thủy đậu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 13 Jan 2019 02:56:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thủy đậu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những lưu ý về bệnh thủy đậu khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-ve-benh-thuy-dau-khi-mang-thai-17762/ Sun, 13 Jan 2019 02:56:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-ve-benh-thuy-dau-khi-mang-thai-17762/ [...]]]>

Nguy cơ nhiễm virut gây bệnh thủy đậu

Bạn có thể nhiễm virut từ người đang mắc bệnh. Người nhiễm bệnh có thể truyền bệnh từ trước khi xuất hiện bóng nước 2 ngày cho đến khi các bóng nước này khô mài (đóng vảy). Trong thời gian này, bạn có nguy cơ nhiễm khi: Tiếp xúc gần với người bệnh, đối diện với người mắc bệnh ít nhất 5 phút, ở cùng phòng với người bệnh ít nhất 15 phút. Từ khi bạn bị nhiễm virut đến khi có biểu hiện, triệu chứng là khoảng 10 ngày đến 3 tuần, khoảng thời gian này gọi là thời gian ủ bệnh.

Điều cần làm khi mang thai có tiếp xúc với người bị thủy đậu

Nếu thai phụ từng bị thủy đậu rồi, không cần lo lắng, không cần làm gì cả. Kháng thể của bạn có thể bảo vệ bạn cũng như bảo vệ em bé của bạn.

Nếu chưa bị hoặc không chắc chắn, hoặc thấy nổi bóng nước nghi ngờ thủy đậu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có thể biết rõ tình trạng của mình cũng như có được lời khuyên cần thiết từ chuyên gia.

Những lưu ý về bệnh thủy đậu khi mang thaiThai phụ mắc thủy đậu nên đến bác sĩ khám để được tư vấn đúng và kịp thời.

Bị thủy đậu khi mang  thai và các ảnh hưởng

Dù tỷ lệ không nhiều nhưng vẫn có trường hợp thủy đậu gây những ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan… Nguy cơ này tăng lên ở nhóm phụ nữ hút thuốc, có sẵn bệnh lý ở phổi, mang thai được 20 tuần tuổi trở lên. Ảnh hưởng của thủy đậu lên thai nhi tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh của mẹ:

Giai đoạn thai dưới 28 tuần: Thai ít bị ảnh hưởng hơn so với các giai đoạn khác, dù có thể tổn thương thai nhi nhưng tỷ lệ không cao. Nếu ảnh hưởng, thai nhi có thể bị tổn thương ở mắt, tay chân, não… Trường hợp thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn này, nếu cần, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc và hướng dẫn cách theo dõi thai kỳ. Thai phụ cần thông báo cho bác sĩ khám thai nếu không theo dõi liên tục cùng với một bác sĩ để đánh giá thai ở giai đoạn sau.

Giai đoạn thai từ 28-36 tuần: Thai nhi có thể nhiễm virut nhưng không biểu hiện triệu chứng.

Giai đoạn trên 36 tuần: Đây là giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu thai phụ sinh con trong vòng 7 ngày xuất hiện bóng nước hoặc tuần đầu sau sinh,  em bé có thể mắc thủy đậu nên sẽ được sử dụng thuốc dự phòng hay điều trị.

Thai phụ vẫn có thể cho con bú nếu mắc thủy đậu trong thai kỳ hay sau sinh, nhưng nếu bóng nước xuất hiện ngay đầu vú, bạn cần cho con bú bằng vú bên kia, bên bị bóng nước vắt sữa bỏ, chờ đến khi bóng nước khô, đóng vảy.

Nếu bị thủy đậu, cần đến bệnh viện khi nào?

Khi bạn thấy đau ngực, khó thở; đau đầu, nôn ói hay mệt mỏi nhiều, ra huyết âm đạo, bóng nước chảy máu, nổi quá nhiều bóng nước.

Bị thủy đậu khi mang thai, sinh em bé khi nào là tốt?

Thời điểm sinh tùy thuộc tình trạng của bạn và thai nhi. Tốt nhất nên chờ lui bệnh, bạn bình phục, lý tưởng nhất là sau 7 ngày từ khi nổi bóng nước. Nhưng nếu bạn không đủ sức khỏe, có biến chứng khi bị thủy đậu, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm với bạn, có thể phải sớm hơn thời điểm dự đoán.

Lời khuyên cuối cùng

Vai trò của tiêm ngừa là rất quan trọng. Rõ ràng là nếu đã tiêm ngừa thủy đậu, bạn sẽ không phải nhọc công lo lắng về bệnh này khi mang thai. Còn khi đã bị thủy đậu, hãy hỏi bác sĩ tất cả những điều bạn băn khoăn. Những lời khuyên truyền miệng như: Không tắm rửa, không ra nắng, tránh gió… không có ích gì đâu.

Còn nữa, nếu bạn mắc thủy đậu, nên tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai hay những ai đang mong muốn có thai nhé!

BS. Lê Tiểu My

]]>
Giúp con “né” thủy đậu khi đi nhà trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-con-ne-thuy-dau-khi-di-nha-tre-16310/ Mon, 08 Oct 2018 14:25:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-con-ne-thuy-dau-khi-di-nha-tre-16310/ [...]]]>

Vì sao thủy đậu dễ bùng phát ở các trường học?

Bệnh thủy đậu hiện đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Từ đầu năm 2018 đến nay, các bệnh viện đã tiếp nhận hàng nghìn trẻ em và có cả người lớn đến thăm khám và chữa trị, có tháng ghi nhận khoảng 3.000 bệnh nhân mắc bệnh. Riêng năm 2017, cả nước ghi nhận gần 40.000 ca, tăng gần 50% so với năm 2016. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó, trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.

Môi trường nhà trẻ đông đúc là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm thuỷ đậu và dễ bùng phát thành dịch (hình minh hoạ)

Thuỷ đậu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trong không khí. Điều này có nghĩa là không cần phải tiếp xúc trực tiếp (ôm, nắm tay, quàng vai…) hoặc gián tiếp (dùng chung đồ chơi), trẻ vẫn có thể bị lây thủy đậu nếu chỉ trò chuyện cùng nhau. Đáng ngại hơn nữa, người bệnh có thể lây bệnh cho người xung quanh ngay trong thời gian ủ bệnh (từ 10 – 14 ngày trước khi nổi những bóng nước). Chính vì cơ chế lây nhiễm ngấm ngầm này mà ngay cả những bé được bố mẹ bảo vệ cẩn thận (thường cho bé nghỉ học để cách ly khi phát hiện trong lớp có bé bị bệnh) cũng khó lòng tránh khỏi.

Những biến chứng tiềm ẩn

TS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết thêm, bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Thế nhưng trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) chưa biết cách thể hiện chính xác những cảm giác đau, khó chịu để bố mẹ hiểu, đồng thời khó kiểm soát các cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra. Hậu quả là trẻ thường dùng tay gãi, làm vỡ các mụn nước, tăng nguy cơ để lại sẹo sau này. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi… Những trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng và các trường hợp khác dễ diễn biến bệnh nặng và biến chứng.

Viêm phổi do thuỷ đậu (Hình minh hoạ).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh được hoàn toàn căn bệnh này. Khoảng 5-10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng song thường nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), thường không gặp biến chứng. Trong đó trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi cần được tiêm 1 liều vắc-xin ngừa thủy đậu, thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên cần được tiêm 2 liều (cách nhau ít nhất 6 tuần).

Thời điểm nào nên tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ?

Mùa cao điểm bùng phát thủy đậu thường rơi vào khoảng tháng 1 – tháng 5 hằng năm. Tuy vậy, trong những năm qua, đã có nhiều trường hợp phát hiện ổ bệnh thủy đậu vào các thời điểm khác trong năm. Vì vậy, các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo các bậc phụ huynh đừng đợi đến đợt cao điểm mới đưa con đi tiêm ngừa. Hơn nữa, việc tiêm ngừa cho trẻ trước hoặc sau mùa dịch còn giúp cha mẹ tránh được tình trạng khan hiếm vắc-xin, chen chúc tại các trung tâm tiêm chủng. Điều này cũng giúp trẻ có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến.

Nếu trẻ đã đủ 12 tháng tuổi, bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và tiêm ngừa trước khi bé có nguy cơ bị lây nhiễm. Ngoài ra, để có thêm thông tin hữu ích về cách phòng bệnh thủy đậu, truy cập ngay fanpage: https://www.facebook.com/chandungheluytuthuydau/ hoặc website: http://www.tiemphongvacxin.com hoặc gọi tổng đài tư vấn miễn phí 1800 54 54 59

*Đây là bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội y học dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi VPĐD MSD vì mục đích giáo dục.

]]>
Người lớn bị thủy đậu dễ gặp biến chứng nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-lon-bi-thuy-dau-de-gap-bien-chung-nguy-hiem-14504/ Wed, 08 Aug 2018 15:37:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-lon-bi-thuy-dau-de-gap-bien-chung-nguy-hiem-14504/ [...]]]>

Bệnh thủy đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành, nếu chưa có miễn dịch. Bệnh có thể gây nên một số biến chứng, đặc biệt ở người lớn sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, việc phòng bệnh cho mọi người là rất quan trọng.

Đông – xuân là mùa dễ xuất hiện bệnh thủy đậu, đây là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan thành dịch. Bệnh thủy đậu do virút Varicella – Zoster (tạm gọi là virút thủy đậu) gây ra. Virút thủy đậu rất có ái tính với da, niêm mạc và hệ thống thần kinh. Virút có thể gây bệnh cho mọi lứa tuổi (nếu cơ thể chưa có miễn dịch chống lại chúng) nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn cả. Nếu như trước đây bệnh thủy đậu chỉ đa số các em nhỏ thì hiện nay nó đã lây lan nhiều sang cả người lớn. Bệnh thủy đậu bắt đầu bùng phát và gia tăng số người mắc từ trước Tết Nguyên đán. Thời điểm tháng 1/2017, số bệnh nhi mắc bệnh thủy đậu nhập viện điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội (Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện E…), các bệnh viện ở TP.HCM và một số tỉnh khác gia tăng đáng kể. Bệnh lây lan theo đường hô hấp qua không khí bởi khi người bệnh thở mạnh, ho, hắt hơi hoặc lây gián tiếp qua quần áo, chăn, màn, đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của người bệnh.

Người lớn bị thủy đậu dễ gặp biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng

Bệnh khởi phát có sốt nhẹ hoặc sốt cao (39 – 40oC) kèm theo viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi), trẻ hay quấy khóc, ăn kém. Tiếp theo, ban xuất hiện khá nhanh, mới đầu là các nốt sẩn đỏ giống với ban của bệnh sởi, xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực sau vài giờ các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi (rất ít khi xuất hiện ở lòng ban tay, bàn chân). Nốt phỏng thủy đậu có nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh (một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm), mọc không theo tuần tự. Niêm mạc vòm miệng, niêm mạc âm đạo (nữ giới) cũng có thể có các nốt phỏng thủy đậu xuất hiện. Khi các ban và nốt phỏng xuất hiện thường kèm theo ngứa. Ngoài ra có thể nổi hạch ngoại biên (hạch nách, hạch bẹn, cổ…) nhưng hạch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi trở về bình thường.

Lời khuyên của thầy thuốc
Phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là dùng vắcxin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thuỷ đậu. Vì vậy, mọi người có thể đưa trẻ hoặc bản thân mình muốn tiêm phòng vắcxin phòng bệnh thủy đậu, hãy đến các trung tâm y tế dự phòng của quận, huyện để tiêm. Song song với các biện pháp phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thật tốt để nâng cao sức đề kháng.

Thời kỳ lui bệnh của thủy đậu chỉ sau khoảng từ 24 – 48 giờ, các nốt phỏng sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra, sau khi khỏi không để lại sẹo trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm trùng, có thể có dịch mủ đục sau đó để lại sẹo.

Biến chứng

Bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi… Những trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng… dễ diễn biến bệnh nặng. Biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng da  do ngứa, bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng rất dễ lây lan ra các vùng da khác và làm cho nốt thủy đậu rất dễ nhiễm trùng mưng mủ, lở loét. Vì vậy, các trường hợp này, khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo. Nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng huyết . Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể có một số người bệnh bị biến chứng nặng (viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản) hoặc biến chứng nguy hiểm như: viêm thận cấp (tiểu ra máu) nhưng sau khoảng vài tuần sẽ khỏi. Một số trường hợp khác có thể có biến chứng viêm não – màng não rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu cấp cứu không kịp thời, đặc biệt là người trưởng thành dễ mắc biến chứng này hơn trẻ nhỏ.

Người lớn bị thủy đậu dễ gặp biến chứng nguy hiểmBiến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng da  do ngứa

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virút sẽ gây sảy thai, hoặc khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… (chiếm tỉ lệ khoảng 2%). Nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ sẽ bị lây bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp nặng.

Nguyên tắc điều trị

Căn nguyên gây bệnh là do virút cho nên chưa có thuốc chữa đặc hiệu, vì vậy, chủ yếu điều trị triệu chứng, đặc biệt là ngứa và tránh bội nhiễm da, bên cạnh đó có thể dùng thuốc ức chế sự phát triển của virút thủy đậu (Varicella Zonster). Tuy nhiên, dùng loại gì, liều lượng ra sao phải có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không tự ý mua thuốc để điều trị. Khi nốt thủy đậu bị vỡ, có thể dùng tăm bông nhúng vào nước oxy già (H202) hoặc dung dịch bêtadin hoặc xanh metylen chấm vào, sau đó dùng bông vô trùng thấm khô (bông này sau khi dùng xong cho vào túi ni lông buộc kín, cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh tránh lây lan). Khi trẻ sốt trên 380, cho uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol, với liều lượng 10mg/1kg cân nặng của trẻ. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoăc có dấu hiệu bất thường cần cho trẻ đi bệnh viện ngay để được điều trị, phòng sốc do mất nước, nhiễm trùng, nhiễm độc và đề phòng biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nguyên tắc phòng bệnh

Trước hết, khi bị thủy đậu, cần vệ sinh da sạch sẽ để hạn chế đến mức tối đa ngứa, gãi làm lây lan thủy đậu ra các vùng da khác, bên cạnh đó cần dùng thuốc sát trùng nhẹ cho các nốt thủy đậu đã vỡ. Cần cách ly người bệnh và người lành để tránh lây cho nhiều người do tiếp xúc. Bởi vì, bệnh lây lan cho người lành bằng đường hô hấp là chủ yếu. Cần lưu ý xem trong gia đình, hàng xóm, lớp học, nhà trẻ có cháu nào đang mắc bệnh tương tự hay không để cách ly không tiếp xúc với trẻ bệnh. Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, đồ chơi của trẻ bệnh hàng ngày. Cần vệ sinh giường, chiếu, đồ dùng sinh hoạt của trẻ bệnh, người bệnh. Khi bị bệnh thủy đậu nên cho nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm, ướt. Cần lau tay và tắm cho người bệnh hàng ngày bằng nước ấm. Sau mỗi lần lau, tắm xong nên dùng vải thô sạch thấm khô da rồi mặc quần, áo rộng, thoáng. Vải thô này sau đó cần được luộc trong nước đun sôi hoặc giặt bằng dung dịch sát khuẩn cloramin B. Những người lớn mà chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu  cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.

Người lớn bị thủy đậu dễ gặp biến chứng nguy hiểmBệnh khởi phát có sốt nhẹ hoặc sốt cao

Để bệnh không xuất hiện (nếu xuất hiện không để lây lan thành dịch), cần tuyên truyền cho mọi người dân biết tác hại và các biện pháp phòng bệnh bằng các hình thức như dùng loa đài truyền thanh, phát tờ rơi, phổ biến đến từng gia đình với biện pháp họp tổ dân phố, các đoàn thể để phổ biến các kiến thức cơ bản.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-benh-thuy-dau-12954/ Sun, 29 Jul 2018 12:12:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-benh-thuy-dau-12954/ [...]]]>

Mùa xuân là thời điểm thuận lợi làm bùng phát dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em và người lớn, đặc biệt ở những trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm miễn dịch, chưa tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu… Khi đã bị bệnh rồi, để hạ thấp biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, người bệnh cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Đến muộn, khi bệnh đã nặng lên, có biến chứng thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậuKhi trẻ có dấu hiệu mắc thủy đậu cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị đúng, tránh biến chứng nguy hiểm.  Ảnh: Trần Minh

Biểu hiện bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virut Varicella Zoster gây ra. Biểu hiện của bệnh là ban ngứa, nổi mụn nước, sốt nhẹ, mệt mỏi. Mụn nước khởi phát nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có đường kính từ l – 3 mm, chứa dịch trong; tuy nhiên, những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi bội nhiễm thì mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Ngoài mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; trẻ lớn hơn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt thủy đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm khuẩn thì mụn nước có thể để lại sẹo. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn thủy đậu cho đến hơn 500 mụn trên thân thể.

Bệnh thủy đậu lây lan rất nhanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày do đó cần cách ly để đề phòng lây lan.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thế dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi các mụn phồng thủy đậu gây tổn thương lớn đến bề mặt da. Khi các nốt mụn đó vỡ hoặc bị trầy xước, bong tróc có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy, nhiễm khuẩn da, viêm nhiễm có mủ… gọi là bội nhiễm da thứ phát. Ngay cả sau khi khỏi bệnh, các mụn thủy đậu này cũng để lại sẹo sâu trên da, rất khó hồi phục. Một biến chứng của thủy đậu có thể mắc phải là bệnh viêm tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Các mụn rộp của thủy đậu có thể mọc trong tai, gây viêm nhiễm; Các nốt thủy đậu khi bị vỡ hoặc trầy xước có thể bị nhiễm khuẩn, thậm chí nhiễm khuẩn huyết khi vi khuẩn xâm nhập từ mụn nước vào mạch máu; Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng viêm thanh quản khi các nốt đậu mọc sâu trong họng hoặc niêm mạc miệng gây viêm nhiễm, sưng tấy. Vi khuẩn từ các mụn thủy đậu có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây viêm họng, viêm thanh quản. Bệnh viêm não, viêm màng não là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.

Điều trị bệnh thủy đậu

Khi trẻ sốt cao cần cho uống thuốc hạ nhiệt paracetamol… Uống thuốc an thần chống co giật; Chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin; Khi có bội nhiễm: dùng kháng sinh thích hợp. Đặc biệt chú ý tới công tác săn sóc: Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm. Vệ sinh da – giữ cho da khô sạch, không để cho trẻ gãi. Các nốt loét chấm dung dịch xanh-methylen hoặc thuốc tím 1/4.000, mặc quần áo vải mềm, sạch sẽ; Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý; Vệ sinh tai mũi họng; Đảm bảo mặc đủ ấm, tránh gió, ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ calo và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thời gian cách ly tới khi ban hết mọc, vẩy đã bong hết.

Phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậuBệnh thủy đậu là bệnh dễ mắc trong mùa đông xuân.

Người lớn có thể lây bệnh của trẻ hoặc là trở thành trung gian truyền bệnh. Bệnh ở người lớn thường diễn biến nặng hơn ở trẻ, do đó khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hoặc sấy khô diệt khuẩn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu: Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Sai lầm khi thấy con bị thủy đậu là: các bậc cha mẹ nghĩ ngay đến việc chấm xanh-metylen cho con vào các mụn nổi nốt. Việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trẻ cũng không thích, trông nhem nhuốc. Chỉ khi nốt phỏng vỡ thì chấm trực tiếp thuốc xanh-methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh. Bên cạnh đó, quan niệm khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ là không đúng. Thay vào đó, cha mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh; Cũng không nên mua các loại lá về tắm cho trẻ do da trẻ nhỏ, đặc biệt là da trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay, tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Nếu đã được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì đại đa số (80-90%) có khả năng phòng bệnh. Vắc-xin thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virut thủy đậu, Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường là không bị biến chứng.

 

BS. Bùi Quỳnh Trang

]]>
Cách phân biệt bệnh sởi và thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phan-biet-benh-soi-va-thuy-dau-11653/ Wed, 25 Jul 2018 12:00:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phan-biet-benh-soi-va-thuy-dau-11653/ [...]]]>

Bệnh thủy đậu đang “vào mùa”, đáng lưu ý là không chỉ trẻ nhỏ mà nhiều người lớn cũng mắc bệnh này. Trong khi đó, bệnh thủy đậu có một số biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với bệnh sởi. Vậy phân biệt sởi và thủy đậu thế nào để điều trị đúng? PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng Bộ môn Nhi ĐH Y Hà Nội sẽ giúp các bậc cha mẹ nhận biết 2 bệnh này.

Bệnh lành tính nhưng dễ biến chứng nặng

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội, thời điểm chuyển mùa đông xuân, ở các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương, số trẻ mắc bệnh rất cao. Khí hậu miền Bắc có mùa đông xuân tương đối dài, những vi khuẩn, virut tồn tại sẵn trong môi trường, trong cơ thể mỗi người đang từ thể không hoạt động sang thể hoạt động. Cứ thay đổi thời tiết, từ mưa sang nóng, hoặc nhiệt độ trong ngày chênh lệch nên trẻ ngủ dậy thường hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi. Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, virut. Trẻ đi học trong môi trường chật hẹp nên dễ nhiễm khuẩn, lây bệnh. Các bệnh thường mắc trong mùa đông xuân là bệnh lý đường hô hấp (trên, dưới, mũi, họng, viêm VA, viêm tai, nặng là viêm phổi, viêm thanh quản…); bệnh dị ứng (viêm mũi dị ứng, hen phế quản); bệnh tiêu hóa; bệnh truyền nhiễm, tay chân miệng, sởi… đều là những bệnh mùa đông xuân có cơ hội phát triển.Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Ảnh: TM

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Ảnh: TM

Đặc biệt, mùa đông xuân cũng là thời điểm các bệnh lây truyền, trong đó có bệnh thủy đậu bùng phát ở trẻ. Tuy đây là bệnh lành tính nhưng dễ biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

Trên thực tế, có rất nhiều người thường nhầm lẫn bệnh sởi và thủy đậu. Vậy căn cứ nào để phân biệt hai bệnh này? Theo PGS. Thúy, về bệnh sởi, đây là bệnh do virut gây ra, bệnh lây qua đường hô hấp. Triệu chứng của bệnh sởi thường là hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy… Khi cha mẹ phát hiện mắt trẻ đỏ, phát ban, ban nhỏ mỏng trên mặt da, mọc theo thứ tự mặt, lan xuống chân, khi xuất hiện ban, bệnh nhân sẽ hết sốt dần, nếu còn sốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi…

Trong khi đó, ban thủy đậu là bọc nước, mọc toàn thân, nếu bị nhiễm khuẩn có thể có mủ. Nếu nghi ngờ phát ban, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virut Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn). Virut có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày.Ban thủy đậu là ban bọc nước, mọc toàn thân còn ban sởi là ban nhỏ mỏng trên mặt da, mọc theo thứ tự mặt, lan xuống chân.

Ban thủy đậu là ban bọc nước, mọc toàn thân còn ban sởi là ban nhỏ mỏng trên mặt da, mọc theo thứ tự mặt, lan xuống chân.

Không tự ý tắm lá hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc cho trẻ

Có một thực tế đáng lo ngại là khi thấy trẻ bị sởi hoặc thủy đậu, nhiều bà mẹ tự ý sử dụng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc hoặc truyền nhau kinh nghiệm cho trẻ tắm các loại nước lá (như nước lá mùi già hoặc hạt mùi…) để nốt ban nổi nhanh, trẻ mau khỏi bệnh.

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc nhiều bà mẹ truyền miệng tắm lá cho trẻ để phòng sởi, thủy đậu mà không cho trẻ đi tiêm phòng bệnh là hoàn toàn phản khoa học và không đúng.

“Trong mùi già cũng có một số chất kháng khuẩn tốt cho sức khỏe khi tắm hay xông. Tắm hạt mùi rất tốt, giúp phòng ngừa bệnh ngoài da. Mùi già hay hạt mùi có hương thơm, tinh dầu có kháng khuẩn, nhưng theo tôi, mùi già chỉ phòng bệnh ngoài da chứ còn phòng ngừa sởi hay thủy đậu và chữa cho bệnh nhanh khỏi hơn là không đúng. Quan trọng nhất là phải tiêm phòng sởi, thủy đậu cho trẻ. Ngoài ra, chúng ta cần nuôi trẻ đảm bảo dinh dưỡng tốt giúp trẻ có sức đề kháng tốt để nếu trẻ có bị bệnh cũng nhanh khỏi…”, ThS. Hải khuyến cáo.

 

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh thủy đậu

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

 

Dương Hải

]]>
Mẹ mắc thủy đậu không cho bé bú, sao bé vẫn lây bệnh? http://tapchisuckhoedoisong.com/me-mac-thuy-dau-khong-cho-be-bu-sao-be-van-lay-benh-11446/ Wed, 25 Jul 2018 09:57:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-mac-thuy-dau-khong-cho-be-bu-sao-be-van-lay-benh-11446/ [...]]]>

Ngày 4/5/2017 bé Nguyễn Hoàng Gia P., 1 tháng 10 ngày tuổi, ở xã Tân Phú Đông, được mẹ đưa vào bệnh viện vì trên da nổi nhiều bóng nước. Bác sĩ khám và chẩn đoán bé bị bệnh thủy đậu. Mẹ bé P. lo lắng hỏi bác sĩ vì sao cháu P. bị lây bệnh dù trước đó hơn mười ngày mẹ mắc bệnh thủy đậu, đã cách ly với con, không cho con bú mẹ nữa. Bác sĩ cho biết là mắc dù có cách ly, nhưng cháu đã lây bệnh 24 giờ trước khi mẹ có triệu chứng ở da, bây giờ hai mẹ con đều mắc bệnh nên không cần phải cách ly nữa, mà phải cho bé tiếp tục bú mẹ.

Về chuyên môn, cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ lây bệnh, nhất là từ những người chăn sóc trực tiếp cho bé như ông bà, cha mẹ. Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoster gây ra nên chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh. Đồng thời thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước bị vỡ ra hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi mụn nước 2- 3 ngày là thời điểm dễ lây nhất, sau đó là trong khoảng 2 tuần khi đang nổi mụn nước. Chính vì vậy, trong thời gian người mẹ còn đang nổi mụn nước thì nên cho con ngủ riêng, cách ly với mẹ. Nếu bà mẹ đang uống các loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ cho con bú thì cũng không nên cho con bú. Nên hạn chế nói chuyện với con hoặc phải đeo khẩu trang để phòng dịch tiết bắn ra. Thận trọng đừng để bé cọ sát làm vỡ các nốt mụn nước và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm.

Bé P. được điều trị tại bệnh viện Tiền Giang.

Nếu bà mẹ bị thủy đậu, để tránh lây bệnh cho con, mẹ cần kiêng cho bé bú trực tiếp từ vú mẹ. Nên cho bú sữa mẹ bằng cách vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ. Trong trường hợp bé không chấp nhận bú bình mà chỉ bú mẹ trực tiếp thì người mẹ cần mang khẩu trang khi cho bé bú. Thời gian này nên hạn chế nói chuyện cùng bé để phòng dịch tiết bắn ra. Thận trọng đừng để bé cọ sát làm vỡ các nốt rạ và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm. Cắt móng tay của bé để tránh trường hợp bé dùng móng cào và làm bong các vết rạ, dịch tiết ra sẽ làm bé bị nhiễm bệnh.Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất vẫn là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi có con (nếu chưa từng bị). Vì mẹ có chích ngừa và cho con bú thì kháng thể sẽ theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời, dù có tiếp xúc với mầm bệnh.

Với trường hợp bé P., đúng là trong giai đoạn này người mẹ nên cố gắng để không lây nhiễm cho con và giữ gìn sức khỏe cho mình. Để có thể phòng lây nhiễm cho con thì bà mẹ cần có kiến thức về các đường lây của bệnh thủy đậu, giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt như tắm bằng nước ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước… Bệnh sẽ tự lành sau khoảng 10 -15 ngày sau khi có triệu chứng sốt và nổi mụn nước. Sau khi khỏi bệnh bà mẹ lại có thể cho em bé bú như bình thường mà không sợ thuốc ảnh hưởng đến bé vì lúc đó thuốc đã bán hủy và đào thải ra ngoài cơ thể mẹ rồi.

BS. Nguyễn Thành Úc

]]>
Mắc thủy đậu rồi có cần tiêm phòng không? http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-thuy-dau-roi-co-can-tiem-phong-khong-11316/ Wed, 25 Jul 2018 09:44:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-thuy-dau-roi-co-can-tiem-phong-khong-11316/ [...]]]>

Con gái tôi lúc gần 12 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu khi chưa kịp tiêm chủng bệnh này. Hiện nay cháu đã được 22 tháng tuổi. Xin hỏi bác sĩ: mắc thủy đậu rồi con tôi có cần đi tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa không?

Nguyễn Thị Bích ([email protected])

Nếu con bạn được bệnh viện khám, xét nghiệm và chẩn đoán là bị bệnh thủy đậu thì mới chắc chắn là cháu mắc bệnh này. Trường hợp do bạn hay người nhà tự “chẩn đoán” thì có thể chưa chắc con bạn đã mắc bệnh thủy đậu. Trong thư bạn không nói rõ, nên tôi trả lời về 2 trường hợp. Nếu do bác sĩ khám và chẩn đoán, thì bạn không cần đưa con đi tiêm phòng bệnh này nữa, vì khi cháu đã mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Trường hợp không chắc chắn là con bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn cần đưa cháu đi tiêm phòng. Bạn hãy yên tâm rằng tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì. Khi bạn đưa con đến tiêm, cháu sẽ được bác sĩ khám và chỉ định tiêm chủng theo lịch phù hợp.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

]]>
Bệnh thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-thuy-dau-10561/ Wed, 25 Jul 2018 07:18:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-thuy-dau-10561/ [...]]]>

Khoa Truyền nhiễm BV. Bạch Mai, đã tiếp nhận hàng trăm ca người lớn mắc bệnh thủy đậu, Trong đó có hàng chục ca bị biến chứng nặng như: bội nhiễm nốt phỏng da, viêm phổi, viêm não, dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, chỉ cần tiếp xúc thông thường về da, chạm vào nước dịch mụn nhọt là trẻ đã có thể bị lây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các dụng cụ sinh hoạt cá nhân.

Thủy đậu là bệnh do virút Varicella-Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học. Đặc biệt trẻ em ở nhóm tuổi từ 2 – 5 là đối tượng virút này dễ thâm nhập nhất vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Thông thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh, nhưng nếu sức đề kháng yếu thì bệnh vẫn có thể tái phát.

Bệnh thủy đậu

Các triệu chứng bệnh

Thủy đậu thường không phát bệnh ngay khi virút xâm nhập mà ủ bệnh chừng 13 – 15 ngày. Trẻ vẫn ăn, tham gia hoạt động vui chơi bình thường, nếu cha mẹ lơ là sẽ không nhận ra thân nhiệt trẻ có thay đổi hoặc trẻ gãi ngứa trên người. Có khi phụ huynh tình cờ phát hiện một vài nốt lốm đốm đỏ trên đầu hay ở tay trẻ, nhưng lại nghĩ rằng do côn trùng cắn, nên rửa tay và thoa thuốc, lại vô tình làm bệnh lan nhanh hơn.

Sau thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, đau nhức, ngứa và đốm đỏ mọc khắp người không theo một trình tự nào. Lúc đầu nốt đậu có màu trong, sau đó chuyển dần sang màu đục vì có mủ. Thoạt đầu trông mụn như giọt nước mà nếu lấy ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt phẳng nhăn lại. Mụn có thể mọc thưa nhưng đôi khi mọc chi chít ngay cả ở niêm mạc miệng hay kết mạc mắt. Vì mụn không mọc cùng một lúc mà chia thành từng đợt cách nhau, nên có rất nhiều loại mụn trên cơ thể, nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, hay đã đóng vảy.

Riêng đối với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng thì bệnh thường nặng hơn, các nốt phỏng hay bị loét hoặc hoại tử,trẻ có thể bị viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, viêm màng não nước trong.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu trẻ được điều trị đúng cách thì sau khoảng 15 ngày các nốt phỏng sẽ xẹp xuống và bong vảy. Trong suốt thời gian phát bệnh, bố mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các món ăn phải dễ tiêu, ví dụ như cháo. Theo kinh nghiệm dân gian, có một số món cháo  được cho là rất tốt cho trẻ bị thủy đậu, có thể tham khảo như sau :

Cháo đậu xanh: nước đậu xanh pha với ít đường hoặc nấu cháo với các loại đậu rất mát tốt cho trẻ bệnh.

Cháo lá sen: sen được biết đến như một loại hoa đa năng vì không chỉ có hạt, nhuỵ mà lá sen cũng có thể làm thực phẩm rất ngon. Với trẻ bị thủy đậu, chỉ cần nấu 100g lá sen tươi với gạo lứt, thêm chút đường phèn, cho trẻ uống cách ngày.

Cháo lá tre: phương thức chữa bệnh được cho là rất hiệu quả. Cách làm là lấy lá tre non tươi nấu cháo. Trước đó đã rửa sạch lá tre và chần qua nước sôi để loại bỏ vi trùng trước khi nấu.

Cho trẻ dùng nước súp gà, nước hầm xương heo. Nên cho trẻ uống thường xuyên đẻ bù lại lượng nước mất do mụn vỡ. Kiêng các thức ăn mà trẻ bị dị ứng trước đó.

Bổ sung dầu ăn vào thực đơn của trẻ. Chú ý cung cấp đủ 4 nhóm thức ăn: bột đường, đạm, chất béo và vitamin khoáng tố (nhớ bổ sung kẽm). Dầu ăn còn là môi trường cho các vitamin A, D, E, F, K được hòa tan và hấp thu vào cơ thể và là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu khi mà cơ thể trẻ đang suy yếu.

Bệnh thủy đậu

Những lưu ý trong điều trị

Trẻ em vẫn chưa ý thức được nhiều về mức độ nguy hiểm và các biến chứng của bệnh, nên vẫn hay gãi khi bị ngứa rồi vệ sinh tay chân không sạch. Khi cha mẹ không chú ý, thì nốt loét có thể bị bội nhiễm gây nhiễm khuẩn da nặng hoặc nhiễm khuẩn máu.

Đặc biệt trẻ em ở nhóm tuổi từ 2-5 là đối tượng virút này dễ thâm nhập nhất

 

Trẻ bị nhiễm bệnh cần được chăm sóc kỹ càng, chu đáo và cách ly tại nhà trong suốt thời gian bệnh cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Cần phải cho trẻ ở riêng với các trẻ khác, ngay cả người lớn chưa bị bệnh này cũng phải tránh, không nên chủ quan vì bệnh lan rất nhanh. Phải luôn giữ da trẻ thật sạch sẽ. Không nên cho trẻ mặc áo quá dày vì dễ cọ xát vỡ mụn. Toàn bộ quần áo phải được giặt hàng ngày bằng xà phòng và ủi trước khi mặc. Cắt móng tay, móng chân thường xuyên.

Khi nốt phỏng bị vỡ, cha mẹ chỉ nên bôi thuốc xanh metylen. Tuyệt đối không bôi thuốc mỡ kháng sinh và thuốc đỏ. Nếu thực sự cần thiết thì nên hỏi bác sĩ về liều lượng sử dụng. Nếu trong trường hợp trẻ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước oxy già rửa sạch vết loét và lấy bông thấm khô, và bỏ bông vào túi nilon đem bỏ thùng rác (loại nguồn lây bệnh).

Phòng bệnh

Thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, do đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắcxin ngừa thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh được hoàn toàn căn bệnh này. Khoảng 5 – 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), thường không gặp biến chứng. Trẻ từ 1 – 12 tuổi cần được tiêm một liều vắcxin để ngừa thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần để hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng. Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắcxin này.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

]]>