thuốc gì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 14:52:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thuốc gì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trị bệnh “giời leo”, thuốc gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-benh-gioi-leo-thuoc-gi-13101/ Sun, 29 Jul 2018 14:52:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-benh-gioi-leo-thuoc-gi-13101/ [...]]]>

Có phải tôi bị giời leo không? Nên bôi thuốc gì cho khỏi? Mong bác sĩ cho lời khuyên.

Thu Hoài (Hà Nội)

Theo thư bạn mô tả rất có thể là dấu hiệu của bệnh “giời leo”. Bệnh này thực chất là một bệnh viêm da, có hiện tượng nổi mụn nước cấp tính, do virut varicella-zoster gây ra. Những nốt “giời leo” có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt… Tổn thương của bệnh giời leo khiến người bệnh cảm thấy đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran như bị kim châm, hay nhạy cảm ở một vài vùng da. Sau đó khoảng 12 giờ đến vài ngày, người bệnh có thể bị sốt nhẹ 37,5-380 C, cảm giác đau mỏi toàn thân, trên da xuất hiện mảng da đỏ. Thời gian đầu của bệnh sẽ xuất hiện những mụn li ti, có đường kính 1-2mm mọc gần nhau sau đó lan rộng thành mảng lớn.

Để điều trị bệnh giời leo, người bệnh phải áp dụng các biện pháp và dùng các loại thuốc như:

Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%, để loại bỏ các độc tố cũng như sát khuẩn. Không dùng xà phòng để rửa sẽ gây kích ứng da. Người bệnh không nên sờ tay vào chỗ sưng, da bị giời leo rồi sờ vào vùng da khác, dễ lây lan. Sau đó nên uống thuốc kháng virut (acyclovir), mục đích là tiêu diệt mầm bệnh là virut varicella-zoster gây ra. Bôi dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, dalibour, xanh methylen, hồ nước. Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh (samicason, begendrem,…) hoặc bôi một trong các chế phẩm nhóm steroid như: pesancort, flucinar, gentrison, diproson, fobancort cho vùng da tổn thương khô. Nếu tổn thương có mủ trắng tức là đã bội nhiễm thì phải uống một đợt kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin… Nếu có ngứa ngáy bứt rứt nên uống thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin, phenergan để giảm phù nề, ngứa rát. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng.

Thông thường sau khoảng 2-3 tuần những mảng “giời leo” sẽ đỡ, các mụn nước xẹp dần. Nhưng nếu tình trạng bệnh quá nặng mà không có các loại thuốc hỗ trợ, thì những mảng giời leo có thể để lại những vết thâm hoặc sẹo.

Trong trường hợp của bạn, nên đi khám chuyên khoa da liễu để được xác định đúng bệnh và có điều trị thích hợp. Tuyệt đối không bôi các thuốc dân gian theo mách bảo vào vết giời leo, khiến vết thương bội nhiễm sẽ rất khó chữa và để lại sẹo mất thẩm mỹ.

DS. Lê Trang

]]>
Trị viêm da tiếp xúc do côn trùng, thuốc gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-thuoc-gi-13076/ Sun, 29 Jul 2018 14:48:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-thuoc-gi-13076/ [...]]]>

Mỗi lần như vậy tôi chỉ lấy nước mát rửa qua, nhưng cũng không hết cảm giác ngứa. Có thuốc nào trị được triệu chứng này không? Xin bác sĩ tư vấn giùm.

Lê Thi Hoa (Hoài Đức, Hà Nội)

Theo thư chị mô tả thì chị đang gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng. Bệnh xảy ra do phản ứng dị ứng của da với các thành phần của côn trùng như phấn, chất bài tiết, nọc độc… Tổn thương ngoài da mới đầu là nổi ban đỏ, hơi nề và ngứa tại vùng tiếp xúc, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước, bọng nước và nóng, đau rát. Nếu không điều trị đúng có thể nhiễm trùng lan rộng, loét da…

Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm trùng thứ phát. Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương để dùng thuốc phù hợp.

Ngay khi bị viêm da do côn trùng, nên dùng nước muối sinh lý rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tuy nhiên, nên tránh kì cọ gây xước da, làm tổn thương lan rộng. Khi các tổn thương đỏ, đau rát có thể dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm như các loại hồ (hồ nước, hồ tetra-pred) hoặc các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày. Trường hợp có bọng nước, bọng mủ thì nên chấm dung dịch màu milian, castellani hoặc dùng nước thuốc tím pha loãng… bôi 1-2 lần/ngày.

Với trường hợp có ngứa nhiều thì nên dùng thuốc kháng histamin H1 gồm chlorpheniramine, hydroxyzine, cetirrizin, levocetirizin… Nên hạn chế dùng các thuốc này vào ban ngày, khi cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Trường hợp tổn thương lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân thì phải dùng kháng sinh uống (nhóm cephalosporin, beta lactam…), uống 1 liều để tránh bội nhiễm.

Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định điều trị cụ thể, không nên chần chừ, tổn thương dễ lan rộng. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể phòng tránh bằng cách: Nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Giữ gìn quần áo, đồ dùng không để côn trùng bám đậu…

DS. Yến Trang

]]>