tiêm chủng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 14 Aug 2018 14:37:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tiêm chủng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Giải đáp về vắc-xin và tiêm chủng http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-dap-ve-vac-xin-va-tiem-chung-15229/ Tue, 14 Aug 2018 14:37:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-dap-ve-vac-xin-va-tiem-chung-15229/ [...]]]>

Phan Thị Thu Hiền ([email protected])

Trả lời: Như bạn nói cháu đã 6 tháng tuổi và đã được tiêm 2 mũi vắc-xin 6 trong 1, bạn có thể  đưa cháu đi tiêm chủng liều tiếp theo vắc-xin miễn phí 5 trong 1 (vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan b – viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib ) và uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt trong Chương trình TCMR tại các trạm y tế xã/phường sau khi  tiêm vắc-xin lần 2 ít nhất một tháng. Bạn không nên chờ có vắc-xin dịch vụ mới cho cháu đi tiêm vì trẻ có thể mắc bệnh nếu không tiêm đầy đủ. Khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc-xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.

*Tôi và vợ tôi xét nghiệm máu đều HbsAg dương tính. Vợ tôi sinh cháu trai được 7 tháng rồi. Trong 24 giờ đầu cháu đã được tiêm huyết thanh và vắc-xin engerix để phòng bệnh viêm gan B. Trong 2 tháng tiếp theo cháu đều tiêm vắc-xin engerix ở Trung Tâm Y tế Dự phòng Quảng Ninh. Hiện tại cháu chưa được tiêm vắc-xin 5 trong 1 để phòng các bệnh khác ngoài viêm gan B. Trạm y tế phường giải thích không tiêm được vì trong mũi 5 trong 1 cũng có vắc-xin viêm gan B mà trước đó cháu đã được tiêm đủ liều vắc-xin viêm gan B rồi. Tôi muốn hỏi chương trình là bây giờ cho cháu tiêm vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có được không? Nếu không tiêm được thì con tôi phải dùng loại vắc-xin nào để thay thế? Mong chương trình trả lời giúp tôi để con tôi được tiêm phòng đầy đủ. Xin cảm ơn.

Nguyễn Chí Tuyến ([email protected])

Trả lời: Chào bạn, trẻ em dưới 1 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các vắc-xin phòng bệnh, vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh (liều sơ sinh), vắc-xin phòng bệnh lao, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi – viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và vắc-xin phòng bệnh bại liệt. Cháu nhà bạn mới được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B vì vậy cháu cần được tiêm chủng bổ sung các vắc-xin phòng bệnh còn thiếu, việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. Khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu nhà bạn đã tiêm vắc xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.

Dự án TCMR

]]>
Giải đáp về vắc-xin và tiêm chủng (P2) http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-dap-ve-vac-xin-va-tiem-chung-p2-14952/ Thu, 09 Aug 2018 04:45:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-dap-ve-vac-xin-va-tiem-chung-p2-14952/ [...]]]>

Còn tất cả các mũi vắc-xin trong chương trình đã tiêm đầy đủ. Vậy bây giờ bé có tiêm mũi viêm gan b nữa được không ạ? Giờ bé hơn 1 tuổi, cháu muốn tiêm cho bé những mũi tiêm dịch vụ khác như cúm, thủy đậu… Bác sĩ cho cháu hỏi cần phải tiêm những mũi vắc-xin gì nữa và vào độ tuổi như thế nào là hợp lý ạ? Cháu xin cảm ơn!

Lê Thị Thùy Trang

([email protected])

Trả lời: Chào bạn! Trẻ sơ sinh cần tiêm vắc-xin viêm gan B sớm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu trường hợp không được tiêm vắc-xin viêm gan B sớm và cháu đã được tiêm  3 mũi vắc-xin 5 trong 1 đã bao gồm vắc-xin viêm gan B thì không cần phải tiêm thêm vắc-xin viêm gan B nữa. Khi nào cháu được 18 tháng bạn hãy cho cháu đi tiêm nhắc vắc-xin sởi mũi 2 và vắc-xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván, ngoài ra trẻ từ 12 tháng tuổi cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Ngoài các vắc-xin trong Chương trình TCMR, bạn có thể cho cháu tiêm thêm một số vắc-xin phòng bệnh khác như thủy đậu, cúm, viêm gan A… tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

* Con tôi đã được tiêm một mũi vắc-xin sởi đơn (lúc 9,5 tháng) và đã tiêm một mũi vắc-xin sởi – Rubella trong chiến dịch (lúc 13 tháng tuổi). Vậy thời điểm cháu 18 tháng tuổi có phải tiêm vắc-xin sởi theo lịch tiêm chủng nữa không? Cháu chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị, thì cháu nên tiêm vắc-xin quai bị vào thời điểm nào, và nên tiêm vắc-xin quai bị nào (mũi đơn, 2 trong 1 hay 3 trong 1)? Trân trọng cảm ơn.

Nga ([email protected])

Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi – Rubella, bạn vẫn cần cho cháu đi tiêm nhắc lại mũi sởi khi 18 tháng tuổi để củng cố miễn dịch phòng bệnh sởi hoặc bạn có có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu.

Cần đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi - Rubella đúng lịch.

Cần đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi – Rubella đúng lịch.

* Con tôi còn 10 ngày nữa là 24 tháng, cháu đã tiêm 2 mũi Quinvaxem, liệu bây giờ cháu có tiêm mũi thứ 3 được không, và có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?

Nguyễn Văn Thắng

([email protected])

Trả lời: Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đủ 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (Quinvaxem) để phòng bệnh bạch hầu,ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Cháu nhà bạn đã trên 1 tuổi cần được tiêm nhắc vắc-xin phòng bệnh bạch hầu,ho gà, uốn ván (vắc-xin 3 trong 1 DPT) và tiêm vắc-xin sởi. Bạn hãy cho cháu đến các điểm tiêm chủng tại trạm y tế xã phường để được tiêm chủng miễn phí các vắc-xin trên. Khi đi nhớ mang theo sổ tiêm chủng của cháu để cán bộ y tế kiểm tra và có chỉ định thích hợp cho cháu.

* Bé nhà em được 3 tháng 20 ngày, do bé bị ốm nên vẫn chưa tiêm phòng được mũi 5 trong 1 từ tháng thứ 2, sang tháng sau bé nhà em tiêm trễ thì có ảnh hưởng gì không ạ? Bé mới chỉ tiêm phòng được viêm gan B và lao.

Diệp ([email protected])

Trả lời: Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi là tiêm 3 mũi  vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não/viêm phổi do vi khuẩn Hib và uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi, trong trường hợp các cháu phải hoãn tiêm vì ốm hay bất kỳ lý do nào khác thì cần cho cháu đi tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó vì nếu tiêm muộn cháu có thể bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng phòng bệnh.

* Con em đã tiêm 2 mũi sởi và 2 mũi Rubella theo Chương trình TCMR của cả nước, nhưng giờ em muốn tiêm phòng quai bị cho con mà bác sĩ ở 131 lò đúc lại bảo không tiêm được hoặc phải tìm mũi quai bị đơn để tiêm. Chuyên gia có thể giải thích cho em được không và làm thế nào để em tiêm được quai bị cho con.

Thanh Mai ([email protected])

Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi – Rubella, bạn có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ (hiện tại không có vắc-xin quai bị đơn) để phòng thêm bệnh quai bị, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu, chỉ lưu ý thời gian tiêm vắc-xin MMR cần cách lần tiêm vắc-xin sởi hoặc sởi – Rubella trước đó tối thiểu 1 tháng.

(Còn tiếp)

Dự án TCMR

]]>
Không nên cho trẻ đi tiêm chủng khi nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-cho-tre-di-tiem-chung-khi-nao-12136/ Thu, 26 Jul 2018 12:00:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-cho-tre-di-tiem-chung-khi-nao-12136/ [...]]]>

Ngoài sốt, sau khi tiêm chủng trẻ còn có những phản ứng gì nữa, thưa bác sĩ? Những trường hợp nào không nên đưa trẻ đi tiêm chủng?

Nguyễn Thị Huế (Nghệ An)

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể có những phản ứng hết sức bình thường như: sốt nhẹ – đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày, vì thế không cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (việc dùng thuốc đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ). Chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt trên 39oC; Sưng đỏ, đau… chỗ tiêm: đây là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu trẻ kêu đau, hay chỗ tiêm sưng nhiều có thể chườm lạnh để làm giảm đau và giảm sưng; Dị ứng: có thể là ban mề đay, ngứa toàn thân… và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì nên dùng thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ; Các phản ứng khác (hiếm gặp): tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não… Đây là các phản ứng thường nặng, vì thế cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị.

Tiêm chủng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm. Việc đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiêm chủng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ như: đang sốt cao, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đang bị viêm da mủ hoặc bệnh chàm ngoài da; mắc một bệnh mạn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính…) hoặc mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức. Những trường hợp này nên được hoãn lại và chờ ý kiến quyết định của bác sĩ chuyên khoa.

BS. Vũ Thanh Luyến

]]>
Ðừng bỏ lỡ cơ hội cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-bo-lo-co-hoi-cho-tre-tiem-chung-day-du-de-phong-benh-11372/ Wed, 25 Jul 2018 09:50:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-bo-lo-co-hoi-cho-tre-tiem-chung-day-du-de-phong-benh-11372/ [...]]]>

Hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” do Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động, ngày 3/6/2017, Bộ Y tế phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” với chủ đề “Hiệu quả của vắc-xin”. Đây cũng là dịp những thông điệp truyền thông về tiêm chủng đến được với cộng đồng và các bậc cha mẹ, góp phần quan trọng giúp trẻ em Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ mít tinh Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng 2017.                        Ảnh: BS. Phạm Quang Thái

 

Hơn 600 triệu liều vắc-xin đã được tiêm chủng miễn phí trong Chương trình TCMR

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Vắc-xin bảo vệ cuộc sống của chúng ta thông qua tiêm chủng. Ngày nay, vắc-xin không những được sử dụng phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mà còn để phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh mạn tính khác như ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi… Vắc- xin ngoài việc giúp cho trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường về thể chất và trí não, còn giúp cho việc bảo vệ sức khỏe của người lớn như các loại vắc-xin phòng cúm hoặc các bệnh mạn tính.

Ðừng bỏ lỡ cơ hội cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnhThứ trưởng Bộ Y  tế Nguyễn Thanh Long vui vẻ trò chuyện với các bố mẹ đưa con đi tiêm chủng tại Trạm y tế xã Nghĩa Dõng, Quảng Ngãi.         Ảnh: BS. Phạm Quang Thái

Hơn 600 triệu liều vắc-xin đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ sau hơn 30 năm triển khai công tác TCMR ở nước ta. Nhiều loại vắc-xin mới với công nghệ kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào sử dụng trong tiêm chủng cho cả trẻ em và người lớn, giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc-xin dự phòng từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Năm 2016 vừa qua là năm thứ 16 liên tiếp Việt Nam bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và là năm thứ 11 cả nước duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh. Với những nỗ lực bền bỉ triển khai các hoạt động tiêm chủng vắc-xin sởi thường xuyên và chiến dịch nhiều năm qua, số trường hợp mắc bệnh sởi năm 2016 được ghi nhận thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, vắc-xin Rubella đã được đưa vào tiêm chủng mở rộng từ năm 2014, vắc-xin viêm não Nhật Bản được mở rộng triển khai trên cả nước giúp cho trẻ em ngày càng được chăm lo phòng bệnh đầy đủ và toàn diện hơn.

Tuy nhiên, GS. Nguyễn Thanh Long cũng nêu một thực trạng đáng ngại vẫn tồn tại: ở một số nơi vùng sâu, vùng xa trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn, vì vậy một số bệnh truyền nhiễm có nguy cơ quay trở lại. Tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh trong năm 2016 chỉ đạt 68%, hàng năm hơn 600.000 trẻ lúc mới sinh ra không được tiêm chủng kịp thời vắc-xin này có nguy cơ bị lây nhiễm virut viêm gan B, đặc biệt trong tình hình tỷ lệ nhiễm vi rut viêm gan b trong cộng đồng còn ở mức cao. Tỷ lệ tiêm chủng tại một số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa đạt 90%.

Gần 3,8 triệu trẻ được quản lý thông tin tiêm chủng

Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ấn nút khai trương vào ngày 24/3/2017 và được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/6/2017. Tính đến ngày hôm nay, trên toàn bộ hệ thống đã ghi nhận gần 3,8 triệu trẻ em trong độ tuổi TCMR được quản lý thông tin. Hệ thống là một công cụ tốt để giúp cho ngành y tế, chính quyền các địa phương có thể quản lý chặt chẽ, chính xác các đối tượng tiêm chủng. Đồng thời nó cũng giúp người dân có thể theo dõi, quản lý lịch sử tiêm chủng của mình suốt đời.

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm và kiểm tra công tác tiêm chủng tại Trạm y tế xã Nghĩa Dõng, Quảng Ngãi.               Ảnh: BS. Phạm Quang Thái

 

Tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng

Từ tháng 6/2017 sẽ đồng loạt triển khai đồng bộ Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia tại tất cả các tuyến trên cả nước. GS.TS. Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban Quản lý dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết: Việc làm này sẽ giúp quản lý đối tượng tiêm chủng một cách toàn diện. Trên hệ thống có thể truy cập thông tin về lịch sử tiêm chủng, số lần tiêm/uống các loại vắc-xin của từng trẻ dù được tiêm chủng trong TCMR hay tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ tại bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Với những trẻ vãng lai đến tiêm chủng sẽ được hệ thống cập nhật để quản lý theo hộ khẩu thường trú và nơi đăng ký tạm trú. Trẻ sẽ được quản lý chặt chẽ tiền sử tiêm chủng mà không phụ thuộc vào việc bà mẹ giữ sổ ghi chép tiêm chủng hay không hoặc bà mẹ nhớ không đầy đủ về lịch sử tiêm chủng của con mình, trẻ vẫn có cơ hội được tiêm chủng đầy đủ.

Cũng theo GS.TS. Đặng Đức Anh, chủ đề của Tuần lễ tiêm chủng năm nay là “Hiệu quả vắc-xin”, qua đó nói lên tính an toàn của vắc-xin. Tất cả các loại vắc-xin trước khi sử dụng kể cả vắc-xin dịch vụ hay vắc- xin sử dụng trong TCMR được cấp phép lưu hành đều phải đạt được các yêu cầu kiểm tra rất nghiêm ngặt về tính an toàn, hiệu lực và thường xuyên được đánh giá, theo dõi trong quá trình sử dụng. Vì thế, người dân hãy yên tâm vào chất lượng vắc-xin, đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Mai Linh

]]>