thiếu nước – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 24 Jul 2018 12:00:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thiếu nước – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hệ lụy khi thiếu nước và chất điện giải http://tapchisuckhoedoisong.com/he-luy-khi-thieu-nuoc-va-chat-dien-giai-4453/ Thu, 19 Jul 2018 11:56:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/he-luy-khi-thieu-nuoc-va-chat-dien-giai-4453/ [...]]]>

Trên thực tế, 2/3 cơ thể của chúng ta là nước. Mất nước và điện giải là nguy cơ chính dẫn đến hàng loạt hệ lụy không tốt cho sức khỏe, dù chỉ cần sau một ngày không uống đủ nước. Do đó, vai trò quan trọng của nước và các chất điện giải (gồm Na, K và Cl…) đối với cơ thể là không thể phủ nhận được.

Vai trò của nước và chất điện giải trong cơ thể

Nước cung cấp, vận chuyển và là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào, như các khoáng chất, glucozo, vitamin… giúp duy trì sự sống cho cơ thể.

Nước đóng vai trò cùng với gan, thận loại bỏ các độc tố mà các tế bào loại bỏ thông qua đường nước tiểu và phân.

Nước giúp cân bằng nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường nhờ cơ chế giải phóng nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể và sự đổ mồ hôi, bay trên bề mặt da trong trường hợp ngược lại giúp làm mát cơ thể.

Nước giúp giảm ma sát, là chất bôi trơn hiệu quả quanh các xương khớp.

Cùng với vai trò của nước, cũng cần nhắc đến luôn các chất điện giải, gồm Na, K (potassium) và Cl (chloride) là các chất cần thiết trong khẩu phần ăn. Na có vai trò điều hòa áp trong hệ thống tim mạch, K có vai trò vận chuyển xung động thần kinh và duy trì huyết áp bình thường. Cl cùng với Na, K giúp duy trì cân bằng nước, pH máu và thành phần dịch vị (HCl).

Hệ lụy khi thiếu nước và chất điện giảiCác loại rau xanh, cà chua, ớt đỏ giúp cung cấp một số chất điện giải cần thiết trong cơ thể.

Biểu hiện và những hệ lụy nghiêm trọng khi cơ thể mất nước và chất điện giải

Chúng ta đã biết vai trò chính của các chất điện giải đối với cơ thể, nhưng khi nào cơ thể dễ bị rối loạn những chất này và những nguy cơ cụ thể nào sẽ xảy đến? K có nhiều trong hoa quả tươi, rau như: chuối, cam, đào, dưa hấu, rau bina, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà chua… Thiếu K trong những trường hợp nôn nhiều, bệnh tiêu hóa mạn… gây rối loạn nhịp tim. Na có nhiều trong thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nguồn gốc động vật. Cũng có thể bị thiếu Na do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi…, nhưng ít gặp. Chủ yếu là nguy cơ tiêu thụ quá nhiều Na (do ăn mặn nhiều muối, gây bệnh tăng huyết áp). Khẩu phần có K cao và Na thấp thường dẫn tới huyết áp thấp. Cl có trong muối ăn, nước chấm. Thiếu Cl khi nôn nhiều, ra mồ hôi nhiều liên tục, viêm đường tiêu hóa mạn tính, suy thận. Cl máu cao khi mất nước, thiếu nước.

Hãy cùng điểm qua các dấu hiệu điển hình của mất nước và chất điện giải dưới đây để lên kế hoạch bù nước cũng như các chất điện giải kịp thời cho cơ thể: nhức đầu, nước tiểu màu vàng đậm, táo bón, chóng mặt, tăng nhịp tim, da khô.

Mất nước, mất cân bằng Na, K và Cl có liên quan đến rối loạn dẫn truyền các tín hiệu của não. Sự mất cân bằng hóa học có thể gây nhịp tim bất thường, co giật và rối loạn cảm giác. Cuối cùng, có thể bị các vấn đề về sức khỏe trầm trọng, mất ý thức, giảm thể tích máu và sốc.

Lời khuyên của thầy thuốc

Chúng ta đang sống trong mùa khí hậu nóng bức, rất dễ bị thiếu nước và điện giải qua mồ hôi, hãy quan tâm để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải ở mọi lứa tuổi. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng:

Nhu cầu nước của trẻ vị thành niên: 40ml/kg cân nặng; Từ 19 – 30 tuổi hoạt động thể lực nặng: 40ml/kg; Từ 19- 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình: 35ml/kg; Người trên 55 tuổi: 30ml/kg.

Tuy nhiên không phải đợi đến lúc khát mới uống; nên uống nhiều lần, ít một, uống chậm. Trong những trường hợp đặc biệt như thời tiết nóng bức, ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước hơn. Trong tiêu chảy ngoài uống nhiều nước cần truyền thêm dịch.

BS. Ngô Mỹ Hà

]]>