thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 03 Aug 2018 15:38:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Có thuốc trị dứt điểm eczema không? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-thuoc-tri-dut-diem-eczema-khong-13442/ Fri, 03 Aug 2018 15:38:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-thuoc-tri-dut-diem-eczema-khong-13442/ [...]]]>

Hà Anh Tuấn (Bắc Kạn)

Bệnh eczema (hay bệnh chàm) là bệnh ngoài da phổ biến, hiện nay và trong tương lai do yêu cầu công nghiệp hóa, sử dụng nhiều hóa chất eczema nghề nghiệp sẽ ngày càng tăng lên. Đây là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước, ngứa… và việc điều trị hiện còn nhiều khó khăn, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.

Các thuốc dùng trong điều trị eczema bao gồm: Đối với eczema cấp tính chảy nước, loét trợt, dùng các thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, như đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng, nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch yarish trong 5 – 7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc màu dung dịch tím metin 1%, dung dịch milian, kết hợp hồ nước.Khi tổn thương khô có thể bôi mỡ corticoid kết hợp với kháng sinh. Với eczema mạn tính có thể dùng mỡ corticoids hoặc mỡ corticoid hoặc corticoid kết hợp với acidsalicylic (mỡ diprosalic). Ngoài dùng thuốc cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích thích (cà phê, rượu…), tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên (nếu phát hiện được dị nguyên), tránh cào gãi chà xát, tránh xà phòng…

Các thuốc dùng toàn thân có thể dùng chống ngứa kháng histamin tổng hợp như dimedrol, phenergan… Ngoài ra có thể dùng thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với eczema kèm bội nhiễm có thể phải dùng kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ).

Do là một bệnh da dị ứng nên việc điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh, phụ thuộc vào các giai đoạn tiến triển, căn nguyên bệnh và cả các biến chứng. Vì thế, bạn cần đến các chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị thích hợp. Không nên tự ý dùng thuốc.

BS. Bùi Duy

]]>
Thuốc gì hỗ trợ sau cai rượu? http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-gi-ho-tro-sau-cai-ruou-13387/ Thu, 02 Aug 2018 15:16:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-gi-ho-tro-sau-cai-ruou-13387/ [...]]]>

Mong bác sĩ tư vấn cho tôi, trong trường hợp của chồng tôi, có thể dùng thuốc gì để cải thiện sức khỏe sau cai rượu. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thị Ngọc (Lâm Đồng)

Không rõ chồng bạn đã dùng thuốc điều trị cai rượu trong thời gian bao lâu, có gặp phản ứng phụ gì không và việc điều trị có thành công không? Vì đối với các trường hợp nghiện rượu và lạm dụng rượu, việc đầu tiên cần làm với các bệnh nhân này là phải cai rượu, nếu không cai rượu thì chả có thuốc nào giúp được họ. Sau khi cai rượu, hầu hết bệnh nhân đều thường có trầm cảm, biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, buồn, chán nản… Các triệu chứng này nhìn chung không tồn tại lâu và hiếm khi phải dùng thuốc chống trầm cảm. Vì vậy, trong giai đoạn này để giúp bệnh nhân vượt qua các triệu chứng khó chịu trên các bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc hỗ trợ như vitamin B1, piracetam…

Bệnh nhân nghiện rượu do không được cung cấp và hấp thu đủ lượng vitamin B1 cần thiết nên sẽ có hiện tượng quên, yếu cơ, run. Người ta khuyên dùng vitamin B1 liều 100-200mg/ngày trong 6 tháng để giúp não và các dây thần kinh ngoại vi có điều kiện phục hồi. Bên cạnh đó, piracetam giúp não nhận đủ lượng ôxy cần thiết, giúp cải thiện trí nhớ vốn đã rất tồi tệ ở người nghiện rượu. Piracetam được khuyên dùng trong 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn nữa. Để việc dùng thuốc được an toàn và hiệu quả bạn nên đưa chồng đến tư vấn và chỉ định dùng thuốc ở bác sĩ điều trị nghiện rượu cho anh ấy để có những chỉ định cụ thể cho trường hợp của chồng chị. Chúc chị thành công!

PGS.TS. Bùi Quang Huy

(Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103)

]]>
Khắc phục bất lợi của thuốc trị rối loạn lưỡng cực http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-bat-loi-cua-thuoc-tri-roi-loan-luong-cuc-13369/ Thu, 02 Aug 2018 15:09:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-bat-loi-cua-thuoc-tri-roi-loan-luong-cuc-13369/ [...]]]>

Vậy có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Tôi mong được tư vấn cụ thể.

Nguyễn Văn Nam (Hà Nội)

Risperidone là thuốc thuộc nhóm chống loạn thần không điển hình, giúp khôi phục lại sự cân bằng của các chất tự nhiên trong não, được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần/tâm trạng (như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, khó chịu liên quan đến rối loạn tự kỷ). Đây là thuốc kê đơn, dùng theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ, đồng thời người sử dụng có thể gặp những tác dụng phụ khá rõ nét. Những triệu chứng đau đầu, bứt rứt, lo âu, mệt mỏi, khó ngủ, kém tập trung như bạn mô tả là tác dụng không mong muốn khá phổ biến khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, vì lợi ích của thuốc lớn hơn các tác dụng phụ do thuốc gây ra nên bác sĩ vẫn kê đơn cho người bệnh. Thuốc thường phải dùng trong thời gian tương đối dài, do vậy những tác dụng phụ của thuốc dễ khiến người bệnh khó chịu.

Để khắc phục tình trạng này có thể bổ sung thêm omega-3. Đây là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể, có tác dụng tốt cho các cơ quan, trong đó có hệ thần kinh trung ương nên có thể giảm bớt các triệu chứng mà bạn đang gặp phải; giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường hiệu quả trong việc ngăn ngừa trầm cảm và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm khi bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực…

Tốt nhất, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng đang gặp phải. Việc có bổ sung omega-3 hay không cần do bác sĩ chỉ định. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc, vì cho dù là thuốc bổ thì omega-3 cũng có những chống chỉ định cho một số trường hợp. Không phải ai cũng sử dụng được omega-3.

DS. Nguyễn Thanh Hoài

]]>
Thuốc có “đình chỉ” thức ăn? http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-co-dinh-chi-thuc-an-4293/ Thu, 19 Jul 2018 11:30:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-co-dinh-chi-thuc-an-4293/ [...]]]>

Yếu tố nào tác động đến tiêu hoá?

Chúng ta vẫn biết thức ăn được đưa vào hệ tiêu hoá và được phân cắt, hấp thu ở hệ cơ quan này. Song, điều mà nhiều người chưa biết là không phải cứ ăn vào thì dưỡng chất ngấm qua ruột vào máu. Thực chất, quá trình tiêu hoá và hấp thu là một quá trình vô cùng phức tạp, cần nhiều yếu tố bảo đảm như sự toàn vẹn về giải phẫu đường tiêu hoá, sự hoàn chỉnh về chức năng mà cụ thể là phải chế tiết đầy đủ axit trong dịch dạ dày, sản xuất đủ các men tiêu hoá ở ruột, tụy và gan và sự bình thường về nhu động…

Sự xuất hiện bệnh lý không còn quá xa lạ với chúng ta và việc dùng thuốc không phải là một việc ít thấy. Chúng ta vẫn phải ăn và vẫn phải uống thuốc. Vậy liệu rằng thuốc có là tác nhân có những ảnh hưởng tới các yếu tố trên? Thuốc, nhất là thuốc uống qua đường tiêu hoá có ảnh hưởng chút nào tới các quá trình dinh dưỡng hay không? Đó là điều mà mỗi người chúng ta, các bệnh nhân đang được điều trị, thường thắc mắc mong một lời giải đáp.

Và thuốc ảnh hưởng tới quá trình dinh dưỡng như thế nào?

Thức ăn cần được axit dạ dày phân huỷ lớp màng bao quanh, tạo điều kiện để các men tiêu hoá trong dạ dày, ruột, tụy ngấm vào và tiêu hoá thức ăn. Nếu không có axit thì lớp màng này khó bị tiêu huỷ và các men này khó lách được vào tận bên trong tảng thức ăn. Kết quả là thức ăn lâu tiêu, quá trình hấp thu bị giảm xuống.

Tất cả những thuốc làm giảm hoạt động tiết axit của dạ dày như các thuốc điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng sẽ dẫn đến chậm tiêu và giảm hấp thu thức ăn, đặc biệt là các thức ăn giàu chất đạm và chất béo như thịt, cá, trứng.

 

Thuốc uống theo đường tiêu hóa có thể dẫn tới giảm hấp thu thức ăn, nhất là thức ăn giàu chất đạm.

Thuốc uống theo đường tiêu hóa có thể dẫn tới giảm hấp thu thức ăn, nhất là thức ăn giàu chất đạm.

 

Các thuốc làm giảm khả năng tiết mật của gan cũng làm giảm khả năng tiêu hoá, nhất là tiêu hoá thực phẩm giàu lipid như dầu thực vật, bơ, sữa, thịt mỡ. Điển hình là các thuốc hạ sốt, chống viêm loại paracetamol, thuốc ức chế virut viêm gan b loại lamivudin, thuốc kháng giáp loại PTU, thuốc chống ung thư… Nếu chúng ta sử dụng những thuốc này kéo dài thì sẽ làm tổn thương nghiêm trọng chức năng tế bào gan và do vậy tác động rất lớn tới khả năng hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống “ăn uống” này.

Sự hấp thu thức ăn được thực hiện thông qua lớp nhầy bề mặt và các vi nhung mao ruột. Thế nên mọi thuốc làm băng se niêm mạc đường tiêu hoá hay bao phủ bề mặt chức năng thì sẽ làm giảm vận chuyển và hấp thu các phân tử chất dinh dưỡng. Có thể kể ra đây các thuốc như smecta sử dụng trong điều trị tiêu chảy; bismut, phosphalugel trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nên nếu chúng ta cứ sử dụng smecta kéo dài ngay cả khi hết tiêu chảy, lạm dụng phosphalugel chắc chắn sẽ ảnh hưởng dinh dưỡng của cơ thể.

Các thuốc ức chế hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm hay những thuốc làm cường giao cảm thì làm giảm đậm độ dịch tiêu hoá và giảm thể tích dịch được tiết ra. Do vậy, khi sử dụng những thuốc này sẽ gây ra chậm tiêu và kém hấp thu. Các thuốc điển hình là atropin điều trị ngộ độc hay điều trị các cơn đau co thắt, prostigmin điều trị liệt cơ. Những thuốc này làm giảm rõ rệt số lượng dịch nước bọt, thể tích dịch ruột nên giảm khả năng phân huỷ thức ăn. Điều này lý giải vì sao những bệnh nhân điều trị nhược cơ lại hay cảm thấy khô miệng, chán ăn.

Các kháng sinh đường ruột làm thay đổi sự cân bằng hệ vi khuẩn ruột. Những kháng sinh này khi sử dụng theo đường uống vừa tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lại vừa tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn chức năng. Nếu sử dụng kéo dài, sử dụng củng cố không đúng phác đồ, lạm dụng thuốc ở người già và trẻ em có thể gây ra rối loạn tiêu hoá. Cần chú ý tới nhóm thuốc này như metronidazol, biseptol, kalion, cefixim, cephalexin…

Các thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, thuốc tẩy như dầu parafin, glycerin uống, magiê sulfat, natri sulfat, macrogol (forax)… làm tăng nhu động ruột dẫn đến hậu quả là thức ăn qua ruột quá nhanh. Chưa đầy 4 giờ, quá trình lưu thông đã kết thúc, đi tới tận hậu môn. Tốc độ chóng mặt này làm các men tiêu hoá không kịp ngấm vào sâu, các phản ứng phân cắt chưa kịp thực hiện, các công đoạn hấp thu chưa kịp hoàn thành thì thức ăn đã đi… ra ngoài. Định lượng phân lúc này rất giàu dinh dưỡng. Với cơ chế này, các thuốc trong danh sách không phải là bạn với chức năng hấp thu dưỡng chất.

Ngoài ra, các thuốc gây tác dụng buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn đều ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, tới khả năng ăn thực phẩm, làm giảm số lượng thực phẩm đưa vào nên ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét tới chức năng cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Đó là một số thuốc hay gặp như các kháng sinh macrolid, thuốc trị bệnh nhược cơ, thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, thuốc kháng giáp trạng, thuốc chống ung thư…

BS. Nhất Đa

]]>
Dư phẩm từ gà làm thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/du-pham-tu-ga-lam-thuoc-2458/ Wed, 18 Jul 2018 18:58:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/du-pham-tu-ga-lam-thuoc-2458/ [...]]]>

Tác dụng bổ dưỡng của chân gà được giải thích như sau: khi con gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân và gân gà là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó. Gân gà khi phối hợp với các vị thuốc Bắc có tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt. Mật gà có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, bình suyễn, làm se. Màng mề gà có tác dụng bổ tỳ vị, chữa bệnh đường tiêu hoá, đầy bụng, ăn uống kém. Dưới đây là những bài thuốc điều trị để bạn đọc tham khảo khi cần thiết:

Mật gà

Chữa ho lâu ngày: mật gà 1 cái, hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

Trị hen suyễn: mật gà 10 cái, nghệ già 1 củ to bằng quả trứng gà, phèn chua 1 miếng bằng 3 hạt ngô. Đem nghệ gọt vỏ, thái mỏng, phơi khô, sao giòn, giã nhỏ, rây bột mịn. Phèn chua rang khô, tán bột. Nước mật gà trộn đều với 2 bột trên, cho thêm một ít nước cháo và viên lại bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên trước khi đi ngủ.

Chữa ho gà, ho khan, ho đờm, sốt nóng:  mật gà 10 cái, hạt chanh 20 hạt, hạt mướp đắng 20 hạt, đường cát 25g. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với nước mật gà, phơi khô, tán lại cho mịn. Đường cô thành châu, trộn với bột trên làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô. Trẻ em từ 1 – 5 tuổi mỗi lần uống 2-4g; 6 – 10 tuổi mỗi lần uống 5-8g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Màng mề gà

Chữa đau dạ dày: màng mề gà 10g phối hợp với nga truật 30g, cam thảo 10g, tán thành bột, uống mỗi ngày 4-5g trước bữa ăn 1 giờ.

Chữa trẻ em gầy còm, xanh xao, kém ăn: màng mề gà 2 cái, hoài sơn  80g, thần khúc 20g, sơn tra 12g, sa nhân 4g. Tất cả rang giòn, tán rây thành bột mịn. Mỗi ngày uống 20-30g với nước ấm.

Chữa viêm loét, cam răng: màng mề gà đốt tồn tính, tán bột, hoà vào dầu vừng, bôi.

Dư phẩm từ gà làm thuốcMàng mề gà chữa đau dạ dày.

 

Gân gà

Dạng dùng thông thường của gân gà là thức ăn – vị thuốc, nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng.

Vỏ trứng gà

Được dùng dưới 2 dạng: vỏ trứng sống và vỏ trứng đã ấp nở con.

Chữa chứng hôi miệng, viêm loét dạ dày, tá tràng: vỏ trứng sống nghiền nát, rây bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g với nước sôi để nguội.

Chữa ho gà:

– Vỏ trứng sống 1 cái phối hợp với rễ cỏ gà 20g, lá chanh 20g, lá táo 20g, vỏ quýt 10g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

– Vỏ trứng đã nở con 2 cái, sao giấm, cây mè đất 12g; vỏ rễ chanh, lá hẹ, cam thảo đất mỗi loại 8g. Tất cả giã nát, sắc rồi hoà với ít đường. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa cà phê cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi; 4 thìa cho trẻ từ 4 – 5 tuổi; 5 – 6 thìa cho trẻ từ 6 – 10 tuổi.

Trong Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, màng mỏng bên trong vỏ quả trứng đã ấp nở con cũng được dùng với tên thuốc là phượng hoàng y hay phượng hoàng thoát. Bóc màng ra phơi trong râm mát cho khô. Dược liệu có tác dụng nhuận phế, giảm ho, chữa ho lâu ngày, hen suyễn, khí uất kết tụ. Liều dùng hằng ngày: 1,5 – 2,5g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ma hoàng, tử uyển.

Chân gà

Chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững: chân gà nấu thành cao, uống mỗi ngày 8g với nước sắc ngũ gia bì và thạch xương bồ.

Trị trẻ biếng ăn, chậm biết đi, chậm mọc răng: chân gà ninh nhừ với tôm tươi lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày.

Thuốc cầm máu: chân gà đốt thành than tán bột, rắc lên vết thương. Sở dĩ như vậy là do chất canxi có trong da chân gà cùng với canxi có sẵn trong máu đã làm tăng nhanh quá trình đông máu. Keratin và gelatin cũng có tác dụng cầm máu. Hơn nữa, bột than này khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với một bề mặt khô và nháp nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông, cầm lại ngay.

DS. Nguyễn Thị Hồng

]]>
Rau răm và rau nghể răm làm thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ram-va-rau-nghe-ram-lam-thuoc-1931/ Wed, 18 Jul 2018 03:52:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ram-va-rau-nghe-ram-lam-thuoc-1931/ [...]]]>

Nhiều món khoái khẩu như trứng vịt lộn, cháo lươn, bún thang, các món canh từ ngao, sò hến đều không thể thiếu rau răm… nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng phòng trị bệnh của nó.

Theo Đông y, rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác để thành bài. Rau răm không độc. Xin giới thiệu một số cách dùng rau răm làm thuốc:

Chữa bụng đầy trướng tiêu hoá kém: một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

Rau răm.

Rau răm.

Cảm cúm hắt hơi sổ mũi: rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống.

Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống.

Chữa rắn cắn: rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống.

Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Các vị cho vào nồi, đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

Nước ăn chân: rau răm giã nhỏ đắp vào nơi tổn thương hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Mụn nhọt đang ở giai đoạn cương: rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào, băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Bài này dùng cho tất cả những trường hợp mụt nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Có tác dụng: chống viêm, hoạt huyết, tiết độc.

Theo TS. Võ Văn Chi, rau răm là vị thuốc kích thích tiêu hoá, làm cho ăn ngon miệng. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng. Ăn sống thì ấm bụng, mạnh chân, gối, làm sáng mắt. Ăn nhiều thì làm dịu tình dục, kém khí, ít tinh…

Nghể răm.

Nghể răm.

Lưu ý:

Những người gầy khô, thường nóng và thể lực yếu không nên dùng. Phụ nữ trước khi hành kinh, nếu uống nhiều nước rau răm thì làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt hoặc làm bế kinh, đang khi hành kinh mà ăn rau răm thì dễ sinh rong huyết.

Phân biệt với cây nghể răm có tên khoa học là Polygonum hydropiper, họ rau răm. Cây mọc hoang nơi ẩm thấp. Lá gần giống rau răm. Cây nghể răm thơm, vị cay nồng hơn rau răm, có chứa hoạt chất chính là antraquinon, rutin và các flavon. Nghể răm dùng trị các chứng xuất huyết (nôn ra máu, xuất huyết dạ dày, trĩ, rong huyết sản khoa…). Có nơi nhân dân thường hái ngọn non nghể răm ăn như rau sống với công dụng nhuận tràng.

Như vậy, rau răm và nghể răm không được tuỳ tiện thay thế cho nhau. Theo y văn của đông tây thì rau răm hoạt huyết còn nghể răm thì cầm máu (chỉ huyết).

BS. Phó Thuần Hương

]]>