tiểu buốt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 26 Dec 2018 04:59:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiểu buốt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tiểu buốt, tránh cách nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-buot-tranh-cach-nao-17522/ Wed, 26 Dec 2018 04:59:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tieu-buot-tranh-cach-nao-17522/ [...]]]>

Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh và có cách nào để phòng tránh căn bệnh này?

Tuyết Mai(Nghệ An)

Tiểu tiện thấy đau buốt, nhiều lần có thể là dấu hiệu của chứng viêm và nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) và thận. Phụ nữ thường hay dễ mắc chứng này do vi khuẩn E.coli dễ xâm nhập tới bàng quang qua đường niệu đạo vốn rất ngắn ở người phụ nữ. Những động tác kích thích, sự ma sát trong quá trình giao hợp, sự biến chất của các thuốc ngừa thai, của chất thải trong tử cung ra là những điều kiện thuận lợi để âm hộ bị viêm nhiễm….

Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để ngăn ngừa chứng tiểu buốt bạn nên ăn nhiều rau cải, trái cây, dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thao, uống nhiều nước để vi khuẩn có thể đi theo nước tiểu ra ngoài. Trà, cà phê hay rượu, bia nên tránh bởi chúng có những chất kích thích không tốt cho bàng quang. Có thể nấu nước râu ngô uống hàng ngày thay cho nước uống…

Nên đi tiểu thường xuyên, không nín nhịn và phải chắc chắn là bạn đi tiểu hết. Đặc biệt, hãy cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Sinh hoạt điều độ, tránh áp lực trong công việc vì áp lực lớn sẽ làm tích tụ các chất axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

BS. Anh Vũ

]]>
Sốt xuất huyết có gây tiểu buốt và tiêu chảy? http://tapchisuckhoedoisong.com/sot-xuat-huyet-co-gay-tieu-buot-va-tieu-chay-13412/ Fri, 03 Aug 2018 15:17:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sot-xuat-huyet-co-gay-tieu-buot-va-tieu-chay-13412/ [...]]]>

Nguyễn Thị Thủy ([email protected])

Theo thư mô tả diễn biến bệnh của bạn đang nặng thêm và có thể sẽ gặp biến chứng nếu không được theo dõi và điều trị đúng. Bạn cần theo dõi sát các triệu chứng và đến khám xét nghiệm máu lại nếu tiểu cầu giảm thấp cần truyền ngay. Bình thường chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết có 3 đặc điểm: sốt đột ngột bất thình lình; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn. Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một vài tiếng lại tăng lên. Vì sốt cao nên người bệnh mất nước nếu không uống bổ sung đủ sẽ gây rối loạn điện giải dẫn đến rối loạn đông máu giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau sốt một vài ngày như xuất huyết dưới da (chấm xuất huyết), xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết tiêu hóa gây nôn máu, đại tiện ra máu; ở nữ giới thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Có thể đái máu vi thể hoặc đại thể (nước tiểu có màu đỏ mắt thường cũng nhìn thấy và có cảm giác buốt). Nếu tiêu chảy cần đề phòng chức năng gan suy giảm do tác dụng phụ của thuốc hạ sốt. Bệnh nhẹ thì từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sẽ giảm và hết sốt, toàn trạng  phục hồi dần. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết, rất nguy hiểm với các biểu hiện: người lạnh toát, nôn máu, tiêu chảy, đái máu,… Trường hợp của bạn có tiểu buốt và tiêu chảy cần cảnh giác với các biến chứng này. Bạn nên tái khám, cần thiết phải nhập viện để điều trị.

BS. Hoàng Văn Thái

]]>
Nguyên nhân đi tiểu buốt và cách phòng tránh http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-di-tieu-buot-va-cach-phong-tranh-13134/ Sun, 29 Jul 2018 14:57:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-di-tieu-buot-va-cach-phong-tranh-13134/ [...]]]>

Tuyết Mai (Nghệ An)

Tiểu tiện thấy đau buốt, nhiều lần có thể là dấu hiệu của chứng viêm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bàng quang hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang) và thận. Phụ nữ thường hay dễ mắc chứng này do vi khuẩn E.coli dễ xâm nhập tới bàng quang qua đường niệu đạo vốn rất ngắn ở người phụ nữ. Những động tác kích thích, sự ma sát trong quá trình giao hợp, sự biến chất của các thuốc ngừa thai, của các chất thải từ trong tử cung ra là điều kiện thuận lợi để âm hộ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, còn phải kể tới sự lây bệnh qua đường tình dục bởi các vi khuẩn bệnh lậu, vi khuẩn chlamydia,…

Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để ngăn ngừa chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu cấp, bạn nên ăn nhiều rau cải, trái cây, dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước để vi khuẩn có thể đi theo nước tiểu ra ngoài. Trà, cà phê hay rượu bia nên tránh bởi chúng có những chất kích thích không tốt cho bàng quang. Có thể nấu nước râu ngô uống hàng ngày thay cho nước uống, liên tục như vậy trong 1 tháng.

Nên đi tiểu thường xuyên, không nín nhịn và phải chắc chắn là bạn đi tiểu hết. Đặc biệt, hãy cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Sinh hoạt điều độ, tránh áp lực trong công việc vì áp lực lớn sẽ làm tích tụ các chất axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

BS. Anh Vũ

]]>