thể thao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 26 Sep 2018 04:48:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thể thao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tim to lên khi hoạt động thể thao http://tapchisuckhoedoisong.com/tim-to-len-khi-hoat-dong-the-thao-16142/ Wed, 26 Sep 2018 04:48:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tim-to-len-khi-hoat-dong-the-thao-16142/ [...]]]>

(Nguyễn Văn Tây – Tiền Giang)

Khi vận động, cơ thể sẽ cần nhiều dưỡng khí hơn bình thường, cơ thể đáp ứng bằng cách tăng lượng máu bơm vào hệ tuần hoàn qua việc tăng số lần co bóp của tim (tăng nhịp tim) và tăng thể tích bơm máu của buồng tim. Khi nhịp tim tăng lên sẽ làm cho vận động viên không còn tinh vi trong hoạt động nên họ phải luôn tập luyện để chịu đựng được cường độ hoạt động thể lực cao mà nhịp tim chỉ tăng lên ở mức độ chấp nhận được.

Với sự luyện tập thể thao cơ thể sẽ thích nghi bằng cách làm tim to ra để chúng bóp khỏe hơn (đường kính các buồng tim tăng lên và bề dày của thành tim lớn ra), ngoài ra còn có sự thay đổi cấu trúc của tim và một số thì lại có to thất trái. Tuy nhiên sự đáp ứng này là hoàn toàn lành tính, không hề gây một hậu quả nào về biến cố tim mạch. Mức độ to ra của tim tùy thuộc vào môn thể thao, to nhiều nhất ở vận động viên các môn chèo thuyền, trượt tuyết, đua xe đạp, bơi lội và ít nhất ở các môn có tính chịu đựng như cử tạ, đấu vật. Khi đo điện tâm đồ thông thường trong khi luyện tập sẽ có khoảng 40% vận động viên có bất thường (tăng điện thế, bất thường sóng Q, bất thường tái cực) dù họ không có bệnh lý tim mạch. Vận động viên trong lúc luyện tập qua việc mang máy theo dõi liên tục (holter) cũng thấy họ có những rối loạn nhịp tim (từ  loại nhịp chậm đến loại nhịp nhanh) nhưng không nguy hiểm.

Phân biệt đâu là bệnh lý tim mạch thật sự và đâu là những đáp ứng sinh lý của tim thì rất khó khăn cho các nhà chuyên môn. Nếu quá khắt khe hoặc xác định sai thì dẫn đến sự hạn chế không cần thiết cho các vận động viên (phung phí tài năng và tiền của), còn bỏ sót bệnh lý sẽ đưa đến những trường hợp đột tử trong tập luyện và thi đấu.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Bơi lội và hen phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-loi-va-hen-phe-quan-13329/ Thu, 02 Aug 2018 14:54:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-loi-va-hen-phe-quan-13329/ [...]]]>

(Lữ Trung Tín – Cà Mau)

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, tăng phản ứng phế quản với các tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt, thường bị về đêm và sáng sớm. Hen phế quản được đặc trưng bởi các cơn khó thở kịch phát do co thắt phế quản. Triệu chứng điển hình là các tiền triệu như ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ho khan thành cơn, tức ngực và sau đó là khó thở cơn chậm, rít hay xảy ra ban đêm. Chủ yếu bệnh nhân khó thở thì thở ra, phải ngồi dậy, sử dụng nhiều cơ hô hấp phụ, tiếng thở khò khè, nghe phổi thấy ran rít lan toả khắp 2 phổi, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

Bơi lội được xem là môn thể thao thân thiện nhất đối với người bị hen phế quản, các môn khác bao gồm: chạy xe đạp, bơi thuyền, câu cá, đi bộ, bơi nước rút (ngắn). Một số môn thể thao chơi theo nhóm (đội) đòi hỏi đốt năng lượng nhanh cũng tốt cho người hen phế quản (theo Hiệp hội Dị ứng và miễn dịch Hoa Kỳ): bóng chày, bóng bầu dục, golf, thể dục dụng cụ. Một số môn chơi thể thao có hoạt động liên tục hoặc trong thời tiết lạnh có thể làm khởi phát cơn hen: đá banh, bóng chuyền, khúc côn cầu, chạy đường dài. Riêng với môn lặn có bình khí thì trước đây cầm tuyệt đối với người bị hen nhưng gần đây thì người ta cho phép với điều kiện bệnh hen đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc lặn dưới nước được xem là nguy cơ rất lớn đối với người bị hen do sự vận động và môi trường lạnh.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Loại nước dễ làm bù năng lượng cho người thường vận động http://tapchisuckhoedoisong.com/loai-nuoc-de-lam-bu-nang-luong-cho-nguoi-thuong-van-dong-5918/ Sat, 21 Jul 2018 02:48:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loai-nuoc-de-lam-bu-nang-luong-cho-nguoi-thuong-van-dong-5918/ [...]]]>

Kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn hướng dẫn chế biến 2 loại nước rất tốt cho người vận động mạnh:

Nước cam vắt

Nguyên liệu:
– Một quả cam to.
– Một ít đá xay.
– Một ít đường cát.

Image result for cam xanh

Cam vắt bù đắp năng lượng nhanh cho cơ thể sau khi vận động mạnh. 

Cách làm:
– Dùng dao gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài của quả cam, giữ lại phần vỏ trắng để khi vắt không bị đắng.
– Cắt quả cam làm đôi theo chiều ngang, dùng muỗng gạt bỏ hết hột cam.
– Vắt lấy nước cam, nếu không thích có tép cam thì lọc bỏ tép.
– Trút nước cam ra ly, cho thêm chút nước lọc. Nếu thích ngọt mát thì thêm chút xíu đường và đá.

Sinh tố xoài cà chua

Nguyên liệu:
– Hai quả cà chua.
– Hai quả xoài chín.
– Từ một đến hai muỗng cà phê đường.
– 150 ml sữa tươi.

cac-loai-nuoc-bu-nang-luong-nhanhcho-nguoi-choi-the-thao-1

Sinh tố xoài cà chua.

Cách làm:
– Cà chua chần sơ qua nước sôi, lột lớp vỏ mỏng bên ngoài, bỏ hột, xắt nhỏ.
– Xoài gọt vỏ, xắt miếng nhỏ.
– Cho cà chua, xoài, sữa, đường vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, có thể thêm đá tùy thích.
– Trút hỗn hợp ra ly là dùng được.

Trần Ngoan

]]>