tiêu chảy cấp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:15:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiêu chảy cấp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mùa thi, coi chừng tiêu chảy cấp do nhiễm trùng http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-thi-coi-chung-tieu-chay-cap-do-nhiem-trung-14246/ Tue, 07 Aug 2018 05:15:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-thi-coi-chung-tieu-chay-cap-do-nhiem-trung-14246/ [...]]]>

Vậy để phòng ngừa tiêu chảy trước ngày thi, bạn phải làm thế nào?

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng, mà nhiễm virút chiếm 80%, số còn lại là nhiễm vi khuẩn, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm nấm.

Các nguyên nhân tiêu chảy không do nhiễm trùng gồm uống rượu bia, dị ứng thức ăn, ăn phải thức ăn kích thích đường tiêu hóa, một số loại thuốc, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm ruột không nhiễm trùng như bệnh Crohn hay bệnh viêm loét ruột, bệnh cường giáp, xạ trị, một vài bệnh ung thư, phẫu thuật đường tiêu hóa, rối loạn hấp thu, lạm dụng thuốc xổ.

Trong bài này, chúng ta nói đến tiêu chảy cấp do nhiễm trùng.

Tiêu chảy biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng chính của tiêu chảy là đi cầu phân lỏng và tăng số lần đi cầu. Tiêu chảy có nhiều mức độ, mức độ nhẹ có biểu hiện có thể là thay đổi độ đặc của phân, phân trở nên sệt nhão, đi nhiều lần hơn bình thường, có mùi khắm có thể kèm theo đau bụng. Mức độ nặng hơn thì đi tiêu phân lỏng nhiều nước. Số lần đi cầu có thể từ vài lần trong ngày cho tới hàng chục lần (20 – 30 phút/ lần). Tiêu chảy phân nước lỏng đục nhiều, không kèm sốt, không đau bụng cần nghi ngờ nhiễm phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae), bạn phải nhập viện theo dõi điều trị.

Đang bị tiêu chảy kiêng gì?

Không dùng thức uống có cồn, caffein hoặc nước uống có ga vì nó làm tăng xuất tiết và tăng nhu động ruột làm tăng số lần đi cầu.

Nhiễm virút chiếm 80%

 

Không dùng thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, nước ép trái cây vì chúng có tác dụng nhuận trường và tạo nhiều hơi gây chướng bụng.

Không nên uống sữa vì sữa có lactose, nếu bạn không thường xuyên uống sữa, cơ thể bạn sẽ không có men lactase để tiêu hóa đường lactose. Ngoài ra, khi bị tiêu chảy, niêm mạc thành ruột bị tổn thương bởi vi khuẩn, virút hoặc độc tố của chúng, làm mất đi men lactase. Do thiếu men lactase, đường lactose không tiêu hóa được trong ruột gây bất dung nạp lactose. Đường lactose không được tiêu hóa sẽ ứ đọng lại trong ruột, hút nước làm tiêu chảy nặng hơn và bị tiêu chảy kéo dài.

Hạn chế ăn thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ hay thức ăn chiên vì chúng làm tăng nhu động ruột, làm tăng số lần đi cầu.

Rau là thực phẩm có thể làm nhuận trường, làm tăng nhu động ruột nên làm tăng số lần đi cầu. Khi tiêu chảy, bạn vẫn có thể ăn rau nấu chín với lượng vừa phải. Những loại rau củ chứa nhiều chất xơ, tạo nhiều hơi bạn không nên ăn như: bông cải xanh, tiêu, đậu các loại, quả mọng, mận, rau lá xanh, và ngô.

Bạn không nên ăn rau sống. Vì ăn rau sống có thể bị nhiễm thêm vi sinh vật từ rau và từ nước rửa rau do rau sống được rửa trực tiếp từ nước sinh hoạt. Điều này không có lợi khi bụng bạn đang yếu ớt do bị nhiều vi sinh vật tấn công. Ăn rau sống lại đưa thêm vi sinh vật vào trong lúc bụng yếu là không nên. Bạn cần bụng chóng khỏe để thi cử.

Ở các nước phương tây, các bác sĩ thường khuyến khích ăn 4 loại thức ăn giúp mau hết bệnh tiêu chảy, đó là chuối, gạo trắng, nước xốt táo, và bánh mì nướng. Ngoại trừ nước xốt táo, các thức ăn còn lại khá phổ biến ở Việt Nam ta.

Ngoài các chú ý về ăn uống trên, các loại thức ăn khác bạn ăn uống bình thường, trừ những thức ăn mà bạn biết chắc chắn là khi ăn vào bị dị ứng thì không nên ăn. Bạn nhớ rằng, ăn uống đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh và mau bình phục.

Thuốc gì không nên uống?

Khi tiêu chảy cấp, ngày mai lại thi, bạn nóng lòng cho mau khỏi nên bạn ra hiệu thuốc mua ít thuốc cầm chảy. Điều này hoàn toàn cấm kỵ. Thuốc cầm tiêu chảy (loperamid) làm giảm nhu động ruột, làm giảm số lần tiêu chảy; nhưng vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật vẫn ở trong ruột. Độc tố có thời gian hấp thu nhiều hơn, bạn bị ngộ độc nặng hơn nên triệu chứng khó chịu kéo dài, bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Thuốc cầm tiêu chảy chỉ có lợi cho các bệnh tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy không phải do vi sinh vật hoặc do độc tố vi sinh vật.

Nên dùng thuốc gì?

Thuốc an toàn nhất mà bạn nên dùng là probiotic còn gọi là men vi sinh. Probiotic là các vi khuẩn không gây bệnh, ví dụ như: Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces boulardii. Bạn hiểu đơn giản rằng probiotic chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho ruột của bạn, khi ruột bạn yếu, bị vi sinh vật có hại chiếm cứ và sinh sôi ào ạt, bạn đưa vào một lực lượng lớn vi sinh vật có lợi, nó sẽ lấn át, cạnh tranh làm cho vi sinh vật có hại không có điều kiện phát triển và sẽ bị đẩy lui. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi trong probiotic sinh trưởng ở ruột bệnh nhân và sản xuất ra các chất chuyển hóa gây tăng độ acid trong phân và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Chúng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào mô ruột và sản xuất ra các axít béo chuỗi ngắn có lợi cho sự hồi phục ruột và tăng tốc độ hấp thu dịch và điện giải.

Có rất nhiều loại men vi sinh trên thị trường như Anbio, Ybio, Biosubtyl, Probio… Bạn chọn loại thuốc tốt phù hợp với khả năng tài chính của mình. Chọn loại thuốc chỉ có vi sinh vật, không có bổ sung các vitamin, vì nếu bạn mua thuốc có bổ sung vitamin sẽ khó khăn cho bạn chỉnh liều.

Để đạt hiệu quả, bạn hãy pha probiotic trong nước lọc, nước chín để nguội, không pha trong nước nóng vì nước nóng sẽ làm chết các vi sinh vật có lợi trong thuốc.

Có cần uống kháng sinh không?

Phần lớn tiêu chảy cấp ở người lớn là nhẹ, tự khỏi và nguyên nhân chủ yếu là do virút, nên không cần dùng kháng sinh. Hơn nữa việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể gây kháng thuốc, kháng sinh diệt hết vi khuẩn thường trú có lợi trong ruột nên không cần thiết sử dụng.

Tuy nhiên, khi bị các loại vi khuẩn xâm lấn tấn công, gây tiêu chảy nhầy nhớt, có máu, tiêu chảy ở những người đi du lịch (những người ăn uống ngoài đường không đảm bảo vệ sinh, thường do E. coli, Giardia, Cryptosporidium, B. cereus và S. aureus) hay tiêu chảy ở những người bị suy giảm miễn dịch thì nên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Có cần uống thuốc giảm đau?

Nếu đau bụng nhiều, bạn có thể uống thêm thuốc giảm đau giảm co thắt như Buscopan 10mg uống lần 1 viên, ngày 2 lần hoặc Nospa 40mg uống lần 1 viên, ngày 2 lần. Bạn chỉ uống thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau, vì vậy chỉ uống một hoặc vài ngày cho đến khi hết đau thì nên dừng thuốc giảm đau.

Có cần bù nước khi bị tiêu chảy?

Tiêu chảy mức độ nhẹ có thể không có dấu hiệu mất nước, nhưng tiêu chảy mức độ vừa và nặng thường có mất nước. Nếu bạn cảm thấy khô miệng hoặc khát nước là bạn đã bị mất nước. Khi mất nước, việc bù nước là cần thiết. Hiện nay thị trường có bán các gói oresol. Loại thông thường pha trong 1 lít nước, loại cho em bé pha trong 200ml nước. Bạn nên mua loại cho em bé, dù đắt hơn loại thông thường nhưng sử dụng thuận tiện hơn vì một lần bạn pha đủ cho một vài lần uống nên bạn không cảm thấy ớn. Nếu tiêu chảy mất nước nặng bạn phải đến cơ sở y tế để khám điều trị và truyền dịch.

Làm thế nào để phòng ngừa tiêu chảy?

Nếu bạn thấy đau bụng râm râm, đánh hơi nhiều hơn bình thường, thay đổi số lần đi cầu, tính chất phân thay đổi từ rắn sang sệt, bạn có thể uống probiotic dự phòng. Bạn hãy uống mỗi lần hai gói, ngày hai đến ba lần.

Bạn nên thực hiện ăn sạch, không ăn đồ hôi thiu, nếu thấy thức ăn hôi thiu nên bỏ ngay và từ chối ăn. Không uống nước lã, không uống nước đóng chai có cợn, thay đổi mùi vị, không đảm bảo vệ sinh.

Bạn phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh.

Trước ngày thi, bạn không nên ăn những thức ăn lạ vì có thể bị tiêu chảy hoặc bị dị ứng.

Nếu không thường xuyên uống sữa, bạn không nên uống sữa trước khi thi vì bạn có thể bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose.

Sữa chua là một loại thực phẩm lên men đã phân hủy sẵn lactose, cung cấp nhiều vi sinh vật có lợi giúp điều hòa vi khuẩn ruột. Thường xuyên sử dụng sữa chua vừa có lợi cho sức khỏe vừa phòng tiêu chảy.

BS. LÊ DŨNG SỸ

]]>
Bù nước và điện giải trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/bu-nuoc-va-dien-giai-trong-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-13311/ Thu, 02 Aug 2018 14:29:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bu-nuoc-va-dien-giai-trong-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em-13311/ [...]]]>

Thường trẻ đi đại tiện trên 3 lần trong ngày và tính chất phân thay đổi như phân loãng, có nhiều nước là dấu hiệu của tiêu chảy cấp và diễn biến dưới 5 ngày, nếu trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Vào mùa hè nắng nóng, trẻ rất dễ bị tiêu chảy cấp, do đó cần quan tâm đến bệnh lý này.

Điều trị mất nước và điện giải

Việc điều trị mất nước và điện giải nhằm mục đích bù nước và điện giải do bệnh gây ra gọi là điều trị phục hồi, cung cấp nước và điện giải trong khi bệnh nhi được điều trị gọi là điều trị duy trì; ngoài ra một số trường hợp có thể cung cấp nước và điện giải cho cơ thể trong điều kiện sinh lý bình thường. Thực tế đưa nước và điện giải vào cơ thể có thể thực hiện bằng đường uống, tiêm truyền qua tĩnh mạch và dùng ống thông mũi-dạ dày.

Dung dịch sử dụng để uống có thể dùng gói bột ORS (oral rehydration salts) có sẵn của Tổ chức Y tế Thế giới để pha dung dịch oresol (oral rehydration solution) hoặc dùng dung dịch tự pha chế theo công thức. Một gói ORS pha với 1 lít nước có clorua natri 3,5g; bicarbonat natri 2,5g; clorua kali 1,5g; glucose 20g. Nếu không có sẵn gói bột ORS, có thể dùng dung dịch tự pha chế gồm 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc có thể dùng bột gạo nấu thành nước cháo gồm bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước và đun sôi 2 – 5 phút; để có thêm kali, cho thêm vào nước cháo vài thìa nước quả, với 50g bột gạo có thể cho được 175 kcal.

Bù nước và điện giải  trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ emDung dịch sử dụng để uống có thể dùng gói bột ORS

Dung dịch sử dụng để tiêm truyền thường dùng là huyết thanh NaCl 0,9%, huyết thanh glucose 5%, lactat hoặc acetat Ringer, dung dịch Darrow.

Trên lâm sàng, sau khi đánh giá tình trạng mất nước, tùy theo mức độ mà bù nước và điện giải. Trường hợp mất nước nhẹ, cho uống dung dịch oresol với liều lượng 50ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Nếu mất nước vừa, cho uống dung dịch oresol với liều lượng 10ml/kg cân nặng trong 4 giờ. Khi bệnh nhi nôn nhiều, vẫn cho trẻ uống dung dịch oresol nhưng uống từng thìa. Trường hợp trẻ hôn mê, tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch lactat Ringer với liều lượng 30ml/kg cân nặng mỗi giờ, sau đó đánh giá tình trạng mất nước và tiếp tục tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch lactat Ringer với liều lượng 70ml/kg cân nặng mỗi 5 giờ; đối với trẻ trên 1 tuổi có thể tiêm truyền nhanh hơn; tiếp tục đánh giá lại các triệu chứng mất nước, nếu bệnh nhi đỡ cho uống dung dịch oresol với liều lượng 20ml/kg cân nặng mỗi giờ. Nếu không có dung dịch lactat Ringer, có thể dùng dung dịch acetat Ringer hoặc dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%. Trường hợp không tiêm truyền tĩnh mạch được, bù nước và điện giải qua ống thông mũi-dạ dày với liều lượng 20ml/kg cân nặng mỗi giờ, tổng liều là 120ml/kg cân nặng.

Lưu ý kháng sinh chỉ được sử dụng trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp có nhiễm khuẩn do mắc các bệnh tả, lỵ trực trùng, lỵ amíp cấp…

Dinh dưỡng của bệnh nhi bị tiêu chảy cấp

Ngoài bù nước và điện giải là điều trị quan trọng đã được nêu ở trên, việc dinh dưỡng của bệnh nhi bị tiêu chảy cấp cũng cần quan tâm. Khi mắc bệnh, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do bị tiêu chảy, nôn, biếng ăn; vì vậy nếu cho trẻ kiêng khem là vấn đề không hợp lý. Thực tế ngay trong thời kỳ cấp tính của bệnh tiêu chảy, ruột vẫn giữ được chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng như chất mỡ ruột có thể hấp thụ được 60% so với bình thường. Lưu ý ngay sau khi hồi phục được nước và điện giải, cần cho trẻ bú và không cần bắt trẻ phải nhịn ăn. Đối với những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò, sau khi đã bù nước và điện giải nên cho trẻ bú sữa pha loãng hơn lúc trẻ chưa bị mắc bệnh hoặc có thể cho bú sữa pha với ORS với liều lượng 1/3 sữa pha với 2/3 ORS. Sau đó dần dần cho trẻ bú hay ăn theo chế độ bình thường. Khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa, ăn trong một tuần để nhanh lấy lại sức. Tránh cho trẻ ăn nước cháo kéo dài hoặc kiêng khem không cho ăn các thức ăn có chất dinh dưỡng cao vì trong điều trị tiêu chảy cấp không thể để trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Điều trị tiêu chảy trong một số trường hợp đặc biệt

Đối với trẻ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng: Một số trẻ suy dinh dưỡng thường bị tiêu chảy nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt. Trước tiên phải cần bù nước và điện giải như trên nhưng giai đoạn duy trì kéo dài hơn, vì vậy phải dùng ORS lâu hơn. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù Kwashiokor dễ bị phù tăng lên và gây suy tim. Trẻ cần được theo dõi chặt chẽ và cho ăn lại khẩu phần ăn bình thường càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ bị tiêu chảy và sốt cao, co giật: phải tìm ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể tại tai, phổi, tiết niệu… Nếu trẻ sốt cao thì điều trị như các trường hợp bị sốt cao bằng thuốc hạ nhiệt, dùng thuốc an thần để đề phòng co giật.

Bù nước và điện giải  trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ emNên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi vì sữa mẹ sạch, không bị nhiễm khuẩn

Điều cần quan tâm

Hiện nay nhờ phương pháp và kỹ thuật hiện đại nên việc điều trị bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp ở trẻ em khá hiệu quả; do đó tỉ lệ tử vong đã giảm đáng kể. Tuy vậy, công tác phòng bệnh cần phải được quan tâm. Việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách cho trẻ bú ngay sau khi sinh được vài giờ, tối thiểu từ 4 – 6 tháng đầu cần nuôi con bằng sữa mẹ; từ tháng thứ 6 cho ăn thức ăn bổ sung. Nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi vì sữa mẹ sạch, không bị nhiễm khuẩn, có nhiều yếu tố diệt khuẩn như tế bào bạch cầu, immunoglobin, lactoferin, lysozym. Vì vậy, sữa mẹ là thức ăn quý có yếu tố phòng bệnh tiêu chảy rất tốt. Nếu không đủ sữa mẹ, có thể cho trẻ ăn thêm sữa bò và nên dùng thìa thay thế cho bình sữa với núm vú cao su. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, ngoài sữa mẹ thì từ tháng thứ 6 nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu chất đạm nhất là đạm động vật; giàu năng tượng như mỡ, dầu; nhiều vitamin A, B1, B6, muối khoáng, rau quả…; từ 1 tuổi trở lên cho ăn thêm cháo, cơm, rau, cá, thịt…; thức ăn phải tươi, không bị nhiễm khuẩn, được nấu chín kỹ và nên ăn nóng. Ngoài ra, cần cho trẻ uống nước tinh khiết, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi trẻ sinh sống, giáo dục trẻ giữ vệ sinh cá nhân, không uống nước lã, không ăn quả xanh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… để phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả.

BS. NGUYỄN HOÀNG ANH

]]>
Đề phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-tieu-chay-cap-do-rotavirus-12172/ Thu, 26 Jul 2018 12:04:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-tieu-chay-cap-do-rotavirus-12172/ [...]]]>

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 24h đến 48h, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện: sốt, ói mửa nhiều và sau đó là tiêu chảy. Phân lỏng hoàn toàn, có lúc màu xanh nhưng không có máu, tiêu chảy và nôn ói lên đến 20 lần mỗi ngày. Do bị nôn và đi tiêu lỏng nhiều nên trẻ rất dễ bị mất nước, nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc kịp thời. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần, dù trẻ đã chơi và ăn trở lại.

Do lớp bảo vệ của ruột non bị phá hủy vì tổn thương do Rotavirus nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Khi đó, trẻ có thể trở nên không dung nạp men lactose (men phân hủy sữa) khiến bé tạm thời  không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những triệu chứng như đau bụng, đau mông, tiêu chảy nhiều hơn và đầy hơi, khó tiêu. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy. Các biến chứng liên quan tới sự mất cân bằng muối và nước có thể dẫn đến suy yếu, đầy hơi và mất cân bằng acid máu, thường phải nhập viện kịp thời để điều trị. Khi không được điều trị thích hợp, tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong.

Rửa tay bằng xà phòng là giải pháp ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus.

Xử lý khi trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh có khả năng lây lan nhanh, với đường lây truyền phổ biến là phân – miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virut rồi đưa tay lên miệng, virut sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh. Virut gây bệnh này có thể sống nhiều giờ trên bàn tay, vài ngày trên các bề mặt rắn và tồn tại đến 21 ngày trong phân. Vì vậy, nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác. Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, rửa tay sạch bằng xà phòng là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Bù nước là phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy. Trong đó, bù nước bằng đường miệng vẫn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Cần bù nước cho trẻ bằng oresol: pha đúng cách theo chỉ dẫn của gói thuốc, với trẻ nhỏ uống oresol từng thìa nhỏ, 1-2 phút/thìa, bù nước 50ml oresol sau mỗi lần đi ngoài. Nếu trẻ không thể bù nước bằng đường uống và có biểu hiện mất nước, cần đưa ngay đến bệnh viện để truyền dịch kịp thời. Dinh dưỡng cho trẻ: cho trẻ ăn uống thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn từng thìa nhỏ, nếu trẻ bị nôn ói, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại, chậm hơn.

Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ bị các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài, làm virut – nguyên nhân gây tiêu chảy ứ đọng lâu hơn, lâu ngày có thể dẫn đến trướng bụng, tắc ruột, tử vong…

Phân biệt tiêu chảy do rotavirus và tiêu chảy thông thường

Tiêu chảy do Rotavirus là căn bệnh phổ biến và nguy cơ cao đe dọa tính mạng trẻ, tuy nhiên rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy do những nguyên nhân khác nên nhiều cha mẹ không biết cách xử lý kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Tiêu chảy do nhiễm Rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Tiêu chảy do Rotavirus thường gây nôn, vì vậy việc điều trị cho trẻ gặp khó khăn hơn các loại bệnh tiêu chảy khác. Di chứng thường gặp sau thời gian mắc bệnh là trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần nắm được những triệu chứng tiêu chảy do Rotavirus như trên để phân biệt.

Tiêu chảy do vi khuẩn: Liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E.coli, Clostridium difficile, tụ cầu (phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân). Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia (phân thường có nhầy, đôi khi có máu). Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần/ngày.

Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả: Đó là do nhiễm vi khuẩn tả từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi nhiễm vi khuẩn tả bệnh sẽ có biểu hiện cấp tính, bùng phát trong vài giờ hoặc trong vài ngày tùy thể trạng mỗi người. Những biểu hiện của người bị bệnh tả sẽ là: bụng đau quặn thắt, đi cầu xối xả, liên tục 10-15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt, phân rất tanh có màu trắng đục như nước vo gạo, phân thải ra không kèm máu và chất nhầy, miệng nôn thốc. Do đi ngoài nhiều, người bệnh nhanh chóng bị mất nước. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân dễ bị trụy mạch, có biến chứng, thậm chí tử vong nhanh chóng.

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng: Đi tướt mọc răng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở một số trẻ em. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khá nhức nhối với các mẹ khi cho rằng bé yêu của mình đã bị tiêu chảy. Do trong quá trình mọc răng của bé, một loại enzym được phóng thích kết hợp với lượng nước bọt nhiều hơn thông thường khi bé nuốt vào sẽ gây ra hiện tượng đi tướt. Đi tướt mọc răng có hiện tượng không khác gì nhiều so với các hiện tượng tiêu chảy khác. Một ngày có thể bé sẽ bị đi tướt đến 4, 5 lần, phân không sống, nhầy, không có bọt, có màu vàng hơi xanh xanh hoa cà hoa cải. Tuy nhiên, khi bé bị đi tướt mọc răng bé vẫn chơi, ăn uống và hoạt động như bình thường, không sốt, không quấy khóc.

BS. Lê Anh

]]>
Xử lý tiêu chảy cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-tieu-chay-cap-10549/ Wed, 25 Jul 2018 07:17:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-tieu-chay-cap-10549/ [...]]]>

Thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, ôi thiu, thói quen ăn uống mất vệ sinh… là nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêu chảy cấp ngày càng tăng cao. Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc nước trên 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy kéo dài không quá 14 ngày.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng, đây cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và tử vong cao ở trẻ em. Nguyên nhân do kém vệ sinh, thiếu nước sạch, ăn ở đông đúc chật chội… Hầu hết nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp lây truyền qua đường phân– tay– miệng, qua nước và thức ăn nhiễm bẩn. Có nhiều loại vi khuẩn gây nên bệnh lý tiêu chảy cấp, tùy theo cơ chế gây bệnh khác nhau mà có các nhóm:

-Nhiễm virus: Thường gặp là Rotavirus, Adenovirus, Norwark…

– Nhiễm vi khuẩn: Thường gặp ở các nước đang phát triển, đỉnh mắc bệnh vào các tháng mùa hè. Vi khuẩn gây bệnh gồm Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả).

– Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolitica…

Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tiêu chảy cấp như do thuốc (nhất là các thuốc kháng acid, ức chế bơm proton, thuốc hạ lipid máu, thuốc kháng sinh như erythromycin, ampicillin…), do hóa chất (nhất là asen, phospho hữu cơ, nấm độc…), sau hóa trị liệu, do dị ứng, do thức ăn…

Xử lý tiêu chảy cấpVirus gây bệnh tiêu chảy.

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng ngoài việc tiêu chảy cấp, thường có kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân.

Tiêu chảy: Từ phân nát không thành khuôn cho đến phân lỏng nước. Số lần đại tiện có thể từ vài lần trong ngày cho tới hàng chục lần (20- 30 phút/lần). Đôi khi tiêu chảy xuất hiện sau bữa ăn bị nhiễm khuẩn, khoảng thời gian giữa bữa ăn và khởi phát tiêu chảy gợi ý nguyên nhân gây bệnh: dưới 6 giờ thường do nhiễm độc tố của S.aureus hoặc B.cereus; từ 6 – 24 giờ thường do độc tố C. perfingens và B.cereus; 16 – 72 giờ thường do nhiễm khuẩn. Phải loại trừ các nguyên nhân không phải nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp và tiêu chảy do thẩm thấu như các thuốc (thuốc nhuận tràng, thuốc trung hoà acid dịch vị có chứa magie hoặc calci, colchicine, hoặc kẹo có chứa sorbitol).

Nôn: Có thể là triệu chứng kèm theo của tiêu chảy, nhưng một số bệnh nhân tiêu chảy cấp thì triệu chứng nôn lại nổi trội hơn nhiều so với tiêu chảy. Ở các bệnh nhân này nên lưu ý nguyên nhân nhiễm độc tố vi khuẩn hoặc viêm dạ dày ruột do nhiễm virus. Tiêu chảy do nhiễm độc tố vi khuẩn thường khởi phát tiêu chảy từ 2- 7 giờ sau ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, biểu hiện nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.

Dấu hiệu mất nước: Rất quan trọng, bao gồm khát nước, giảm số lượng nước tiểu, tình trạng khô niêm mạc mắt, miệng, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp tư thế hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, mệt xỉu. Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em. Mức độ mất nước đôi khi không tương xứng với độ nặng của tiêu chảy.

Cần đưa bệnh nhân đi khám ngay khi có các dấu hiệu: Sốt trên 38,5 độ C, đi ngoài trên 6 lần/24 giờ; hội chứng lỵ; đau bụng nhiều, đặc biệt ở bệnh nhân trên 50 tuổi; có dấu hiệu mất nước; mới nằm viện nội trú, mới sử dụng kháng sinh; triệu chứng nặng lên sau 48 giờ; bệnh nhân nguy cơ cao: Người lớn tuổi (> 65) vì thường kèm giảm nhận thức dẫn đến phát hiện và xác định triệu chứng thường ở giai đoạn muộn của bệnh, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và steroid, hoá trị liệu điều trị ung thư), bệnh nhân có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, bệnh tim phổi mạn tính, xơ gan, suy thận…).

Điều trị và dự phòng

Chủ yếu trong quá trình điều trị là bổ sung nhanh và kịp thời lượng nước và điện giải đã mất bằng dung dịch oresol. Tích cực chống nhiễm toan và trụy mạch.

Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh sớm hết sức quan trọng, nó có tác dụng làm giảm khối lượng và thời gian tiêu chảy, rút ngắn thời gian thải phẩy khuẩn tả trong phân, chỉ dùng kháng sinh đường uống, hiện nay tốt là dùng nhóm quinolon thế hệ 2. Cần chú ý, trong khu vực có dịch, tất cả các trường hợp tiêu chảy phải được xử lý như tả.

Xử lý tiêu chảy cấp

Quan trọng nhất trong phòng bệnh là đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý hợp vệ sinh rác và chất thải; cần ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ý thức giữ gìn và đảm bảo vệ sinh môi trường.

BS. Đăng Hưng

]]>