thời tiết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:19:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thời tiết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nghẹt mũi không khó trị http://tapchisuckhoedoisong.com/nghet-mui-khong-kho-tri-14251/ Tue, 07 Aug 2018 05:19:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nghet-mui-khong-kho-tri-14251/ [...]]]>

Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai bên lỗ mũi bị bít tắc làm cho người bệnh không thở được dễ dàng. Tình trạng bít tắc này có thể do các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên. Sự dư thừa dịch nhầy cũng khiến mũi bị bít tắc.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Trong nhiều trường hợp, tắc nghẹt mũi chỉ là một vấn đề cấp tính. Nghẹt mũi có  thể xảy ra khi bị nhiễm virut. Cảm cúm do virut là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi. Trong số các virut gây cảm cúm, Rhinovirrus là hay gặp nhất. Ngoài nghẹt mũi, cảm cúm còn có thể gây hắt hơi, đau họng và ho.

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân đứng hàng thứ hai. Bên cạnh nghẹt mũi, các triệu chứng có thể bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa mắt. Viêm mũi dị ứng có đặc điểm gợi ý là thường gây hắt hơi kịch liệt, mỗi lần thường hắt hơi liên tiếp 5-6 cái. Nghẹt mũi trong viêm mũi dị ứng thường là nghẹt cả hai bên. Dịch mũi đa phần là dịch lỏng, màu trắng nhạt. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể biểu hiện mạnh mẽ theo mùa (mùa phấn hoa, cỏ) hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm nếu nguyên nhân là nấm mốc, bọ nhà, gián, lông thú cưng, bụi…

Viêm mũi không dị ứng bao gồm viêm mũi vận mạch, viêm mũi vị giác, viêm mũi nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn có viêm mũi khác như viêm mũi nghề nghiệp, viêm mũi teo, viêm mũi liên quan đến thuốc… mà triệu chứng đều có liên quan tới nghẹt  mũi.

Nghẹt mũi không khó trịNghẹt mũi có thể giảm nhờ xông hơi nước nóng với tinh dầu.

Mang thai ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể và có thể bao gồm cả mũi. Trong thời kỳ mang thai, hormon progesterone và estrogen tăng lên. Sự gia tăng hormon cùng với sự gia tăng lưu lượng máu có thể gây ra sưng nề niêm mạc mũi. Các triệu chứng có thể bao gồm ngạt mũi và hắt hơi… thường xuất hiện trong một giai đoạn nào đó của thai kỳ, có thể kéo dài trong thai kỳ nhưng sẽ biến mất ngay sau khi sinh.

Nguy cơ của nghẹt mũi

Trong hầu hết các trường hợp, ngạt mũi không chỉ đi một mình mà còn kèm theo các triệu chứng khác, vì thế bên cạnh việc giảm triệu chứng ngạt mũi tại nhà, quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng để đến khám bác sĩ kịp thời. Nghẹt mũi cấp tính chỉ thường kéo dài vài ba ngày đến một tuần, khi kéo dài trên 3 tuần nó có nguy cơ trở thành mạn tính hoặc biến chứng.

Các biến chứng của nghẹt mũi có thể phát triển tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu mũi ngạt là do nhiễm virut, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang. Một số trường hợp tắc nghẹt mũi gây ù tai, giảm khả năng nghe do viêm phù nề và mủ đọng, làm tắc nghẽn đường thông giữa mũi và tai. Viêm nhiễm ở mũi lâu dài cũng có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt,… Nghẹt mũi mạn tính kéo dài có thể gây biến dạng khuôn mặt, hình thể như: hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp,… Thiếu không khí thường xuyên do hít thở khó khăn khiến bệnh nhân trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, nhức đầu và khó tập trung, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Các triệu chứng đi kèm có thể báo hiệu một bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm: dịch mũi có màu vàng, xanh; cảm thấy đau trên mặt, đau tai, đau đầu; sốt; ho; tức ngực. Khi thấy các triệu chứng này người bệnh cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.

Các phương pháp điều trị làm giảm nghẹt mũi

Nghẹt mũi có thể gây khó chịu từ mức độ nhẹ tới nặng và phần nào đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp điều trị cho ngạt mũi từ các biện pháp  tại nhà đến dùng thuốc.

Chẳng hạn hơi nước nóng có thể giúp giảm nghẹt mũi. Vì vậy, tắm nước nóng với vòi hoa sen, xông hơi mũi… có thể giúp dịch nhầy lỏng hơn và thoát ra dễ dàng, cải thiện hô hấp. Mặc dù tác dụng của hơi nước nóng có thể không kéo dài, nhưng ít nhất nó sẽ giúp tạm thời giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi.

Việc xịt nước muối có thể giúp giảm viêm mũi và giảm nghẹt thở. Xịt  nước muối an toàn khi sử dụng nhất là trong thời kỳ mang thai. Nước muối xịt mũi có thể mua tại nhà thuốc, cũng có thể pha chế tại nhà với nước ấm và muối sạch. Người bị ngạt mũi có thể dùng phương pháp rửa mũi xoang. Hiện có nhiều thiết  bị rửa mũi xoang trên thị trường hoặc đơn giản là hít nước muối sinh lý ấm vào khoang mũi, giữ lại vài giây, sau đó để nước muối tự thoát ra theo đường miệng. Cách này cũng giúp xả sạch dịch nhầy khỏi mũi xoang, làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Lưu ý dung dịch xịt rửa phải đảm bảo vô khuẩn, ấm, tránh gây nhiễm khuẩn cho mũi, xoang.

Khi cảm thấy khó chịu với một cái mũi tắc nghẹt, bạn có thể thử chườm nóng với một cái khăn ẩm. Chỉ cần lưu ý là khăn ẩm không quá nóng khiến bỏng da. Việc chườm  nóng có thể làm giảm nghẽn xoang và cảm giác nặng ở mũi và mặt.

Thử với tinh dầu khuynh diệp cũng là một cách hay tại nhà. Hít tinh dầu có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi và làm cho thở dễ dàng hơn. Đơn giản là chỉ cần  nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi và hít hơi nước.

Dùng thuốc dị ứng: Trong một số trường hợp, ngạt mũi là do một phản ứng dị ứng. Thuốc chống dị ứng kháng histamin sẽ ngăn chặn phản ứng này. Người sử dụng cần đọc hướng dẫn sử dụng thuốc và nhận thức được các phản ứng phụ. Một số loại thuốc dị ứng có thể gây buồn ngủ, vì vậy nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc chống sung huyết: Thuốc làm cho các mạch máu nhỏ ở mũi co lại làm giảm sung huyết trong niêm mạc mũi và làm giảm sự nghẹt mũi. Tại nhà thuốc có một số thuốc xịt trị ngạt mũi không cần kê đơn. Tuy nhiên, bất cứ ai bị huyết áp cao đều nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi.

Uống đủ nước luôn là điều quan trọng khi bạn bị bệnh, với một cái mũi nghẹt cũng không ngoại lệ. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm độ đặc chất nhầy của mũi và giúp đẩy chất nhầy khỏi mũi, giảm áp lực trong xoang, cũng giảm viêm và kích ứng.

BS. Nguyễn Bội Hoàn

]]>
Phòng bệnh viêm xoang mạn tính tái phát http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-xoang-man-tinh-tai-phat-13773/ Sun, 05 Aug 2018 05:37:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-xoang-man-tinh-tai-phat-13773/ [...]]]>

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành chiếm tỉ lệ cao hơn cả, trong đó có người cao tuổi. Nên làm gì để phòng viêm xoang mạn tính tái phát?

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh mũi và thông với hốc mũi. Mặt trong xoang được lót bởi lớp niêm mạc liên tục với niêm mạc của hốc mũi. Vì vậy, chúng cũng có tác dụng làm ấm, làm ẩm và lọc không khí từ bên ngoài đi vào. Xoang có vai trò làm nhẹ đầu, có tác dụng  cộng hưởng và sưởi ấm không khí. Mỗi người trưởng thành có năm đôi xoang, được chia làm hai nhóm: nhóm xoang trước (gồm xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm) thông với mũi qua các lỗ ở phía trước, nhóm xoang sau (xoang sàng sau, xoang bướm) thông với mũi qua các lỗ ở phía sau trên. Đồng thời xoang cũng góp phần làm cho mỗi người có một giọng nói riêng do thể tích và cấu trúc xoang khác biệt. Bởi vì, không khí đi ra khi chúng ta nói va đập vào các thành xoang tạo nên những âm thanh đa dạng cùng với dây thanh âm của thanh quản.

Viêm xoang là gì?

Bình thường, các lỗ của xoang thông thoáng, dịch do xoang tiết ra và không khí luôn có sự lưu thông. Khi những lỗ này bị tắc nghẽn bởi viêm gây phù nề làm cho sự lưu thông bị ngừng trệ sẽ dẫn tới viêm xoang. Nếu bệnh chỉ diễn biến trong vòng 4 tuần liên tục, được gọi là viêm xoang cấp tính. Khi bệnh kéo dài trên 8 tuần liên tục hoặc lâu hơn sẽ trở thành viêm xoang mạn tính. Có thể viêm nhiều xoang một lúc (viêm đa xoang).

Phòng bệnh viêm xoang mạn tính tái phát

Nguyên nhân viêm xoang gây làm ảnh hưởng xấu không nhỏ bởi những biểu hiện của nó rất khó chịu, tác động trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không có cách điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng, tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian dài và có thể gây biến chứng. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm xoang cấp do nhiễm khuẩn sau cảm cúm, viêm mũi,viêm amidan… không được điều trị dứt điểm ngay từ đầu dẫn đến viêm xoang mạn tính. Bởi vì, nhiều trường hợp các biểu hiện bệnh dường như không rõ ràng cho nên việc phát hiện viêm xoang lúc này rất khó hơn nữa do sự nhầm tưởng rằng mình chỉ đang mắc một bệnh nào đó hoặc là tàn dư của bệnh cũ. Một số trường hợp viêm xoang mạn tính do sau khi bị chấn thương, các niêm mạc xoang cũng có thể bị tổn thương do đó nguy cơ nhiễm khuẩn xoang cũng rất cao làm cho chất nhầy ở xoang bị ứ đọng gây tắc nghẽn, không thông thoáng tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh (vi nấm, vi khuẩn) xâm nhập. Hoặc do tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều khi tiếp xúc với các chất kích ứng trong khi người cao tuổi sức đề kháng đã suy giảm. Bên cạnh đó, việc lạm dụng, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi (không theo chỉ định của bác sĩ) trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân cơ bản để vi khuẩn gây bệnh tấn công gây viêm xoang. Viêm xoang mạn tính có thể gặp ở người sống trong môi trường bị ô nhiễm (khói, bụi, ẩm thấp, thiếu vệ sinh…), hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào) hoặc người mắc bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm mũi, họng mạn tính, hen suyễn, khí phế thũng, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…). Ngoài ra, thay đổi thời tiết, nhất là lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, hanh khô hoặc gió mùa đông bắc tràn về, áp thấp nhiệt đới là những điều kiện để bệnh viêm xoang mạn tính tái phát, đặc biệt là viêm xoang mạn tính do dị ứng thường gặp ở người có cơ địa dị ứng, người làm việc trong môi trường có quá nhiều khói bụi, ẩm thấp, thiếu vệ sinh.

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp nhất là nhức đầu nặng ở các xoang biểu hiện ở mức độ nhẹ. Dịch tiết màu vàng hoặc hơi xanh hoặc có chảy mủ từ mũi hoặc xuống phía sau cổ họng (nếu viêm xoang sau thường nhức đầu vùng sau, nhức ê ẩm vùng chẩm và gáy sau). Do dịch nhầy nhiều nên gây cản trở hoặc tắc nghẽn mũi, gây khó thở bằng mũi (thở bằng mồm). Ngoài ra, có thể đau nhức và sưng quanh mắt, má, mũi, trán.

Bên cạnh những triệu chứng xuất hiện ở các xoang, còn có thể có những triệu chứng khác như: viêm họng, viêm họng hạt, hơi thở hôi, buồn nôn do dịch viêm chảy qua thành họng… Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính sẽ tăng nặng thêm khi chuyển mùa nhất là lạnh, mưa, ẩm ướt, tắm nước lạnh hoặc để vùng cổ, đầu bị lạnh nhất là những lúc ra khỏi nhà.

 

Nên làm gì?

Trước hết, khi sắp đến lúc thời tiết chuyển mùa nên tái khám bệnh ở chuyên khoa tai mũi họng để điều trị trước khi mùa lạnh tới, nếu có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp càng cần được khám bệnh sớm để ngăn chặn bệnh tái phát.
Cần tránh lạnh (tắm rửa bằng nước ấm), mặc ấm và giữ ấm cho toàn bộ cơ thể nhất là vùng cổ, ngực, ngay cả tay chân khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh mũi họng bằng cách đánh răng hàng ngày (trước và sau khi ngủ dậy, sau khi ăn) và súc họng, miệng bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý). Người mang răng giả cần vệ sinh bộ răng giả hàng tuần.
Mùa lạnh, chế độ ăn uống với người bị viêm xoang mạn tính cũng nên được lưu ý, không nên ăn, uống các thức ăn, nước uống đã lạnh, nguội. Hàng ngày nên uống nước ấm, hạn chế uống bia lạnh, nước giải khát lạnh, có đá. Nếu có điều kiện nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất là người đã có tuổi. Bên cạnh đó, nên tập hít thở không khí trong lành (tránh tập thể dục ở gần đường có nhiều xe cộ qua lại hoặc nơi đông người, nơi có nhiều khói, bụi…) ngày hai lần (sáng và chiều muộn) mỗi lần nên từ 20 – 30 phút.

 

BS. NGUYỄN VĂN BÌNH

]]>
Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giá http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-khi-troi-lanh-gia-13734/ Sun, 05 Aug 2018 05:31:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-khi-troi-lanh-gia-13734/ [...]]]>

Trong đó, đột quỵ não là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng nhiều người. Ai sẽ là người dễ bị đột quỵ não trong thời tiết giá rét?

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu não đi nuôi não hoặc vỡ mạch máu não. Lúc này não bộ không được cung cấp đủ ôxy để có thể hoạt động bình thường dẫn đến việc một vùng não nào đó hay nhiều phần não bộ sẽ giảm hay ngừng hoạt động kéo theo việc mất chức năng điều khiển các cơ quan khác hoạt động, tổn thương gây chết các tế bào não. Đột quỵ não có thể gây liệt nửa người, liệt tay chân, rối loạn ngôn ngữ, mất ý thức và có thể đi vào hôn mê, tử vong.

Dưới thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.

Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giáHình ảnh cục máu đông gây đột quỵ não.

Những ai cần chú ý nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh?

Trước hết, tuổi cao chính là một nguy cơ hàng đầu. Trong thời điểm lạnh giá, nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi do lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp bởi xơ cứng động mạch, các chức năng khác của cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. Người cao tuổi lại thường có sẵn nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… là những yếu tố làm tăng thêm nguy cơ đột quỵ não trong mùa lạnh.

Không chỉ người cao tuổi mà những ai có tiền sử tăng huyết  áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch như kể trên đều có nguy cơ, kể cả tuổi còn trẻ. Những người có rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… cũng rất dễ bị đột quỵ tấn công. Do vậy, cũng cần đặc biệt lưu ý trong thời điểm thời tiết lạnh bất thường như hiện nay.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Để phòng ngừa đột quỵ những ngày lạnh, điều cần nhớ đầu tiên là mặc đủ ấm. Người cao tuổi nên mặc ấm, đội mũ, quàng khăn đầy đủ khi ra khỏi nhà. Vào ngày lạnh giá, nên tập thể dục trong nhà để đảm bảo sức khỏe. Nếu tập thể dục ngoài trời, tốt nhất là tránh tập vào buổi sáng sớm, chuyển sang tập vào buổi chiều. Hạn chế đi ra khỏi nhà vào lúc sáng sớm hay tối muộn. Trong sinh hoạt hàng ngày, tránh bực bội, căng thẳng, stress. Không tắm và gội đầu cùng lúc. Khi tắm, gội  không nên chọn thời điểm khi đói quá, sau khi ăn hoặc sau 10h đêm. Tắm phải ở nơi kín gió, ấm áp.

Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giáKiểm soát huyết áp để phòng ngừa đột qụy.

Ngoài ra, cần phải kiểm soát và ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp vì đó là nguyên nhân chính gây vỡ mạch máu não. Đái tháo đường cũng là yếu tố gây xơ vữa động mạch não dẫn đến thiếu máu ở não. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,5-4 lần người bình thường. Do đó, ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ. Những người có bệnh lý về tim mạch như các bệnh van tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ phải điều trị ngay.

Trong chế độ ăn, cần chú ý giảm chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều rau xanh, giảm muối, tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải để rèn luyện sức khỏe.

Những dấu hiệu đột quỵ não và xử lý trước cấp cứu

Đột quỵ não thường khởi phát đột ngột. Người bệnh bỗng nhiên có các triệu chứng như: Nhức đầu nghiêm trọng kèm theo nôn mửa, chóng mặt; Cảm giác tê yếu một bên mặt, một bên cơ thể, không giữ được thăng bằng… Nặng hơn, bệnh nhân đột nhiên bị ngã hoặc bỗng nhiên mất phối hợp trong các động tác như đang ăn làm rơi đũa, rơi bát; Liệt nửa mặt, một bên mép xệ xuống, liệt nửa người; Khó nuốt; Khó nói, nói ngọng; Mắt đột nhiên nhìn mờ, nhìn thấy hình đôi hoặc đen… Tùy theo đột quỵ não do thiếu máu não hay do xuất huyết não, nhồi máu não mà các triệu chứng có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ tăng dần hay ồ ạt, nặng ngay từ đầu.

Đột quỵ não là một cấp cứu tối khẩn cấp, từng giờ từng phút đều ảnh hưởng tới nguy cơ tổn thương não và tử vong. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu nghi đột quỵ, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ đợi trợ giúp của y tế, cần đặt người bệnh lên mặt phẳng cứng, không nên để đầu trên gối mềm, đệm mềm. Ủ ấm cho bệnh nhân. Quay nghiêng mặt bệnh nhân sang 1 bên để tránh nôn ói gây ngạt thở. Nếu có thể, kiểm tra nhịp tim, huyết áp của người bệnh. Kiểm tra xem người bệnh còn tỉnh hay hôn mê. Nếu thấy không còn thở có thể sơ cứu hô hấp nhân tạo miệng-miệng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì cho đến khi được đưa tới bệnh viện.

BSCKII. Nguyễn Thông Tuyết

]]>
Ho, viêm mũi dị ứng thời tiết phải làm gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/ho-viem-mui-di-ung-thoi-tiet-phai-lam-gi-10544/ Wed, 25 Jul 2018 07:16:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ho-viem-mui-di-ung-thoi-tiet-phai-lam-gi-10544/ [...]]]>

Lê Văn Tùng (Kon Tum)

Bệnh ho, viêm mũi dị ứng hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi ở những người có  cơ địa dị ứng. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu thay đổi được môi trường sống phù hợp. Nhưng trong thực tế, điều này không thể thực hiện được do không xác định được dị nguyên hoặc không tránh được dị nguyên, chẳng hạn như dị ứng với con mạt bụi nhà.

Cách điều trị phổ biến hiện nay là dùng thuốc, mục tiêu của điều trị là làm giảm nhẹ các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng không thể điều trị bệnh một cách dứt điểm. Các thuốc bao gồm: thuốc kháng histamin, thuốc co mạch, thuốc corticoid. Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân phối hợp các loại thuốc này để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và ít tác dụng phụ nhất.

Để hạn chế tái phát, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ vệ sinh nơi ở và làm việc tránh xa các tác nhân gây dị ứng…

BS. Phạm Bích

]]>