

Tùy trường hợp, những hiện tượng thủng ruột có thể gây áp-xe, viêm màng bụng, rò ruột, rò bàng quang hoặc rò trực tràng.

Những hiện tượng thủng của một bộ phận nào đó trong bụng có thể có nguyên nhân từ chứng thiếu máu cục bộ tới sự nghẽn mạch ở ruột, thường dẫn tới sự viêm nhiễm màng bụng, chứng hoại tử ruột, dù có sự can thiệp của các bác sĩ phẫu thuật thì tiên lượng bệnh cũng ít khả quan.

Chữa trị thủng tiêu hóa

Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để đóng lỗ và điều trị tình trạng này. Các mục tiêu của phẫu thuật là: Để sửa chữa nguyên nhân gây ra viêm phúc mạc; Để loại bỏ bất kỳ hiện vật trong ổ bụng có thể gây ra phiền toái, chẳng hạn như phân, mật, thực phẩm…

Trong trường hợp hiếm, nếu lỗ thủng đã đóng, người bệnh có thể không phải phẫu thuật và chỉ cần điều trị nội khoa. Trường hợp xấu, đôi khi, một phần của ruột sẽ bị cắt bỏ. Nếu điều này được thực hiện, một hậu môn tạm thời được thực hiện để cho phép phân ra ngoài hoặc đổ vào một chiếc túi được gắn vào thành bụng.

Để điều trị kịp thời thủng tiêu hóa, khi thấy đau bụng dữ dội kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt, lờ đờ, nôn, tiêu chảy lẫn máu… thì người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.

BS. HỮU HẠNH

]]>
Có phải bệnh lị amíp? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-phai-benh-li-amip-13156/ Sun, 29 Jul 2018 15:00:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-phai-benh-li-amip-13156/ [...]]]>

Đỗ Hải Hà (haiha [email protected])

Bệnh amíp là một bệnh đa dạng. Phần lớn người nhiễm amíp có ít hoặc không có triệu chứng. Khi có triệu chứng, bệnh biểu  hiện ở nhiều thể: Thể cấp tính: đau bụng, mót rặn, tiêu phân nhầy máu. Đau bụng thường ở manh tràng (hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng (dễ lầm với loét dạ dày) và nhất là hố chậu trái do tổn thương đại tràng sigma; Mót rặn: đau rát hậu môn muốn đại tiện; Tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày, người mệt nhọc. Thể nặng: Toàn trạng suy nhược, mất nước, rối loạn điện giải, có thể truỵ tim mạch, bụng trướng, mót rặn, đi ngoài phân nhầy máu 15 lần/ngày. Thể bán cấp: Ít khi mót rặn, đau bụng ít, tiêu chảy phân lỏng, ít nhầy, đôi khi có táo bón, có thể diễn biến thành thể cấp. Thể  mạn tính: sau một giai đoạn cấp tính hay bán cấp, bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Triệu chứng lâm sàng như viêm đại tràng mạn: Đau bụng liên tục hay từng cơn, có thể không khu trú hay tập trung ở khung đại tràng, manh tràng. Rối loạn tiêu hóa thường là tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như sữa, chất bột. Bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân…Ngoài các biểu hiện tại ruột, amíp còn có thể xâm nhập gan qua tĩnh mạch cửa gây áp-xe gan. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể lan đến phổi, màng ngoài tim. Do vậy, khi mắc bệnh cần được điều trị tích cực để tránh lây lan bệnh cho người thân và cộng đồng. Trường hợp của bác cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc theo đơn bác sĩ đã kê.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Dị tật đường tiêu hóa ở trẻ cần được xử trí sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/di-tat-duong-tieu-hoa-o-tre-can-duoc-xu-tri-som-10941/ Wed, 25 Jul 2018 08:26:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-tat-duong-tieu-hoa-o-tre-can-duoc-xu-tri-som-10941/ [...]]]>

Ngày nay, với kỹ thuật siêu âm và chẩn đoán trước sinh, nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện ngay trong thời kỳ bào thai, giúp cho gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn bị điều trị. Việc phát hiện sớm còn giúp bệnh nhân có kết quả điều trị tốt hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Một số dị tật đường tiêu hóa ở trẻ cần phát hiện và điều trị sớm

Thoát vị trong dây rốn và khe hở thành bụng

Thoát vị trong dây rốn là dị tật bẩm sinh của thành bụng. Tạng trong ổ bụng chui ra ngoài qua vòng rốn không khép kín và được che phủ bởi màng ối trong mờ, vô mạch. Hầu hết thoát vị trong dây rốn có túi thoát vị, với kích thước khác nhau. Màu túi lúc đầu trong, nhìn qua thành túi thấy được các tạng như gan ruột bên trong, sau một vài ngày thành túi mờ đục dần trở thành màu sữa. Cổ túi ở vị trí khuyết thành bụng, có thể rộng hoặc hẹp với kích thước khác nhau. Dây rốn thường lồng dính vào trong thành túi ở vị trí giữa hoặc ở dưới túi.

di-tat-duong-tieu-hoa-di-tat-khe-ho-thanh-bung

Dị tật khe hở thành bụng là một dị tật đường tiêu hóa ở trẻ

Biến chứng vỡ túi có thể xảy ra ở thời kỳ trước, trong và sau đẻ. Nếu túi thoát vị bị vỡ trong thời kỳ bào thai thì ruột non sẽ ra khỏi ổ bụng và ngâm trong nước ối, sau đẻ dễ nhầm lẫn với khe hở thành bụng. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm phúc mạc. Cổ túi hẹp sẽ gây nghẹt ruột, dẫn đến thủng ruột, tình trạng này xảy ra trong thời kỳ bào thai sẽ gây thủng ruột gây viêm phúc mạc phân su và có thể có teo ruột thứ phát. Các dị tật phối hợp thường khá cao, khoảng 50% như dị dạng về nhiễm sắc thể, bàng quang lộ ra ngoài, thoát vị hoặc sổ cơ hoành, dị tật về tim mạch…

Nếu trẻ bị dị tật này cần phải chăm sóc cẩn thận, tránh bị vỡ túi thoát vị. Phẫu thuật là biện pháp duy nhất xử trí dị tật và phải tiến hành mổ nhiều lần, sao cho đảm bảo đưa hết tạng vào bụng đúng vị trí.

Dị tật khe hở thành bụng: Là ở khe dọc của thành bụng, cạnh rốn mà qua đó ruột nguyên thuỷ chui ra ngoài. Khuyết hụt của thành bụng cạnh rốn thường là bên phải, dây rốn bình thường và thường cách khe hở thành bụng một cầu da. Dị tật này xảy ra vào tuần lễ thứ 9 của bào thai, do rối loạn phát triển lá thành phôi, thiếu khúc cơ nguyên thuỷ và trung mô, tiêu biểu mô. Ruột chui qua khe hở thành bụng ngâm trong nước ối. Do viêm phúc mạc nên thành ruột dày và phù nề, ruột dính vào nhau và rất ngắn, thường có rối loạn quay của ruột. Gan không bị lộ ra ngoài nhưng có thể thấy buồng trứng và tinh hoàn lạc chỗ. Các dị tật và tổn thương phối hợp có thể gặp là teo ruột, hoại tử hồi tràng, thủng tá tràng, viêm ruột hoại tử…

Ngay sau khi sinh trẻ phải được điều trị ngay như thoát vị dây rốn nhưng cần chú ý tình trạng thân nhiệt, bảo vệ ruột lộ ra ngoài và chuyển ngay tới trung tâm phẫu thuật nhi. Sau khi phẫu thuật, trẻ được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, sau đó kết hợp dần với nuôi dưỡng bằng ống thông qua dạ dày – ruột.

Dị tật hậu môn – trực tràng (HMTT)

Đây là dị tật không có lỗ hậu môn, có hoặc không có đường rò từ ống hậu môn, trực tràng ra tầng sinh môn hoặc đường tiết niệu, cơ quan sinh dục. Sự rối loạn phát triển ở một giai đoạn nào đó của bào thai dẫn đến dị tật này. Có các loại dị tật HMTT sau: cao, trung gian, thấp và hiếm gặp.

Đối với dị tật không có rò từ ống HMTT thì da ở vị trí vết tích hậu môn căng phồng khi trẻ khóc, có thể thấy màu xanh phân su nếu màng bịt hậu môn mỏng, đục mờ. Hoặc da ở vị trí hậu môn phẳng hoặc lõm ngay cả khi trẻ khóc. Dùng kim châm nhẹ kích thích da hậu môn thấy có phản xạ co thắt là có cơ thắt ngoài.

Đối với dị tật có lỗ rò HMTT, phải đợi từ 18-24 giờ sau đẻ mới có thể đánh giá chính xác được bằng thăm dò hoặc xoa ép nhẹ vùng tầng sinh môn hoặc niệu đạo. Có sự khác nhau giữa nam và nữ.

Ở trẻ trai: Lỗ rò có thể ra ở tầng sinh môn hoặc đường tiết niệu thường là ở niệu đạo. Lỗ rò ở đường đan của tầng sinh môn hoặc bìu. Trẻ đái ra phân su; đối với trẻ gái cần quan sát xem có mấy lỗ ở tầng sinh môn. Nếu có một lỗ duy nhất tại vị trí giữa hai môi lớn là dị tật thể đặc biệt: còn ổ nhớp. Ở thể bệnh này, niệu đạo, âm đạo, trực tràng đổ chung vào một ống gọi là ổ nhớp. Một thể bệnh hiếm gặp hơn là âm đạo bị teo cao, chỉ có niệu đạo và trực tràng đổ chung vào một ống là hoặc trực tràng teo cao không thông với xoang niệu dục. Khám có dấu hiệu tắc ruột, có thể bí đái, tử cung căng to ứ dịch. Trường hợp có hai lỗ niệu đạo và âm đạo, không có lỗ hậu môn, nếu phân su ra qua lỗ âm đạo là rò trực tràng – âm đạo (dị tật thể cao hoặc trung gian). Có 3 lỗ: niệu đạo, âm đạo và một lỗ ở âm hộ hoặc tiền đình hoặc tầng sinh môn. Có thể xảy ra lỗ rò ở tiền đình (vị trí giao nhau của hai môi bé, ngoài màng trinh); lỗ rò âm hộ hay lỗ rò ở tầng sinh môn.

Dị tật HMTT hiện nay được xử trí khá hoàn thiện tại các trung tâm ngoại nhi, tuỳ theo mức độ dị tật và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà tiến hành mổ một lần hoặc nhiều lần. Hầu hết các trường hợp đều cho kết quả tốt.

Phòng dị tật bẩm sinh như thế nào?

Để phòng dị tật bẩm sinh, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị sức khoẻ tốt khi quyết định sinh con. Người mẹ cần tiêm các loại vaccin phòng bệnh trước khi có thai như vaccin phòng bệnh Rubella, cúm. Trong thời gian mang thai không nên tiếp xúc với hoá chất độc hại, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ăn đủ chất dinh dưỡng, có tinh thần thoải mái. Nếu trong gia đình có người bị dị tật, khi mang thai cần đi thăm khám thường xuyên hơn những người bình thường để kịp thời được tư vấn hướng dẫn biện pháp chăm sóc thai sản và sau sinh.

]]>
Dấu hiệu mắc bệnh ở hệ tiêu hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-mac-benh-o-he-tieu-hoa-10839/ Wed, 25 Jul 2018 08:15:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-mac-benh-o-he-tieu-hoa-10839/ [...]]]>

Nếu hệ tiêu hóa bị suy yếu do chế độ ăn kém, nó sẽ gây stress cho hệ miễn dịch. Cơ thể được tạo thành từ vi khuẩn. Nếu ruột chứa quá nhiều vi khuẩn xấu và không được cân bằng với vi khuẩn tốt, hệ miễn dịch liên tục bị ức chế và cuối cùng là trở nên yếu hơn. Vì vậy, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, hãy chú ý đến việc cải thiện sức khỏe đường ruột trước tiên.

Bạn đã từng nghe nói đến các mụn trên mặt có liên quan tới hệ tiêu hóa. Da cũng là một cơ quan. Nó là sự biểu hiện bên ngoài của phổi, và nếu bên trong có vấn đề, bạn có thể nhận thấy bất thường trên da mặt. Cơ thể sẽ sinh bệnh và các mụn trên mặt, đặc biệt ở vùng má là một chỉ báo lớn cho thấy đường ruột của bạn cần hỗ trợ.

3. Dễ lo lắng hoặc nổi cáu

Bộ não có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tiêu hóa của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, chán nản, hay cáu kỉnh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan này đang bị ốm. Có hàng triệu tế bào thần kinh trong thành ruột tạo nên hệ thống thần kinh ruột (ENS). Vi khuẩn tốt trong ruột sẽ tác động tích cực đến tâm trí.

Nhiễm trùng thường xuyên cũng là dấu hiệu sức khỏe hệ tiêu hóa bị giảm sút. Khi hệ miễn dịch bị tác động và “bận” chống lại vi khuẩn xấu, chúng ta dễ bị các nhiễm trùng.

 

5. Khó tập trung

Khi bị các rối loạn tiêu hóa, bạn cũng dễ nổi cáu vì thường xuyên cảm thấy khó chịu. Hãy lắng nghe cơ thể để nhận biết những dấu hiệu rối loạn.

Khi nấm men, nhiễm trùng hoặc vi khuẩn xấu xuất hiện nhiều trong hệ tiêu hóa, bạn có thể bị hơi thở hôi và kèm theo vị chua trong miêng. Hơi thở hôi là một dấu hiệu dễ nhận biết cho thấy hệ tiêu hóa có vấn đề.

7. Táo bón

Khi đường ruột khỏe mạnh, bạn sẽ đi ngoài thường xuyên không đau. Táo bón là dấu hiệu đường tiêu hóa có vấn đề. Nếu chất thải không được loại bỏ ra khỏi cơ thể, nó có thể bị tồn đọng và giải phóng độc tố có hại trong. Bạn cần xem lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để khắc phục tình trạng này.

8. Ngủ kém

Giấc ngủ cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe đường ruột. Nếu thức dậy trong đêm, đặc biệt là vào những thời điểm giống nhau, đây có thể là dấu hiệu không tốt và bạn cần kiểm tra.

BS Nhật Nguyệt

(Theo LH)

]]>
Đi tìm bí mật của những bà mẹ có con ít ốm http://tapchisuckhoedoisong.com/di-tim-bi-mat-cua-nhung-ba-me-co-con-it-om-10650/ Wed, 25 Jul 2018 07:55:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-tim-bi-mat-cua-nhung-ba-me-co-con-it-om-10650/ [...]]]>

Bổ sung probiotic (lợi khuẩn) và prebiotic (chất xơ hoà tan cho lợi khuẩn)  cho hệ tiêu hóa của bé là xu hướng rất được ưa chuộng hiện nay, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vững vàng. Cùng tìm hiểu hai chất này là gì mà có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của bé đến như vậy và bổ sung các chất này qua đường nào mẹ nhé!

Ảnh minh họa

Probiotic là gì?

Lợi khuẩn Probiotic thuộc nhóm các vi khuẩn sống, là các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tạo nên hệ đường ruột khỏe mạnh.

Gợi ý các thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua, đậu tương lên men, pho mát mềm…

Prebiotic là gì?

Prebiotic là một dạng chất xơ hòa tan có khả năng kích thích sự phát triển và hoạt động của một số loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột (Probiotic). Vì Prebiotic là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn Probiotic nên người ta gọi Prebiotic và Probiotic là đôi bạn thân không thể tách rời.

Gợi ý các thực phẩm giàu prebiotic: Rau là nguồn chứa prebiotic phong phú và cực kì phổ biến. Những loại rau có prebiotic phong phú nhất là atisô, tỏi, tỏi tây, hành tây và rau diếp.  Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, các loại ngũ cốc bao gồm lúa mạch, hạt lanh, yến mạch và lúa mì cũng rất giàu prebiotic.

Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng giàu prebiotic và probiotic

Nhờ cấu trúc và các thành phần độc đáo mà sữa mẹ luôn luôn được coi là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao các em bé bú sữa mẹ được hưởng sự bảo vệ về sức khỏe đặc biệt ngay từ những giây phút đầu đời.

Trong những thành phần độc đáo được tìm thấy ở sữa mẹ mang lại lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, có sự xuất hiện của “đôi bạn thân” đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa: probiotic và prebiotic.

Chất xơ prebiotic trong sữa mẹ giúp duy trì một hệ đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, đảm bảo cho những em bé bú sữa mẹ tiêu hóa tốt, đi vệ sinh đều đặn và không gặp khó khăn.

Probiotic trong sữa mẹ tạo ra một môi trường axit lactic tự nhiên, tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ đường ruột non yếu và nhạy cảm của bé. Probiotic hoạt động như lá chắn hiệu quả, bảo vệ bé trước các nguy cơ dị ứng và bệnh tật.

Với công thức lấy cảm hứng từ tự nhiên, bổ sung Probiotic và Prebiotic – 2 thành phần vô cùng quan trọng được tìm thấy trong sữa mẹ và phân lập gốc từ sữa mẹ cùng nguồn nguyên liệu hoàn toàn hữu cơ  organic, không biến đổi gen và được kiểm nghiệm gắt gao, HiPP cung cấp cho bé yêu những lon sữa Combiotic an toàn, tinh khiết và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh, năng động ngay từ những năm tháng đầu đời.

Khuyến mại đặc biệt – Quà tặng hấp dẫn khi mua sữa HiPP Combiotic®

Trong tháng 3,4 & 5/2018 , sữa công thức HiPP Combiotic® hân hạnh gửi tới các khách hàng chương trình khuyến mại đặc biệt với những món quà hấp dẫn dành tặng bé yêu, không chỉ giúp bé khỏe mạnh, lớn khôn mà còn năng động và tự tin để khám phá thế giới.

Chi tiết chương trình vui lòng xem tại đây

Các mẹ nhanh mua hàng và nhận quà cho bé yêu nhé!

]]>
Rối loạn tiêu hóa có gây suy dinh dưỡng? http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tieu-hoa-co-gay-suy-dinh-duong-10459/ Wed, 25 Jul 2018 07:05:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-tieu-hoa-co-gay-suy-dinh-duong-10459/ [...]]]>

Con trai tôi 2 tuổi, cân nặng 10kg, cao 80cm nhưng cháu rất lười ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa, táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi ngoài lúc lỏng lúc đặc, phân sống lổn nhổn. Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để cháu hết rối loạn tiêu hóa và không bị suy dinh dưỡng?

Nguyễn Thị Hạnh (Bắc Ninh)

Rối loạn tiêu hóa

Theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới thì con bạn đang bị suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Nguyên nhân do bé biếng ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cho các tuyến tiêu hóa giảm bài tiết các men tiêu hóa và gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột nên ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm thèm ăn. Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và giúp cho bé bắt kịp đà tăng trưởng thì trước tiên bạn cần điều chỉnh chế độ ăn. Cho bé ăn nhiều bữa hơn bình thường, số lượng ít rồi tăng dần lên. Bạn có thể cho bé ăn 5-6 bữa/ngày gồm 3 bữa cháo hoặc thay 1 bữa cháo bằng 1 bữa súp, mỗi bữa khoảng từ 200ml rồi tăng dần lên 200-300ml và 2 bữa sữa bò có ít lactose hoặc sữa đậu nành – ăn thêm sữa chua và quả chín. Bổ sung vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, kẽm, canxi… để tăng cường miễn dịch và tăng trưởng chiều cao. Cho bé uống thêm men vi sinh để tái tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng. Tùy theo tình trạng thiếu men tiêu hóa chất dinh dưỡng nào (qua xét nghiệm cặn dư phân, PH phân) để sử dụng cho phù hợp. Bạn nên lưu ý chỉ nên cho bé uống men tiêu hóa từng đợt 1-2 tuần, nếu dùng kéo dài sẽ ức chế các tuyến tiêu hóa bài tiết và làm cho cơ thể luôn phụ thuộc vào men tiêu hóa.

PGS.BS. Đào Ngọc Diễn

]]>
Một số bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-ly-duong-tieu-hoa-thuong-gap-10403/ Wed, 25 Jul 2018 06:57:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-ly-duong-tieu-hoa-thuong-gap-10403/ [...]]]>

Chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm

Bình thường, hệ tiêu hóa được chia thành từng phần bao gồm ống tiêu hóa và những cấu trúc phối hợp với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp gồm răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật. Biến đổi chủ yếu ở hệ tiêu hóa của người cao tuổi là giảm khối lượng dạ dày, chứa được ít thức ăn, ruột có hiện tượng teo nhỏ. Cơ thành bụng và các dây chằng giữa các phủ tạng bị suy yếu, vì vậy bụng thường sệ xuống, các nội tạng thường bị sa. Số lượng cũng như hoạt lực của các men tiêu hóa giảm, ở tuổi 60, vị toan tiết ra chỉ bằng 40-50% ở người trẻ tuổi. Nhu động dạ dày và ruột giảm, khả năng hấp thu thức ăn và tiêu hóa các chất cũng bị giảm nhiều. Những biến đổi này có thế là nhân tố dễ dẫn đến viêm dạ dày, ở người già thường gặp hiện tượng dạ dày kết nở to, táo bón… ThS. Hà Quốc Hùng, Trưởng khoa Nội – Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, chức năng hệ tiêu hóa có những trị số thay đổi qua xét nghiệm như Albumin toàn phần phản ánh chức năng gan và tình trạng dinh dưỡng giảm, enzyme ALT tăng theo tuổi, canxi máu giảm, đường máu và kali tăng. Giảm nhu động của đại tràng cản trở thức ăn di chuyển trong phần còn lại của ống tiêu hóa và đi ra ngoài cơ thể. Tăng thời gian lưu thông của khối thức ăn trong ruột làm tái hấp thu nước nhiều hơn dẫn tới tỉ lệ táo bón gia tăng ở người cao tuổi.

benh triTrĩ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Nghẹn: Hiện tượng nuốt khó và nghẹn thường gặp ở người cao tuổi vì khi cơ thể bị lão hóa, các ống tiêu hóa cũng bị thu hẹp dần, thành biểu mô của niêm mạc miệng sẽ mỏng hơn gây khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Nếu ăn vội vàng, không tập trung, người cao tuổi (NCT) dễ bị nghẹn với biểu hiện thường gặp là nuốt khó, đột ngột khó thở, ho dữ dội do thức ăn bị tắc ở họng, thực quản, khí quản hay cả thực quản và khí quản. Trong trường hợp nặng, nếu không được xử trí kịp thời, nghẹn có thể gây ra tình trạng thiếu oxy trầm trọng, dẫn tới tử vong.

Ăn không ngon: Do sự suy thoái dần của hệ tiêu hóa, giảm bài tiết dịch vị, sự co bóp các cơ ruột cũng suy giảm khiến thức ăn vận chuyển từ đoạn ruột trên xuống đoạn dưới chậm nên nhiều cụ già thường không có cảm giác đói khi đến bữa ăn, dẫn đến bỏ bữa. Tuy nhiên, còn những nguyên nhân khác gây cảm giác mất ngon miệng, ví dụ suy giảm vị giác, lượng nước bọt ít, mắc bệnh mạn tính khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn, mất ngủ hoặc đang lo lắng, bực dọc khiến tâm trạng bất an.

Sa dạ dày: Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phần bụng trên. Nếu dạ dày co bóp kém có thể làm dạ dày sa xuống thấp ở các mức độ từ nhẹ tới nặng (gặp ở 1/3 số cụ già trên 70 tuổi). Có những trường hợp dạ dày sa xuống tận dưới rốn, kể cả xuống khung chậu. Trường hợp dạ dày sa rất thấp sẽ gây cảm giác “đầy bụng” sau khi ăn, thức ăn tồn lưu rất lâu trong dạ dày, gây cảm giác “ậm ạch”, “nặng bụng”. Ngoài ra, các cơ ở thành bụng bị “nhẽo”, khi đứng thẳng nhưng bụng cứ “trướng” ra phía trước mà không liên quan đến lớp mỡ dày ở thành bụng cũng gây ra sa dạ dày. Biện pháp khắc phục hiện tượng này đối với nhiều trường hợp là tập đều đặn các cơ bụng.

Viêm loét dạ dày: Đây là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày làm cho người bệnh đau đớn. Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mạn tính dễ tái phát và có tỉ lệ mắc cao nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Ở người cao tuổi, khi độ toan ở dịch vị giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) hoạt động gây viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, có những cụ có độ toan dạ dày bình thường thì lại gặp vấn đề với chứng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản gây tổn thương, viêm loét thực quản với cảm giác bỏng rát ở thực quản.

Táo bón: Là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón thường mạn tính và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chung, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Bên cạnh các thay đổi theo tuổi, hạn chế vận động cũng là một tác nhân chủ yếu gây ra táo bón. Uống đủ nước là một trong những khuyến cáo nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ táo bón ở người già. Những người cao tuổi không bị ốm nặng, lượng nước đưa vào hàng ngày nên là 0–35ml dịch/kg cân nặng. Duy trì chế độ ăn với đủ thành phần với các loại rau lá xanh và ngũ cốc. Tập thể dục đem lại hiệu quả nhanh và đáng kể với táo bón. Các thuốc làm mềm phân, thuốc thụt tháo và thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng nếu táo bón trở nên trầm trọng

Són phân: Són phân là việc rỉ phân ngoài ý muốn. Ở Hoa Kỳ, khoảng 45% người già ốm đau được chăm sóc điều dưỡng tại nhà gặp phải vấn đề này. Rỉ phân có thể xảy ra một phần do tuổi già nhưng cũng có thể do: tiền sử són tiểu, bệnh lý thần kinh, ít vận động, lú lẫn, trên 70 tuổi. Theo Trung tâm các rối loạn chức năng tiêu hóa và nhu động ruột, Đại học Bắc Carolina, Hoa Kỳ són phân có liên quan tới trĩ, tiêu chảy, táo bón, chấn thương sơ sinh, tiểu đường, viêm loét đại tràng và sa sút trí tuệ. Giống như với táo bón, chế độ ăn giàu chất xơ và đẩy đủ thành phần, đủ nước và luyện tập thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa và điều trị són phân. Với bệnh nhân không đủ minh mẫn, cần phải luyện tập thói quen đi ngoài. Với những trường hợp nặng, cơ thắt hậu môn có thể bị rách và cần phẫu thuật để điều trị.

Bệnh trĩ: Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột ở người cao tuổi yếu dần theo thời gian khiến cho tình trạng rối loạn đại tiện rất dễ phát sinh. Trong khi đó, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu… làm cho người già rất dễ mắc bệnh trĩ với những đặc điểm trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa.

Viêm đại tràng mạn tính: Đây là tình trạng gây ra do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đại tràng mạn tính ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện, có khi bị táo bón 4 – 5 ngày mới đi một lần, có khi lại đi lỏng 3 – 4 lần trong ngày. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng. Qua thời gian, người bệnh thường rất khó chịu, tinh thần bất an, ăn ngủ không ngon dẫn đến kém ngủ hoặc mất ngủ kéo dài.

Sỏi mật: Từ tuổi 40, túi mật đã bắt đầu có dấu hiệu “già”, teo đi (chứa được ít mật), các cơ ở vách túi mật kém sức co bóp (đẩy không hết mật xuống ruột), ngoài ra gan cũng kém sản xuất mật, lượng mật còn sót lại dễ tạo sỏi. Có thể nói bệnh ở túi mật và đường dẫn mật (viêm, sỏi) ở người già có tỷ lệ rất cao so với người trẻ.

Làm gì để hạn chế bệnh lý tiêu hóa?

ThS. Hà Quốc Hùng cho biết, do đặc điểm sinh lý, các bộ phận ở hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng nên trong sinh hoạt, người cao tuổi cần chú ý:

Ăn chậm, nhai kỹ: Biện pháp này không chỉ tránh cho người cao tuổi bị nghẹn, sặc thức ăn mà còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.

uong nuocCần uống nhiều nước lọc để tránh táo bón.

Uống nhiều nước: Người cao tuổi thường ngại uống nước do phải đi tiểu nhiều lần, nhất là về đêm, sẽ gây nhiều phiền phức nếu ở người có sức khỏe yếu, đi lại khó khăn và sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, để tránh táo bón, lâu dần xuất hiện trĩ, người cao tuổi cần uống đủ nước giúp cho tiêu hóa bình thường. Lượng nước uống một ngày đêm khoảng 2 lít. Bên cạnh đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang hay các loại rau khác như canh rau đay, mồng tơi…

Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, đại tiện phân không lành, người cao tuổi nên ăn các loại thức ăn dễ nhai, ăn nhiều rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày.

Vận động thường xuyên: Đối với người cao tuổi, vận động không có nghĩa là thực hiện các động tác mạnh mẽ mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng như xoa bóp vùng bụng, các cơ bắp hoặc đi bộ (có thể đi trong nhà, trong sân). Thời gian vận động không nên quá dài, chỉ khoảng 60 phút/ngày chia thành 2-3 lần tập là vừa. Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên có các hoạt động về tinh thần như đọc báo, nghe đài, xem tivi, tham gia câu lạc bộ hoặc sinh hoạt theo nhóm để có tinh thần lạc quan, vui vẻ hơn với tuổi già.

Bảo Châu

]]>