thị lực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 14 Aug 2018 15:46:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thị lực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 U thận, giảm thị lực: Bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/u-than-giam-thi-luc-benh-gi-15235/ Tue, 14 Aug 2018 15:46:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/u-than-giam-thi-luc-benh-gi-15235/ [...]]]>

Hội chứng von Hippel – Lindau

Bệnh von Hippel – Lindau hay còn được gọi là hội chứng von Hippel – Lindau (VHL) là một loại bệnh có tính chất di truyền theo nhiễm sắc thể trội. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể như não, tụy, gan, thận, mắt… và có thể diễn tiến từ tính chất lành tính sang ác tính tùy từng trường hợp. Đây là một bệnh hiếm gặp với tần suất mắc vào khoảng 1/ 35.000 – 1/ 40.000 dân.

Mặc dù có nguyên nhân do đột biến gene và có tính chất di truyền, khoảng 20% các trường hợp mắc bệnh VHL không có tiền sử gia đình và tùy theo vị trí gene bị đột biến, bệnh VHL được phân chia thành các týp 1, týp 2, týp 3 với các tổn thương phối hợp như u tủy thượng thận, ung thư thận hay chứng đa hồng cầu (polycythaemia) kèm theo.

Theo các nghiên cứu đã được công bố, nếu gia đình có người bố mắc bệnh VHL mà người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh thì 50% số con cái sinh ra sẽ bị mắc bệnh này với tần suất phân bố chia đều cho cả nam và nữ là 50/50.

U thận, giảm thị lựcUng thư thận là biểu hiện ung thư chính của bệnh VHL với tỷ lệ mắc từ 24 – 45%.

Đi tìm lời giải

Người bị bệnh VHL có nguy cơ cao bị u mạch máu (hemangioblastomas) của hệ thần kinh trung ương; u máu võng mạc (retinal angiomas); u hệ bạch huyết; ung thư thận; u tủy thượng thận; u thần kinh – nội tiết ở tụy; u mào tinh hoàn ở nam và các khối u buồng trứng ở nữ giới.

Các u máu ở hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) chiếm khoảng 40 – 80% các trường hợp VHL, xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi 30, tuy cũng có một số trường hợp biểu hiện ở lứa tuổi trẻ hơn hoặc già hơn. Đây là một tổn thương lành tính, nằm rải rác ở tiểu não, tủy sống hoặc đôi khi có nhiều u liên tiếp kéo dài theo trục não – tủy sống. Thông thường, các khối u này không có biểu hiện gì đặc biệt trừ trường hợp vỡ ra gây xuất huyết tiểu não hoặc tủy sống. Việc phát hiện u máu hệ thần kinh trung ương dựa vào chụp cộng hưởng từ là chủ yếu. Điều trị các loại u này bằng phương pháp đốt bằng sóng radio hoặc phẫu thuật mở.

U máu võng mạc có ở 60% các bệnh nhân bị bệnh VHL. Đây là loại tổn thương phát triển thành nhiều ổ, nằm chung quanh hoặc gần đĩa thị giác với tần suất bị cả hai mắt vào khoảng 50% số các trường hợp với độ tuổi hay gặp là 25. Khối u võng mạc thường không có biểu hiện gì cho đến khi phát triển lớn lên gây tổn thương đáy mắt làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn. Chẩn đoán u máu võng mạc dựa vào soi đáy mắt và chụp mạch máu có tiêm fluorescein. Điều trị u máu võng mạc bằng chất ức chế các thụ thể yếu tố phát triển nội mạc mạch máu hoặc đốt bằng sóng radio có thể cải thiện được thị lực bệnh nhân.

Các khối u nang nội bạch huyết gặp ở 11% số bệnh nhân bị bệnh VHL. Nang nội bạch huyết có vị trí nằm ở phần cuối trong ống bạch huyết của ống tai trong, giữa màng cứng và hố sau. Khối u của nang này phát triển mạnh ở độ tuổi từ 12 – 50 với đỉnh cao là khoảng 22 tuổi. Khối u phát triển lên gây giảm thính lực hoặc điếc hoàn toàn. Việc phát hiện khối u dựa vào chụp CT hoặc cộng hưởng từ (MRI). Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật mở hoặc đốt bằng sóng radio.

Ung thư thận hay carcinomas tế bào thận là biểu hiện ung thư chính của bệnh VHL với tỷ lệ mắc từ 24 – 45% và nếu kết hợp với các nang tại thận thì tỷ lệ mắc lên tới 60%. Carcinomas thận xảy ra nhiều ở lứa tuổi trên dưới 40, phát triển âm thầm không có triệu chứng trong một thời gian khá dài và khi phát hiện thường đã có xâm lấn sang tổ chức chung quanh với các biểu hiện như đau vùng hố thắt lưng, tiểu máu. Chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ ổ bụng có thể dễ dàng xác định chẩn đoán. Điều trị carcinomas thận bằng phẫu thuật cắt bỏ hoặc có thể bảo tồn trong một số trường hợp.

U tủy thượng thận có ở 10 – 20% số bệnh nhân bị VHL và lứa tuổi mắc vào khoảng 30 và 5% trong số này có biểu hiện ác tính. Triệu chứng chính của u tủy thượng thận là những cơn tăng huyết áp kịch phát, dao động và khó kiểm soát cộng với những biểu hiện do cơn tăng huyết áp gây nên như đau đầu, nôn, đột quỵ não. Xác định u tuyến thượng thận bằng chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ ổ bụng sau đó điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần.

U nang tuyến (cystadenomas) và các khối u thần kinh – nội tiết của tụy (pancreatic neuroendocrine tumors) cũng là một tổn thương hay gặp ở bệnh nhân VHL với tỷ lệ mắc có thể lên tới 70% cho cả hai loại và thường có ở lứa tuổi 18 – 48. Các u nang tuyến thường lành tính và không cần điều trị gì đặc hiệu trong khi các u thần kinh – nội tiết tại tụy lại luôn cần được phẫu thuật do có tính chất ác tính và khả năng di căn khá cao. Nhìn chung, chỉ định mổ đối với các u tại tụy dựa vào kích thước khối u trên 3cm ở vị trí thân và đuôi tụy, 2cm ở đầu tụy.

Ngoài các khối u tại các cơ quan nêu trên, ở người bị bệnh VHL, các khối u mào tinh hoàn ở nam và u dây chằng rộng ở nữ giới cũng cần được tìm kiếm thông qua thăm khám lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ. Tần suất mắc các khối u loại này hiện chưa có thống kê chính xác và trên thực tế hiếm gặp hơn các loại u khác như đã mô tả ở trên.

Lời khuyên của thầy thuốc

Mặc dù là một bệnh hiếm gặp nhưng với tính chất ác tính, gây thương tổn cùng lúc ở nhiều cơ quan, bệnh cảnh lâm sàng phong phú đa dạng, gặp ở nhiều lứa tuổi và có tính chất gia đình do đột biến gene, bệnh VHL luôn cần được tìm kiếm ở bất cứ đối tượng nào có các biểu hiện nghi ngờ để từ đó có biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời cho người bệnh.

 

Các triệu chứng của bệnh von Hippel – Lindau lần đầu tiên được các nhà nhãn khoa chú ý và mô tả vào những năm 1860 với tổn thương kiểu u mạch máu ở võng mạc (retinal angiomas) và tổn thương tương tự ở tiểu não. Năm 1904, Eugen von Hippel, một nhà nhãn khoa người Đức đã cho công bố những nghiên cứu của Ông về một loại u mạch võng mạc có tính chất gia đình do đột biến gene. Năm 1926, Arvid Lindau, nhà bệnh học người Thụy Điển, lần đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa chứng u mạch võng mạc với các tổn thương ở não, tụy, thận…và cho tới năm 1936, thuật ngữ “hội chứng, (hay bệnh) von Hippel – Lindau” lần đầu tiên được sử dụng và phổ biến cho tới ngày nay.

 

TS.BS. Vũ Đức Định

]]>
Làm gì để tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-tranh-nguy-co-mat-thi-luc-vinh-vien-13771/ Sun, 05 Aug 2018 05:35:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-tranh-nguy-co-mat-thi-luc-vinh-vien-13771/ [...]]]>

 

Tại Hội thảo “Cập nhật những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đáy mắt” do Bệnh viện Mắt Quốc tế DND tổ chức mới đây, BS Nguyễn Đăng Dũng, Giám đốc Bệnh viện cho biết, các nghiên cứu về nhãn khoa chỉ ra, bệnh lý đáy mắt như võng mạc đái tháo đường, võng mạc cao huyết áp, thoái hóa hoàng điểm, tắc động tĩnh mạch võng mạc, bong võng mạc… ngày càng gia tăng, trở thành nguyên nhân gây giảm, mất thị lực và mù lòa hàng đầu nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh lý đáy mắt làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

“Các bệnh này làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khiến họ gặp nhiều khó khăn, hạn chế năng lực và sự độc lập trong cuộc sống, tạo nên gánh nặng cho xã hội”- BS Nguyễn Đăng Dũng nói.

Với những người cao tuổi; người có bệnh lý nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch; những người bị tật khúc xạ nặng hoặc bị chấn thương nghiêm trọng vùng mặt là những đối tượng dễ bị mắc các bệnh lý đáy mắt.

Các bệnh lý về đáy mắt lúc đầu chỉ có những triệu chứng rất nhỏ và giống với các bệnh lý khác, nên dễ bị bỏ qua. Bệnh lý đáy mắt chỉ có thể phát hiện được thông qua hệ thống trang thiết bị khám chuyên biệt, đồng bộ. Việc phát hiện sớm bệnh lý sẽ giúp ngăn chặn và điều trị các biến chứng nguy hiểm, tránh tổn thương thị giác và mất hẳn thị lực.

Đồng thời theo BS Dũng, nếu người bệnh được trang bị đầy đủ kiến thức, sẽ giúp người bệnh giữ được tâm lý ổn định, theo dõi bệnh liên tục và điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu biến chứng của bệnh lý đáy mắt.

Nói về việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong điều trị các bệnh lý đáy mắt bác sỹ Dũng cho biết, với kỹ thuật phẫu thuật cắt dịch kính trước đây, máy chụp cắt lớp võng mạc OCT chỉ giúp bác sĩ theo dõi và xác định tổn thương ở các lớp võng mạc cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật, còn trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ không nhìn được hết các lớp võng mạc mà dựa vào kinh nghiệm để điều trị. Vì vậy, hiệu quả của ca phẫu thuật phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ.

Không những vậy, phẫu thuật cắt dịch kính với sự hỗ trợ của kính sinh hiển vi và OCT, giúp bác sĩ nhìn xuyên được các lớp giác mạc, võng mạc, thủy tinh thể rất mỏng đã mở ra một kỹ thuật đột phá, đó là ghép giác mạc hoặc ghép biểu mô sắc tố, điều trị được một số bệnh lý đáy mắt, nhất là bệnh lý thoái hóa hoàng điểm, giúp bệnh nhân giữ được thị

“Hiện tại trên thế giới, công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống máy phẫu thuật cắt dịch kính đã được tích hợp với kính sinh hiển vi và máy chụp cắt lớp võng mạc OCT cho phép trong quá trình phẫu thuật, các phẫu thuật viên dễ dàng nhìn được những vi tổn thương trong các lớp võng mạc để điều trị triệt để, chính xác, giúp giảm thiểu rủi ro và đem lại ca phẫu thuật cắt dịch kính an toàn, hiệu quả”- BS Nguyễn Đăng Dũng cho biết

Một ca phẫu thuật đáy mắt cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND.

Theo BS Bùi Minh Ngọc, Trưởng khoa đáy mắt- Bệnh viện Mắt Quốc tế DND cho biết, nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý về đáy mắt cần đi khám mắt định kỳ 3- 6 tháng/lần tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.

“Nếu bệnh nhân nhận thấy có những thay đổi trong thị giác, đặc biệt xảy ra đột ngột, bao gồm nhìn mờ, chấm đen, chớp sáng, ám điểm, méo hình, khó đọc sách hoặc làm những việc chi tiết thì cần đi khám ngay để kịp thời phát hiện các bệnh lý đáy mắt.

Ở giai đoạn sớm, những tổn thương đáy mắt mới ở vùng ngoại vi, chưa vào đến vùng trung tâm nên chưa ảnh hưởng đến sức nhìn, điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân”, BS Ngọc khuyến cáo

 

Thái Bình

]]>
Đau mắt đỏ, đừng tự chữa khiến bệnh lành tính bị biến chứng nặng http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-dung-tu-chua-khien-benh-lanh-tinh-bi-bien-chung-nang-13679/ Sun, 05 Aug 2018 05:25:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-dung-tu-chua-khien-benh-lanh-tinh-bi-bien-chung-nang-13679/ [...]]]>

Tuy nhiên, một số trường hợp không tuân thủ điều trị, hoặc tự ý điều trị khiến bệnh không hết, tiến triển nặng và phức tạp hơn, gây ra một số biến chứng, cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh nhân khi bị đau mắt đỏ đã dùng những thuốc không đúng như chứa corticoid hoặc kháng sinh không theo chỉ định. Corticoid nếu dùng không đúng có thể giảm sức đề kháng, bệnh nhân có thể bị tổn thương thêm dẫn đến những biến chứng như loét giác mạc (tròng đen), tăng nhãn áp. Corticoid có thể làm xuất hiện một cơn cườm nước trên những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, khiến bệnh chồng bệnh. Còn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây kích thích mắt, dẫn đến tổn thương kết mạc hoặc niêm mạc mắt.

Xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng

 

Bên cạnh đó, một số trường hợp dùng phương pháp dân gian rất sai lầm càng làm mắt tổn thương thêm. Ví dụ, người dân xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng. Thậm chí, khoa Mắt – BV. Trưng Vương từng tiếp nhận và phát hiện trường hợp mắt bị một ổ sán ếch do xẻ thịt ếch đắp để điều trị đau mắt đỏ.

Thời tiết với độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho các loại virút, vi trùng sinh sôi nảy nở, phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng thường xảy ra trong thời gian này, nhất là hè – thu. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết đến gần Tết vẫn còn mưa nhiều, nên bệnh đau mắt đỏ có cơ hội xảy ra sớm hơn, lây lan nhiều. Khoa Mắt – BV. Trưng Vương cũng đã đón nhận một đợt rất nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị.

Đau mắt đỏ, đừng tự chữa  khiến bệnh lành tính bị biến chứng nặngKiểm tra và khám mắt cho bệnh nhân

 

Đau mắt đỏ nếu được khám và chẩn đoán là viêm kết mạc cấp, thường có 3 nhóm bệnh do 3 loại nguyên nhân gây ra:

Do virút: triệu chứng rầm rộ: mắt đỏ, xốn cộm, nhiều ghèn, nhiều dịch tiết; có thể có triệu chứng toàn thân như là hơi sốt, nổi hạch trước tai, đau họng…

Do vi trùng: mắt bị đỏ, ngoài ghèn, dịch tiết, còn kèm theo mủ do tình trạng nhiễm trùng.

Dị ứng: ngoài chuyện đỏ mắt, ghèn, dịch tiết, bệnh nhân thường bị ngứa và phù quanh mắt, mi mắt hơi sưng.

Trong trường hợp đau mắt đỏ do virút hoặc dị ứng thường xảy ra ở cả hai mắt, riêng đau mắt đỏ do vi trùng, thường chỉ có một mắt nặng hơn mắt bên kia. Và chúng ta đang ngộ nhận giữa từ “đau mắt đỏ” và dịch đau mắt đỏ. Dịch đau mắt đỏ là do virút gây ra.

Viêm kết mạc xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh chung cho mọi người; nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh cũng như người đi làm do có tiếp xúc với cộng đồng cho nên dễ bị lây lan với nhau. Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp (hơi thở), nước bọt, đặc biệt là dịch tiết ở mắt. Virút trong dịch tiết có thể tồn tại ở bề mặt khô trong vòng 24 – 48g đồng hồ. Do đó, người bệnh cần mang kính che chắn, hạn chế tiếp xúc; rửa tay thường xuyên cả người bệnh lẫn người lành, tránh đưa tay lên mắt.

Còn đối với nước muối sinh lý nói chung không hại gì cho mắt, có thể sử dụng để rửa mắt thường xuyên. Tuy nhiên, trong đợt dịch đau mắt, hạn chế đưa tay lên mắt vì có thể dẫn đến lây bệnh cho con mắt còn lại hoặc cho người khác. Cho nên, nếu một người đang bị đau mắt đỏ một mắt, không nên nhỏ nước muối sinh lý vào con mắt còn lại.

BS.CKII. NGUYỄN THẾ HỒ

]]>
Thoái hóa hoàng điểm là bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-hoang-diem-la-benh-gi-13160/ Sun, 29 Jul 2018 15:00:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-hoang-diem-la-benh-gi-13160/ [...]]]>

Mẹ tôi 69 tuổi, đi khám bệnh phát hiện mắt bị thoái hóa hoàng điểm. Xin hỏi, bệnh này có nghiêm trọng không và điều trị thế nào?

Nguyễn Trung Kiên (Thái Nguyên)

Thoái hóa hoàng điểm là một bệnh thoái hóa của võng mạc tại vùng trung tâm. Những người có nguy cơ mắc thoái hóa hoàng điểm là người cao tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới, người hút thuốc lá, người bị cholesterol máu cao…

Bệnh tiến triển từ từ và làm mất thị lực trung tâm không hồi phục. Dấu hiệu của bệnh là giảm thị lực, mắt nhìn mờ dần và hình ảnh bị méo mó. Nếu chỉ một mắt bị bệnh thì người bệnh thường không chú ý. Nếu cả hai mắt cùng bị bệnh thì người bệnh sẽ khó khăn khi đọc sách báo hoặc làm việc trong cự ly gần, tăng nhạy cảm với ánh sáng, chớp sáng.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nhận biết được màu sắc hoặc bị ảo ảnh về thị giác. Khi bệnh ở giai đoạn nặng thì hầu như không thể điều trị được.

Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển qua một thời gian dài nên có thể ngăn chặn quá trình phát triển đó bằng chế độ sinh dưỡng và chăm sóc mắt thích hợp như bảo vệ mắt khỏi tia cực tím bằng cách đeo kính râm khi đi ra nắng, không hút thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, trái cây… tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.

BS.Nguyễn Thu Hà

]]>
Mẹo đơn giản giúp cải thiện thị lực http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-don-gian-giup-cai-thien-thi-luc-12234/ Thu, 26 Jul 2018 12:11:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-don-gian-giup-cai-thien-thi-luc-12234/ [...]]]>

Ngày nay, những rối loạn thị lực có xu hướng gia tăng do kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại thông minh…Bên cạnh đó rất nhiều yếu tố như gen, thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này.

Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp bạn cải thiện thị lực:

1. Tập thể dục mắt

Tập thể dục mắt là cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện thị lực. Bạn có thể thực hiện những bài tập đơn giản bất cứ khi nào và bất cứ đâu. Chúng rất có lợi trong việc kích thích lưu thông máu và giúp các cơ linh hoạt hơn.

 

Tap-the-duc-cho-mat-giup-cai-thien-thi-luc

 

2. Hạnh nhân

Hạnh nhân là nguồn đáng kể vitamin E và các chất chống oxy hóa thiết yếu. Ăn hạnh nhân hàng ngày có thể cải thiện thị lực một cách hiệu quả. Chỉ cần ngâm một vài hạt hạnh nhân trong nước qua đêm và ăn chúng vào buổi sáng.

3. Quả amla

Amla là một loại quả có nguồn gốc Ấn Độ, rất giàu vitamin C. Các tác dụng chữa bệnh của nó đặc biệt là tác dụng cải thiện thị lực nổi tiếng khắp thế giới.

4. Thư giãn mắt

Palming là kỹ thuật thư giãn mắt (úp 2 bàn tay vào mắt, lòng bàn tay trái che toàn bộ hốc mắt trái, lòng bàn tay phải che toàn bộ hốc mắt phải, 5 ngón tay trái để chéo 5 ngón tay phải – để chính giữa trán, tay trái để bên trong, tay phải để bên ngoài). Mục đích chính của kỹ thuật này là thúc đẩy sự linh hoạt của thủy tinh thể và các cơ. Kỹ thuật vô hại, không tốn kém và đơn giản này có thể thực hiện hàng ngày để có thị lực tốt hơn.

5. Thì là

Hạt thì là chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện thị lực một cách tự nhiên. Hơn nữa, sử dụng thường xuyên loại hạt này có thể ngăn ngừa các nhiễm trùng và bảo vệ thị lực.

 

6. Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là điều bắt buộc để cải thiện thị lực và kiểm soát tình trạng bệnh. Đặc biệt các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 và vitamin E có thể tăng cường đáng kể sức khỏe của mắt.

BS Cẩm Tú/Univadis

(theo Boldsky)

]]>
Những điều cần biết về hội chứng thị lực máy tính http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-thi-luc-may-tinh-12199/ Thu, 26 Jul 2018 12:07:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-thi-luc-may-tinh-12199/ [...]]]>

Hội chứng thị lực máy tính là gì?

Hội chứng thị lực máy tính (CVS) là một tình trạng liên quan tới căng, mỏi mắt, nhìn kém tạm thời, khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng và các rối loạn mắt, thị lực và cơ khác bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính.

Nguyên nhân:

Với thời gian sử dụng máy tính tăng trong phòng điều hòa, khi bạn tập trung vào văn bản hoặc khi chơi game, bạn chớp mắt ít hơn. Bình thường, mắt cần chớp 3-4 lần/phút. Chớp mắt giống như một gạt nước làm sạch kính chắn gió xe hơi của bạn. Khi bạn không chớp mắt đúng cách, các màng nước mắt giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, thị lực bị mờ và mắt có thể bị nặng, căng, mỏi.

Triệu chứng:

– Khô mắt, đỏ mắt

– Nhìn đôi

– Kích ứng mắt

– Nhìn mờ

– Nhức đầu

– Đau cổ hoặc đau lưng

Hậu quả:

Theo các chuyên gia, điều đáng báo động là sử dụng thời gian dài các màn hình kỹ thuật số không chỉ ảnh hưởng tới mắt như làm mờ mắt, nhìn đôi, rát, ngứa, khô mắt, đỏ mắt mà còn gây ra những rối loạn thần kinh khác như đau đầu và các vấn đề sinh lý khác như đau lưng, đau cổ.

Xử trí:

– Thư giãn đôi mắt mệt mỏi của bạn bằng cách đắp một chiếc khăn mát thấm nước trước khi đi ngủ.

– Sử dụng nước mắt nhân tạo theo đơn bác sĩ kê.

– Bảo vệ mắt khi ra ngoài trời bằng kính râm chất lượng tốt.

– Khi ở trong nhà, ánh sáng chói từ các loại đèn có thể cũng dẫn tới mỏi mắt. Vì vậy, cần tránh những nguồn ánh sáng trực tiếp, chuyển vị trí đặt máy tính để giảm ánh sáng chói.

– Sử dụng màn chắn sáng cho màn hình máy tính.

– Cố gắng chớp mắt nhiều hơn khi làm việc với máy tính.

– Tránh ngồi làm việc ở trước máy điều hòa hoặc gần thiết bị thông gió. Đừng để không khí lạnh thổi vào mắt hay mũi bạn.

– Đứng lên, thay đổi tư thế hoặc nghỉ làm một số việc vặt sau 1 giờ làm việc.

– Đặt màn hình cách mắt khoảng 60-90 cm (hoặc ở khoảng cách xa nhất có thể).

– Luôn đeo kính đúng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

– Giảm độ tương phản của máy tính.

– Sau 30 phút, nhắm mắt lại vài phút để cho mắt nghỉ ngơi. Đừng nhìn liên tục vào màn hình trong một thời gian dài. Rời mắt khỏi màn hình 5-10 phút/lần.

– Không sử dụng thuốc kháng sinh hay steroid nhỏ mắt mà không có sự giám sát của bác sĩ nhãn khoa.

– Hiện chưa có bằng chứng cho thấy hội chứng thị lực máy tính gây tổn thương mắt lâu dài.

 

BS Thu Vân

(theo Times of India)

]]>
Dấu hiệu trẻ có vấn đề về thị lực http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-tre-co-van-de-ve-thi-luc-11840/ Wed, 25 Jul 2018 12:20:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-tre-co-van-de-ve-thi-luc-11840/ [...]]]>

Dụi mắt

Dui mắt khi buồn ngủ là điều bình thường nhưng nếu trẻ thường xuyên dụi mắt ngay cả khi không buồn ngủ, đó có thể là dấu hiệu đáng quan tâm.

Nhức đầu

Khi trẻ thường xuyên kêu đau đầu vào cuối ngày cũng là một dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đi kiểm tra.

Nhắm một mắt và nhìn bằng mắt kia

Nếu con bạn luôn nhắm một mắt và nhìn bằng mắt kia khi đọc sách hoặc xem TV, bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này.

Ghét ánh sáng chói

Ánh sáng chói có thể gây khó chịu cho mắt bé nếu mắt có vấn đề. Trẻ có thể bị hoa mắt một lúc lâu khi di chuyển tới nơi ít ánh sáng hơn.

Nheo mắt

Nếu thấy trẻ liên tục nheo mắt khi xem tivi hoặc đọc sách, bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra sớm.

Tư thế đầu bất thường

Bạn có thấy trẻ nghiêng đầu sang 1 bên để nhìn. Nếu trẻ thường xuyên bị như vậy, trẻ cần được đi khám.

Ngồi gần để nhìn

Hầu hết trẻ có vấn đề về thị lực đều ngồi rất gần tivi hoặc để sách gần lên mắt khi đọc. Điều này là do chúng không nhìn rõ khi để xa và vì vậy trẻ cần đi khám.

Chuyển động nhãn cầu liên tục

Việc theo dõi chuyển động nhãn cầu có trẻ có thể sẽ gặp chút khó khăn vì trẻ sẽ không chịu ngồi yên để bạn quan sát. Nhưng nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào khác, bạn cần quan sát chuyển động nhãn cầu. Nếu nhãn cầu thường xuyên di chuyển, có thể bé đã gặp vấn đề về thị lực hoặc một bệnh về mắt.

Mắt đỏ

Khi thấy mắt bé bị đỏ, bạn có thể kết luận là bé bị viêm kết mạc, nhưng cũng có thể điều này có nghĩa bé cần đeo kính. Do vậy, nên đưa bé đi kiểm tra khi gặp tình trạng này.

Đau trong mắt

Các dấu hiệu trên có thể gây đau trong mắt. Nếu bé kêu đau trong mắt thường xuyên, bạn cần đưa bé đi khám.

BS. Cẩm Tú/Univadis

(theo THS)

]]>
Bảo vệ thị lực bằng chế độ ăn http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-thi-luc-bang-che-do-an-4647/ Thu, 19 Jul 2018 12:27:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bao-ve-thi-luc-bang-che-do-an-4647/ [...]]]>

Chất chống ôxy hóa

Chế độ ăn giàu chất chống ôxy hóa được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để chống lại những tác động lão hóa của các gốc tự do – tồn tại ở mọi thứ từ thực phẩm tới không khí. Chúng cũng được cơ thể sản sinh khi chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và ở trong da, mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Các chất chống ôxy hóa như vitamin C và E, beta carotene, selen và kẽm có thể giúp chống lại tổn thương do gốc tự do. Vitamin C được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau củ, trong khi các loại hạt, khoai lang, bơ đậu phộng và ngũ cốc rất giàu vitamin E – liên quan đến giảm nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể cũng như AMD (thoái hóa hoàng điểm do tuổi già).

thi lucAxit béo omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi.

Trái cây và rau củ màu vàng, cam và đỏ như cà rốt, đu đủ và xoài rất giàu beta-carotene, nhưng nó cũng có trong gan, trứng, sữa. Cơ thể chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp mắt điều chỉnh với những thay đổi của ánh sáng, giữ cho mắt ẩm, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và AMD.

Trái cây và rau củ màu xanh đậm, nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống ôxy hóa tự nhiên nhất. Ngoài ra, các flavonoid có trong rượu vang đỏ, sô-cô-la đen và quả mọng sẫm màu có tác dụng bảo vệ các mao mạch mắt cũng như các mạch máu trong cơ thể.

Ngũ cốc nguyên hạt

Những thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, mà cũng giúp ngăn ngừa AMD khi bạn già đi. Kết quả một nghiên cứu theo dõi chỉ số đường huyết trong chế độ ăn uống (dGI) của gần 4.000 bệnh nhân trong hơn 6 năm cho thấy, các loại đường tinh luyện và bột trong phần lớn thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc AMD.

thi lucNgũ cốc nguyên hạt giúp ngăn ngừa AMD .

Ngoài làm tăng nguy cơ thoái hóa thị lực, carbohydrate tinh chế được hấp thu với tốc độ nhanh hơn, vì vậy bạn phải hấp thu nhiều calo hơn để cảm thấy no. Chế độ ăn uống có hàm lượng chất xơ cao sẽ làm chậm hấp thu tinh bột và đường, lần lượt làm chậm tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp dGI thấp hơn so với các loại bột và đường màu trắng tinh chế. Theo các chuyên gia, người cao tuổi cần phải giảm hấp thu carbohydrate tinh chế và chuyển sang chế độ ăn uống nhiều chất xơ.

Omega-3

Các axit béo omega-3 thiết yếu có trong một số phân tử mỡ và chúng rất quan trọng cho đôi mắt khỏe mạnh, trong số nhiều lợi ích về sức khỏe khác. Hai trong số này là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA) – có thể là công cụ bảo vệ mắt chống lại AMD, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

EPA giúp cơ thể sản sinh DHA, được tìm thấy với nồng độ cao ở võng mạc và lớp mạch máu bên dưới võng mạc. Nồng độ thấp các axit béo omega-3 này có thể gây hội chứng khô mắt, AMD, bệnh võng mạc do tiểu đường và bệnh võng mạc do sinh non. Những axit này cũng rất quan trọng cho sự phát triển thị lực thích hợp và chức năng mắt ở trẻ sơ sinh.

Axit béo omega-3 chủ yếu có trong hải sản, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, các loại cá béo khác. Chúng cũng có trong các loại hạt, dầu thực vật, rau lá xanh đậm, cũng như chế phẩm bổ sung vitamin. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chế phẩm bổ sung vitamin omega-3 không có tác dụng như ăn cá béo.

Lutein và zeaxanthin

Các carotenoid này là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong mắt và kể cả carotenoid trong chế độ ăn uống đều có thể giúp giảm ôxy hóa trong tế bào mắt, ngăn ngừa thoái hóa võng mạc và thủy tinh thể. Lần lượt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mắt như đục thủy tinh thể và AMD.

Tuy nhiên, cơ thể không thể sản sinh đủ các dưỡng chất quan trọng này để mang lại lợi ích. Tăng hấp thu các dưỡng chất qua chế độ ăn uống hoặc dùng chế phẩm bổ sung có thể có lợi. Các loại rau lá sẫm màu như rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn rất giàu lutein và zeaxanthin. Chúng cũng có trong trái cây như kiwi, dưa hấu và xoài, cũng như trong trứng, ngô vàng và cà rốt.

Chế phẩm hỗ trợ thị lực

Chế phẩm bổ sung cung cấp các dưỡng chất thiết yếu khi bạn không hấp thu đủ chúng qua chế độ ăn uống hoặc khi bạn đã có bệnh về mắt. Một số chế phẩm bổ sung khác được thiết kế giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất mà nó không thể tổng hợp được. Thí dụ, selen giúp cơ thể hấp thu vitamin E, trong khi kẽm giúp hấp thu vitamin A. Vitamin B cũng là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và vitamin B12 có thể giúp điều trị giảm thị lực ở bệnh nhân tăng nhãn áp. Dùng chế phẩm bổ sung axit folic và vitamin B6 giúp giảm nguy cơ phát triển AMD khi bạn già đi.

Ngoài việc ăn các loại thực phẩm đúng cách, bạn cũng nên khám mắt thường xuyên. Phương pháp điều trị hiện đại như phẫu thuật mắt bằng laser có thể chỉnh sửa các bệnh mà trước đây được coi là không thể chữa trị. Nếu được phát hiện sớm, các thủ thuật Lasik có thể đảo ngược tổn thương thị lực và phục hồi thị lực.

BS. Tuyết Mai

((Theo MSN))

]]>