thấp tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 31 Aug 2018 14:25:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thấp tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nhận biết thấp tim ở trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-thap-tim-o-tre-nho-15733/ Fri, 31 Aug 2018 14:25:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-thap-tim-o-tre-nho-15733/ [...]]]>

Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội)

Bệnh thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng do liên cầu bê-ta tan máu nhóm A, gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, da và mô dưới da… trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất.

Bệnh khởi phát là viêm họng cấp với các triệu chứng: niêm mạc thành sau họng và amidan sung huyết, đỏ rực, có thể có những chấm mủ trắng; Toàn thân sốt cao, dao động, da xanh, suy kiệt, nổi hạch góc hàm; Biểu hiện ở khớp: có khoảng 80% số trẻ em mắc bệnh thấp tim có tổn thương ở khớp. Tổn thương xuất hiện ở hầu hết các khớp, kể cả khớp háng.

Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2-4 tuần nhiễm liên cầu. Tổn thương cơ tim và màng trong tim là chủ yếu. Viêm cơ tim thường đồng thời với tổn thương màng trong tim và màng ngoài tim. Tổn thương phổ biến nhất của viêm nội tâm mạc là hở và hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ. Bệnh cảnh nhiều khi rất nguy kịch: sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp, nguy cơ tử vong cao… Biểu hiện thần kinh là triệu chứng muộn của thấp tim, xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau nhiễm liên cầu; đó là các vận động nhanh, không tự chủ, không định hướng, không mục đích, tăng lên khi xúc động, mất đi khi ngủ.

Khi trẻ có dấu hiệu thấp tim, cần đưa đi khám ngay để điều trị tích cực và đúng hướng.

BS. Lan Anh

]]>
Nguyên nhân gây thấp tim http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-thap-tim-13373/ Thu, 02 Aug 2018 15:11:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-thap-tim-13373/ [...]]]>

Tôi cho cháu đi khám, bác sĩ cho biết cháu bị thấp tim cấp. Xin bác sĩ cho biết vì sao bị bệnh?

Nguyễn Thị Thoa ([email protected])

Những đợt cấp tính của bệnh thấp gọi là “sốt thấp cấp”. Bệnh thường gặp sau một nhiễm khuẩn tiên phát do liên cầu khuẩn (Streptococcus) tán huyết beta thuộc nhóm A. Nhiễm khuẩn tiên phát này thông thường là viêm họng, viêm amidan, dù là viêm lần đầu hoặc tái phát. Biểu hiện ở khớp: Có thể chỉ viêm đa khớp (các khớp lớn) với đặc điểm di chuyển từ khớp này sang khớp khác gọi thấp khớp cấp. Có thể chỉ viêm tim (một, hai hoặc cả ba lớp: nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, cơ tim) gọi thấp tim cấp. Có thể cả khớp cả tim cùng lúc hoặc nối nhau. Nhưng nếu bị tổn thương khớp thì chỉ là viêm nhất thời, không để lại di chứng gì tại khớp. Nên nhớ chính tổn thương tim mới là chủ yếu nên trong chuyên môn y học có câu rất hình ảnh “Bệnh thấp liếm khớp nhưng đớp tim”. Ngoài những thể nặng hoặc có triệu chứng rõ ràng, bệnh thấp khớp thường hay “đánh lừa” bệnh nhân và thầy thuốc bằng lối diễn biến mơ hồ, đau nhẹ tại một hai khớp trong vài ngày rồi hết, những lần sau cũng diễn ra tương tự gần đúng như vậy. Nhưng hãy coi chừng càng về sau, tình hình càng trở nên xấu hơn, bởi vì cứ mỗi lần như thế là tim lại tổn thương thêm một chút. Nếu khi tim đã có tổn thương rõ, biểu hiện khó thở khi gắng sức hoặc nghe tim đã có tiếng thổi, siêu âm có tổn thương van tim… thì là quá muộn. Vì vậy, chị cần cho cháu điều trị tích cực đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng đáng tiếc.

BS. Trần Kim Anh

]]>