thực đơn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 15:47:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thực đơn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thực đơn ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-ngay-tet-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-14582/ Wed, 08 Aug 2018 15:47:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-ngay-tet-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-14582/ [...]]]>

Sau mỗi dịp Tết nguyên đán, số người bệnh đái tháo đường phải nhập viện năm sau luôn tăng hơn năm trước và có không ít trường hợp bệnh nhân ở trong trạng thái hôn mê nguy kịch do đường máu tăng cao hoặc hạ đường huyết quá mức. Với người bệnh đái tháo đường, việc “ăn Tết” sao cho vui mà vẫn khỏe thật không dễ khi đa phần các món ăn truyền thống đều “gây khó” trong việc đảm bảo đường huyết ổn định.

Những ngày Tết, cuộc sống người bệnh đái tháo đường bị đảo lộn rất nhiều so với ngày thường: ăn, ngủ không đúng giờ, ăn vặt do phải tiếp khách liên tục, quên uống thuốc, thậm chí có thể hết thuốc mà chưa kịp mua, uống bia rượu, cà phê, thuốc lá. Ngoài ra, người bệnh còn phải ăn nhiều hơn ngày bình thường, mà hầu hết các món ăn phổ biến dịp Tết đều chứa rất nhiều tinh bột, chất béo.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều loại rau xanh.

Chính vì vậy, thực đơn lý tưởng trong những ngày Tết cho bệnh nhân đái tháo đường là lựa chọn những loại thức ăn có chỉ số đường huyết (GI) thấp để sau khi ăn, đường huyết của người bệnh không bị tăng đột ngột.

Nhóm tinh bột: Với bánh chưng, bánh tét – món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết, người bệnh nên chọn loại bánh cỡ nhỏ, nhân ít thịt mỡ. Thay vì ăn cơm, xôi, bánh chưng người bệnh nên ăn các chế phẩm như mì, bún…

Nhóm đạm: Nên hầm xương cục cho các món canh hầm, hạn chế ăn thịt đông, thịt kho tàu, giò thủ vì chứa nhiều mỡ, chuyển qua giò nạc, giò bò. Tuyệt đối không ăn các phủ tạng động vật. Có thể ăn các loại nem rán, nhưng tăng lượng rau củ và giảm lượng miến để hạn chế chất đường.

Nhóm rau củ quả: Nên ăn nhiều loại rau xanh như bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây. Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang. Hoa quả thì nên lựa chọn bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…

Nhóm đồ ngọt, giải khát: Cà phê, kẹo, socola, các loại mứt, hạt dưa, hạt bí nên ăn số lượng ít, nên chuyển qua bánh mặn và bánh kẹo dành riêng cho người đái tháo đường.

Nên uống rượu vang đỏ, tối đa 200ml/ngày. Bia thì mỗi ngày uống không quá 1 lon. Nước ngọt thì uống loại dành cho người ăn kiêng hoặc uống trà xanh vừa mát vừa tốt cho người tiểu đường.

Ngoài ra, để duy trì đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường: ăn đúng bữa, luyện tập nhẹ nhàng và nhớ uống thuốc. Đồng thời, để có những ngày Tết vui vẻ, an toàn, kết hợp với việc dùng thuốc Tây, người bệnh nên sử dụng đều đặn hạnh nhân, quả la hán… để hạ và ổn định đường huyết, giảm cholesterol, trigricerid, ngăn ngừa biến chứng do lượng đường hấp thu vào máu bị “ngăn lại” tới 6 – 7 phần.

Bác sĩ  Quý Nhân

]]>
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-me-bau-3-thang-giua-thai-ky-6922/ Sat, 21 Jul 2018 07:33:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-me-bau-3-thang-giua-thai-ky-6922/ [...]]]>

Các thực phẩm nên ăn

– Ăn thức ăn giàu protein: 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng nên nhu cầu protein tăng cao. Thực phẩm giàu protein là thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…

– Ngoài ra, các axit béo omega-3 và choline cũng cần được tăng cường cho bộ não và hệ thần kinh của bé trong giai đoạn phát triển “bùng nổ” này. Hiệp hội An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị, trong quá trình mang thai, mỗi ngày người mẹ cần bổ sung 350 – 450mg EPA và DHA (hai chất thuộc nhóm axit béo omega-3). Vào giai đoạn cuối thai kỳ, lượng này có thể tăng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu để hình thành 70% não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

 

3 tháng giữa là thời điểm thai nhi tăng tốc phát triển, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

– Thời kì mang thai 3 tháng giữa, thai nhi phải hấp thu một lượng lớn canxi để cấu thành nên bộ xương cho thai nhi, vì thế các mẹ bầu dễ bị thiếu canxi, gây đau răng viêm lợi… Chính vì thế các mẹ bầu nên tăng cường thức ăn thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa … để cung cấp đủ canxi cho thai nhi.

– Bổ sung sắt cho cơ thể: thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh … cần bổ sung vào mỗi bữa ăn để đề phòng việc thiếu máu cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu thiếu máu trong thời kì này dễ dẫn tới những hậu quả tai hại cho cả thai nhi và thai phụ, như có thể bị đẻ non, thai chết lưu, hay mẹ bầu có thể bị chảy máu nhiều sau sinh…

– Chất xơ: Mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất xơ trong ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh,… và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng táo bón, trĩ…

– Vitamin là chất không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các mẹ bầu: vitamin A giúp mẹ bầu có sức đề kháng tốt, tốt cho sự phát triển của thai nhi; vitamin B giúp cho sự phát triển của cả mẹ và con, đồng thời giúp mẹ bầu bài tiết sữa tốt sau sinh nở; cung cấp vitamin C đầy đủ có thể phòng chống bệnh thiếu máu; vitamin D giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu canxi và các khoáng chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của xương thai nhi và đề phòng loãng xương ở mẹ bầu. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin là rau xanh, hoa quả tươi, trứng gà, cà rốt…

Các thực phẩm không nên ăn

– Đồ ăn cay, nóng: Không chỉ dễ làm mất nước, thực phẩm dạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết của mẹ bầu, dẫn đến bệnh đau dạ dày, trĩ và táo bón. Tình trạng táo bón nặng có thể khiến bụng bị nén xuống khi phải rặn nhiều, tử cung theo đó cũng bị ép, gây động thai hoặc sinh non.

– Nói không với thức uống có chất kích thích như caffeine hay cocain, bởi nó sẽ gây hệ quả tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

– Đồ ngọt: Lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, hơn nữa, lại rất dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.

– Hạn chế nêm nếm bột ngọt, mì chính, thức ăn sẵn, đồ hộp… vì chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia … không tốt cho cơ thể.

 

Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi & trẻ nhỏ. PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Vui lòng truy cập website www.preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số giấy phép QC: 1831/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

]]>
Thực đơn 4 bữa mỗi ngày giúp cô gái giảm 20 kg http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-4-bua-moi-ngay-giup-co-gai-giam-20-kg-5838/ Sat, 21 Jul 2018 02:36:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-4-bua-moi-ngay-giup-co-gai-giam-20-kg-5838/ Thực đơn ăn kiêng giảm cân trong 7 ngày http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-an-kieng-giam-can-trong-7-ngay-5832/ Sat, 21 Jul 2018 02:31:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-an-kieng-giam-can-trong-7-ngay-5832/ [...]]]>

Phương pháp ăn kiêng General Motors (GM) đơn giản, nhưng không dễ dàng. Chế độ này chỉ bao gồm trái cây, rau xanh, nước trái cây, súp và protein như thịt hoặc phô mai. Mục đích là để tạo sự trao đổi chất của cơ thể, giảm bớt sự thèm ăn vặt và giải độc cơ thể. Thêm vào đó, nếu áp dụng suốt 7 ngày, bạn sẽ giảm bớt cân nặng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Dưới đây là thực đơn ăn kiêng theo phương pháp GM, theo Boldsky.

thuc-don-an-kieng-giam-can-trong-7-ngay

Ảnh: Boldsky.

Ngày 1: Ngày trái cây

Ngày đầu tiên là ngày khó khăn nhất trong kế hoạch ăn kiêng này. Bạn chỉ được ăn trái cây cả ngày, trừ chuối. Bạn có thể ăn trái cây nhiều lần trong ngày, vì chúng giàu chất xơ nhưng ít calo. Trong ngày này bạn chỉ nạp tối đa 1.000-1.200 calo.

Ngày 2: Ngày rau

Vào ngày thứ 2 của chế độ ăn kiêng, bạn chỉ ăn rau sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, khoai tây chứa nhiều carbs nên bạn chỉ được ăn trong bữa sáng.

Ngày 3: Rau và trái cây

Bạn chỉ ăn trái cây và rau, trừ chuối và khoai tây.

Ngày 4: Chuối và sữa

Đây cũng là một ngày căng thẳng vì bạn chỉ được phép ăn chuối và sữa.

Ngày 5: Protein và rau

Nếu không ăn chay, bạn có thể vui mừng vì ngày thứ 5 của chế độ ăn GM cho phép ăn 500 g thịt (bất cứ loại thịt nào). Nhớ uống nhiều nước hơn vì thịt làm tăng mức acid uric trong cơ thể, gây bệnh gout.

Ngày 6: Protein và rau

Ngày 6 cũng tương tự như ngày 5, ngoại trừ bạn không được phép ăn khoai tây.

Ngày 7: Cơm gạo lứt, trái cây và rau quả

Đây là ngày cuối cùng của chế độ ăn kiêng GM, cho phép bạn ăn trái cây, rau và gạo nâu. Bạn có thể có một bữa ăn ngon miệng khi chế món rau để ăn với cơm.

Lưu ý, bạn không được phép sử dụng tất cả loại thực phẩm có hạt trong 7 ngày kể từ khi thực hiện chế độ ăn GM, bao gồm cả mì ăn liền, gạo và mì ống. Ngoài ra, bạn không được dùng đậu, đỗ trong chế độ ăn uống này bởi vì chúng có rất nhiều calo.

Thu Hiền

]]>
7 loại sinh tố cho thực đơn ăn sáng giúp bạn giảm cân http://tapchisuckhoedoisong.com/7-loai-sinh-to-cho-thuc-don-an-sang-giup-ban-giam-can-4786/ Thu, 19 Jul 2018 12:51:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-loai-sinh-to-cho-thuc-don-an-sang-giup-ban-giam-can-4786/ [...]]]>

Những gợi ý sau giống như cẩm nang cho sức khỏe và vóc dáng của bạn. Hãy tham khảo và chọn cho mình những hương vị yêu thích vừa thỏa mãn cơn đói vừa ngon miệng.

1. Sinh tố vani

Chúng ta chỉ biết đến vani như một hương vị thơm bổ sung khi ăn món chè mà chưa biết rằng sinh tố trái cây này chứa rất nhiều protein thiên nhiên giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân. Loại cây này hiện đã được đưa vào trồng ở Việt Nam và cho hiệu quả bất ngờ.

2. Sinh tố dâu tây sô cô la

Vị thanh nhẹ dịu chứa đựng hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng với  hương vị cacao cũng có lượng chất chống oxy hóa phong phú cho bạn một sự khởi đầu ngon miệng đáng ngạc nhiên khi bình minh tới.

 

3. Sinh tố rau xanh

Chỉ cần them một chút xíu kem và ly sinh tố này thực sự ngọt ngào. Sinh tố rau xanh này cung cấp một hàm lượng protein khi bạn cần nó nhất. Nó cũng tăng cường thêm “độ ẩm” cho cơ thể bạn – một sự kết hợp hoàn hảo khi bạn đang vội chạy tới nơi làm việc.

 

4. Ly sinh tố dành cho người say xỉn

Ly sinh tố này bao gồm dâu tây, việt quất và rau xanh đủ để chứa các thành phần làm giảm buồn nôn và đau đầu. Ngoài ra nó còn giàu chất xơ và giải độc. Chính những điều này khiến hệ tiêu hóa được xoa dịu và giúp bạn giảm cân.

5. Sinh tố củ cải

Loại củ quả này làm giảm đường huyết và đóng vai trò thanh lọc cơ thể khiến cho bạn không chỉ tươi tắn mà còn luôn cảm thấy sảng khoái

 

6. Sinh tố chuối, cải xoăn

Cải xoăn là một siêu thực phẩm giảm cân, chất xơ trong thành phần giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đều đặn. Chuối là loại quả cho đường huyết thấp và làm ngọt các thức uống mà không ảnh hưởng tới tiến trình giảm cân. Nếu bạn cho lượng chuối và rau theo tỉ lệ 1-2 thì sẽ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và ổn định lượng đường trong máu.

7. Sinh tố gừng, đu đủ

Giàu chất xơ và đầy chất chống viêm omega-3, sinh tố này không chỉ tốt cho quá trình giảm cân mà còn hỗ trợ những người tiêu hóa khó khăn. Mùi vị khiến bạn cảm thấy thiên nhiên đầy nắng và gió của vùng nhiệt đới. Với hương vị đó chắc chắn bạn không thể không thức dậy.

Khuê Vũ

(theo Eatingwell)

]]>
Thực đơn cho người béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-nguoi-beo-phi-4764/ Thu, 19 Jul 2018 12:43:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-nguoi-beo-phi-4764/ [...]]]>

Cơ thể chúng ta luôn giữ được ổn định là do sự cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, người ta trở thành béo phì khi năng lượng ăn vào lớn hơn năng lượng tiêu hao do ăn quá nhiều hoặc do giảm hoạt động thể lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố. Số năng lượng dư thừa này sẽ được cơ thể tích lũy dưới dạng mô mỡ mỗi ngày một ít, lâu dần sẽ trở thành thừa cân và béo phì.

Nguyên tắc chung

Nguyên tắc chung về chế độ ăn cho người béo phì là ăn giảm năng lượng, giảm chất ngọt, chất béo, nhưng vẫn phải đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất, chất xơ. Vì nếu thiếu chất đạm, vitamin và khoáng chất sẽ bị teo cơ, cơ nhẽo, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động. Tuyệt đối không nên áp dụng các chế độ ăn phản khoa học như nhịn đói kéo dài, uống giấm, thanh lọc cơ thể chỉ bằng nước chanh không đường kéo dài nhiều ngày.

Thường xuyên thay đổi các món ăn để ăn kiêng được lâu dài. Hình ảnh: minh họa

Khi lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn cho người béo phì nên chọn thực phẩm giàu chất đạm (protein), ít chất béo, ít chất ngọt, nhiều chất xơ, nhiều nước.

Phương pháp chế biến món ăn cũng rất quan trọng: chỉ nên luộc và hấp, hạn chế xào rán, không ăn mặn, hạn chế các món ăn “đưa cơm” như: mắm  tôm, mắm tép chưng, dưa chua, cà muối…

Thường xuyên thay đổi các món ăn để ăn kiêng được lâu dài.

Người béo phì phải kiên trì điều trị, thời gian điều trị không chỉ kéo dài hàng tháng, hàng năm mà có khi kéo dài suốt cả cuộc đời, vì sau một thời gian ăn uống và luyện tập cơ thể trở về được mức bình thường, nhưng nếu lại ăn uống thoải mái và ngừng luyện tập thì cơ thể lập tức tăng cân trở lại rất nhanh, thậm chí còn tăng hơn cả mức ban đầu bởi vì khi ăn uống và luyện tập các tế bào mỡ mới chỉ xẹp đi mà chưa mất hẳn, nếu lại ăn nhiều và không luyện tập thì các tế bào này lại phình to ra làm cho bạn tăng cân trở lại.

Và thực đơn

Việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người thừa cân, béo phì phải tùy thuộc vào mức độ béo, tuổi, giới, cường độ làm việc, mục đích giảm cân, phụ thuộc vào thói quen và sở thích ăn uống của mỗi người, phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật và sức khỏe của bạn, vì vậy không có thực đơn nào chung cho tất cả mọi người. Tuy vậy bạn có thể tham khảo và áp dụng thực đơn sau:

thuc don giam beo

ThS.BS. Lê Thị Hải

]]>
Thực đơn cho người bị suy thận mạn http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-nguoi-bi-suy-than-man-4327/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-cho-nguoi-bi-suy-than-man-4327/ [...]]]>

Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm dần mức lọc cầu thận, nếu giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì coi là suy thận mạn.

Đo mức lọc cầu thận và nồng độ creatinin máu để định mức suy thận, từ đó sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng theo biện pháp điều trị bảo tồn nội khoa hay điều trị thay thế thận suy như lọc máu ngoài thận chu kỳ. Khi lọc máu không hiệu quả mới ghép thận. (Xem bảng trên)

Trong bài này sẽ giới thiệu chế độ ăn rất thấp đạm, đủ năng lượng cho những người bệnh không được lọc máu chu kỳ ngoài thận.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Đạm rất thấp:

Dưới 25g đạm/ngày. Vì thế cần đạm có giá trị sinh học cao, đủ axit amin cần thiết và hấp thu cao. Loại này thường có trong thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng, sữa và chiếm ít nhất 50% lượng đạm của khẩu phần.

Đủ năng lượng:

Trung bình 35-40 kcalo/kg/người. Nên dùng các loại khoai, củ, miến dong giàu năng lượng nhưng ít đạm. Còn gạo, mỳ chỉ dùng dưới 150g/ngày.

Tăng sử dụng đường, mật ngọt.

Chất béo có trong dầu, mỡ, bơ nên dùng 30-50g/ngày.

Đủ vitamin và muối khoáng:

Dùng rau ít đạm như bí xanh, bí đỏ, cần ta, dọc mùng, su su, đu đủ xanh… Hạn chế rau ngót, muống, rau sắng vì nhiều đạm. Quả ngọt nên dùng nhiều. Rau quả cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu; các nhóm B – A – E để tăng cường các chất chống ôxy hoá, tăng sức đề kháng.

Cân bằng muối và nước:

Ít phốt phát, ít toan, đủ canxi. Ăn nhạt ở mức 2-3g muối/người. Nếu ăn thêm bột gia vị, mỳ chính thì bớt muối đi. Tăng thức ăn giàu canxi như tép, cá nhỏ, xương… và giảm thức ăn nhiều phốt phát như bầu dục, gan…

Nước để ăn và uống bằng số lượng nước tiểu thải ra ngày hôm trước, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu có mất nước như bị tiêu chảy.

Chú ý: Nên thực hiện lọc máu chu kỳ ngoài thận khi mức lọc cầu thận xuống dưới 40ml/phút.

BS. Phạm Thị Thục

]]>