tiểu đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 26 Dec 2018 14:27:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiểu đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cach-phong-ngua-benh-tieu-duong-17532/ Wed, 26 Dec 2018 14:27:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cach-phong-ngua-benh-tieu-duong-17532/ [...]]]>

Theo dõi cân nặng

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.

Uống đủ nước

Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.

Ăn nhiều rau xanh

Khi bắt đầu bữa ăn nên ưu tiên các loại rau xanh trước, sau đó mới ăn các loại thực phẩm khác. Cách đó giúp bạn no nhanh hơn.

Không xem tivi khi ăn

Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.

Bổ sung quế vào thực đơn

Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Kiểm soát stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.

Ngủ đ

Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn

BS.Tuyết Mai

(Theo Univadis/ Boldsky)

]]>
Cách tính lượng thức ăn hàng ngày cho người bị tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tinh-luong-thuc-an-hang-ngay-cho-nguoi-bi-tieu-duong-16286/ Sun, 07 Oct 2018 06:06:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tinh-luong-thuc-an-hang-ngay-cho-nguoi-bi-tieu-duong-16286/ Các dấu hiệu trên cơ thể tố bạn bị tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-tren-co-the-to-ban-bi-tieu-duong-13768/ Sun, 05 Aug 2018 05:35:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-tren-co-the-to-ban-bi-tieu-duong-13768/ [...]]]>

Nhiều người mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường rất ngạc nhiên vì họ không có triệu chứng rõ rệt. Nhưng khi đã có chẩn đoán bệnh, bạn cần kiểm tra thường xuyên các triệu chứng và mức độ của bệnh vì nó có thể đi kèm nhiều biến chứng và thậm chí dẫn tới tử vong. Ngay khi có những dấu hiệu ở những cơ quan dưới đây hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

1. Mắt

Khi đường huyết tăng, các mạch máu trong mắt yếu đi và có sự tích tụ cholesterol trong võng mạc. Dần dần, nó làm mờ thị lực và hậu quả là dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn bị đau hoặc có cảm giác bỏng rát mắt. Ngoài ra, hãy kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo mắt luôn khỏe.

2. Da

Nếu bạn đang bị tiểu đường, da có thể trở nên khô và ngứa. Điều này là do lượng đường huyết cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, do vậy, tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm vi khuẩn. Bạn có thể cũng bị viêm âm đạo và bệnh herpes nếu nhiễm trùng lan tới bộ phận sinh dục. Đường huyết cao có thể cũng ảnh hưởng tới tuyến mồ hôi, điều này dẫn tới ngứa ở chân và da đầu. Ngứa da đầu cũng là một dấu hiệu của tăng đường huyết.

 

Dau-hieu-nhan-biet-benh-tieu-duong-o-cac-co-quan

 

3. Chân

Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị tình trạng gọi là bàn chân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể cảm thấy chân không bình thường và việc sản sinh dầu và bài tiết mồ hôi có thể bị suy giảm. Những yếu tố này kết hợp cùng nhau có thể gây ra áp lực bất thường lên khớp, xương và da của chân và có thể dẫn tới tổn thương chân. Khi bị tổn thương, quá trình liền sẹo sẽ rất chậm do thiếu cung cáp máu thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu. Suy giảm hệ miễn dịch rất dễ xảy ra nếu đường huyết không được kiểm soát. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới hoại tử, đe dọa tính mạng. Hãy đặc biệt chú ý tới bàn chân và đi khám bác sĩ khi thấy có bất thường ở chân.

4. Nướu răng

Bạn cũng biết tiểu đường làm giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng và cũng làm chậm quá trình liền sẹo. Nhưng tiểu đường còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, và đôi khi, sâu răng hoặc chảy máu nướu răng có thể là dấu hiệu thường xuyên của tiểu đường. Sâu răng, khô miệng và viêm nướu răng nặng là những rối loạn phổ biến nhất ở miệng. Lượng đường cao trong nước bọt tăng cường sự phát triển của nấm Candida, có thể gây ra bệnh nấm miệng. Vì vậy nếu bạn thường xuyên bị sưng nướu răng hoặc có bất cứ bệnh răng miệng nào, trước tiên hãy đi kiểm tra đường huyết.

BS Cẩm Tú

(theo THS)

]]>
Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra mắt hàng năm http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-can-kiem-tra-mat-hang-nam-13697/ Sun, 05 Aug 2018 05:28:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-can-kiem-tra-mat-hang-nam-13697/ [...]]]>

Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra mắt hàng năm

 

Theo TS Malav Joshi, một bác sĩ nhãn khoa ở Viện mắt Krieger, Baltimore, bệnh mắt tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù ở những người từ 40 tới 60 tuổi.

Những người càng bị bệnh tiểu đường lâu, nguy cơ bị các vấn đề về mắt càng cao.

Tuy nhiên, bệnh mắt do tiểu đường có thể ngăn ngừa và bạn có thể thực hiện các bước để làm chậm quá trình tiến triển thậm chí là đảo ngược tình trạng bằng cách chăm sóc bệnh, huyết áp và cholesterol.

Kiểm tra mắt mở rộng có thể giúp các bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề trước khi suy giảm thị lực xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng vì tổn thương mắt liên quan tới bệnh tiểu đường có thể không gây ra các triệu chứng ngay.

Các bệnh về mắt có liên quan tới bệnh tiểu đường gồm:

Bệnh võng mạc tiểu đường: Trong giai đoạn sớm, tình trạng này khiến cho mạch máu bị suy yếu, rò rỉ hoặc xuất huyết võng mạc, gây ra những rối loạn thị lực nghiêm trọng.

Phù hoàng điểm: Tình trạng này xảy ra khi dịch hoặc cholesterol rò ra ngoài mạch máu khiến cho một phần võng mạc cần thiết cho thị lực bị sưng.

Tăng nhãn áp (glôcôm): Tình trạng này ảnh hưởng tới dây thần kinh thị giác, có thể dẫn đến chứng mù vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Đục thủy tinh thể: Những người bị tiểu đường có nhiều nguy cơ bị đục thủy tinh thể hơn, xuất hiện khi thủy tinh thể bị mờ.

Khi khám mắt, các bác sĩ có thể nhìn vào bên trong mắt để phát hiện các dấu hiệu rắc rối như mạch máu bất thường, sưng võng mạc, tổn thương mô thần kinh đồng thời cũng giúp phát hiện đục thủy tinh thể rõ hơn.

Các bước bảo vệ thị lực nếu bị bệnh tiểu đường:

Ngừng hút thuốc

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Tập luyện thường xuyên

Dùng thuốc theo chỉ dẫn

BS Thu Vân

(theo Univadis/ Health Day)

]]>
Giúp bệnh nhân tiểu đường xem World Cup mà không thiếu ngủ http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-benh-nhan-tieu-duong-xem-world-cup-ma-khong-thieu-ngu-13504/ Sun, 05 Aug 2018 05:07:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-benh-nhan-tieu-duong-xem-world-cup-ma-khong-thieu-ngu-13504/ [...]]]>

Khi xem xong bóng đá, do tinh thần đang rất phấn khích, nên rất khó để ngủ được ngay. Rất nhiều người tiểu đường than phiền gặp những rắc rối về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hay thức giấc giữa đêm. Thực tế lâm sàng cho thấy, mức đường huyết dao động vào ban đêm sẽ khiến người bệnh đái tháo đường khó ngủ. Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, khi đường huyết hạ đột ngột, người bệnh sẽ đổ mồ hôi, run người vào ban đêm. Với bệnh nhân tiểu đường thì giấc ngủ cũng quan trọng như chế độ ăn uống. Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, người bệnh thường ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và có thể khiến đường huyết tăng vọt, bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

Giúp bệnh nhân tiểu đường xem World Cup mà không thiếu ngủKhông nên thức trắng đêm liên tiếp để xem hết các trận bóng.

 

Thiếu ngủ làm thay đổi sự cân bằng của hệ thống hormon trong cơ thể, làm tăng tình trạng đề kháng insulin, khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động. Khi đó, cơ thể có xu hướng bù đắp lại lượng calo bị thiếu hụt bằng cách ăn nhiều hơn, điều này lại làm cho lượng đường trong máu tăng cao, gây khó ngủ và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nó tạo nên một vòng luẩn quẩn mà hầu hết người bệnh tiểu đường đều mắc phải.

Vậy người bệnh tiểu đường nên làm gì để xem bóng đá mà không bị thiếu ngủ? Tốt nhất là nên chọn trận để xem, không nên thức trắng đêm xem liên tiếp các trận. Như vậy rất hại sức khỏe. Nếu đêm nay thức thì ngày hôm sau phải ngủ bù, không nên để cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Nên nằm xa các thiết bị điện tử vì ánh sáng và sóng từ thiết bị này làm khó ngủ. Không uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc vào buổi tối. Thư giãn trước khi đi ngủ. Nghe nhạc thư giãn, ngồi thiền hoặc tập hít thở trước khi ngủ có thể giúp đi vào giấc ngủ tốt hơn. Trong dịp World Cup, người bệnh tiểu đường nên uống thuốc đều đặn, không được quên uống thuốc và nên đo đường huyết thường xuyên. Nếu thấy đường huyết tăng giảm bất thường, thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Thanh Huyền

]]>
Người bệnh tiểu đường có được uống bia? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-co-duoc-uong-bia-13034/ Sun, 29 Jul 2018 14:42:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-co-duoc-uong-bia-13034/ [...]]]>

Nguyễn Quang  Hải (Ninh Bình)

Nói chung rượu bia đều xếp vào đồ uống có cồn và nếu lạm dụng đều có hại cho sức khỏe. Đối với người bệnh đái tháo đường lại càng phải tránh xa thứ đồ uống này. Tất nhiên, trong hoạt động xã giao, rất nhiều người bệnh than phiền là khó mà tránh được bia rượu, nhất là nam giới, nhưng nghĩ rằng chỉ rượu có hại còn bia không sao là một sự hiểu nhầm tai hại vì uống nhiều bia cũng hại như uống rượu vậy. Nếu bạn không thể tránh được uống bia rượu thì nên tuân thủ vài nguyên tắc sau đây. Thứ nhất, luôn đo đường huyết trước khi đi nhậu: Do rượu làm giảm khả năng ly giải glucose ở gan. Để tránh hạ đường huyết khi uống rượu không may quá chén, hãy đo đường huyết trước khi uống rượu để bảo đảm đường huyết của mình không quá thấp. Thứ hai, không bao giờ uống rượu khi bụng đói: Khi trong máu có rượu, thức ăn sẽ hấp thu chậm hơn, cộng thêm việc rượu làm giảm khả năng tổng hợp và ly giải glycogen của gan sẽ gây hạ đường huyết nguy hiểm. Do đó nên ăn một bữa ăn nhẹ có chứa tinh bột trước khi uống rượu bia. Thứ ba, rượu có thể tương tác với một số thuốc trị đái tháo đường: Một số loại thuốc viên điều trị đái tháo đường týp 2 có tác dụng kích thích tế bào tụy tiết insulin như nhóm sulphonylureas và megglitinides khi dùng chung với rượu có thể gây hạ đường huyết quá mức, nếu không phát hiện để cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Điều nguy hiểm là hai tình trạng say rượu và hạ đường máu có nhiều biểu hiện giống nhau (mệt mỏi, đau đầu, run tay), nên có thể không phân biệt được để có cách xử trí kịp thời. Do đó, nguyên tắc thứ tư là uống chậm và hạn chế tối đa lượng rượu bia.

BS. Hoàng Bách

]]>
Triệu chứng nhận biết tiền tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-nhan-biet-tien-tieu-duong-10704/ Wed, 25 Jul 2018 08:01:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trieu-chung-nhan-biet-tien-tieu-duong-10704/ [...]]]>

Các triệu chứng của tiền tiểu đường thường rất khó nhận biết. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng tiền tiểu đường:

Tăng cảm giác khát

Khi có cảm giác khát nhiều hơn bình thường, bạn cần cảnh giác vì đó là một trong những triệu chứng của tiền tiểu đường.

Tiểu tiện thường xuyên

Thường xuyên đi tiểu có thể là do nhiều vấn đề sức khỏe gồm vấn đề về thận. Nhưng nếu bạn thường xuyên đi tiểu và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường đó có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường týp 2.

Nhìn mờ

Thị lực giảm độ sắc nét có thể là dấu hiệu của tiền tiểu đường.

 

tiểu đường

 

Viêm lợi

Viêm lợi là một nhiễm trùng thường xuyên diễn ra trong giai đoạn tiền tiểu đường. Hệ thống miễn dịch bị tổn thương khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn. Tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Mảng da tối màu

Những người bị tiền tiểu đường có nguy cơ bị các rối loạn da. Cơ thể bắt đầu xuất hiện những mảng da tối màu trên một số khu vực của cơ thể như cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối.

Giảm cân

Vì lượng glucose sẵn có trong máu không thể được sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng, chất béo được tích trữ sẽ được cơ thể sử dụng. Điều này sẽ gây giảm cân đột ngột và dễ nhận thấy. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tiền tiểu đường.

Vết cắt khó lành

Vì lượng máu lưu thông tới các chi ít hơn và hệ miễn dịch bị tổn thương trong giai đoạn tiền tiểu đường nên tình trạng chậm liền vết thương sẽ diễn ra.

Mệt mỏi

Trong giai đoạn tiền tiểu đường, sẽ có sự lưu thông glucose trong cơ thể. Nhưng do sức đề kháng insulin, cơ thể sẽ không thể chuyển đổi glucose thành năng lượng. Điều này sẽ gây mệt mỏi, đây là một trong những triệu chứng chính của tiền tiểu đường.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>
Mẹo giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-nguoi-benh-tieu-duong-giam-nguy-co-bi-benh-than-10669/ Wed, 25 Jul 2018 07:57:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-nguoi-benh-tieu-duong-giam-nguy-co-bi-benh-than-10669/ [...]]]>

giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận

 

Công việc chính của thận là lọc chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Thận cũng giúp kiểm soát đường huyết và tạo ra các hormon cơ thể cần để duy trì sức khỏe.

Bệnh tiểu đường kéo dài làm tăng nguy cơ thận bị tổn thương. Khi mạch máu trong thận bị tổn thương, thận không thể làm sạch máu một cách thích hợp. Khi thận bị tổn thương, thận không thể lọc máu thích hợp, điều này có thể khiến cho nhiều chất thải hình thành trong cơ thể. Cơ thể sẽ giữ nhiều nước và muối hơn cần thiết, điều này có thể gây tăng cân và sưng mắt cá. Bạn có thể có protein trong nước tiểu. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận.

Nhiều người bị bệnh thận do tiểu đường không có bất cứ triệu chứng nào. Những người bị bị bệnh tiểu đường nên được kiểm tra thận thường xuyên ít nhất mỗi năm một lần.

Dưới đây là những mẹo giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận:

Kiểm soát bệnh tiểu đường: giữ mức đường huyết và Hba1c (đường trung bình 3 tháng) được kiểm soát giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh.

Kiểm soát huyết áp: Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát huyết áp trong mỗi lần khám. Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn có thể cần uống thuốc.

Tránh uống rượu/ hút thuốc lá

Không dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các chất ức chế COX 2: nếu bạn bị bệnh thận hoặc suy thận, cần thông báo cho các bác sĩ về hàm lượng creatinin của mình để các bác sĩ kê thuốc.

Không bôi gel hoặc xịt sữa dưỡng chứa NSAID vì chúng được hấp thu qua da.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

Tránh mất nước: hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi bạn bị mất nước.

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn của bạn

Hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn lành mạnh và cân bằng

Kiểm tra thường xuyên (hàm lượng creatin mỗi 6 tháng và tình trạng thận với điện giải một lần mỗi năm.

Kiểm tra mắt: Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính nên kiểm tra võng mạc hàng năm.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>
Tất phát hiện vết loét chân ở người tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/tat-phat-hien-vet-loet-chan-o-nguoi-tieu-duong-10615/ Wed, 25 Jul 2018 07:24:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tat-phat-hien-vet-loet-chan-o-nguoi-tieu-duong-10615/ [...]]]>

Được phát triển bởi công ty có tên Neurofabric  ở Mỹ,  đôi tất này được trang bị các cảm biến nhằm liên tục theo dõi nhiệt  độ của mỗi chân tại 6 vị trí chính. Nếu nhiệt độ tăng đột ngột ở bất cứ vị trí nào trong 6 vị trí này, nguy cơ viêm loét xảy ra rất cao ở những người bị bệnh tiểu đường. Đôi tất này được trang bị 1 mô-đun Bluetooth, mô-đun sẽ gửi dữ liệu và thông báo đến ứng dụng IOS/Android trên điện thoại di động của người dùng và báo cho họ biết tình trạng của bàn chân khi xuất hiện bất cứ bất thường của các vết loét. Trong trường hợp người bệnh không sử dụng điện thoại di động, mô-đun cài trên sẽ chuyển dữ liệu đến email của bác sĩ phụ trách. Đôi tất này được bày bán trên thị trường với giá 19.95USD và có thể giặt sạch bằng máy giặt thông thường. Theo đó, 2 nhóm nghiên cứu Fraunhofer

của  Đại học Jerusalem và Fraun-hofer của  Đức cũng hợp tác cùng phát triển một loại tất với mô-đun Bluetooth giúp cảnh báo khi xuất hiện các vết loét ở chân nhưng bằng cách đo áp suất ở chân, không phải đo bằng nhiệt độ.

TUẤN MINH

((Theo NA))

]]>
5 nguy hại của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên http://tapchisuckhoedoisong.com/5-nguy-hai-cua-benh-tieu-duong-o-thanh-thieu-nien-10353/ Wed, 25 Jul 2018 06:51:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-nguy-hai-cua-benh-tieu-duong-o-thanh-thieu-nien-10353/ [...]]]>

Béo phì

Tiểu đường không dẫn tới béo phì. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường và bạn đang bị béo phì thì tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Khi bị tiểu đường bạn có thể cảm thấy yếu, uể oải, mệt mỏi. Nếu bạn không luyện tập thường xuyên, những triệu chứng này có thể gia tăng và không hoạt động thể chất cũng có nghĩa cân nặng dễ tăng.

Suy thận

Thanh thiếu niên bị tiểu đường dễ bị mắc suy thận. Nếu bạn bị tiểu đường, bệnh sẽ cản trở hoạt động lọc của thận và dẫn tới tổn thương thận. Vì vậy cần rất thận trọng.

Suy tim

Ứ đọng đường huyết trong động mạch cản trở máu tới tim và khiến thành động mạch dày hơn. Do vậy, máu khó bơm tới tim và điều này có thể gây suy tim. Đây là một trong những nguy cơ lớn của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên.

Rối loạn thị lực

Do bị tiểu đường, mạch máu trong võng mạc cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, thanh thiếu niên bị tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và glôcôm.

Trầm cảm

Khi thanh thiếu niên bị tiểu đường nhìn thấy người khác sống cuộc sống bình thường và vui vẻ, trong khi họ phải dùng thuốc và tiêm hàng này, điều này dễ dẫn tới trầm cảm. Cha mẹ cần quan tâm đầy đủ và tư vấn bác sĩ nếu cần.

BS Cẩm Tú/univadis

(Theo Boldsky)

]]>