thiên nhiên – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 14:33:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thiên nhiên – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Điểm danh các loại đường thiên nhiên thân thiện sức khỏe http://tapchisuckhoedoisong.com/diem-danh-cac-loai-duong-thien-nhien-than-thien-suc-khoe-5584/ Thu, 19 Jul 2018 14:33:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/diem-danh-cac-loai-duong-thien-nhien-than-thien-suc-khoe-5584/ [...]]]>

Trong các loại rau củ quả phổ biến luôn có sẵn một lượng đường nhất định. Tìm hiểu về những thông số này sẽ giúp ích cho việc cân đối dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Loại rau quả

Tổng lượng carbohydrate

Tổng lượng đường

Fructose

Glucose

Sucrose

Trái cây

Táo

13.8

10.4

5.9

2.4

2.1

Mơ châu Âu

11.1

9.2

0.9

2.4

5.9

Chuối

22.8

12.2

4.9

5

2.4

Sung (khô)

63.9

47.9

22.9

24.8

0.9

Nho

18.1

15.5

8.1

7.2

0.2

Cam

12.5

8.5

2.25

2

4.3

Đào

9.5

8.4

1.5

2

4.8

15.5

9.8

6.2

2.8

0.8

Dứa

13.1

9.9

2.1

1.7

6

Mận

11.4

9.9

3.1

5.1

1.6

Rau củ

Củ dền

9.6

6.8

0.1

0.1

6.5

Cà rốt

9.6

4.7

0.6

0.6

3.6

Ngô ngọt (bắp Mỹ)

19

6.2

1.9

3.4

0.9

Ớt chuông đỏ

6

4.2

2.3

1.9

0

Hành tây

7.6

5

2

2.3

0.7

Khoai lang

20.1

4.2

0.7

1

2.5

Mía

13 – 18

0.2 – 1.0

0.2 – 1.0

16 – 10

Củ cải đường

17 – 18

0.1 – 0.5

0.1 – 0.5

16 – 17

Nguồn: USDA National Nutrient Database

Lượng đường có trong 100gr rau củ quen thuộc, ở Việt Nam nguồn nguyên liệu chính để tạo đường là từ cây mía.

Đường/ Sirô ngô (bắp)

Ngô ngọt hay ngô đường là loại có chứa tinh bột ít, bù lại hàm lượng đường có trong ngô cao, chủ yếu là sucrose. Tuy nhiên ngô có chỉ số glycemic thấp đến trung bình, do đó ngô nguyên hạt không làm cho đường huyết tăng nhanh.

Các sản phẩm đường đươc làm từ ngô trên thị trường phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường. Không chỉ vậy, sirô được làm từ ngô còn là một loại gia vị phổ biến trong các công thức làm kẹo, điển hình như Marshmallow.

Đường nho

Tuy có tên là “đường nho”, nhưng các bạn đừng lầm tưởng loại đường này được chiết xuất từ quả nho nhé. Đường nho còn được gọi là đường GDL (Glucono-Delta-Lacton), một loại phụ gia có nguồn gốc từ thiên nhiên, được tìm thấy chủ yếu trong nước hoa quả, mật ong, và rượu vang.

Đường nho khi dùng ban đầu có vị ngọt, rồi dần chuyển sang vị chua. Đây là loại phụ gia lý tưởng giúp món Tào phớ của chị em không những mịn đẹp mà còn ngon hết sẩy.

Đường cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt hay còn được gọi là cây cỏ đường, cỏ stevia, là một loại cỏ có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama, Trung Mỹ. Cỏ ngọt được biết đến rộng rãi khi trong thành phần có chứa steviosides. Vì những steviosides này không ảnh hưởng lên nồng độ glucose máu, cho nên cỏ ngọt stevia có thể dùng làm phụ gia thực phẩm cho người ăn kiêng và người bị đái tháo đường.

Đường làm từ củ cải đường

Từ thế kỷ thứ 19, khi kỹ thuật chiết xuất đường đã xuất hiện, củ cải đường đã được xem là một trong những nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường. Hàm lượng sucrose có trong củ cải đường cao, thích hợp cho việc sản xuất đường.

Đường được làm từ củ cải đường thích hợp cho các món đồ ngọt, cà phê…

Đường mía

Có lẽ trong tất cả các loại đường được nêu trên, đường mía là loại đường quen thuộc với hầu hết các gian bếp của gia đình Việt, dưới hình thức đường tinh luyện và đường phèn. Nếu đường tinh luyện được sử dụng hằng ngày như một loại gia vị, thì đường phèn dường như không thể thiếu cho các món chè vào dịp lễ hay một chén tắc (quất) chưng khi trời chuyển lạnh. Đường phèn không những được dùng như một loại thực phẩm tạo vị ngọt, mà nó còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông y, đường phèn vị ngọt tính bình, vào tỳ và phế. Công năng chủ trị: Đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm.

Ở nước ta, với nguồn nguyên liệu mía đường dồi dào, đường phèn cũng là một sản phẩm tiêu dùng thông dụng trong chế biến thức ăn và cho nhiều công dụng khác nữa. Tuy nhiên, có hai loại đường phèn: Phèn được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao và phèn được chế biến theo cách truyền thống. Điểm đặc biệt thú vị để phân biệt giữa hai loại đường phèn này là: đường phèn được sản xuất thủ công sẽ có những sợ chỉ bên trong, đường phèn sản xuất theo công nghệ hiện đại sẽ có hạt đều đẹp, trong suốt tinh khiết và không có sợi chỉ bên trong viên đường. Thường để phân biệt giữa hai loại này, người tiêu dùng hay gọi ngắn gọn là “Đường Phèn Không Chỉ”.

Công nghệ sản xuất phèn hiện đại dùng phương pháp kết tinh chậm, quy trình sản xuất phải hoàn toàn khép kín nên độ tinh khiết cao, không lẫn tạp chất và đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Và vì dùng phương pháp kết tinh chậm tự nhiên, không lẫn những sợi chỉ bên trong nên gọi là Đường Phèn Không Chỉ.

Hầu hết các loại đường phèn trên thị trường hiện nay đều được sản xuất bằng cách thủ công, chính vì thế khi lựa chọn sản phẩm cần lưu ý để chọn được loại phèn sạch và tinh khiết nhất.

Đường phèn không những mang đến hương vị ngọt thanh mát, mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Có rất nhiều tiêu chí để bạn lựa chọn một sản phẩm đường: nguồn gốc, nguyên liệu, phương thức sản xuất, hương vị, dinh dưỡng, lợi ích,… tất cả phụ thuộc vào hiểu biết và nhu cầu của mỗi người.

]]>
Bí ngòi – kho dinh dưỡng thiên nhiên http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-ngoi-kho-dinh-duong-thien-nhien-5287/ Thu, 19 Jul 2018 13:53:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-ngoi-kho-dinh-duong-thien-nhien-5287/ [...]]]>

 

Với thành phần dinh dưỡng cơ bản và 95% là nước, bí ngòi trở thành thực phẩm tự nhiên chứa lượng calo thấp nên là một sự lựa chọn tốt nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Ngoài ra bí ngòi còn là thức ăn có glycemic thấp nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu đồng thời cung cấp một lượng glucose ổn định cho cơ thể bạn.

Người ta sử dụng bí ngòi để chế biến rất nhiều món, chẳng hạn như bí ngòi xắt nhỏ trộn cùng khoai tây nghiền và nấm là món ăn bổ dưỡng, hay bí ngòi xắt khúc chiên giòn, bí ngòi trộn salad, bí ngòi bọc khoai bỏ lò, súp bí ngòi…

Thành phần dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn lý giải tại sao bí ngòi lại luôn có trong thực đơn hàng ngày của người muốn giảm cân.

Vitamin

Bí ngòi là một nguồn vitamin tuyệt vời cung cấp các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sự lão hóa cơ thể. Nó được coi là một loại rau cung cấp tới 35 mg vitamin C, chiếm 39 đến 46 %nhu cầu hàng ngày được đề nghị ở người lớn. Bí ngòi cũng giàu vitamin A, cung cấp 392 đơn vị quốc tế hoặc từ 13 đến 17 % nhu cầu hàng ngày của cơ thể người trưởng thành.

Bí ngòi một nguồn vitamin tuyệt vười cung cấp các chất chống oxy hóa

Kali

Bí ngòi là một nguồn thực phẩm giàu kali, cung cấp trung bình khoảng 512 mgtương đương 11 % nhu cầu hàng ngày của bạn. Kali được cho là một trong những chất điện giải chính trong cơ thể và cân bằng với natri theo tỉ lệ 2-1.

Vitamin C

Một cốc sinh tố bí ngòi nhỏ có chứa 22,2 mg vitamin C, đáp ứng gần 30% lượng vitamin C cho phụ nữ trưởng thành và khoảng 25% cho nhu cầu của một người đàn ông. Vitamin C, còn được gọi là ascorbic acid, giúp tổng hợp collagen cần thiết cho mạch máu và sụn khớp, hỗ trợ sức khoẻ của hệ miễn dịch và ức chế các  gốc tự do từ DNA và mô tế bào chết. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như bí ngòi có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp, ung thư, viêm xương khớp và bệnh tim. Để tối đa hóa lượng vitamin C bạn có được, hãy sử dụng bí ngòi trong vòng ba đến bốn ngày và lưu trữ nó ở nơi mát mẻ, ít sáng.

 

Bí ngòi rất giàu vitamin C, beta-carotene, lutein và zeaxanthin.

Mangan

Đàn ông trưởng thành cần 2,3 mg mangan và phụ nữ thì cần 1,8mg mỗi ngày. Mangan thúc đẩy sự hấp thụ canxi, giúp giữ cân bằng mức đường trong máu, cần thiết cho cơ thể sản xuất hormone nội tiết và các protein có nhiệm vụ làm đông máu. Đây là một phần quan trọng trong cấu trúc của superoxide dismutase, một enzyme có tính chất chống oxy hóa mạnh. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu mangan, bạn có nguy cơ cao bị loãng xương, tiểu đường và viêm khớp.

Vitamin B6

Bí ngòi nguyên chất chứa 0,202 mg vitamin B6 trong mỗi cốc khẩu phần. Đối với nam giới và phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi, số lượng này cung cấp 15 % yêu cầu mỗi ngày. Vitamin B6 cần thiết cho việc tổng hợp hồng cầu và bạch cầu, chất dẫn truyền thần kinh và hoocmon như melatonin, serotonin và norepinephrine. Cùng với các vitamin B khác như folate, vitamin B6 điều hoà sự trao đổi năng lượng và giữ mức độ homocysteine trong máu ​​ở mức thấp, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin B6 cũng có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm, viêm khớp dạng thấp và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, cũng như các triệu chứng nghiêm trọng về tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.

Vitamin K

Cơ thể cần vitamin K để tạo ra một số protein cần thiết cho cơ chế đông máu đúng cách. Vitamin K cũng góp phần tăng trưởng, phát triển và duy trì xương.Bí ngòi chứa 5,3 microgram vitamin K trong mỗi cốc khẩu phần, tương đương 6% nhu cầu hàng ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K như bí ngòi có thể làm giảm nguy cơ loãng xương và chảy máu quá mức khi bị thương.

Bí ngòi có ít chất béo, không chứa cholesterol và chỉ có 21 calo trong mỗi khẩu phần. Nó cũng là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như đã kể trên. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng Đại học Illinois Extension khuyến cáo rằng bạn nên luôn ăn bí ngòi cả vỏ, vì vỏ là nơi chứa chất dinh dưỡng nhiều nhất, hơn cả phần thịt quả.

Nguyễn Mai Hương – Học viện Quân y

(Theo zucchini good)

]]>
8 liệu pháp trị viêm bàng quang hiệu quả từ thiên nhiên http://tapchisuckhoedoisong.com/8-lieu-phap-tri-viem-bang-quang-hieu-qua-tu-thien-nhien-4847/ Thu, 19 Jul 2018 12:58:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-lieu-phap-tri-viem-bang-quang-hieu-qua-tu-thien-nhien-4847/ [...]]]>

Viêm bàng quang (còn gọi là viêm bọng đái) chủ yếu do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra. Nếu tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng thận. Viêm bàng quang là bệnh có xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt là ở phụ nữ. Các triệu chứng thường thấy khi bị bệnh là đi tiểu nhiều, đi tiểu ra máu, đau khi quan hệ tình dục, đau bụng…Nguyên nhân gây viêm bàng quang hầu hết là do bị nhiễm khuẩn, nhưng có một số trường hợp bị mắc bệnh do sử dụng các loại thuốc hoặc sản phẩm vệ sinh gây sưng, kích ứng.

Để chấm dứt tình trạng viêm bàng quang nhanh chóng và ngăn ngừa nhiễm trùng thận, dưới đây là những phương thuốc tự nhiên hiệu quả nhất mà người bệnh không thể bỏ qua.

 

Quả nam việt quất

Quả nam việt quất

 

1. Uống nước ép nam việt quất

Uống nước ép quả nam việt quất là một trong những cách tốt nhất giúp chữa viêm bàng quang. Loại quả này giúp chữa nhiễm trùng và viêm ở đường tiết niệu. Nên uống ít nhất 2 lý nước ép quả nam việt quất mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn E coli ký sinh ở đường tiết niệu.

 

8 liệu pháp điều trị viêm bàng quang hiệu quả từ thiên nhiên

 

2. Dùng gừng tươi

Gừng là loại củ có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Do chứa các chất chống viêm nên gừng là một phương thuốc hiệu quả giúp điều trị viêm bàng quang. Bạn có thể uống nước ép gừng để chấm dứt những triệu chứng của bệnh viêm bàng quang.

 

việt quất trị viêm bàng quang

Việt quất

 

3. Quả việt quất

Quả việt quất cũng giúp điều trị viêm ở bàng quang một cách tự nhiên. Do chứa nhiều vitamin A, E và các chất chống viêm nên quả việt quất là giải pháp rất hiệu quả chữa bệnh viêm bàng quang.

Hơn nữa, loại quả này chứa các thành phần giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Uống nước ép hoặc sinh tố làm từ quả việt quất là một cách giúp bạn bổ sung loại quả này vào chế độ ăn.

 

uống nước giảm nhẹ viêm bàng quang

 

4. Uống nước

Uống nhiều nước là một cách hiệu quả giúp chữa các bệnh liên quan đến bàng quang. Uống 8-10 ly nước mỗi ngày giúp làm loãng nước tiểu, từ đó làm giảm đau. Uống nước cũng hỗ trợ trong việc loại bỏ các vi khuẩn có hại khỏi bọng đái.

 

thực phẩm chứa probiotic

Sữa chua hoặc kem chua là thực phẩm giàu probiotic

 

5. Dùng thực phẩm chứa probiotic

Thêm các thực phẩm chứa probiotic hoặc chứa lợi khuẩn vào chế độ ăn giúp làm giảm tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra. Các thực phẩm như cải muối kiểu Đức, sữa chua, kem chua…là nguồn cung probiotic, các lợi khuẩn cho bạn.

 

Baking soda

Baking soda

 

6. Baking soda

Viêm bàng quang nhẹ có thể chữa khỏi bằng cách tiêu thụ baking soda vì nguyên liệu này giúp trung hòa nước tiểu dư axit và làm giảm cảm giác rát. Baking soda được xem là một trong những biện pháp thông dụng giúp chữa viêm bàng quang. Chỉ cần cho 2 thìa canh bột baking soda hòa tan trong 1 ly nước rồi uống sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.

 

tỏi trị viêm bàng quang

 

7. Tỏi

Tỏi được xem là gia vị hoàn hảo trong nấu nướng mà nó còn là một phương thuốc tuyệt vời giúp chữa bệnh viêm bàng quang. Nhờ chứa các chất kháng nấm và kháng khuẩn mà tỏi giúp làm sự tấn công của các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Tỏi còn chứa thành phần có tên là allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn E coli, nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Ăn 3-4 nhánh tỏi mỗi ngày rất hiệu quả trong chữa viêm bàng quang.

 

Đu đủ giàu vitamin C

Đu đủ giàu vitamin C

 

8. Các thực phẩm giàu vitamin C

Ăn các thực phẩm giàu vitamin C là một trong những cách tốt nhất để điều trị viêm bàng quang. Những loại quả này chứa các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể và làm giảm đau, khó chịu do viêm bàng quang gây ra. Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng axit trong nước tiểu, do đó làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Một số thực phẩm chứa nguồn vitamin C dồi dào mà người bị viêm bàng quang nên ăn là đu đủ, dưa hấu và ổi.

 

Viêm bàng quang là bệnh có xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt là ở phụ nữ. Các triệu chứng thường thấy khi bị bệnh là đi tiểu nhiều, đi tiểu ra máu, đau khi quan hệ tình dục, đau bụng…Nguyên nhân gây viêm bàng quang hầu hết là do bị nhiễm khuẩn, nhưng có một số trường hợp bị mắc bệnh do sử dụng các loại thuốc hoặc sản phẩm vệ sinh gây sưng, kích ứng.

Để chấm dứt tình trạng viêm bàng quang nhanh chóng và ngăn ngừa nhiễm trùng thận, dưới đây là những phương thuốc tự nhiên hiệu quả nhất mà người bệnh không thể bỏ qua.

1. Uống nước ép nam việt quất

Uống nước ép quả nam việt quất là một trong những cách tốt nhất giúp chữa viêm bàng quang. Loại quả này giúp chữa nhiễm trùng và viêm ở đường tiết niệu. Nên uống ít nhất 2 lý nước ép quả nam việt quất mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn E coli ký sinh ở đường tiết niệu.

2. Dùng gừng tươi

Gừng là loại củ có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Do chứa các chất chống viêm nên gừng là một phương thuốc hiệu quả giúp điều trị viêm bàng quang. Bạn có thể uống nước ép gừng để chấm dứt những triệu chứng của bệnh viêm bàng quang.

3. Quả việt quất

Quả việt quất cũng giúp điều trị viêm ở bàng quang một cách tự nhiên. Do chứa nhiều vitamin A, E và các chất chống viêm nên quả việt quất là giải pháp rất hiệu quả chữa bệnh viêm bàng quang.

Hơn nữa, loại quả này chứa các thành phần giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Uống nước ép hoặc sinh tố làm từ quả việt quất là một cách giúp bạn bổ sung loại quả này vào chế độ ăn.

4. Uống nước

Uống nhiều nước là một cách hiệu quả giúp chữa các bệnh liên quan đến bàng quang. Uống 8-10 ly nước mỗi ngày giúp làm loãng nước tiểu, từ đó làm giảm đau. Uống nước cũng hỗ trợ trong việc loại bỏ các vi khuẩn có hại khỏi bọng đái.

5. Dùng thực phẩm chứa probiotic

Thêm các thực phẩm chứa probiotic hoặc chứa lợi khuẩn vào chế độ ăn giúp làm giảm tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra. Các thực phẩm như cải muối kiểu Đức, sữa chua, kem chua…là nguồn cung probiotic, các lợi khuẩn cho bạn.

6. Baking soda

Viêm bàng quang nhẹ có thể chữa khỏi bằng cách tiêu thụ baking soda vì nguyên liệu này giúp trung hòa nước tiểu dư axit và làm giảm cảm giác rát. Baking soda được xem là một trong những biện pháp thông dụng giúp chữa viêm quang. Chỉ cần cho 2 thìa canh bột baking soda hòa tan trong 1 ly nước rồi uống sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.

7. Tỏi

Tỏi được xem là gia vị hoàn hảo trong nấu nướng mà nó còn là một phương thuốc tuyệt vời giúp chữa bệnh viêm bàng quang. Nhờ chứa các chất kháng nấm và kháng khuẩn mà tỏi giúp làm sự tấn công của các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Tỏi còn chứa thành phần có tên là allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn E coli, nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Ăn 3-4 nhánh tỏi mỗi ngày rất hiệu quả trong chữa viêm bàng quang.

8. Các thực phẩm giàu vitamin C

Ăn các thực phẩm giàu vitamin C là một trong những cách tốt nhất để điều trị viêm bàng quang. Những loại quả này chứa các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể và làm giảm đau, khó chịu do viêm bàng quang gây ra. Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng axit trong nước tiểu, do đó làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Một số thực phẩm chứa nguồn vitamin C dồi dào mà người bị viêm bàng quang nên ăn là đu đủ, dưa hấu và ổi.

Minh Bùi

(theo Boldsky)

]]>