thuốc cảm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 14:42:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thuốc cảm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thuốc cầm tiêu chảy, nên dùng khi nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-cam-tieu-chay-nen-dung-khi-nao-13032/ Sun, 29 Jul 2018 14:42:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuoc-cam-tieu-chay-nen-dung-khi-nao-13032/ [...]]]>

Mới đây tôi bị tiêu chảy. Tôi ra hiệu thuốc được tư vấn dùng thuốc có chứa hoạt chất diosmectite để cầm tiêu chảy. Mong bác sĩ tư vấn tôi có thể dùng thuốc này khi nào? Tôi xin cảm ơn.

Hồ Đức Dũng (Hà Nam)

Thuốc có chứa thành phần diosmectite thường được dùng để trị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp tính chỉ là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó gây mất nhiều nước và chất điện giải, cho nên trước tiên ta phải bù nước và chất điện giải kịp thời (uống nhiều nước có pha muối và đường với tỷ lệ thích hợp hoặc uống dung dịch oresol…). Sau đó cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và tìm ra căn nguyên gây bệnh, từ đó mới có chỉ định dùng thuốc chính xác.

Có nhiều thuốc được dùng trong điều trị làm ngừng tiêu chảy cấp, nhưng tương đối thuận tiện và lành tính là các thuốc có hoạt chất diosmectite. Diosmectite có khả năng cố định các tác nhân gây bệnh trong đường ruột nhờ sự hiện diện các điện tích trong cấu trúc hóa học. Sau khi gắn kết các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut, độc tố trong ống tiêu hóa, là những yếu tố kích thích niêm mạc ruột để thải ra ngoài, kéo theo các chất mà nó hút giữ. Ngoài ra, do cấu trúc phiến nhỏ đàn hồi do độ nhớt tương tác với glycoprotein của dịch nhầy tác dụng bao phủ bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa tăng khả năng chống chịu của niêm mạc, bảo vệ lớp nhầy tiêu hóa. Với liều lượng thông dụng, nó không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột. Do vậy, thuốc hạn chế được sự xâm lấn của các tác nhân gây bệnh, giúp phục hồi nhanh niêm mạc ruột bị tổn thương trong quá trình tiêu chảy, giúp ngừng tiêu chảy tốt.

Tuy nhiên người bệnh tiêu chảy không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay khi mới mắc bệnh, vì các tác nhân gây tiêu chảy cần được tống xuất ra khỏi cơ thể. Dùng thuốc cầm tiêu chảy khiến vi khuẩn, virut… ứ trệ trong ruột dễ gây trướng bụng, buồn nôn… Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị phù hợp.

BS. Vũ  Hướng Văn

]]>
Các mẹ từng cho con uống thuốc cam hãy đưa trẻ đi xét nghiệm chì ngay lập tức http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-me-tung-cho-con-uong-thuoc-cam-hay-dua-tre-di-xet-nghiem-chi-ngay-lap-tuc-12580/ Thu, 26 Jul 2018 13:07:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-me-tung-cho-con-uong-thuoc-cam-hay-dua-tre-di-xet-nghiem-chi-ngay-lap-tuc-12580/ [...]]]>

Theo PGS.TS. Phạm Duệ, tất cả các phụ huynh đã từng cho con uống thuốc cam không rõ nguồn gốc, mua từ những ông lang bà mế không có giấy phép hành nghề hãy mang con đi xét nghiệm chì máu. Đó là cách duy nhất để phát hiện trẻ có bị ngộ độc chì hay không, và nếu bị ngộ độc chì, trẻ sẽ được đưa vào chương trình giải độc chì theo phác đồ của Bộ Y tế đã ban hành.

Ngộ độc chì từ mỹ phẩm, nguồn thực phẩm, những đồ hộp có chì là mối nguy hại với người lớn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, nhiễm độc chì còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Tốc độ lắng đọng chì ở phổi ở trẻ em cao gấp 2,7 lần so với người lớn. Nhắc đến ngộ độc, không ít người hiểu đơn giản là bệnh với các triệu chứng đau bụng, nôn, sốc… Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện của ngộ độc cấp tính. Còn những ngộ độc mãn tính nguy hiểm lại âm thầm gây hại cho cơ thể từng ngày, trong đó có ngộ độc chì, đặc biệt là ngộ độc chì xuất phát từ việc các bậc cha mẹ cho con uống thuốc cam.

Một mẫu thuốc Nam (Hồng đơn) không rõ nguồn gốc (được xác định trong thành phần có hàm lượng chì cao)

Trước đó năm 2012 được coi là đỉnh điểm phát hiện ra hàng loạt trẻ ngộ độc chì do có sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tình trạng này vẫn không hề giảm đi, mà nó luôn dập dềnh như “tảng băng chìm”, và chúng ta chỉ có thể tạm thời vạt được cái ngọn đó đi làm cho dư luận yên tâm nhưng vẫn còn rất nhiều cháu nhỏ khác chưa được phát hiện ngộ độc chì.

“Trong thuốc chữa bệnh không được phép có chì. Việc dùng các loại thuốc cam rởm khác với các bài thuốc cam trong y học dân tộc (không hề có chì trong đó, có tác dụng tốt với trẻ em) sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ với trẻ cả về thể lực và tinh thần, nhẹ thì giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ , ảnh hưởng đến khả năng học tập, rối loạn phát triển, ý thức trì độn, không có khả năng học tập và tự phục vụ bản thân mình. Trong khi đó, triệu chứng ngộ độc chì hoàn toàn không đặc hiệu, nhiều trẻ không có biểu hiện lâm sàng nên dễ bỏ qua. Chính vì vậy, cách duy nhất là phải đưa trẻ đi xét nghiệm chì máu để biết được trẻ có bị ngộ độc chì hay không”- PGS.TS. Phạm Duệ nhấn mạnh.

 

Theo các bác sĩ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai: Các thuốc nam dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi,… lưu hành bất hợp pháp có chì (hồng đơn). Đây là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp ngộ độc, đặc biệt ở trẻ em ở các tỉnh miền Bắc hiện nay. Đặc biệt nếu các thuốc dạng bột hoặc viên có màu đỏ, vàng cam hoặc hồng.

Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em và nồng độ chì máu, kể cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL. Với chứng bệnh tăng vận động và giảm tập trung, ngay cả khi nồng độ chì máu dưới 10mcg/dL, trẻ có chì máu càng cao thì càng dễ mắc chứng bệnh này. Ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển vì lo ngại về ảnh hưởng của chì lên phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

D.Hải

]]>
Cây cỏ mực – thuốc cầm máu nổi tiếng http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-co-muc-thuoc-cam-mau-noi-tieng-9249/ Sun, 22 Jul 2018 14:12:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-co-muc-thuoc-cam-mau-noi-tieng-9249/ [...]]]>

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae là loại dược liệu tuyêt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người là một loại cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng, lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẻ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Thành phần hóa học: có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ mực có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.

Cỏ mực cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin. Chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm, cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc

Theo YHCT, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa, lỵ. Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Những công dụng

Sách Nam dược thần hiệu: cỏ mực dùng để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.

Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”.

Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng.

Điền nam bản thảo cho rằng, cỏ mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ.

Bản kinh (ra đời cách đây 2.000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp cỏ mực cầm ngay”.

Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu Việt Nam từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.

Cách sử dụng cỏ mực trong một số bài thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30g.

Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Bị chứng vàng da, đau thận, rụng tóc: dùng cỏ mực và cành cây râm, mỗi vị 15g đem nấu uống.

Bị loét ống tiêu hóa chảy máu: dùng cỏ mực 30g, cỏ bấc 30g đun sôi uống.

Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu: cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

Chữa đái ra máu: cỏ mực 30g, cả cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cứu tổng kết qua lâm sàng bệnh sốt xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

]]>