tiết niệu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:09:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiết niệu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nội soi niệu quản mềm: Bước tiến mới trong điều trị bệnh tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-nieu-quan-mem-buoc-tien-moi-trong-dieu-tri-benh-tiet-nieu-13523/ Sun, 05 Aug 2018 05:09:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/noi-soi-nieu-quan-mem-buoc-tien-moi-trong-dieu-tri-benh-tiet-nieu-13523/ [...]]]>

Phương pháp nội soi niệu quản ống mềm (NSNQOM) đòi hỏi trang bị máy nội soi niệu quản mềm với kích thước nhỏ cho phép dễ dàng đưa qua niệu đạo, vào bàng quang rồi theo ống niệu quản lên tới bể thận và cuối cùng là có thể uốn cong để vào tới các đài thận giúp việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trong niệu quản và thận (sỏi, khối u, hẹp…).

Phối hợp với nguồn tán sỏi công suất lớn (Laser Holmium YAG), NSNQOM cho phép điều trị những sỏi đã thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể, sau nội soi niệu quản cứng nhưng sỏi bị đẩy lên thận, với những sỏi đài dưới kích thước 10-20mm. Trong nhiều trường hợp, NSNQOM còn được sử dụng phối hợp để lấy nốt mảnh sỏi còn sót sau nội soi thận qua da hay tán sỏi ngoài cơ thể.

NSNQOM còn góp phần trong chẩn đoán tiểu máu chưa rõ nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bảo tồn một số khối u biểu mô tiết niệu, hẹp niệu quản, hẹp phần nối bể thận niệu quản, hẹp cổ đài thận.

Nội soi niệu quản mềmMột ca phẫu thuật sỏi thận bằng phương pháp nội soi ống soi mềm.

Phương thức tiến hành

Trước tiên, người bệnh được đặt ống sonde JJ vào niệu quản bên cần phẫu thuật trước từ 1- 2 tuần để ống niệu quản rộng hơn, giúp NSNQOM thuận lợi hơn. Trong ca nội soi, người bệnh được gây mê toàn thân, đặt ở tư thế phụ khoa. Các phẫu thuật viên sẽ thực hiện rút ống sonde JJ, sau đó đặt ống đỡ niệu quản lên tới bể thận. Ống soi niệu quản mềm được đưa theo lòng ống đỡ niệu quản vào tới vị trí cần phẫu thuật. Phẫu thuật viên sử dụng laser để tán sỏi, cắt polype hoặc xẻ rộng chỗ hẹp. Phẫu thuật kết thúc bằng việc đặt lại ống sonde JJ (ống này sẽ được rút sau đó 2 tuần).

Phẫu thuật thường kéo dài khoảng 1 giờ. Thời gian nằm viện chỉ từ 1-2 ngày. Hậu phẫu nhẹ nhàng, không đau, không có sẹo mổ.

Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật?

Người bệnh sẽ được chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh (như siêu âm , UIV, CT…) giúp xác định vị trí, kích thước sỏi và đặc biệt là tình trạng niệu quản, đài bể thận và nhu mô, chức năng thận. Ngoài ra còn có các xét nghiệm cần thiết cho cuộc mổ, kiểm tra chức năng thận và đặc biệt là có hay không tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Do đây là một phẫu thuật dưới gây mê toàn thân nên khám gây mê trước mổ là cần thiết. Người bệnh và bác sĩ cần trao đổi và lưu ý tới những bệnh lý kết hợp (chẳng hạn bệnh lý tim mạch…) để có những tiên lượng trong cuộc mổ.

Những bất thường sau mổ

Do vẫn còn ống sonde JJ nằm trong bể thận – niệu quản – bàng quang nên có thể có một số biểu hiện bất thường trong khoảng thời gian này như tiểu máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần…, thậm chí là đau mỗi khi đi tiểu. Người bệnh không cần quá lo lắng – Các bất thường này thường không cần điều trị, chúng sẽ hết hoàn toàn sau khi rút sonde JJ.

Các biến chứng sau mổ có thể là: nhiễm trùng tiết niệu có sốt sau mổ thường xảy ra do bùng phát nhiễm khuẩn tiềm tàng do sỏi. Cần được điều trị theo kháng sinh đồ. Phẫu thuật có thể không lấy hết được sỏi, có thể gây tổn thương xước niêm mạc, thủng niệu quản, về lâu dài có thể gây hẹp niệu quản. Nhìn chung, các biến chứng sau mổ của NSNQOM ít gặp hơn so với nội soi thận qua da và nội soi niệu quản ống soi cứng.

Lưu ý chăm sóc sau mổ

Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau. Sau mổ, bệnh nhân nên ngồi dậy và đi lại sớm. Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu từ 2-3 lít/ngày giúp việc hòa loãng và đào thải máu, chất bẩn. Rút ống thông bàng quang 1-2 ngày sau mổ và ra viện: mọi sinh hoạt trở lại bình thường, không cần dùng thuốc sau mổ.

Bệnh nhân được hẹn khám lại sau 2 tuần với phim chụp để xác định đã hết sỏi và rút sonde JJ.

Cần khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để tái khám ít nhất 1 lần/năm.

 

Các trường hợp chỉ định NSNQOM

Sỏi: Thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể; sau nội soi niệu quản cứng nhưng sỏi bị đẩy lên thận, với những sỏi đài dưới kích thước 10-20mm. Phối hợp để lấy nốt mảnh sỏi còn sót sau nội soi thận qua da hay tán sỏi ngoài cơ thể.

Hẹp: Hẹp niệu quản, hẹp phần nối bể thận niệu quản , hẹp cổ đài thận…

Khối u: Chẩn đoán và cắt một số khối u biểu mô niệu quản, bể thận.

Chẩn đoán tiểu máu không rõ nguyên nhân.

 

BS. Lê Sĩ Trung

]]>
Các dị tật đường tiết niệu ở trẻ cần phải mổ http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-di-tat-duong-tiet-nieu-o-tre-can-phai-mo-11079/ Wed, 25 Jul 2018 08:54:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-di-tat-duong-tiet-nieu-o-tre-can-phai-mo-11079/ [...]]]>

Dị tật và bệnh ở đường tiết niệu gặp tương đối phổ biến trong bệnh lý trẻ em. Bệnh gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy và mất chức năng thận. Bệnh cần được phát hiện sớm để có chỉ định đúng về thời gian và cách chữa bệnh. Trước đây, những dị tật này thường chỉ được phát hiện khi có biến chứng, nhưng những năm gần đây dị tật này thường được phát hiện sớm sau đẻ thậm chí biết được trước khi trẻ sinh ra.

Trẻ thường được đưa tới phòng khám vì các lý do như khó đái, đái rỉ từng lúc hoặc suốt ngày, nước tiểu có thể rỉ ra ở đúng lỗ đái hoặc ở vị trí khác như ở âm đạo… Nước tiểu có thể đục hoặc màu hồng, có thể có khối u ở vùng dưới rốn hoặc mạng sườn…

Sau đây là một số dị tật hay gặp cần được chú ý:

– Hẹp lỗ đái: ở dị tật lỗ đái lệch thấp hay hẹp sau cắt bao qui đầu…

Biểu hiện: tia đái nhỏ, khó đái. Chữa bằng nong – mở rộng lỗ đái.

– Hẹp bao quy đầu:

Biểu hiện: khó đái, khi đái thấy bao quy đầu phồng, lộn bao quy đầu không được – không thấy được cả lỗ đái.

Điều trị bằng mổ, nong hoặc lộn. Trường hợp khi hẹp bao quy đầu không có vòng xơ, có thể lộn làm rộng dần bao quy đầu. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không làm trẻ đau, kết quả lâu dài. Hoặc dùng pine nhỏ nong, tách dính, làm sạch quy đầu – rãnh quy đầu. Tuy nhiên khi có vòng xơ ở bao quy đầu bị nghẹt bao quy đầu thì phải chỉ định mổ.

– Hẹp niệu đạo: Do nhiều nguyên nhân như chấn thương, viêm  nhiễm, bẩm sinh.

Biểu hiện: đái khó, tia nhỏ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Chẩn đoán vị trí, mức độ hẹp và chiều dài niệu đạo hẹp bằng chụp niệu đạo. Tùy theo độ dài, mức độ hẹp mà chọn nong niệu đạo; cắt mở rộng chỗ hẹp bằng nội soi; hay cắt chỗ hẹp, nối lại niệu đạo hoặc tạo thêm một đoạn niệu đạo mới.

Hình ảnh chụp cắt lớp của hẹp phần nối bể thận – niệu quản gây giãn to đài bể thận.

– Túi thừa niệu đạo:

Thường ở trẻ trai, hiếm gặp ở trẻ gái. Bệnh thường biểu hiện từ ngay sau đẻ. Trẻ không đái thành tia, luôn đái rỉ. Có sốt do nhiễm khuẩn nước tiểu. Ở bìu thường có một khối khá tròn căng, ép vào thì ra nước tiểu ở lỗ đái. Chụp niệu đạo xác định vị trí và kích thước túi thừa. Điều trị bằng kháng sinh và mổ cắt túi thừa, khâu tạo lại niệu đạo.

– Van niệu đạo sau ở trẻ nam:

Biểu hiện: Trẻ khó đái hoặc đái rỉ liên tục, đái không hết nước tiểu nên bàng quang thường to. Chẩn đoán bệnh bằng chụp Xquang hoặc soi niệu đạo. Phương pháp điều trị là cắt van niệu đạo qua nội soi.

– Còn ống niệu rốn:

Biểu hiện: thấy nước trong rỉ ra qua rốn thường xuyên hoặc khi trẻ  tiểu tiện, nước tiểu vừa ra qua lỗ đái ở đỉnh quy đầu lại vừa qua ở rốn. Chẩn đoán xác định bằng chụp bàng quang hoặc bơm chất màu xanh methylen vào niệu đạo. Bệnh thường tự khỏi với trẻ sơ sinh. Nếu tồn tại thì phẫu thuật  cắt bỏ ống niệu rốn.

– Hẹp phần nối bàng quang – niệu quản hay hẹp phần niệu quản trong thành bàng quang: gây giãn niệu quản, đài bể thận.

Biểu hiện: nước tiểu đục, nhiễm khuẩn, có thể nắn thấy có khối u ở một bên mạng sườn. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp Xquang. Phương pháp điều trị là mổ cắt chỗ niệu quản hẹp. Trồng lại niệu quản vào bàng quang có van chống trào ngược.

– Hẹp lỗ niệu quản: Tạo ra túi sa niệu quản. Túi sa niệu quản có thể trong bàng quang hoặc chui ra ngoài lỗ đái (ở trẻ gái) gây bí đái. Chẩn đoán bằng siêu âm, chụp và soi bàng quang. Phẫu thuật mở túi sa qua nội soi hay cắt bỏ niệu quản – thận phụ có túi sa nếu thận phụ có chức năng kém và niệu quản phụ giãn to.

– Luồng trào ngược bàng quang – niệu quản: do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nước tiểu từ bàng quang luôn chảy ngược lên niệu quản gây giãn niệu quản và ứ đọng nước tiểu gây nhiễm khuẩn rồi suy thận. Chẩn đoán bằng  Xquang, siêu âm. Nếu nhẹ (độ I và II) dùng kháng sinh, phẫu thuật khi bệnh nặng hơn (độ III, IV).

– Hẹp ở niệu quản:

Biểu hiện: đau bụng vùng mạng sườn, nước tiểu có thể đục, nắn bụng có thể thấy khối u (thận căng to). Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp thận niệu quản có thuốc cản quang. Phẫu thuật mổ cắt van, có thể tạo hình niệu quản giãn  phía trên.

– Hội chứng hẹp chỗ nối bể thận niệu quản:

Biểu hiện: đau bụng vùng mạng sườn, nước tiểu có thể đục, nắn có thể thấy khối u vùng mạng sườn (do thận căng to). Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp thận có thuốc cản quang. Dị tật này tới nay thường được phát hiện trước khi trẻ ra đời. Phẫu thuật cắt bỏ chỗ niệu quản hẹp, tạo hình lại bể thận bị giãn, nối lại niệu quản với bể thận.

– Thận niệu quản đôi:

Biểu hiện: ở mỗi bên có hai đơn vị thận và hai niệu quản. Bệnh có thể ở một hoặc cả hai bên thận trái và phải. Cả hai niệu quản có thể đều đổ vào bàng quang hoặc có một niệu quản đổ lạc chỗ vào niệu đạo, cạnh lỗ đái, âm đạo… nên gây đái rỉ liên tục. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp thận – niệu quản có cản quang. Phẫu thuật nếu có đái rỉ hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn tái phát…

Tóm lại, dị tật đường tiết niệu của trẻ em có rất nhiều loại và lại có thể kết hợp với nhau, với những dị tật hoặc bệnh ở các bộ phận khác. Khi bệnh nhi đến khám sớm, bệnh mới bắt đầu thì việc điều trị có kết quả tốt. Những tháng gần đây, chúng tôi đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhi có chẩn đoán từ trước sinh. Chúng tôi hy vọng và mong các bậc cha mẹ  trẻ em nếu thấy con mình có dấu hiệu gì khác thường thì xin đưa tới khám để điều trị sớm.

PGS.TS.Trần Ngọc Bích

]]>
Ðẩy lùi viêm đường tiết niệu khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/day-lui-viem-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai-8594/ Sun, 22 Jul 2018 03:13:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/day-lui-viem-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai-8594/ [...]]]>

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ mang thai. Đôi lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng nhưng đa số đều có biểu hiện lên chức năng tiểu tiện tùy theo vị trí nào của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận một bên hoặc hai bên. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc đồng thời song song trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh

Thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải sẽ đè ép vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận. Hơn nữa, trong thời kỳ có thai, sự thay đổi về sinh lý nội tiết như dưới tác dụng của progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên thai phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn. Hoặc trong thời kỳ hậu sản, một số sản phụ thường bí tiểu do cuộc đẻ gây ra như chấn thương đường sinh dục dưới, do thủ thuật Forceps, giác hút, đại kéo thai. Hoặc dùng thông tiểu trước, trong và sau sinh không đảm bảo vô khuẩn.

Điều trị triệt để khi bị viêm tiết niệu để không nguy hiểm khi mang thai.

Ảnh hưởng đối với thai kỳ

Tùy vị trí bị nhiễm khuẩn (bàng quang, niệu quản hay bể thận) mà có sự ảnh hưởng khác nhau đến thai kỳ: Khoảng 25% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng. Một số trường hợp có thể dẫn đến động thai, sẩy thai đặc biệt vào những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai. Nếu viêm thận – bể thận sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn thường dẫn đến đẻ non, thai chết trong tử cung nếu chẩn đoán muộn và điều trị không tích cực.

Cảnh giác viêm bể thận trong thai kỳ

Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản). Bệnh xuất hiện đột ngột trên một thai phụ bình thường hoặc ở thai phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang trước đó với triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; sốt cao (có thể tới 40oC, rét run; đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); kém ăn hoặc chán ăn; buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu có nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ… Nếu cấy máu có thể gặp 15% trường hợp có nhiễm khuẩn máu.

Đừng để viêm thận – bể thận mạn tính

Nếu thai phụ có tiền sử bị viêm tiết niệu (niệu đạo, viêm bàng quang hoặc viêm thận – bể thận) cấp tính cần điều trị triệt để. Vì triệu chứng viêm thận – bể thận thường âm thầm chỉ biểu lộ suy chức năng thận (suy thận) lúc bệnh quá nặng.

Trường hợp chức năng thận còn tốt, huyết áp còn trong giới hạn bình thường thì thai vẫn phát triển bình thường. Điều trị như đối với viêm thận cấp tính nhưng cần chú ý theo dõi kỹ về chức năng thận. Đôi khi có thể kết hợp chạy thận nhân tạo nếu đủ điều kiện và đúng chỉ định. Nói chung nếu suy thận thì tiên lượng cho mẹ và thai thường xấu.

Chú ý trong phòng ngừa và điều trị

Cần chẩn đoán sớm và phải điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu trong thai kỳ để tránh các biến chứng xấu có hại cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần định kỳ khám thai và xét nghiệm nước tiểu nếu có biểu hiện bất thường. Ngoài ra, trong quá trình khám và xử trí cần tránh các yếu tố thuận lợi gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu như sang chấn sản khoa, cần hạn chế thông tiểu nếu thấy chưa cần thiết; cần điều trị viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung trong quá trình thai nghén để phòng lây nhiễm sang đường tiết niệu. Nhớ uống nhiều nước 1,5 – 2 lít/ngày để phòng sỏi tiết niệu.

Khi phát hiện thai phụ bị viêm thận – bể thận thì cần phải nhập viện để điều trị. Bao gồm: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường; Truyền dịch và theo dõi lượng nước tiểu để đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm hình thái nhiễm khuẩn tiết niệu lan tỏa. Theo dõi thêm về các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ. Dùng kháng sinh có kháng phổ rộng… hoặc có thể dùng phối hợp các kháng sinh. Theo dõi kỹ trong 2 ngày đầu điều trị, nếu các triệu chứng lâm sàng nói trên giảm hoặc biến mất cần tiếp tục điều trị thêm cho đến 10 ngày. Nếu sau 2 ngày theo dõi (mặc dù đã dùng kháng sinh tích cực) vẫn không thuyên giảm về triệu chứng, cần phải đổi kháng sinh dựa theo kết quả kháng sinh đồ.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Ăn gì để tránh sỏi tiết niệu tái phát? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-de-tranh-soi-tiet-nieu-tai-phat-5420/ Thu, 19 Jul 2018 14:10:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-de-tranh-soi-tiet-nieu-tai-phat-5420/ [...]]]>

Đồ uống thích hợp để tăng bài niệu và cung cấp can-xi

Bệnh nhân cần uống nhiều nước. Việc tăng số lượng nước tiểu nhằm mục đích hoà loãng nước tiểu trong thời gian cả ngày và đêm để giảm nồng độ các chất tạo sỏi trong nước tiểu.; số lượng nước uống mỗi ngày tuỳ theo thời tiết, các hoạt động cá nhân, trọng lượng cơ thể; chia đều lượng nước uống trong cả ngày và đêm; đa dạng các loại nước uống: nước uống thông thường, nước có ga, tránh đồ uống có đường hoặc muối.

Trên thực tế, nhiều bệnh nhân dễ bị sỏi tái phát do không áp dụng đúng việc uống nước đủ và đều. Cần uống đủ và nhất là phân chia lượng nước uống đều trong cả ngày lẫn đêm để giảm độ cô đặc của nước tiểu, nhất là về buổi sáng. Một số kinh nghiệm nhỏ rất hữu ích đó là thường xuyên đem theo những chai nước nhỏ khi ra khỏi nhà, uống nước trước và sau khi đi tiểu, uống trước khi ngủ và ngay khi tỉnh dậy…

Ngoài tác dụng hoà loãng nước tiểu, đồ uống còn là nguồn cung cấp các chất khoáng. Cần biết rõ thành phần chất khoáng có trong đồ uống để tránh đưa vào cơ thể quá nhiều can-xi, phospho, ma-giê…

sỏi tiết niệuNên sử dụng thức ăn đa dạng và phân chia đều trong ngày.

Thức ăn đa dạng, cân bằng

Thức ăn cần được phân đều trong nhiều bữa ăn trong ngày nhằm bảo đảm dinh dưỡng mà không gây tăng đậm độ nước tiểu quá cao.

Những bệnh nhân bị sỏi tái phát thường có thói quen xấu là ăn quá nhiều muối và đạm trong khi đó lại thiếu rau và nước. Sỏi tái phát thường gặp ở những người chỉ dùng một bữa chính trong ngày, chủ yếu là bữa tối. Bữa sáng thường ít, bữa trưa chủ yếu là thức ăn nhanh trong khi đó bữa tối lại quá nhiều chất bổ, đặc biệt là đạm và chất khoáng.

Việc phân bố các bữa ăn trong ngày rất quan trọng nhằm cung cấp dinh dưỡng và giữ đậm độ nước tiểu hợp lý. Cần có ít nhất 3 bữa trong ngày thay đổi với  sự cân đối các loại thức ăn cần thiết sau: Sữa và các sản phẩm của sữa, thịt, cá, trứng; tinh bột; rau xanh; hoa quả; chất béo.

Lời khuyên về dinh dưỡng

Sử dụng nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng, chia đều phù hợp với từng người.

Đạm: thịt, cá trứng nên ăn ít (phù hợp theo lượng cơ bắp của từng người) và phải chia đều trong các bữa ăn để tránh cô đặc urê trong nước tiểu. .

Can-xi: Sữa và sản phẩm của sữa. Quan niệm sai lầm hay gặp là kiêng uống sữa để tránh sỏi tái phát hoặc ngược lại, sử dụng quá nhiều sữa và sản phẩm của sữa. Đối với bệnh nhân sỏi tiết niệu, các nhà dinh dưỡng khuyên dùng sữa hàng ngày (phải uống thêm nước và chia nhỏ thành nhiều lần).

Rau: Ăn rau trong tất cả các bữa. Rau cung cấp chất xơ, kali, magne… và rất ít năng lượng.

Hoa quả: Hoa quả có rất nhiều đường nên cần hạn chế, chỉ nên ăn 2-3 quả nhỏ mỗi ngày. Nước hoa quả không có chất xơ nhưng có nhiều đường nên cần hạn chế sử dụng như hoa quả.

Tinh bột: Cơm, bánh mỳ, đậu… cung cấp nhiều tinh bột, đường vitamin, chất khoáng.

Chất béo: Số lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày tuỳ theo nhu cầu năng lượng cơ thể. Chất béo nguồn gốc thực vật rất tốt, chúng cung cấp kali, magne và chất xơ.

Vitamin D: Tình trạng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến ngay cả với chế độ ăn đa dạng và cân bằng. Do vậy cần sử dụng thêm viên vitamin D sao cho đạt nồng độ vitamin D trong máu từ 20-60 ng/ml. Lưu ý rằng, vitamin D có nhiều trong dầu ăn, sữa.

Muối: Sử dụng nhiều muối gây tăng natri trong nước tiểu dẫn đến việc đào thải nhiều can-xi, oxalate, cystine, acide uric là các chất dễ lắng đọng trong nước tiểu gây ra sỏi. Mỗi ngày cần dùng 6-8 gr muối chia đều trong các món ăn.

Lưu ý các loại thức ăn chứa nhiều muối, chia đều lượng muối trong các bữa ăn, nên dùng thêm rau thơm, phẩm màu thực vật để giảm lượng muối.

Việc tăng tiêu thụ citrate, potassium và magnesium trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp việc chống tạo sỏi. Nên dùng các loại nước chanh, rau xanh, ngũ cốc, bánh mỳ, đậu.

Người nhà có trách nhiệm nhắc nhở bệnh nhân thực hiện đúng và thường xuyên chế độ dinh dưỡng.

BS. Lê Trung

]]>
Bài thuốc phòng trị sỏi thận, tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-phong-tri-soi-than-tiet-nieu-2296/ Wed, 18 Jul 2018 04:50:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-phong-tri-soi-than-tiet-nieu-2296/ [...]]]>

Nguyên nhân phần nhiều hay ăn đồ cay nóng, uống ít nước hoặc do phòng sự quá độ thận âm hư hỏa động, khí hóa của bàng quang suy yếu, nhiệt uất kết, viêm nhiễm. Phòng trị sỏi thận nên thanh thấp nhiệt, bài thạch, tư dưỡng thận âm. Sau đây là một số bài thuốc phòng trị bệnh.Sỏi tiết niệu thuộc chứng “ngũ lâm” trong đông y. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên.

Sỏi tiết niệu thuộc chứng “ngũ lâm” trong đông y. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên.

“Ngũ lâm” đi tiểu có cặn lắng, hoặc siêu âm thấy có sỏi đều gọi là thạch lâm. Nên dùng bài Thạch lâm thông: kim tiền thảo 30g, quả dứa dại 16g, đương quy 14g, xích thược 14g, hoàng bá 14g, tỳ giải 14g, ngưu tất 14g, đào nhân 12g, đăng tâm 6g. Sắc uống. Tác dụng: lợi tiểu thanh thấp, bài thạch, dưỡng âm… Trong bài: Kim tiền, quả dứa, đăng tâm thanh nhiệt lợi thấp thông lâm bài thạch; đào nhân, ngưu tất thông ứ kết; hoàng bá, tỳ giải thanh thấp nhiệt; đương quy, xích thược bổ huyết dưỡng âm. Bài thuốc có công năng vừa bổ vừa tả. Trị sỏi thận tiết niệu, đi tiểu bí khó, thận trướng nước do sỏi. Uống nhiều ngày không sợ hại chân âm, tăng cường chức năng lọc đào thải của thận.

“Ngũ lâm” đi tiểu buốt nóng, tiểu ra máu còn gọi huyết lâm. Phép trị: thanh thấp nhiệt chỉ huyết. Nên dùng bài Tiểu kế ẩm tử gia vị: tiểu kế 20g, bồ hoàng 20g, ngẫu tiết 12g, đương quy 12g, chi tử 12g, hoạt thạch 40g, mộc thông 8g, sinh địa 40g, cam thảo 4g, trúc diệp 12g. Sắc uống. Tác dụng: chỉ huyết, thanh nhiệt, thông lâm… Bài này rất tốt cho người có sỏi, có đợt đi tiểu ra máu.

“Ngũ lâm” đi tiểu đục ở cuối bãi, đau lưng còn gọi cao lâm. Phép trị: thanh thấp nhiệt kiện tỳ. Nên dùng bài Tỳ giải phân thanh ẩm 2: tỳ giải 20g, thương truật 12g, đơn sâm 14g, hoàng bá 14g, liên nhục 12g, bạch linh 20g, xương bồ 12g, xa tiền 14g. Sắc uống. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp… Thích hợp người có sỏi, nước tiểu vẩn đục như nước vo gạo, đi tiểu nóng, rát và đau.Kim tiền thảo.

Kim tiền thảo.

“Ngũ lâm” đi tiểu buốt rít, tiểu khó còn gọi khí lâm. Phép trị: thăng thanh giáng trọc. Nên dùng bài Bổ trung ích khí gia giảm: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 16g, hoàng kỳ 14g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, đương quy 14g, tỳ giải 14g, xương bồ 10g, ích trí nhân 12g, ô dược 12g. Sắc uống. Tác dụng: bổ khí thăng dương thanh thấp, bài thạch. Thích hợp người có tuổi bị sỏi thận kèm tỳ thận khí hư, tiểu ít, tiểu khó.

“Ngũ lâm” đi tiểu khó khăn, có khi đau xốc lên bụng, gọi là lao lâm. Nên dùng bài Tế sinh thận khí hoàn gia giảm: thục địa 32g, hoài sơn 16g,  đơn bì 14g, sơn thù 14g, phục linh 14g, trạch tả 12g, quế chi 12g, phụ tử 4g, ngưu tất 14g, sa tiền 12g. Sắc uống. Tác dụng: ôn dương bổ thận, hóa khí lợi thấp. Thích hợp người có tuổi sỏi thận tiết niệu chữa hết lại có, tiểu không tự chủ.

Lưu ý: nếu sỏi thận gây viêm tiết niệu cấp hoặc thận trướng nước, cần đi khám trị chuyên khoa.

Lương y Minh Phúc

]]>
6 bài thuốc trị sỏi tiết niệu http://tapchisuckhoedoisong.com/6-bai-thuoc-tri-soi-tiet-nieu-937/ Wed, 18 Jul 2018 02:38:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-bai-thuoc-tri-soi-tiet-nieu-937/ [...]]]>

Sỏi đường niệu thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, do sự kết tụ các chất bất thường trong nước tiểu. Việc di chuyển sỏi gây ra những cơn đau dữ dội. Người bệnh bị sỏi đường niệu do thấp nhiệt có biểu hiện bụng dưới trướng đầy, nước tiểu vàng hay đỏ hoặc đục và có cặn, thỉnh thoảng có sỏi. Khi đi tiểu đau nhói, nóng buốt không thể nào chịu nổi. Sau khi hòn sỏi bài tiết ra thì đau buốt có phần giảm nhẹ.

​Kim tiền thảo (trái) và râu ngô là hai vị thuốc trị sỏi tiết niệu rất tốt.

Đông y điều trị theo nguyên tắc thanh nhiệt hóa kiên là chủ yếu. Sau đây là một số bài thuốc trị:

Bài 1: dây lá kim tiền thảo tươi 100g, rửa sạch giã nhỏ, thêm 1 lít nước, lọc vắt lấy nước, cho uống trong ngày. Hoặc sắc với 2 lít nước lấy 1 lít, chia 3 lần uống trong ngày. Uống đến khi khỏi bệnh.

Bài 2: râu ngô 40g, mã đề thảo 60g, cỏ mực 40g, rễ cỏ tranh 20g. Dùng tươi hay khô. Dùng tươi: sắc với 2 lít nước lấy 1 lít, lọc chia uống 3 lần, khi đói. Ngày 1 thang.

Bài 3: rau má 20g, thài lài tía 20g, râu ngô 30g, rau sam 20g, cam thảo đất 30g, lá tre 30g. Sắc với 800ml lấy 400ml, chia uống 3-4 lần trong ngày.

Bài 4: thạch vĩ 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cam thảo 4g, xích linh 12g, mộc thông 6g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thủy, hoạt lợi thông khiếu.

Bài 5. Giáng thạch thang: giáng hương 3g, thạch vĩ 10g, hoạt thạch 10g, ngư não thạch 10g, kim tiền thảo 30g, hải kim sa 10g, kê nội kim 10g, đông quỳ tử 10g, ngưu tất 10g, cam thảo tiêu 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 15 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch thông lâm.

Bài 6. Thạch vĩ tán gia vị: thạch vĩ 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cam thảo 4g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 20 ngày.

Gia giảm:

+ Lưng bụng đau như bị cắn, thêm xích thược 10g, cam thảo 5g.

+ Đau kịch liệt, đau lan cả bụng dưới, ngoại âm, thậm chí vã mồ hôi hột, sắc mặt trắng bệch, thêm hổ phách mạt 3g, bột tam thất 10g.

+ Huyết niệu lượng nhiều, thêm ngẫu tiết 20g, bồ hoàng thán 10g, bạch mao căn 15g.

+ Thấp nhiệt khá nặng, niệu đạo nóng đau, rít, thêm bồ công anh 15g, tử hoa địa đinh 10g, long quỳ 5g.

+ Đi tiểu, nước tiểu không liên tục, bụng dưới trướng đau, thêm ô dược 10g, mộc hương 10g, chỉ thực 5g, bạch chỉ 5g.

+ Sỏi lâu ngày khá to mà thể trạng người bệnh tốt, thêm tạo giác thích 10g, tam lăng 10g, nga truật 15g, tiêu thạch 10g.

+ Chữa trị lâu ngày không khỏi, hao dịch thương âm, miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác, thêm sinh địa 15g, huyền sâm 20g, mạch môn 15g, miết giáp 10g.

+ Lâm chứng lâu ngày khí hư, sắc mặt trắng nhợt, đoản hơi, chất lưỡi nhạt có hằn răng, mạch tế nhược, thêm đảng sâm 25g, hoàng kỳ 25g.

Lương y Thảo Nguyên

]]>