tiêu chảy – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 06 Dec 2018 04:48:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiêu chảy – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dùng thuốc gì khi bị tiêu chảy do nhiễm E.coli? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-bi-tieu-chay-do-nhiem-e-coli-17220/ Thu, 06 Dec 2018 04:48:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-bi-tieu-chay-do-nhiem-e-coli-17220/ [...]]]>

Tôi nghe nói vi khuẩn E.coli gây ra bệnh ở đường tiêu hóa và hiện nay đã kháng thuốc. Vậy nếu không may bị nhiễm vi khuẩn này, cần phải làm gì và hiện nay có thuốc gì để chữa?

Nguyễn Thị Hoa (Nghệ An)

E.coli là một loại vi khuẩn gram âm sống chủ yếu trong ruột người. Nó có thể gây các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác trong hệ thống tiêu hóa. E.coli có rất nhiều dòng, nhưng dòng kháng kháng sinh là H30-Rx. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, dòng vi khuẩn E.coli kháng thuốc này có khả năng lan từ nhiễm khuẩn đường tiểu sang máu và gây ra nhiễm khuẩn máu cực kỳ nguy hiểm gọi là nhiễm khuẩn huyết. Siêu vi khuẩn E.coli H30- Rx được cho là kháng hầu hết mọi loại kháng sinh thông dụng vẫn thường được dùng để điều trị các ca nhiễm khuẩn thông thường. Tuy nhiên, một loại kháng sinh đơn giản hiện tại có thể điều trị được loại vi khuẩn này là nitrofurantoin. Tuy nhiên với loại kháng sinh này, bệnh nhân phải uống liều cao hơn và thời gian dài hơn.

Còn điều trị chung cho nhiễm E.coli thông thường gây ra bệnh đường tiêu hóa thường quan tâm đến sự bù nước cho cơ thể. Nếu gặp phải những vấn đề về máu như thiếu máu, bệnh nhân sẽ được truyền dịch, nếu cần thiết sẽ được truyền máu. Nếu bệnh nhân gặp những vấn đề về thận, cần phải có sự thẩm tách máu, tức loại bỏ những chất cặn bã, độc hại trong máu bệnh nhân.

Thông thường, những người bị nhiễm E.coli sẽ hồi phục trong khoảng thời gian 5-10 ngày không cần dùng thuốc. Những thuốc trị tiêu chảy thường không được dùng để điều trị nhiễm E.coli, vì những loại thuốc này sẽ càng làm tăng thời gian cho cơ thể hấp thu những độc chất do E.coli tiết ra và làm tăng những khả năng biến chứng máu, thận cũng như khả năng kháng thuốc của vi khuẩn… Những trường hợp cần thiết phải dùng thuốc, phải được làm các xét nghiệm kỹ càng và có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Tuy nhiên, việc phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn là chữa bệnh. Do vậy mọi người nên cẩn thận với các thực phẩm đường phố, trong trường hợp phải ăn đồ ăn bên ngoài, nên ăn đồ được nấu chín.

BS. Trần Công

]]>
Việc nên làm khi bị tiêu chảy http://tapchisuckhoedoisong.com/viec-nen-lam-khi-bi-tieu-chay-16075/ Fri, 21 Sep 2018 14:25:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viec-nen-lam-khi-bi-tieu-chay-16075/ [...]]]>

Nguyễn Thanh Thủy (Hà Nội)

Nhiều người cho rằng đã tiêu chảy mà còn uống nhiều nước sẽ càng đi tiêu lỏng nhiều hơn. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm và rất nguy hiểm, nhất là trẻ em. Vì khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước, tốt nhất làg dung dịch oresol được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch oresol được bán nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.

Khi tiêu chảy, nhiều người chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất đạm, đường, dầu mỡ và vitamin… từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa. Thực phẩm cần tránh là những loại nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều đường (nước ngọt, mật ong, kẹo bánh ngọt…). Nên ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa. Nếu con bạn bị tiêu chảy liên tục thì nên cho cháu đi khám bác sĩ tiêu hóa để được điều trị.

BS. Văn Bàng

]]>
Sốt xuất huyết có gây tiểu buốt và tiêu chảy? http://tapchisuckhoedoisong.com/sot-xuat-huyet-co-gay-tieu-buot-va-tieu-chay-13412/ Fri, 03 Aug 2018 15:17:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sot-xuat-huyet-co-gay-tieu-buot-va-tieu-chay-13412/ [...]]]>

Nguyễn Thị Thủy ([email protected])

Theo thư mô tả diễn biến bệnh của bạn đang nặng thêm và có thể sẽ gặp biến chứng nếu không được theo dõi và điều trị đúng. Bạn cần theo dõi sát các triệu chứng và đến khám xét nghiệm máu lại nếu tiểu cầu giảm thấp cần truyền ngay. Bình thường chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết có 3 đặc điểm: sốt đột ngột bất thình lình; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn. Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một vài tiếng lại tăng lên. Vì sốt cao nên người bệnh mất nước nếu không uống bổ sung đủ sẽ gây rối loạn điện giải dẫn đến rối loạn đông máu giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau sốt một vài ngày như xuất huyết dưới da (chấm xuất huyết), xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết tiêu hóa gây nôn máu, đại tiện ra máu; ở nữ giới thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Có thể đái máu vi thể hoặc đại thể (nước tiểu có màu đỏ mắt thường cũng nhìn thấy và có cảm giác buốt). Nếu tiêu chảy cần đề phòng chức năng gan suy giảm do tác dụng phụ của thuốc hạ sốt. Bệnh nhẹ thì từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sẽ giảm và hết sốt, toàn trạng  phục hồi dần. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết, rất nguy hiểm với các biểu hiện: người lạnh toát, nôn máu, tiêu chảy, đái máu,… Trường hợp của bạn có tiểu buốt và tiêu chảy cần cảnh giác với các biến chứng này. Bạn nên tái khám, cần thiết phải nhập viện để điều trị.

BS. Hoàng Văn Thái

]]>
Có dùng thuốc chữa tiêu chảy cấp cho trẻ 6 tháng tuổi? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-dung-thuoc-chua-tieu-chay-cap-cho-tre-6-thang-tuoi-13379/ Thu, 02 Aug 2018 15:14:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-dung-thuoc-chua-tieu-chay-cap-cho-tre-6-thang-tuoi-13379/ [...]]]>

Con tôi 6 tháng tuổi, có hiện tượng tiêu chảy phân sống, đi khám được bác sĩ cho dùng thuốc racecadotril nhưng tôi tìm hiểu thì thấy thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 15 tuổi nên tôi đang rất băn khoăn.

Bùi Ngọc Minh (Thanh Hóa)

Thuốc racecadotril là một hoạt chất có trong nhiều sản phẩm chữa tiêu chảy cấp khác nhau. Thuốc không có tính kháng khuẩn, nên không phải là thuốc đặc trị cho tiêu chảy do nhiễm khuẩn mà là thuốc dùng cho các tiêu chảy không nhiễm khuẩn (tiêu chảy không đặc hiệu liên quan đến đường ruột như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng…). Thuốc hoạt động bằng cách ảnh hưởng lên sự chuyển hóa dịch, chất điện giải qua ruột làm giảm thể tích phân, tăng độ nhớt, tỷ trọng khối.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại racecadotril khác nhau. Một loại dành cho trẻ trên một tháng tuổi và một loại dành cho người lớn, trẻ em trên 15 tuổi. Hai loại này có hàm lượng thuốc khác nhau và dạng bào chế khác nhau bột pha uống (dùng cho trẻ em), viên uống (dùng cho người lớn).

Có thể bạn tham khảo thông tin nhưng chưa đầy đủ nên có sự lo lắng cho sức khỏe của con mình. Do vậy, để đảm bảo con bạn hồi phục tốt nhất, bạn cần tin tưởng và cho con uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu con bạn có kèm theo các biểu hiện như có máu, mủ trong phân, sốt, đã từng bị dị ứng thuốc… thì cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc để có sự điều chỉnh thích hợp.

Ngoài ra, cùng với uống thuốc, bạn nên bù nước cho con trong suốt thời gian bé bị tiêu chảy bằng sữa mẹ (nếu bạn còn cho con bú) hoặc dung dịch oresol. Trong thời gian cho con uống thuốc, bạn không nên cho bé uống đồ uống có nhiều đường vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Nếu bé uống thuốc racecadotril trong 7 ngày mà tiêu chảy không khỏi thì bạn cần đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có biện pháp xử trí tốt nhất cho bé.

BS. Nguyễn Văn Liên

]]>
Biểu hiện tiêu chảy do vi khuẩn tả http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-tieu-chay-do-vi-khuan-ta-13248/ Tue, 31 Jul 2018 14:41:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-tieu-chay-do-vi-khuan-ta-13248/ [...]]]>

Vậy xin hỏi bác sĩ khi bị tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả có những biểu hiện như thế nào?

Hoàng Diệu Thúy (Thanh Hóa)

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả là 1 trong 3 bệnh tối nguy hiểm, thuộc diện kiểm dịch quốc tế (tả, dịch hạch và sốt vàng). Bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy nhiều và nôn nhiều lần, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tử vong. Vi khuẩn tả có thể sống trong nước máy từ 4 – 40 ngày, trong nước giếng khơi từ 3 – 30 ngày, trong nước sông từ 17 – 19 ngày, trong nước hồ ao từ 3 – 30 ngày, trong nước biển từ 4 – 47 ngày, trong bánh mì, nem chua, nem chạo, rau sống, mắm tôm, mắm tép từ vài ngày đến hàng tuần, trong ruồi từ 2 – 3 tuần. Nguồn lây bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có thể là bệnh nhân đang bị bệnh và người lành mang vi khuẩn. Phương thức lây truyền bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm là lây lan qua đường ăn, uống do các thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trực tiếp hay gián tiếp với phân hay chất nôn của người nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn tả có thể tấn công mọi lứa tuổi. Khi bị tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau: Khởi bệnh đột ngột, đại tiện trước, nôn sau (đại tiện lúc đầu có phân, sau lỏng, toàn nước, màu trắng đục như nước vo gạo hoặc nước canh đậu có những hạt trắng lổn nhổn, mùi tanh; nôn sau đại tiện, lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân). Không đau bụng hoặc đau nhẹ, không mót rặn. Không sốt hoặc sốt nhẹ. Sau vài giờ đại tiện và nôn liên tục, nhanh chóng dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn: mặt hốc hác, mắt trũng, má lõm, môi khô, da nhăn nheo, xanh tím, hạ nhiệt độ, tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, tiểu tiện ít rồi vô niệu… Nếu không được điều trị bệnh nhân sẽ chết vì sốc không hồi phục, vì suy thận, nhiễm toan hoặc ngừng tim.

ThS. Thanh Lâm

]]>
Thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nen-tranh-khi-bi-tieu-chay-13054/ Sun, 29 Jul 2018 14:45:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nen-tranh-khi-bi-tieu-chay-13054/ [...]]]>

Tiêu chảy gây ra tình trạng đại tiện nhiều lần, phân lỏng và nhiều nước làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Khi bị tiêu chảy bạn cần tránh những loại thực phẩm dưới đây:

Các loại hoa quả khô như hạnh nhân, mận, mơ…chứa rất nhiều chất xơ và được khuyến nghị dành cho những người bị táo bón. Vì vậy bạn nên tránh những loại quả này khi bị tiêu chảy.

– Các loại rau như súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải bắp và hành tây là một vài loại rau gây đầy hơi có thể khiến dạ dày bạn bị kích thích hơn. Tránh xa các loại rau này cho tới khi các triệu chứng tiêu chảy giảm dần.

– Các loại quả chứa nhiều chất xơ như táo và thậm chí là lê không được khuyến khích cho những người đang bị tiêu chảy vì chúng có thể khiến bạn bị tiêu chảy nặng hơn.

– Những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao khó tiêu hóa và có thể gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày của bạn.

 

Sữa, mayonnai, trứng và pho mát là những sản phẩm nên tránh khi bạn đang bị tiêu chảy

– Tốt nhất nên tránh các sản phẩm sữa như sữa, mayonnai, trứng và pho mát khi bạn đang bị tiêu chảy cho dù bạn có dung nạp được lactose hay không. Mặc khác, sữa chua, sữa đông chứa nhiều vi khuẩn tốt có thể hỗ trợ tiêu hóa và có lợi khi bạn bị tiêu chảy.

– Đậu lăng và các loại đậu khác là những thực phẩm gây đầy hơi và kết quả là làm tình trạng tiêu chảy của bạn trầm trọng hơn.

– Cafein có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây tăng nhu động ruột. Ngoài cà phê, bạn cũng cần tránh trà xanh. Nếu muốn uống trà xanh, hãy tìm những  loại hữu cơ không chứa chất caffeine.

– Thực phẩm chứa chất béo và chiên kỹ có thể dẫn đến co thắt dạ dày và làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Hãy tập tự kiểm soát và tránh xa đồ ăn vặt cho tới khi đường ruột của bạn phục hồi.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo THS)

]]>
Có nên sử dụng men tiêu hóa cho trẻ bị tiêu chảy? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-su-dung-men-tieu-hoa-cho-tre-bi-tieu-chay-11266/ Wed, 25 Jul 2018 09:16:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-su-dung-men-tieu-hoa-cho-tre-bi-tieu-chay-11266/ [...]]]>

Bé nhà em năm nay 2 tháng tuổi, mấy tuần nay cháu hay bị đau bụng, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Có người mách em mua men tiêu hóa cho bé uống nhưng em vẫn băn khoăn. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp.

Trần Thị Hiền (Tuyên Quang)

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, song phần lớn là do trẻ bị nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh nên đã diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy.

Trường hợp của con bạn, do cháu còn nhỏ, lại bị rối loạn tiêu hóa đã mấy tuần. Vậy, bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay để tìm nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho con bạn.

Bạn không nên tự ý điều trị cho con, dù là bằng bài thuốc dân gian, hay thuốc kháng sinh, vì việc tự điều trị rất nguy hiểm, không những làm tổn thương thêm đường ruột còn rất non nớt của trẻ, mà còn làm bệnh nặng thêm, thậm chí nguy hại đến tính mạng của trẻ nữa.

Men tiêu hóa (dùng để cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột) và men vi sinh (giúp cơ thể lấy lại sức trong những giai đoạn còn yếu ớt và chưa đủ sức tự mình tiêu hóa thức ăn) tuy là các sản phẩm có lợi cho cơ thể, nhưng việc dùng thế nào, dùng trong bao lâu đều phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cha mẹ cũng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định dễ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.

Bác sĩ Hương Trầm

]]>
Mùa lạnh phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-phong-benh-tieu-chay-do-rotavirus-10960/ Wed, 25 Jul 2018 08:29:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-phong-benh-tieu-chay-do-rotavirus-10960/ [...]]]>

Đây là bệnh thông thường nhưng đáng lo ngại là tình trạng phụ huynh điều trị sai, coi thường hoặc nhầm tiêu chảy mùa đông sang bệnh khác như trẻ bị sốt, quấy do mọc răng, hay bị cảm về đêm…, hậu quả là nhiều bé bị mất nước trầm trọng.

Biểu hiện của bệnh

Sau 1 – 4 ngày bị lây nhiễm virut, trẻ có các biểu hiện của bệnh. Với bệnh này, thông thường trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1 – 2 ngày thì bắt đầu đi ngoài, có bé thì bị đi ngoài rồi mới nôn. Trẻ bị tiêu chảy nếu không nôn sẽ khỏe hơn vừa tiêu chảy vừa nôn. Hơn nữa, hiện tượng nôn trớ rất bất ngờ, bé đang chơi, ăn uống bình thường nhưng chỉ qua nửa ngày đã có thể có hiện tượng này, cứ ăn cái gì vào là nôn ra cái đó.

Cho trẻ uống vắc – xin là biện pháp phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirrus hiệu quả nhất. Ảnh: H.Hà

Trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày (phân màu xanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải), phân thường nhiều nước.

Ngoài ra, trẻ có thể ho, sốt, chảy nước mũi nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng.

Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng bị suy kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong. Chính vì vậy, các phụ huynh không được chủ quan khi thấy những biểu hiện mất nước ở trẻ như: môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.

Chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp tại nhà

Với những trẻ mất nước ở mức độ nhẹ, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà dự phòng mất nước và suy dinh dưỡng, trong đó cần đảm bảo cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để đề phòng mất nước như: oresol, nước cháo muối, nước cơm có muối, súp hoa quả hoặc súp gà, súp thịt, nước sạch. Trong đó tốt nhất là bù nước, bù điện giải, tốt nhất là bằng nước oresol. Trên thị trường hiện có nhiều loại dành cho trẻ với hương vị rất dễ uống. Cần lưu ý là pha vào nước theo quy định, không pha loãng hay đặc quá vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong.

Cha mẹ nên đút từng thìa

oresol cho trẻ uống, 2 phút một lần, không nên cho bé uống liên tục. Vì uống nhiều và liên tục,

oresol không những không hấp thu vào đường ruột mà lượng nước có thể mất nhiều hơn do bị nôn. Nếu trẻ bị nôn thì dừng lại 10 phút, sau đó cho uống lại với tốc độ chậm hơn.

Giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh tiêu chảy. Ảnh: Đ. Tuấn

Nếu bù nước, điện giải cho trẻ không hợp lý như chỉ cho trẻ uống nước lọc sẽ không hiệu quả, hoặc cho trẻ uống cháo gạo quá mặn, nước hoa quả pha đường. Thậm chí, có cha mẹ cho con uống cả coca, soda và các loại nước có ga cấm dùng cho trẻ tiêu chảy…, khiến bệnh của trẻ càng nặng hơn.

Tiếp tục cho trẻ ăn đề phòng suy dinh dưỡng: Phần lớn trẻ tiêu chảy phân nước sẽ thèm ăn trở lại khi được bù đủ dịch. Vì vậy, trong giai đoạn này, khẩu phần ăn hằng ngày của bé nên được tiếp tục và tăng dần lên. Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng giúp cơ thể bé chóng bình phục, hồi phục cân nặng và chức năng đường ruột. Tuy nhiên, cần tránh các loại rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc nhiều chất xơ vì khó tiêu hóa. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, cần cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn sau mỗi lần bú. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dung dịch như đã đề cập ở trên. Tuyệt đối tránh cho trẻ sử dụng các loại nước uống ngọt có đường, nước trà đường, nước trái cây sản xuất công nghiệp vì các dung dịch này có thể làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng thêm.

Khi nào cần truyền dịch?

Trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ nhưng uống nước oresol, ăn được, chơi bình thường… thì cha mẹ không nhất thiết phải truyền dịch. Nếu bé đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

Lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy do virut, cha mẹ tuyệt đối không được cho con uống thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy vì sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa, giảm nhu động ruột làm bệnh nặng hơn hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, chưa kể các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Bệnh có thể phòng

Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, do đó nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác. Hiện nay phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là cho trẻ uống vắc-xin. Trẻ được uống 2 liều cách nhau 1 tháng, bắt đầu từ tuần lễ thứ 6 sau khi sinh (tuổi lớn nhất còn có thể uống được vắc-xin phòng Rotavirus là 3 tháng tuổi, tuổi kết thúc uống là 4 tháng tuổi). Sau khi uống vắc-xin lần thứ nhất, cần theo dõi xem trẻ có biểu hiện dị ứng hoặc bất thường để báo ngay với bác sĩ.

Bên cạnh đó, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ.

Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi. Lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn nhà vệ sinh, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.

Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc

]]>
Tiêu chảy ở trẻ do Rotavirus http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-chay-o-tre-do-rotavirus-10759/ Wed, 25 Jul 2018 08:07:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-chay-o-tre-do-rotavirus-10759/ [...]]]>

Hầu hết trẻ nhỏ đều bị tiêu chảy do Rotavirus ít nhất một lần trong 5 năm đầu đời. Đặc trưng là Rotavirus gây tiêu chảy ra nước ồ ạt và ói mửa nhiều hơn so với trường hợp tiêu chảy khác. Vì trẻ bị nôn ói và tiêu chảy dữ dội nên trẻ dễ bị mất nước một cách nhanh chóng. Do đó, đối với tiêu chảy do Rotavirus trẻ rất dễ bị mất nước, đây là dấu hiệu thường gặp và cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ phải nhập viện cao hơn so với các trường hợp tiêu chảy khác.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ em.

Khi bị nhiễm Rotavirus, trẻ sẽ bị sốt, buồn nôn và ói mửa dữ dội. Sau 24 đến 48 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Vì vừa bị ói và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước phải nhập viện để truyền dịch. Trẻ sẽ nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp trong giai đoạn này và có thể dẫn đến tử vong. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần.

Vì lớp bảo vệ của ruột non bị hư hỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Trẻ có thể trở nên không dung nạp lactose, khiến trẻ không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy.

Không giống như các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn khác, tiêu chảy do Rotavirus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh thậm chí có thể còn làm cho tiêu chảy nặng hơn.

Các biện pháp thông thường như rửa tay trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Điều đáng mừng là hiện đã có vaccin, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được chủng ngừa càng sớm càng tốt. Các bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên gặp bác sĩ ngay từ lần khám đầu tiên lúc 2 tháng tuổi để được bác sĩ tư vấn về việc phòng ngừa bệnh cho con mình.

GS. TS. Nguyễn Gia Khánh

]]>
Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay-5882/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay-5882/ [...]]]>

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần mỗi ngày. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Người ta chia làm 2 loại: Một là tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày); Hai là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần.

Trẻ em mắc tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng, có thể dẫn tới tử vong do cơ thể mất đi một lượng nước và muối lớn. Để giúp bé phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng, cần cho ăn uống đầy đủ, càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.

dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay

Trẻ bị tiêu chảy, nên cho ăn thực phẩm mềm, nhừ. Ảnh: News.

Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước bằng cách uống nhiều nước hơn bình thường với nước đun sôi để nguội, ORS (oresol) hoặc các dung dịch từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm… Lượng cần uống sau mỗi lần đi ngoài: Trẻ dưới 2 tuổi từ 50 đến 100 ml. Từ 2 đến 10 tuổi uống từ 100 đến 200 ml. 10 tuổi trở lên và người lớn thì uống theo nhu cầu.

Cách pha chế dung dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:

– Dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào bình hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.

– Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.

– Nước gạo rang muối: 50 g gạo (một vốc tay) rang vàng, cho 6 bát nước vào nấu nhừ lọc qua rá, nêm một thìa cà phê muối ăn rồi cho trẻ uống dần.

– Nước chuối, nước hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với một lít nước sôi để nguội kèm với một thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.

– Súp cà rốt muối: Cà rốt 500 g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, rắc thêm một nhúm muối, đun sôi lại, cho trẻ uống dần.

Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ bị tiêu chảy là gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ vẫn tiếp tục bú bình thường và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một với các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… Lưu ý: Cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn dành cho trẻ bị tiêu chảy phải đảm bảo mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường. Nên cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì có thể làm tăng tiêu chảy.

Trong thời gian này nên tránh cho bé dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ khó tiêu hóa hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…). Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Cha mẹ nên khuyến khích con ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ nên cho ăn 6 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp bệnh nhi phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

Lưu ý:

Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn, cho ăn ít hơn và tăng thêm số bữa. Bé uống sữa bò mà tình trạng tiêu chảy nặng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có lactoza, sữa chua làm từ sữa pha.

Sau từ ngày thứ 5 trẻ bớt tiêu chảy thì quay dần về chế độ ăn uống bình thường. Bé bị mất nước phải đưa đến gặp bác sĩ hoặc cán bộ trạm y tế để điều trị sớm. 

Thi Trân

]]>