thiếu máu não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 13 Aug 2018 15:52:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thiếu máu não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh và cách khắc phục http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-do-hep-dong-mach-canh-va-cach-khac-phuc-15156/ Mon, 13 Aug 2018 15:52:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-do-hep-dong-mach-canh-va-cach-khac-phuc-15156/ [...]]]>

Nếu bệnh nhân có triệu chứng như đột ngột bị yếu, tê bì nửa mặt, nửa người hoặc chỉ một bên tay/chân, khó nói hoặc không nói được, mất thị lực một bên… sau vài phút đến vài giờ thì hết và hồi phục hoàn toàn; nhưng cũng có thể không hồi phục… thì nhiều khả năng bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh (động mạch cấp máu não), thể hiện bằng cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc nặng hơn là nhồi máu não.

Bệnh thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh rất phổ biến nhưng ít bệnh nhân để ý để khám và điều trị. Nhiều trường hợp bác sĩ thường bỏ quên khi khám lâm sàng cho bệnh nhân. Chỉ đến khi tai biến mạch máu não xảy ra thì có tới 25-30% là do hẹp động mạch cảnh.

Vì sao hẹp động mạch cảnh có thể gây tai biến mạch máu não?

Động mạch cảnh có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải mà ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ. Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não.

Động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ phát triển dày lên từ thành mạch, làm giảm lưu lượng dòng máu não. Mảng vữa xơ có thể gây nên huyết khối tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển gây tắc mạch não. Bệnh hẹp động mạch cảnh là một trong các nguyên nhân quan trọng gây đột quỵ nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua vì động mạch cảnh là động mạch lớn nhất cung cấp máu cho não.Động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ phát triển dày lên từ thành mạch.

Động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ phát triển dày lên từ thành mạch.

Triệu chứng lâm sàng của hẹp động mạch cảnh

Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng: bệnh không biểu hiện gì đặc biệt, có thể được phát hiện khi khám tổng quát hoặc khám vì một bệnh lý khác (tim mạch, tuyến giáp…).

Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng, đó là biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua hay nặng hơn là tai biến mạch máu não, với các triệu chứng như sau: yếu hoặc liệt chân tay; mờ hoặc mù một mắt, thường thoáng qua (vài giây, vài phút, vài giờ) sau đó thấy lại bình thường; rối loạn giọng nói như khó nói hoặc không nói được. Các triệu chứng này thường xảy ra đột ngột.

Có bệnh nhân chỉ bị một triệu chứng, ngược lại có bệnh nhân bị nhiều triệu chứng cùng lúc. Nếu tự phục hồi hoàn toàn trước 24 giờ, gọi là thiếu máu não thoáng qua; còn nếu tồn tại hơn 24 giờ và thường là nhiều tháng, nhiều năm gọi là tai biến mạch máu não thực sự.

Chẩn đoán hẹp động mạch cảnh, cách gì?

Siêu âm là biện pháp đầu tiên cần làm cho mọi bệnh nhân nghi ngờ có bệnh động mạch cảnh, tiếp theo có thể lựa chọn giữa phương pháp chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) hoặc chụp CT đa lớp cắt (MSCT) để đánh giá toàn thể hệ thống động mạch trong và ngoài sọ, cuối cùng là chụp mạch số hóa xóa nền DSA để can thiệp điều trị (đây là phương pháp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng lòng mạch, được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch máu).

Các phương pháp điều trị

Điều trị phẫu thuật: Mục tiêu của phẫu thuật là lấy bỏ mảng xơ vữa nhằm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Phẫu thuật hẹp động mạch cảnh khi có hẹp nặng (trên 70-80%), nhất là khi có triệu chứng trên lâm sàng.

Điều trị hẹp động mạch cảnh bằng can thiệp nội mạch. Đây là phương pháp không phẫu thuật, đưa dụng cụ qua một lỗ chọc kim ở động mạch đùi (gồm dây dẫn, ống thông gắn bóng, stent) đưa lên vị trí động mạch tổn thương, mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp, ép mảng vữa xơ vào thành động mạch, tái lập lưu thông dòng máu lên não, giúp giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là can thiệp cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân nhồi máu não đến sớm do tắc động mạch cảnh. Thời gian điều trị và nằm viện ngắn. Bệnh nhân cần uống thuốc lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ can thiệp và kiểm tra định kỳ để đánh giá kết quả lâu dài và can thiệp bổ sung nếu bệnh tái phát.

Tuy nhiên, phương pháp can thiệp nội mạch có tỷ lệ dưới 5%, có thể gặp hội chứng tăng tái tưới máu não gây phù não, xuất huyết não… hoặc nhồi máu não do cục nghẽn di chuyển trong quá trình can thiệp.

 

Nhận biết cơn thiếu máu não thoáng qua và nhồi máu não

Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng thiếu máu não gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhồi máu não nhưng hồi phục nhanh và hoàn toàn trong vài phút, vài giờ và không quá 24 giờ. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nặng có thể xảy ra trong tương lai gần ở khoảng 30 – 40% số bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân và gia đình không được bỏ qua triệu chứng này (kể cả đã hồi phục hoàn toàn), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chẩn đoán xác định và can thiệp kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội cứu sống bệnh nhân và phục hồi nhanh các triệu chứng thần kinh.

Nhồi máu não là tình trạng tế bào não bị chết do dòng máu nuôi não bị tắc đột ngột và không hồi phục lưu thông trong vòng 6 – 8 giờ. Triệu chứng thần kinh khi bị nhồi máu não phụ thuộc vào vị trí, kích thước động mạch bị tắc: đột ngột hôn mê, lú lẫn, chậm chạp, nhưng có thể ý thức vẫn bình thường, kèm theo hoặc không kèm theo kích thích vật vã, liệt nửa mặt (méo miệng, uống nước bị rớt ra ngoài…), liệt nửa người (bị rơi đồ vật đang cầm trên tay, bị ngã khi đang đứng), nói khó hoặc không nói được…

 

PGS.TS. Lê Văn Trường (Viện trưởng Viện Tim mạch, BV TWQĐ 108)

]]>
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Dấu hiệu sớm đột quỵ! http://tapchisuckhoedoisong.com/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-dau-hieu-som-dot-quy-14841/ Wed, 08 Aug 2018 16:22:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-dau-hieu-som-dot-quy-14841/ [...]]]>

Cả đột quỵ và CTMTQ đều thuộc chuỗi các biến cố nghiêm trọng liên quan đến thiếu máu cục bộ ở não. Cả hai đều là chỉ điểm quan trọng của tình trạng thiếu hụt lưu lượng dòng máu não và tăng nguy cơ tàn phế và tử vong. Tuy vậy, CTMTQ cung cấp cơ hội để điều trị vốn có thể ngăn chặn được tổn thương tàn phế vĩnh viễn.

Thiếu máu não cục bộ thường kéo dài chỉ một vài phút nhưng có thể kéo dài trong vài giờ. Chúng thường biến mất một cách nhanh chóng và không may thường bị bỏ qua.

Cũng giống như một cơn đột quỵ, CTMTQ cần điều trị khẩn cấp. Tỉ lệ lên đến 1 trong số 5 người có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua sẽ có một đột quỵ trong vòng 3 tháng.

Nhận biết dấu hiệu

Các dấu hiệu của đột quỵ có thể là một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu của cơn CTMTQ xuất hiện đột ngột chỉ kéo dài khoảng 1 – 10 phút khi bệnh nhân đang sinh hoạt bình thường.

– Bất tỉnh, nhức đầu.

– Một mắt hoặc cả hai mắt bỗng không nhìn thấy gì.

– Yếu liệt chân, tay.

– Méo miệng, khó nói, nói ngọng.

– Bị tê nửa người.

– Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đi, đứng không vững.

– Giảm khả năng tập trung, trục trặc về trí nhớ.

– Rối loạn nhận biết, mất trí nhớ kiểu Alzheimer…

Tại sao đây là trường hợp khẩn cấp?

Điều trị y tế khẩn cấp là rất quan trọng vì ba lý do:

1. Chỉ có bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác người đó đang có hoặc đã bị đột quỵ.

2. Một số phương pháp điều trị đột quỵ phải đưa ra trong vòng 4 – 5 giờ đầu của cơn đột quỵ mới có hiệu quả.

3. Bệnh nhân cần phải được một bác sĩ đánh giá và xem xét phương pháp điều trị để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra tiếp trong tương lai.

Điều trị sớm làm giảm khả năng tổn thương não vĩnh viễn, cải thiện cơ hội sống sót và mức thành công lớn hơn trong phục hồi chức năng.

Làm gì khi chờ xe cứu thương?

Nếu bệnh nhân còn ý thức, cho nằm với gối mỏng kê ở đầu.

Không cho ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì. Nới lỏng và hạn chế quần áo có thể gây khó thở. Nếu có yếu chi, hỗ trợ chi bị yếu và tránh kéo lê phần cơ thể bị yếu đó khi di chuyển bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân không còn ý thức, kiểm tra mạch và hơi thở của họ. Nếu hơi thở của họ hoặc mạch không còn, bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) ngay – là sự kết hợp của ấn ngực và hô hấp (hô hấp nhân tạo bằng miệng). Hồi sức tim phổi có thể phục hồi lượng máu giàu oxy đến não. Không có oxy, tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong có thể xảy ra trong vòng 8 phút. Thiết nghĩ, ai cũng nên học và biết cách sơ cứu tim phổi sẽ giúp ích được cho người nhà khi cần thiết.

Nếu không tự tin hoặc không biết cách thực hiện hồi sức tim phổi như thế nào để thực hiện hô hấp nhân tạo, gọi xe cứu thương hoặc cơ sở y tế có chuyên môn sẽ cung cấp hướng dẫn trên điện thoại.

CTMTQ thực chất là cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, thời gian hồi phục từ vài phút đến vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt. Nguyên nhân gây thiếu máu não thoáng qua do lưu lượng máu lên não giảm, do động mạch bị hẹp, bị co thắt hoặc bị tắc nghẽn do một cục máu đông từ tim… Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe chúng ta cần đảm bảo một chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ, giảm đường, mỡ, hạn chế dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê… Bên cạnh đó, cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ nghơi hợp lý, tránh stress, tập luyện thể thao hàng ngày… Đặc biệt, khi có CTMTQ, cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh hoặc có cảm xúc mạnh để phòng ngừa tai biến mạch máu não thực sự rồi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị.

BS. PHẠM NGUYÊN BẢO NGỌC

]]>
Khắc phục thiếu máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-thieu-mau-nao-13280/ Tue, 31 Jul 2018 15:03:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-thieu-mau-nao-13280/ [...]]]>

Nguyễn Thị Tuyết ([email protected])

Có rất nhiều bệnh có biểu hiện chóng mặt, trong đó các bệnh liên quan tới hệ tim mạch phải kể đến là: thiểu năng oxy não, thiếu máu não do tổn thương hệ tuần hoàn đốt sống thân nền, hạ huyết áp, tăng huyết áp, xơ hoá mạch máu, các bệnh về tim mạch, hẹp quai động mạch chủ, rối loạn thần kinh tim, phồng động mạch cảnh… cũng gây nên chóng mặt. Về điều trị: Điều cơ bản là điều trị theo nguyên nhân thì chóng mặt mới khỏi được. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Để phòng ngừa bệnh lý thiếu máu não, cần chú ý chế độ ăn giàu chất đạm, sắt: các axit amin này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành… Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và chất khoáng vi lượng trong gan gà, gan lợn, bò, vịt, thận, tim, tiết gà, vịt, lợn, thịt nạo của bò, dê, gà, vịt, lòng đỏ trứng, hải sản như ngao, sò, hến, cá và các loại đậu; Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin: vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C trong rau cải, trái cây tươi; Dùng viên sắt bổ sung; Tập luyện thể thao thường xuyên: những phương pháp luyện tập như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở là lựa chọn tốt nhất giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân. Nếu chóng mặt tăng, cần khám tại cơ sở y tế để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Làm sao biết bị thiếu máu não? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-biet-bi-thieu-mau-nao-11162/ Wed, 25 Jul 2018 09:04:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-biet-bi-thieu-mau-nao-11162/ [...]]]>

với nguy cơ gây tử vong đứng thứ ba, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, việc nhận biết sớm để điều trị thiếu máu não là hết sức quan trọng.

Thiếu máu não nguy hiểm thế nào?

Bộ não tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể nên não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Chỉ trong 10 giây, nếu không được cung cấp máu, mô não sẽ bắt đầu rối loạn. Nếu tình trạng thiếu máu xảy ra quá 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị huỷ hoại sẽ không thể hồi phục, gây ra tổn thương vĩnh viễn. Thiếu máu não khiến người bệnh mỏi mệt, chóng mặt, ngủ không ngon và là nguyên nhân của nhiều tổn thương thần kinh, suy chức năng tâm thần, rối loạn nhịp tim. Nếu không điều trị thiếu máu não hiệu quả, có thể dẫn đến suy tim, sung huyết, đột quỵ…

Vì sao bị thiếu máu não?

Hiểu rõ nguyên nhân là mấu chốt để hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả. Các bệnh lý về tim mạch, thoái hóa đốt sống cổ… là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu não ở người già. Đối với người trẻ tuổi, thiếu máu não có nguyên nhân từ rối loạn thần kinh thực vật, đặc biệt ở phụ nữ, việc hành kinh hàng tháng có ảnh hưởng đến tuần hoàn não. Các yếu tố tâm lý như: stress, chế độ ăn thừa chất, ít vận động, làm việc quá sức… cũng ảnh hưởng đến thiếu máu não.Tổn thương do nhồi máu não.

Tổn thương do nhồi máu não.

Triệu chứng thiếu máu não

Đau đầu với những cơn nhức đầu khủng khiếp: Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị đau nhói một vùng đầu cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu mình nặng trịch, nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: bệnh nhân rất dễ bị ù tai, dù đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió. Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ kéo đến vào những lúc không ngờ nhất. Nếu bạn cảm thấy mình đứng không vững nữa, hãy dựa ngay vào đâu đó. Khi không có chỗ bám thì hãy ngồi thụp xuống, tránh để bị mất thăng bằng không tự chủ, không kiểm soát được rất dễ bị ngã ra đằng sau, đặc biệt là người già, ngã như vậy rất nguy hiểm gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não.

Mất ngủ: người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được.

Vì mất ngủ triền miên nên người bệnh luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi, không có hứng thú và tinh thần để làm việc. Tính khí hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động.

Suy giảm trí nhớ: thiếu máu não dẫn đến máu không đủ để não bộ có thể hoạt động. Triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não.

Tê bì, nhức mỏi chân tay: người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Thường đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn. Tê đầu ngón tay và toàn thân nhức mỏi do đau xương gây rất nhiều bất tiện đối với người bệnh. Yếu tố nguy cơ cao hẹp động mạch cảnh thường ở những người trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ, béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp. Các dấu hiệu sớm nhận biết bệnh thiếu máu não này lúc đầu có vẻ nhẹ nhàng nhưng tiến triển khá nhanh. Đặc biệt, những cơn choáng ngất đến bất ngờ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi một trong những dấu hiệu bệnh xuất hiện, bạn đừng nên chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế khám để có hướng điều trị kịp thời.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu não thế nào?

Để hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả, cần sự kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống…khoa học với các loại thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng cho người bị thiếu máu não.

Người bệnh nên tập luyện những phương pháp dưỡng sinh, đi bộ, khí công, yoga, thái cực quyền, luyện thở… để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân, giải tỏa stress. Việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn có ý nghĩa quan trọng. Ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu, ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng, protein, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng… Bạn nên hạn chế ăn các loại chất béo động vật, thực phẩm chiên rán là nguyên nhân gây ra các bệnh về máu. Không uống rượu, cà phê, trà đặc, hút thuốc để tránh kích thích mất ngủ.

Đặc biệt, người bệnh phải thực hiện đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để bệnh mau hồi phục.

BS. Phạm Văn Thân

]]>
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua và đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-va-dot-quy-10483/ Wed, 25 Jul 2018 07:08:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua-va-dot-quy-10483/ [...]]]>

Nhiều người cho rằng các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua lành tính, còn đột quỵ não mới nghiêm trọng. Đây là một nhận thức rất sai lầm. Đột quỵ não và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đều là tình trạng nghiêm trọng liên quan tới thiếu máu não cục bộ. Theo thống kê, khoảng 30% bệnh nhân đột quỵ trong tiền sử có các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Vì vậy, cần hiểu biết đầy đủ để xử trí đúng với bệnh nhân bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.

Không thể chủ quan

Khi người bệnh trải qua một cơn thiếu máu não thoáng qua, cơ thể thường có khả năng tự phục hồi nhanh, chậm nhất cũng chỉ trong vòng 24 giờ, chính vì thế gây ra tâm lý chủ quan, không kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế.  Các biểu hiện không rõ ràng như: khi một người chợt cảm thấy yếu tay hoặc chân ở cùng một bên cơ thể, miệng méo, khó nói. Khoảng vài tiếng sau, các triệu chứng này tự khỏi. Đó chính là triệu chứng điển hình của một cơn thiếu máu não thoáng qua. Các triệu chứng phản ánh tổn thương mang tính “cục bộ”, khởi phát đột ngột, đa số kéo dài 2-20 phút và tự hết. Có khá nhiều bệnh nhân cho rằng đó chỉ là một cơn trúng gió nên không khám chuyên khoa. Đây là nhận thức sai lầm vì nó chính là dấu hiệu báo trước của một cơn đột quỵ nặng xảy ra sau đó (trong khoảng 2 tuần kế tiếp sau đó).

Một nguyên nhân quan trọng của thiếu máu não cục bộ thoáng qua là nghẽn mạch. Rất nhiều bệnh nhân thiếu máu não cục bộ thoáng qua do cục máu đông từ tim hoặc từ động mạch lớn ngoài sọ và cục máu đông đôi khi thấy ở động mạch võng mạc. Chính vì vậy, nếu có biểu hiện nghi ngờ cần được điều trị cấp cứu nhằm truy tìm nguyên nhân và can thiệp ngăn ngừa hữu hiệu nhất.

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua và đột quỵCơn thoáng thiếu máu não là sự thiếu hụt sự cung cấp máu trong giai đoạn ngắn ở một khu vực nhất định của não bộ.

Đối tượng dễ bị thiếu máu não cục bộ

Cơn thiếu máu não thoáng qua được xem là dấu hiệu cảnh báo quan trọng của đột quỵ. Theo thông tin từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ. Những người trên 50 tuổi, có tiền sử bệnh về mạch máu, đái tháo đường hoặc mắc chứng rối loạn lipid máu là đối tượng nguy cơ cao.

Về lý thuyết, chỉ sau 4 hoặc 5 phút không nhận được ôxy và dưỡng chất là tế bào não đã bị hủy hoại không phục hồi được. Ở các cơn thiếu máu não và tai biến, khi một mạch máu bị tắc nghẽn thì các mạch máu xung quanh có thể “chi viện” nhưng thời gian chịu đựng không quá lâu.

Vì vậy, việc xử lý, thăm khám và điều trị giải quyết cục máu đông chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất trong 3-4 giờ đầu.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh nhân có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần được xét nghiệm, khảo sát các yếu tố nguy cơ: chụp cắt lớp vi tính não hoặc chụp cộng hưởng từ não, công thức tế bào máu, lipid máu, điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền.

Các xét nghiệm này nên hoàn tất trong vòng 24-48 giờ đầu sau cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Các kết quả xét nghiệm là cơ sở để xây dựng kế hoạch điều trị dự phòng. Ngoài việc chẩn đoán chính xác còn để loại trừ một số biểu hiện tương tự như:

Đau nửa đầu (Migraine): thường có tiền triệu, đau đầu kèm theo buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Triệu chứng tiến triển từ từ trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn.

Ngất: thường trên bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch. Đột ngột mất ý thức ngắn, không có các triệu chứng thần kinh khu trú khác.

Động kinh cục bộ: thường khởi phát khu trú ở một bộ phận rồi lan dần ra bộ phận khác.

Cơn mất trí nhớ thoáng qua: thường gặp ở người cao tuổi. Trong cơn vẫn tỉnh, không có triệu chứng thần kinh khu trú nào khác. Cơn kéo dài nhiều giờ.

Cơn hạ đường huyết: thường trên bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường đang điều trị. Có thể chẩn đoán nhanh khi chưa có xét nghiệm bằng cách tiêm glucose tĩnh mạch hoặc uống nước đường.

Thiếu máu não dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ làm cho phần não rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Vì vậy, nhận biết và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ vô cùng quan trọng.

Cơn thoáng thiếu máu não là sự thiếu hụt sự cung cấp máu trong giai đoạn ngắn ở một khu vực nhất định của não bộ. Vì thiếu máu cục bộ làm suy yếu chức năng của các tế bào não, một người mắc phải một cơn thiếu máu thoáng qua sẽ có các triệu chứng suy giảm chức năng não, chẳng hạn nói khó hoặc yếu liệt một bên tay, chân.

Các triệu chứng của một cơn thiếu máu thoáng qua có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, nhưng theo định nghĩa, chúng phải biến mất trong vòng 24 giờ.

Có đến 20% số người bị thoáng thiếu máu não sẽ gặp phải một cơn đột quỵ thực sự trong 3 tháng tiếp theo.

Khi gặp phải các dấu hiệu: choáng váng đi kèm với yếu liệt một bên, rối loạn cảm giác, méo mặt, nói khó… cần nghĩ ngay đến cơn thiếu máu não thoáng qua, thậm chí là nhồi máu não.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng tránh đột quỵ cần có thói quen tập thể dục thường xuyên, tập thể lực tối thiểu 150 phút (2,5 giờ) mỗi tuần với cường độ tập trung bình hoặc 75 phút (1 giờ 15 phút) mỗi tuần với cường độ cao. Chế độ ăn cần giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp. Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả. Hạn chế mỡ động vật. Hạn chế bia, rượu. Bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc lá. Lưu ý, với người có tiền sử rối loạn lipid máu: kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị bằng statin, có thể phối hợp nhóm fibrat nếu cần để đưa lipid máu về mức bình thường. Ở người mắc đái tháo đường, cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc kiểm soát đường máu. Duy trì HbA1C ở mức dưới 6,5%. Ở người mắc rối loạn lipid máu, cần kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị để đưa lipid máu về mức bình thường.

BS. Tuấn Anh

]]>