thực phẩm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 07 Oct 2018 06:06:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thực phẩm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách tính lượng thức ăn hàng ngày cho người bị tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tinh-luong-thuc-an-hang-ngay-cho-nguoi-bi-tieu-duong-16286/ Sun, 07 Oct 2018 06:06:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tinh-luong-thuc-an-hang-ngay-cho-nguoi-bi-tieu-duong-16286/ 5 cặp thực phẩm cấm kỵ dùng chung vì dễ sinh bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cap-thuc-pham-cam-ky-dung-chung-vi-de-sinh-benh-16280/ Sun, 07 Oct 2018 06:05:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cap-thuc-pham-cam-ky-dung-chung-vi-de-sinh-benh-16280/ [...]]]>

Không nên chế biến cà rốt chung với cà chua, củ cải, ớt, rau diếp, đu đủ… Vì cà rốt có tác dụng phân giải các chất xúc tác và lên men, do vậy cà rốt sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng của các loại rau củ khác. 

]]>
Ngộ độc thực phẩm do Salmonella: Coi chừng biến chứng nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-do-salmonella-coi-chung-bien-chung-nguy-hiem-13578/ Sun, 05 Aug 2018 05:14:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-do-salmonella-coi-chung-bien-chung-nguy-hiem-13578/ [...]]]>

Vì vậy, mùa nắng nóng đã đến cần hết sức cảnh giác với loại ngộ độc thực phẩm này bởi có thể làm cho nhiều người bị mắc bệnh và bệnh rất trầm trọng, nếu xử trí không kịp thời có thể gây tử vong.

Đặc điểm của vi khuẩn thương hàn

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho những người chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch. Sau khi vi khuẩn thương hàn vào trong cơ thể, một số vi khuẩn bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Nội độc tố rất độc hại làm tổn thương ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột), đồng thời nội độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương thần kinh và nhiễm độc toàn thân. Bên cạnh đó, vi khuẩn thương hàn có thể đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết rất nặng.

Bệnh lây từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn chưa được đun nấu chín.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.LY

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.LY

Biểu hiện khi ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn thương hàn

Khoảng 12 – 72 giờ sau ăn, uống phải vi khuẩn thương hàn, người bệnh sẽ xuất hiện đột ngột sốt cao liên tục (39 hoặc 40oC), mệt mỏi, kèm theo đau bụng quằn quại hoặc âm ỉ, sôi bụng và trướng bụng là triệu chứng thường thấy. Đau bụng thường xuất hiện ở hố chậu phải, đi ngoài phân lỏng sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5-6 lần/ngày (hoặc một số người lớn có thể bị táo bón), các trường hợp này cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và cấp cứu kịp thời.

Một số trường hợp sang tuần thứ hai có biểu hiện của nhiễm độc thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng), nặng hơn, bệnh nhân tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ dẫn, li bì, mê sảng, hôn mê. Một số trường hợp xuất hiện phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7 – 12 ngày rồi biến mất.

Những trường hợp vi khuẩn thương hàn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết với bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nếu không nhập viện sớm, không xử trí kịp thời, tính mạng người bệnh rất dễ bị đe dọa.

Để chẩn đoán bệnh thương hàn, ngoài các dấu hiệu lâm sàng, cần xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn (cấy phân vào tuần đầu và tuần thứ hai), cấy máu (tuần thứ hai).

Biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thương hàn là chảy máu đường ruột, hoặc thủng ruột hoặc nhiễm khuẩn huyết. Chảy máu đường ruột hoặc thủng ruột hoặc cả hai phải phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời nếu không có thể bị tử vong. Các biến chứng do mắc bệnh thương hàn thường xảy ra vào tuần thứ ba của bệnh, mặc dù tỷ lệ biến chứng nguy kịch không nhiều (khoảng 5%). Tuy vậy, nếu chảy máu với số lượng nhiều sẽ làm tụt huyết áp gây sốc, có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.

Khi bị thủng ruột sẽ gây viêm phúc mạc cấp tính, nếu không phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời có thể bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa hoặc hậu quả để lại có thể rất xấu (gây dính ruột về sau).

Ngoài ra, còn có thể bị viêm cơ tim, viêm phổi, viêm tụy tạng và gây nhiễm khuẩn một số cơ quan khác (bàng quang, thận, màng não, tủy sống, viêm khớp, viêm xương…)

 

Bệnh thương hàn lây theo đường ăn uống qua thức ăn, nước uống, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn thương hàn. Vì vậy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết. Cần ăn chín, uống chín (không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín, không ăn rau sống, không uống nước chưa đun sôi). Cần quản lý chất thải, phân người bệnh thật tốt, không để vương vãi và nên cho chất sát khuẩn mạnh (vôi bột, cloraminB), nhất là các vùng nông thôn, miền núi.

Trung tâm y tế dự phòng cần tổ chức kiểm tra thật gắt gao vệ sinh an toàn thực phẩm (lưu ý khâu giết mổ, bán, chế biến thực phẩm) và định kỳ kiểm tra sức khỏe đội ngũ buôn bán, chế biến thực phẩm để tìm người lành mang vi khuẩn thương hàn và điều trị dứt điểm cho họ, tránh để Vi khuẩn Salmonella đào thải ra môi trường gây thành dịch.

Ngoài ra, cần tuyên truyền và tạo điều kiện tốt cho người dân sử dụng vắc-xin phòng bệnh để có miễn dịch lâu dài.

 

PGS. TS. Bùi Khắc Hậu

]]>
Dị ứng với chất bảo quản thực phẩm http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-voi-chat-bao-quan-thuc-pham-13068/ Sun, 29 Jul 2018 14:47:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-voi-chat-bao-quan-thuc-pham-13068/ [...]]]>

(Đỗ Đình Phú – Hậu Giang)

Từ lâu, người ta đã biết việc thêm chất chứa sulphite vào thức ăn sẽ làm chúng tồn tại lâu hơn và giữ được màu cũng như hương vị. Sulphite sẽ giải phóng chất khí sulphur dioxide, nó gây ra tình trạng kích ứng đường hô hấp và co thắt. Có ít hơn 2% dân số được tin là nhạy cảm với sulphite nhưng ở người bị hen suyễn thì tỉ lệ này cao hơn (5 – 13%).

Ở một số nước thì sulphite được xem như chất dị ứng tiềm tàng và phải được ghi trên nhãn thực phẩm hoặc thức uống nếu có chứa trong thành phần. Sulphite, bao gồm sulphur dioxide (SO2) là chất bảo quản thực phẩm chính được dùng để ngăn chặn sự thay đổi màu thực phẩm. Ở Nam Phi, sulphur dioxide thường được dùng trong bảo quản trái cây khô. Sulphite cũng được dùng rộng rãi trong rượu vang, bia và thức uống có cồn. Thuốc và mỹ phẩm cũng có chứa sulphite. Những loại thực thẩm thường chứa sulphite bao gồm: các loại bánh, nước trái cây, nước uống và rau quả đóng hộp, dưa món, khoai tây chiên… Các loại sulphite thường được đưa vào thực phẩm: sulphur dioxide, potassium bisulphate, potassium metabisulphate, sodium bisulphite, sodium dithionite, sodium metabisulphite, sodium sulphite and sulphurous acid.

Một nghiên cứu năm 2009 về tác động lâm sàng của chất bảo quản sulphite cho thấy có rất nhiều triệu chứng: viêm da, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, giảm huyết áp, đau bụng, tiêu chảy, phản ứng suyễn  (phần lớn các nghiên cứu tường trình tỉ lệ 3 – 10% sự nhạy cảm trong nhóm người bị hen suyễn sau khi ăn thực phẩm chứa sulphite) và phản ứng phản vệ. Theo các chuyên gia thì ngoài triệu chứng cấp tính biểu hiện, sulphite còn có thể gây tác động lâu dài như tình trạng bệnh mãn ở ngoài da và hệ hô hấp. Có một số giả thuyết đặt ra nhưng vẫn chưa rõ ràng khi xác định nguyên nhân thật sự của sự nhạy cảm sulphate là gì.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nen-tranh-khi-bi-tieu-chay-13054/ Sun, 29 Jul 2018 14:45:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nen-tranh-khi-bi-tieu-chay-13054/ [...]]]>

Tiêu chảy gây ra tình trạng đại tiện nhiều lần, phân lỏng và nhiều nước làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Khi bị tiêu chảy bạn cần tránh những loại thực phẩm dưới đây:

Các loại hoa quả khô như hạnh nhân, mận, mơ…chứa rất nhiều chất xơ và được khuyến nghị dành cho những người bị táo bón. Vì vậy bạn nên tránh những loại quả này khi bị tiêu chảy.

– Các loại rau như súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải bắp và hành tây là một vài loại rau gây đầy hơi có thể khiến dạ dày bạn bị kích thích hơn. Tránh xa các loại rau này cho tới khi các triệu chứng tiêu chảy giảm dần.

– Các loại quả chứa nhiều chất xơ như táo và thậm chí là lê không được khuyến khích cho những người đang bị tiêu chảy vì chúng có thể khiến bạn bị tiêu chảy nặng hơn.

– Những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao khó tiêu hóa và có thể gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày của bạn.

 

Sữa, mayonnai, trứng và pho mát là những sản phẩm nên tránh khi bạn đang bị tiêu chảy

– Tốt nhất nên tránh các sản phẩm sữa như sữa, mayonnai, trứng và pho mát khi bạn đang bị tiêu chảy cho dù bạn có dung nạp được lactose hay không. Mặc khác, sữa chua, sữa đông chứa nhiều vi khuẩn tốt có thể hỗ trợ tiêu hóa và có lợi khi bạn bị tiêu chảy.

– Đậu lăng và các loại đậu khác là những thực phẩm gây đầy hơi và kết quả là làm tình trạng tiêu chảy của bạn trầm trọng hơn.

– Cafein có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây tăng nhu động ruột. Ngoài cà phê, bạn cũng cần tránh trà xanh. Nếu muốn uống trà xanh, hãy tìm những  loại hữu cơ không chứa chất caffeine.

– Thực phẩm chứa chất béo và chiên kỹ có thể dẫn đến co thắt dạ dày và làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Hãy tập tự kiểm soát và tránh xa đồ ăn vặt cho tới khi đường ruột của bạn phục hồi.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo THS)

]]>
18 loại thực phẩm giàu vitamin K http://tapchisuckhoedoisong.com/18-loai-thuc-pham-giau-vitamin-k-10782/ Wed, 25 Jul 2018 08:09:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/18-loai-thuc-pham-giau-vitamin-k-10782/ [...]]]>

Vitamin K kết hợp với can xi giúp cho hệ xương chắc khỏe, nếu thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra tình trạng loãng xương. Ngoài ra nó còn được biết tới là một loại vitamin giúp cho quá trình đông máu trong cơ thể, đặc biệt hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh chảy máu trong. Nếu bị thương, loại vitamin K này sẽ góp phần làm cho cơ thể bạn không bị mất máu quá nhiều, quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.

Một trong những lợi ích quan trọng của vitamin K mà không phải ai cũng biết là phòng ngừa sỏi thận. Những người thường xuyên ăn rau xanh hầu như không bị tình trạng thiếu hụt vitamin K, nhưng những bệnh nhân mắc các bệnh về tụy, mật, cơ thể thường thiếu hụt loại vitamin thiết yếu này.

Cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng vitamin K từ thực phẩm thông qua các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vitamin K chỉ hấp thu tốt nhất vào cơ thể khi tiêu thụ nó cũng chất béo. Việc sử dụng vitamin K quá nhiều như một thực phẩm bổ sung cần tư vấn của bác sĩ bởi nếu sử dụng quá nhiều vitamin K cũng gây hại cho cơ thể.

1 . Rau cải bó xôi

Cho dù bạn ăn sống, luộc hoặc nấu chín, rau bina (cải bó xôi) chính là một siêu thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng trong đó có cả vitamin K.

2.Basil (húng quế)

Với một muỗng cà phê bột quế khô có thể đáp ứng nhu cầu vitamin K của bạn trong ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu vitamin K của cơ thể, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi cần 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi cần 120 microgram/ngày.

3. Cải xoăn

Cải xoăn là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như làm giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư, nó rất giàu vitamin K.

4.Bắp cải

Nếu bạn không muốn ăn cải xoăn, bắp cải là một lựa chọn thích hợp. Mặc dù nó không nhiều vitamin K như cải xoăn, hàm lượng vitamin K chỉ bằng một nửa cải xoăn, nhưng một nửa bát bắp cải có thể cung cấp cho bạn đủ lượng vitamin K trong ngày.

5.Mù tạt

Mù tạt là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời giàu vitamin K. Đây là một loại gia vị ăn kèm phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á.

6. Mùi tây

Mùi tây tươi thường được dùng để trang trí thức ăn và ăn như rau gia vị, nhưng ít ai biết được rằng chỉ cần hai muỗng cà phê rau mùi tây có thể đáp ứng yêu cầu vitamin K của một người trưởng thành cho cả ngày.

7. Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau có nhiều công dụng trong đó cả phòng chống ung thư, chống lão hóa, và các gốc tự do. Nó còn là loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin K.

8. Măng tây

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một vài thân cây của măng tây có thể làm tăng đáng kể mức độ của các vitamin đặc biệt là loại vitamin K.

9. Cần tây

Cần tây là một món ăn tuyệt vời, nó vừa giàu chất xơ vừa có vitamin K.

10. Cây ngón tay

Loài cây này phổ biến ở các vùng của người Hindi nhưng nó cũng được ghi nhận là một loại thực phẩm nhiều vitamin K.

11. Dưa chuột

Dưa chuột rất nhiều vitamin trong đó có cả nhóm K, đây là loại thực phẩm dễ dàng trong chế biến và cả ăn sống.

12. Rau xà lách

Bất kỳ loại rau xà lách nào đều dồi dào vitamin K. Nên ăn các loại salad mỗi ngày để bổ sung vitamin K cho cơ thể.

13. Cà rốt

Cũng giống dưa chuột, cà rốt cũng là một nguồn thực phẩm nhiều vitamin K và có thể ăn sống.

14. Trứng

Ngoài các loại rau lá màu xanh lá cây, có một vài loại thực phẩm khác giàu vitamin K như trứng, loại vitamin này có nhiều ở lòng đỏ trứng.

15. Ớt bột

Nhiều người thường cho rằng ớt bột rất nóng, nhưng đây là một trong những gia vị chứa vitamin K vừa giúp kích thích vị giác của con người. Ngoài ra các loại gia vị khác như bột cà ri, ớt cayenne (ớt đỏ) và bột ớt đều được cho là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin K.

16. Dầu Olive

Dầu olive có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có hàm lượng vitamin K dồi dào. Chất dinh dưỡng này có trong cả dầu cải và dầu vừng…

17. Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô như mận, quả việt quất, đào, quả sung và nho đều là những nguồn thực phẩm giàu vitamin K.

18. Đinh hương

Đinh hương là một loại gia vị với một hương vị riêng và đặc biệt chúng rất nhiều vitamin K, khi chế biến thực phẩm đừng quên loại gia vị này.

 

 

 

Hải Yên

]]>
Nhìn mặt đoán bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhin-mat-doan-benh-10616/ Wed, 25 Jul 2018 07:24:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhin-mat-doan-benh-10616/ [...]]]>

Tuy nhiên, ngay cả khi ăn uống tốt bạn vẫn có thể thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng do tuổi tác và sự nhạy cảm của các vấn đề về sức khỏe trong việc hấp thu. Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện được nhưng có một cách dễ dàng để phát hiện ra sự thiếu hụt này ngay ở những đặc điểm trên khuôn mặt, da, tóc hay răng.

Dưới đây là 5 dấu hiệu của việc thiếu hụt chất dinh dưỡng dễ dàng được phát hiện và điều trị bằng các loại thực phẩm.

Đôi mắt sưng húp

Bạn có thể sẽ nhận thấy đôi mắt của mình sưng húp lên sau khi thức dậy. Tuy nhiên, mắt sưng có thể là dấu hiệu cho thấy lượng iốt trong cơ thể đang thấp. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2006 đã phát hiện ra mối liên quan giữa lượng iodine và bệnh tuyến giáp – gây ra tình trạng mệt mỏi kiệt sức, mắt sưng húp. Các dấu hiệu khác của việc thiếu hụt iốt bao gồm: da khô, tăng cân, móng giòn dễ gãy vỡ.

Thực phẩm chữa bệnh: Cà rốt, sữa chua, tảo bẹ, khoai tây, dâu tây và hạt cà phê.

 

Nhìn mặt đoán bệnh

Một số dấu hiệu qua da, tóc, môi có thể giúp bạn nhận biết 1 số bệnh.

Da xấu đi

Theo tạp chí Medline Plus: Một làn da nhợt nhạt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi mệt, da xấu. Một biểu hiện khác của sự thiếu hụt này là lưỡi trơn nhẵn.

Thực phẩm chữa bệnh: cá hồi, thịt đỏ, ngũ cốc, sữa chua và phô mai.

Tóc khô

Một vài ngày tóc khô xơ là điều bình thường, nhưng nếu tóc bạn thường xuyên trong tình trạng này thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu biotin hoặc vitamin B7. Mức độ thấp của biotin có thể dẫn đến việc móng tay dễ gãy, tóc mỏng. Liều cao của biotin thông qua các chất bổ sung vitamin có thể giúp cải thiện chất lượng tóc, thậm chí giúp điều trị bệnh tiểu đường.

Thực phẩm chữa bệnh: trứng, quả hạnh, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Môi nhợt nhạt

Nếu đôi môi của bạn nhợt nhạt, điều này có nghĩa là bạn đang thiếu máu và cần thêm nhiều chất sắt trong chế độ ăn uống. Mức độ sắt thấp dẫn đến việc dễ bị cảm lạnh và hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Ngoài việc môi nhợt nhạt thì làn da nhợt nhạt cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu máu,

Thực phẩm chữa bệnh: thịt đỏ, hải sản, đậu đỗ, rau lá màu xanh thẫm, ngũ cốc tăng cường sắt và đậu Hà Lan.

Chảy máu nướu

Bình thường bạn có thể thấy một ít máu sau khi dùng chỉ nha khoa nhưng nếu bạn thấy nướu quá nhạy cảm và chảy máu thường xuyên, đây là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin C, điều này dễ gây ra tình trạng bệnh scutty – là triệu chứng của bệnh bọ cánh cứng như dễ bị bầm dập, chảy máu, đau khớp và cơ.

Thực phẩm chữa bệnh: cam, ớt đỏ, cải xoăn, cải Brussel, súp lơ xanh, dâu tây và bưởi chùm.

Huệ Minh

(theo MD)

]]>
Thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-giup-be-tang-can-nhanh-5920/ Sat, 21 Jul 2018 02:49:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-giup-be-tang-can-nhanh-5920/ [...]]]>
cac-loai-thuc-phm-giup-be-tang-can

Chuối vàng tốt cho trẻ muốn tăng cân. Ảnh: thoibao.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, trẻ chậm tăng cân thường khiến các bà mẹ lo lắng nên cố gắng thúc ép con ăn thật nhiều. Phụ huynh cần biết rằng trẻ nhỏ muốn tăng cân phải có kế hoạch, tức tùy từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau bé cần đạt cân nặng tương ứng với tiêu chuẩn chung.

Để giúp trẻ tăng cân, cha mẹ chú ý bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết giúp con hình thành thói quen vận động phù hợp với độ tuổi. Cho bé ăn thêm một số thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng giúp tăng cân nhanh hơn.

Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem có thể giúp bé tăng cân. Loại sữa này không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều calo và chất béo. Mỗi sáng uống một ly sữa nguyên kem giúp bé có đầy đủ lượng chất béo cần thiết. Lưu ý: Trẻ trên một tuổi mới bắt đầu uống sữa nguyên kem. Không nên cho bé uống loại sữa này trước khi đi ngủ vì sẽ gây khó tiêu hơn sữa tách béo, khiến trẻ khó chịu, khó ngủ vì đầy bụng.

Pho mát

Một miếng pho mát nhỏ cũng có thể đáp ứng để nhu cầu dinh dưỡng cho bữa xế hoặc sau bữa tối của trẻ. Loại thực phẩm giàu chất béo này sẽ giúp trẻ nhanh tăng cân. Mẹ chế biến pho mát với khoai tây nghiền hoặc trứng tráng pho mát cũng rất ngon.

Chuối

Chuối giàu năng lượng, rất lý tưởng cho trẻ muốn tăng cân. Mẹ nghiền chuối hoặc trộn với sữa cho bé ăn. Lưu ý: Chỉ nên cho bé ăn tối đa một quả chuối mỗi ngày.

Quả bơ

Quả bơ rất giàu chất béo có lợi nên rất tốt cho trẻ tăng cân. Chỉ cần nghiền nguyễn hoặc trộn bơ với sữa nguyên kem sẽ có một món ăn vừa giúp trẻ tăng cân vừa lành mạnh lại rất bổ dưỡng.

Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều đường và beta carotene. Mẹ cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.

Trứng

Trứng có rất nhiều protein. Trẻ trên 8 tháng tuổi bắt đầu ăn lòng đỏ trứng, trên một tuổi ăn nguyên quả.

Khoai tây

Khoai tây giàu carbohydrates và năng lượng. Mẹ chế biến thành cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn “siêu tăng cân”.

Dầu oliu

Dầu oliu chứa chất béo tốt nên bổ sung vào chế độ ăn dặm sẽ giúp trẻ tăng cân nhanh.

Hạt ngũ cốc

Hầu hết loại hạt ngũ cốc đều rất giàu vitamin E, protein và chất béo. Khi trẻ hơn 8 tháng, mẹ trộn ít hạt ngũ cốc trộn vào cháo ăn dặm, lưu ý ninh nhừ và nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.

Thi Trân

]]>
Món ăn hữu ích cho người thường thức khuya http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-huu-ich-cho-nguoi-thuong-thuc-khuya-5908/ Sat, 21 Jul 2018 02:47:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-huu-ich-cho-nguoi-thuong-thuc-khuya-5908/ [...]]]>

Theo Health Sina, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mức sống con người ngày càng nâng cao kéo theo đó là ”thời khóa biểu thức – ngủ” cũng thay đổi. Nhiều người thường xuyên thức khuya để làm việc, để lo cho sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là chơi trò chơi trực tuyến, xem tivi thư giãn. Rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ không bao giờ ngủ trước 23h đêm.

mon-an-huu-ich-cho-nguoi-thuong-thuc-khuya

Ảnh minh họa: Health.

Thức khuya gây ra rất nhiều tác hại như:

Suy giảm trí nhớ, tinh thần mệt mỏi. Ngủ không đủ giấc thường khiến ta cảm thấy mệt mỏi thể chất, thiếu năng lượng và không thể tập trung, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Mất ngủ. Người không thể ngủ đúng giờ thường bỏ qua thời cơ ngủ tốt nhất nên cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi sẽ càng khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Giảm khả năng miễn dịch. Tiền đề của việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh là phải có sự nghỉ ngơi đầy đủ. Nhiều căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân liên quan trực tiếp đến việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.

Ảnh hưởng đến thị lực. Rất nhiều người thức khuya để chơi các trò chơi máy tính hoặc dùng điện thoại di động. Như thế sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đôi mắt dẫn đến suy giảm thị lực.

Nguy hại cho làn da. Thường xuyên thức khuya, lên mạng hoặc chơi điện thoại sẽ khiến da bị quá nhiều bức xạ, ngủ không điều độ khiến da bị mất nước, dễ nổi mụn, sạm da.

Có rất nguy mối nguy hại khi thức khuya, đa số mọi người đều ý thức được tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Song đôi khi do nhu cầu cải thiện đời sống, cạnh tranh trong công việc, nỗ lực xây dựng sự nghiệp hoặc chỉ vì ham chơi mà không tránh khỏi thức khuya. Vậy chúng ta nên làm gì để giảm thiểu những tác hại của thức khuya cho sức khỏe?

Uống đủ nướcNgười thường xuyên thức khuya thì cơ thể dễ bị mất nước, vì vậy phải uống bù đủ lượng nước phù hợp.

Bổ sung dinh dưỡng phù hợpNgười thường xuyên thức khuya sẽ tăng cường sự trao đổi chất trong cơ th nên cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu carbohydrate, protein chất lượng cao và thực phẩm giàu vitamin C như trứng, bánh mì, sữa… Như vậy không chỉ bổ sung lượng dinh dưỡng tiêu hao trong cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của da.

Bên cạnh đó cần chú ý ăn nhiều rau quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… Để bồi bổ mắt có thể dùng các món ăn chế biến từ cà chua, cà rốt, bí đỏ, trứng gà hoặc vịt, đu đủ chín, bơ, rau dền, đậu bắp… Những thực phẩm này chứa tiền sinh tố A thiên nhiên khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A bồi dưỡng cho mắt.

Bạn có thể chế biến món canh tôm thịt, bí đỏ với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường sinh lực, tăng cường trí nhớ. Thích hợp cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, thức đêm nhiều. Người thường xuyên thức đêm có thể kết hợp các vị thuốc tây dương sâm, cẩu kỳ tử, hoàng kỳ, mỗi loại 10 g dùng làm một liều một ngày đun nước uống liên tục. Cách này công dụng ích khí, bổ âm, thanh nhiệt, hạ hoả, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch.

Duy trì bầu không khí trong lành, thông thoáng trong phòng. Người hay thức khuya thường ở trong nhà cả ngày không đi ra ngoài. Lúc này cần chú ý thông gió trong nhà, nếu cần thiết hãy đi ra ngoài vận động để tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời hít thở không khí trong lành để tăng cường sức khỏe.

Không bỏ bữa sángĐể đảm bảo sức khỏe nhất thiết phải ăn đủ 3 bữa. Trong đó bữa sáng là chính. Khi thức khuya, sáng hôm sau nhiều người mệt không ăn sáng có thói quen nhịn đói khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Bữa ăn sáng sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc. Tốt nhất nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như phở, bún, cháo… có thể uống thêm cốc sữa 200 ml.

Ngoài các bữa ăn chính cũng nên ăn thêm những bữa phụ bằng các loại rau, trái cây hoặc bột, đường. Làm sao bảo đảm tối thiểu một ngày một người ăn đủ 300 g rau quả tươi. Buổi tối không nên ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, bột, đường vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu… Hằng ngày phải đảm bảo uống đủ từ 6 đến 8 ly nước (mỗi ly 200 ml).

Thi Trân

]]>
Người bị huyết áp thấp không nên ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-huyet-ap-thap-khong-nen-an-gi-5894/ Sat, 21 Jul 2018 02:41:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-huyet-ap-thap-khong-nen-an-gi-5894/ [...]]]>

Theo Zenlife Yoga, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh huyết áp thấp. Đây là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng tránh và chữa trị thì bệnh cũng nguy hiểm không kém gì cao huyết áp.

Huyết áp được xem là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Người bị huyết áp thấp hầu hết có những triệu chứng cơ bản như mệt mỏi, rối loạn chức năng tim mạch, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu. Bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn, da nhăn và khô kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.

Huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu dẫn đến kết quả là tụt huyết áp.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị huyết áp thấp và duy trì huyết áp ở mức bình thường. Những người bị huyết áp thấp cần nhớ kỹ những thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây:

Thực phẩm nên tránh

Cà rốt chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.

Cà chua có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn. Những người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

nhung thuc pham nguoi huyet ap thap nen va khong nen an - 2

Người bị huyết áp thấp không nên ăn cà chua. Ảnh: Yenlifeyoga.

Táo mèo tốt cho những người cao huyết áp nhưng không tốt cho người có huyết áp thấp.

Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa làm giảm huyết áp, vì thế người huyết áp thấp không nên ăn.

Các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương đều có tác dụng hạ huyết áp, vì thế không nên ăn.

Những thực phẩm người bị huyết áp thấp nên ăn

Nho khô được coi là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận. Hãy ngâm khoảng 30 đến 40 quả nho khô trong một cốc nước qua đêm và ăn chúng vào buổi sáng khi đói. Thực hiện cách này ít nhất một tháng sẽ thấy hiệu quả.

Muối chứa sodium, có tác dụng tăng huyết áp. Bạn có thể thêm một ít muối vào một ly nước và uống. Tuy nhiên, không nên lạm dụng liệu pháp này vì quá nhiều muối lại gây hại cho sức khỏe.

Nếu bạn bị huyết áp thấp do mất nước, hãy uống nước chanh có thể giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức hay mệt mỏi do huyết áp thấp, hãy uống một ly nước chanh trộn với một chút đường và muối để kiểm soát huyết áp của bạn.

Hạnh nhân: Ngâm từ 4 đến 5 quả hạnh nhân trong nước và để qua đêm. Sáng hôm sau bóc lớp vỏ bên ngoài rồi nghiền nhuyễn và trộn vào một cốc sữa nóng. Uống vào buổi sáng, duy trì trong vài tuần.

Tỏi chứa thành phần giúp ổn định huyết áp cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bạn có thể ăn 2 tép tỏi sống trước khi đi ngủ một giờ hoặc bổ sung khi chế biến thức ăn.

nhung thuc pham nguoi huyet ap thap nen va khong nen an - 5

Tỏi chứa thành phần giúp ổn định huyết áp cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ảnh: Yenlifeyoga.

Rễ cam thảo có tác dụng như một vị thuốc tự nhiên giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp gây ra bởi hàm lượng cortisol trong máu thấp. Hợp chất có trong cam thảo bằng cách ức chế hoạt động của enzym chịu trách nhiệm phân hủy cortisol. Cho rễ cam thảo đã sấy khô hoặc tán bột vào cốc nước sôi. Lọc và uống trà này vài ngày để kiểm soát huyết áp thấp.

Thực phẩm chứa caffein: Caffein được tìm thấy trong những đồ uống như cà phê, cola, chocolate nóng, chè đặc. Chất caffein trong cà phê, chè đặc có tác dụng làm tăng huyết áp.

Những người bị huyết áp thấp do thiếu máu (thường gặp ở phụ nữ trẻ) nên ăn gan lợn, trứng gà, thịt nạc, sữa, tôm cá, các loại đậu, khoai lang, rau dền, rau đay, quả lựu…

Thi Trân

]]>