thực quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:16:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thực quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ðiều trị hiệu quả chứng co thắt thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-hieu-qua-chung-co-that-thuc-quan-13596/ Sun, 05 Aug 2018 05:16:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-hieu-qua-chung-co-that-thuc-quan-13596/ [...]]]>

Việc dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu mà không phát hiện và điều trị kịp đau CTTQ không chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, mà còn có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. May mắn là một số phương pháp nhận biết và biện pháp khắc phục hiện nay có thể giúp phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời chứng CTTQ một cách hiệu quả.

Trong cơ thể, thực quản là ống nối giữa miệng và dạ dày. Thông thường, nó sử dụng một loạt các cơn co thắt có kiểm soát, phối hợp để vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.

Nguyên nhân gây CTTQ

Một số loại thực phẩm hoặc điều kiện tiềm ẩn đôi khi có thể gây ra các cơn CTTQ bất thường. Những cơn co thắt này thường chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Ngoài ra, trầm cảm cũng có thể gây co thắt thực quản. Những người bị lo âu hoặc trầm cảm có nhiều nguy cơ bị CTTQ hơn bình thường.

Một số yếu tố khác như: bệnh trào ngược đường tiêu hóa (GERD); tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư, bao gồm cả phẫu thuật trên cổ hoặc bức xạ trên ngực… Các yếu tố nguy cơ: yếu tố tiền sử gia đình về tình trạng trào ngược, ăn thức ăn hoặc đồ uống rất nóng hoặc rất lạnh, thói quen uống rượu, người bị tăng huyết áp….

Ðiều trị hiệu quả chứng co thắt thực quảnTrào ngược dạ dày – thực quản có nguy cơ gây co thắt thực quản.

Xác định dấu hiệu CTTQ

CTTQ là một tình trạng không phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở người lớn trên 60 tuổi. CTTQ thường gây đau ở cổ họng và ngực. Một người bị CTTQ có thể bị đau dữ dội hoặc đau thắt ngực. Có hai loại đau CTTQ chính gồm:

Đau thắt ngực: Đau đớn dữ dội nhưng không gây trào ngược, đó là khi axit dạ dày hoặc các chất khác bị đẩy trở lại vào thực quản.

Co thắt thực quản: Ít đau đớn hơn nhưng có thể gây trào ngược. Một người bị CTTQ có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng như: một cơn đau dữ dội hoặc cảm giác căng thẳng trong ngực, có thể bị nhầm lẫn với đau tim, cảm giác như có thứ gì đó bị kẹt trong cổ họng hoặc ngực, khó nuốt, ợ nóng….

CTTQ có thể được chẩn đoán bằng chụp chiếu, nội soi. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng một ống mỏng chuyên dụng để đo các cơn co thắt trong thực quản.

Điều trị chứng CTTQ

Tùy vào nguyên nhân của CTTQ có thể giảm các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc, biện pháp tự nhiên và thay đổi chế độ ăn uống. Đơn giản nhất là xác định và tránh các loại thực phẩm gây kích thích co thắt như rượu vang đỏ, thực phẩm cay, thức ăn rất nóng hoặc lạnh… cho tới thay đổi lối sống và trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh  nhân phải dùng tới thuốc hoặc trải qua phẫu thuật. Nếu đó là do tình trạng béo phì, thì việc giảm cân, tránh quần áo chật, ăn quá no, ăn tối muộn và tránh hút thuốc…

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ bạc hà tự nhiên có thể giúp giảm CTTQ. Một vài giọt tinh dầu bạc hà hoà trong nước uống trước bữa ăn có thể mang lại hiệu quả trong ngăn ngừa CTTQ ở một số người, trong khi  đó tinh dầu xả xị và cam thảo có thể giúp thư giãn các cơ, kể cả những cơ trong thực quản.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể điều trị bằng thuốc. Một số thuốc giúp giảm căng thẳng và thuốc chống trầm cảm có thể được kê đơn cho bệnh nhân đau do CTTQ bởi trầm cảm, lo lắng. Thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 có thể dùng cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Sự kết hợp giữa các loại thuốc, liệu pháp giảm căng thẳng có thể giúp một người trầm cảm giảm bớt trạng thái lo lắng cơ bản.

Phẫu thuật

Phẫu thuật CTTQ có thể được sử dụng như biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp khác không có hiệu quả. Có hai phương pháp giải phẫu cơ bản cho người bị mắc CTTQ bao gồm: Myotomy, trong đó bác sĩ phẫu thuật cắt các cơ ở đầu dưới của thực quản để làm suy yếu các cơn co thắt. Thứ hai là phẫu thuật nội soi cục bộ (POEM), bác sĩ phẫu thuật sử dụng một ống nội soi có gắn máy ảnh nhỏ xíu xuống cổ họng qua miệng bệnh nhân và rạch một đường trong thực quản để làm giảm các cơn co thắt.

Chăm sóc y tế trong những trường hợp nghiêm trọng

Bất cứ lúc nào bệnh nhân bị đau dữ dội hoặc cảm giác như đang bị siết chặt lồng ngực, nên liên hệ với bác sĩ để đi khám ngay. Mặc dù các triệu chứng này chỉ ra đó là một cơn CTTQ, song điều quan trọng là nó dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác chẳng hạn như một cơn đau tim.

Để xác định đó là CTTQ, ngoài thăm khám của bác sĩ có thể cần thực hiện các xét nghiệm, bao gồm: nội soi thực quản, chụp Xquang, kiểm tra độ pH thực quản để xem axit dạ dày có trào ngược vào thực quản hay không…..

Cuối cùng, chứng CTTQ có thể dễ dàng được kiểm soát bằng việc theo dõi và thăm khám định kỳ khi có các dấu hiệu nhận biết điển hình.

Minh Ngọc

((Theo MNT))

]]>
Viêm họng do trào ngược dạ dày – thực quản có dễ chữa khỏi? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-do-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-de-chua-khoi-13417/ Fri, 03 Aug 2018 15:21:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-hong-do-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-de-chua-khoi-13417/ [...]]]>

Nguyễn Ánh (Hà Nội)

Trào ngược thực quản độ A là tình trạng ở niêm mạc dạ dày xuất hiện tình trạng tổn thương do acid HCL hoặc dịch mật bị trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản được chia ra các cấp độ A, B, C, D, O. Đối với trào ngược thực quản độ A, điều trị bằng hai cách là điều chỉnh lối sống và dùng thuốc.

Một số yếu tố gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể là việc người bệnh sử dụng đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, dùng nước ngọt có ga hoặc người bệnh dùng café, trà hay thuốc lá cũng làm gia tăng tình trạng trào ngược. Nên tránh những thực phẩm dễ kích ứng niêm mạc như đồ uống có cồn, ga. Hạn chế tình trạng ăn quá no vào một lúc, trước khi đi ngủ 2h thì bạn cũng nên hạn chế ăn uống, nên nằm kê cao đầu khi ngủ để thức ăn không bị đẩy lên ống thực quản. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, kiểm soát cân nặng. Bệnh nhân cũng nên hạn chế mặc quần áo quá chật để quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ. Nếu như không được điều trị có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: acid trào ngược lên thực quản khiến người bệnh có thể bị khản giọng, viêm thanh quản; nặng hơn là viêm mũi họng và các bệnh đường hô hấp; gây chảy máu thực quản, loét thực quản; hẹp thực quản; ung thư thực quản…

BS. Nguyễn Tuyết

]]>
Barrett thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/barrett-thuc-quan-13123/ Sun, 29 Jul 2018 14:56:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/barrett-thuc-quan-13123/ [...]]]>

(Tuấn Kiệt – Vũng Tàu)

Barrett thực quản là một chứng bệnh thuộc về đường tiêu hóa, hay gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày trong thời gian dài. Trào ngược mãn tính axít từ dạ dày vào thực quản vùng thấp. Barrett thực quản là tình trạng màu sắc và thành phần của tế bào lót thay đổi ở vùng tấp thực quản, chủ yếu là do tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần với axít dạ dày.

Barrett thực quản là chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trên thực tế thì chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những người hay mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản nhưng không điều trị, để bệnh kéo dài liên tục. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh được kể đến như giới tính, thông thường đàn ông có nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản cao hơn phụ nữ; tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao; hút thuốc nhiều cũng là thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh; người đã từng có tiền sử mắc các chứng ợ nóng, ợ hơi và trào ngược dạ dày mãn tính; béo phì cũng là nguyên nhân dễ gây nên mắc chứng Barrett thực quản.

Barrett thực quản là chứng bệnh ít khi gặp, các dấu hiệu và triệu chứng thường liên quan đến trào ngược axít. Một số biểu hiện cụ thể như: thường xuyên bị ợ nóng, khó nuốt thức ăn, đau ngực, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, phân nát. Tuy nhiên, ở một số ít người khi gặp phải chứng bệnh này  không xảy ra triệu chứng gì trước đó.

Về điều trị hiệu quả nhất là chúng ta cần ngăn ngừa tốt chứng axít trào ngược lên thực quản. Điều này nhằm bảo vệ những tế bào lót thực quản và có thể ngăn ngừa được sự phát triển của bệnh. Để hạn chế những diễn tiến của bệnh bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

– Thuốc giảm nồng độ axít bằng nhóm  H2 – antagonists như: Ranitidine, Cimetidine.

– Nhóm ức chế bơm proton như: Omeprazole, lansoprazole.

– Thuốc có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa như: Metoclopramide.

Để hạn chế mắc chứng Barrett thực quản, ngoài việc dùng thuốc thì khám định kỳ và tái khám đúng lịch hẹn để có thể theo dõi được sự tiến triển các triệu chứng trào ngược dạ dày. Khi sử dụng thuốc phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Cần kiểm soát được cân nặng, vì cân nặng chính là một trong những yếu tố gây nên chứng Barrett thực quản; cần chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa để hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ hơi. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, cà phê, thuốc lá, rượu bia. Sau khi ăn không nên nằm ngay, ít nhất 3 tiếng sau mới được ngủ, ngủ kê cao gối cũng là một cách hạn chế chứng trào ngược dạ dày. Tập luyện thể thao hàng ngày. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Bệnh GERD là bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gerd-la-benh-gi-13038/ Sun, 29 Jul 2018 14:43:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gerd-la-benh-gi-13038/ [...]]]>

(Thái An Tuấn – Cần Thơ)

GERD là tên viết tắt của cụm tiếng Anh, Gastroesophageal Reflux Disease, theo thuật ngữ y khoa Việt Nam là bệnh trào ngược dạ dày –  thực quản.

Về nguyên nhân, GERD là do trào ngược axít thường xuyên, axít dạ dày hoặc mật vào thực quản, ở đều kiện sinh lý bình thường, khi mỗi người trong chúng ta ăn uống thì nuốt thức ăn hay nước vào bao tử, lúc này các cơ vòng thực quản dưới mở ra, để cho phép thực phẩm và chất lỏng đi xuống dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khiến van này không đóng kín một cách bất thường hoặc suy yếu, khiến axít từ dạ dày có thể chảy ngược lại vào trong thực quản, gây ra bệnh GERD. Theo các nhà y học, bệnh GERD thường gặp người có thói quen uống rượu – bia, thuốc lá; ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, mỡ, cà phê, chocola; người có cơ địa bệnh béo phì, thoát vị hoành, phụ nữ mang thai, bệnh nhân hen suyễn, bệnh nhân đáy tháo đường, người có cơ địa chậm tiêu hóa của dạ dày, người bệnh rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì hay hội chứng Zollinger – Ellison… Bệnh này cũng gặp ở trẻ em và kể cả trẻ sơ sinh.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng thường gặp như cảm giác nóng trong lồng ngực còn gọi là ợ nóng, đôi khi lan sang cổ họng, cùng với hương vị chua trong miệng, đau ngực, khó nuốt, ho khan, khan tiếng hay đau họng, nôn thức ăn hoặc dịch chua lỏng, có cảm giác như có khối u trong cổ họng; cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc cụt.

Để điều trị hiệu quả, trước mắt cần thay đổi cách sống hàng ngày như chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo. Sau giai đoạn điều chỉnh mà vẫn chưa hiệu quả thì dùng các thuốc có tính chất trung hòa dịch vị như Gaviscon, uống mỗi gói sau mỗi bữa ăn và một gói trước khi đi ngủ. Nếu vẫn chưa hiệu quả thì nhất thiết phải dùng thuốc ức chế tiết axít dạ dày, như  thuốc ức chế thụ thể H2 như Ranitidine hay Famotidine các thuốc này có tác dụng ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiết acid dạ dày. Hoặc thuốc ức chế bơn proton – PPIs như Omeprazole, thuốc cũng có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid và có tính hiệu quả cao hơn thuốc ức chế thụ thể H2 và một số thuốc kháng axít khác. Nên nhớ rằng các thuốc này nhất thiết phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>