thanh quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 16:04:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thanh quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh polyp dây thanh quản http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-polyp-day-thanh-quan-14703/ Wed, 08 Aug 2018 16:04:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-polyp-day-thanh-quan-14703/ [...]]]>

Thanh quản nằm ở giữa đáy của lưỡi và khí quản. Thanh quản có thể gọi là hộp thanh vì nó có chứa các dây thanh. Các cơ của thanh quản căng và duỗi dây thanh khi thở khiến cho chúng tạo thành một hình chữ V để cho không khí đi qua. Khi nói, chúng kéo các dây thanh gắn vào các cơ làm cho lỗ mở hẹp lại, sau đó khi đẩy không khí ra từ phổi đi qua thanh quản, không khí làm rung động các dây thanh đang căng và phát ra âm thanh, các dây thanh càng căng, âm thanh phát ra càng lớn, ngược lại, các dây thanh càng chùng, âm thanh phát ra càng thấp.

Polyp dây thanh là gì?

Đó là những u nhỏ ở dây thanh nằm ở mặt trên bở trong lòng thanh quản. Polyp thường to bằng hạt tấm hoặc có khi kích thước bằng hạt đậu xanh, thường gặp  nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, hình dáng nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng.

Tác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói khàn hoặc giọng đổi (khi polyp có kích thước lớn). Hầu hết bệnh là lành tính chủ yếu làm hưởng đến giọng nói.

 

polyp day thanh quanTác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói khàn hoặc giọng đổi

 

Nguyên nhân polyp dây thanh quản

Hầu hết do phù nề với nhiều nguyên nhân khác nhau (viêm nhiễm, nói nhiều, nói to, kéo dài, lạm dụng giọng nói hoặc do nghề nghiệp như giáo viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch…). Hoặc do quá sản tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết hoặc quá sản niêm mạc thanh quản. Một yếu tố thuận lợi được đề cập đến là do có sự kích thích cơ học bởi sự tác động (nói nhiều, liên tục, kéo dài…) làm dây thanh căng quá mức, từ đó các mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ gây chảy máu, hậu quả là polyp dây thanh xuất hiện. Ngoài ra, polyp dây thanh quản có thể do viêm thanh quản mạn tính kéo dài.

Bản chất của polyp dây thanh gồm một nhân xơ, ngoài là biểu mô quá sản. Có thể polyp một bên dây thanh hoặc hai bên dây thanh đối xứng nhau. Nếu là polyp dây thanh âm hai bên, khi phát âm chúng va chạm vào nhau, nên còn gọi là hạt hôn nhau (kiss nodule).

Triệu chứng như thế nào?

Khàn tiếng, nói mất hơi, do thanh môn hở rộng khi nói là hai triệu chứng chủ yếu. Khàn tiếng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, lý do, bởi hai dây thanh âm không khép kín được, dây thanh rung động không đều, dẫn đến hiện tượng tiếng nói bị khàn. Mức độ khàn tiếng hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của polyp, khi polyp càng to càng làm cho khoảng hở thanh môn càng rộng. Do đó, khi nói, giọng khàn càng nhiều. Lúc này, càng nói càng mất hơi càng nhiều nên người bệnh rất mệt và không nói được lâu. Khàn tiếng lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt, nếu được điều trị và hạn chế nói, có thể giọng nói trở lại bình. Dần dần khàn tiếng xảy ra liên tục. Mức độ nặng, nhẹ của khàn tiếng tùy thuộc hạt xơ dây thanh to hay nhỏ và mức độ nhược cơ của dây thanh.

Với loại polyp có chân, khi nói, polyp có thể di động khi thanh môn đóng, mở, do đó người bệnh có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gì cản trở nên khạc nhiều càng làm cho polyp phù nề, giọng càng khàn. Ngoài khàn tiếng, người bệnh có thể có hụt hơi (nói mất hơi), ho khan. Tuy vậy, ít khi thấy người bệnh mất hẳn tiếng và khó thở thanh quản do polyp.

polyp day thanh quan

 

Ảnh hưởng xấu

Chủ yếu ảnh hưởng tới giọng nói của người bệnh, đặc biệt người bệnh làm nghề giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên, bán hàng…

Bệnh không trở thành ác tính (ung thư), không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng bệnh không tự khỏi.

Để chẩn đoán polyp dây thanh quản cần nội soi để biết được tình trạng của dây thanh quản, kích thước, vị rí của polyp để có hướng điều trị đúng.

Nguyên tắc điều trị

Nếu tình cờ phát hiện polyp dây thanh quản nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng gì, không nên điều trị, chỉ nên vệ sinh họng miệng bằng cách súc họng, đánh răng hàng ngày, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy và sau khi ăn càng tốt và bắt đầu hạn chế nói. Nếu đã có hiện tượng khàn tiếng nhẹ, không liên tục, trước tiên cần điều trị nội khoa, tạm ngưng hoặc hạn chế nói đến mức tối đa là điều cần thiết nhất cho người bệnh bị khàn tiếng giúp cải thiện triệu chứng này. Kết hợp điều trị bằng cách khí dung có thuốc chống viêm, chống phù nề, kết hợp kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh). Nếu bệnh ổn định và khỏi khàn tiếng, người bệnh cần khám bệnh định kỳ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Điều trị ngoại khoa được thực hiện khi điều trị nội khoa không có kết quản, đó là phẫu thuật cắt bỏ polyp. Cắt bỏ polyp dây thanh quản có nhiều phương pháp. Kỹ thuật soi thanh quản gián tiếp cắt polyp bằng kìm Frankel đối với polyp có cuống nhỏ (hiện nay phương pháp này ít được sử dụng) hoặc soi thanh quản trực tiếp cắt bỏ polyp bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản hoặc cắt bỏ polyp dưới kính hiển vi phẫu thuật (vi phẫu) hoặc cắt bỏ polyp bằng laser CO2. Áp dụng phương pháp gì tùy thuộc vào từng khoa phòng, bệnh viện, người bệnh sẽ tự lựa chọn sau khi được bác sĩ tư vấn.

Sau phẫu thuật thường được bác sĩ cho dùng kháng sinh, kết hợp khí dung thuốc chống viêm, chống phù nề.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>
Ngừa viêm thanh quản cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-viem-thanh-quan-cap-13907/ Sun, 05 Aug 2018 05:51:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-viem-thanh-quan-cap-13907/ [...]]]>

Viêm thanh quản cấp xảy ra quanh năm, nhưng mùa mưa, ẩm ướt, lạnh, rét, bệnh dễ xuất hiện hơn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người nhất là  trẻ em và người cao tuổi. Tuy vậy, bệnh có thể phòng ngừa được.

Tại sao mùa lạnh bệnh viêm thanh quản cấp dễ xuất hiện?

Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trước thanh hầu, trước đốt sống cổ (C3 -C6), nối hầu với khí quản. Trong các tháng cuối năm do thời tiết chuyển lạnh khiến số bệnh nhân đến khám và điều trị viêm thanh quản cấp gia tăng. Nguyên nhân, do thời tiết thay đổi, nhất là khi có những đợt rét đậm, rét đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp nên dễ dẫn đến viêm thanh quản cấp, đặc biệt là trẻ em và người có tuổi bởi sức đề kháng kém.

Những người bị viêm họng cấp bởi vi khuẩn, virut hoặc vi nấm, nhất là sau mắc bệnh cúm, từ đây bệnh sẽ lan sang thanh quản và gây nên viêm thanh quản cấp. Ngoài ra, có nhiều trường hợp viêm thanh quản cấp xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh (mưa nhiều, gió mùa tràn về hoặc sau tắm…) hoặc hít phải khí độc hại như khói thuốc, hóa chất, bụi bẩn hoặc nói nhiều (bệnh nghề nghiệp), khóc nhiều (trẻ em)…

Nội soi phát hiện viêm thanh quản.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, viêm mũi hoặc viêm họng – mũi xuất tiết, ngấy sốt và sốt thực sự, kèm theo đau họng, có cảm giác nóng, khô họng, ho khan, có cảm giác ngứa, rát. Từ ho khan chuyển sang ho có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, lạc giọng, thậm chí mất tiếng sau vài ba ngày. Vì vậy, khàn tiếng, mất tiếng đột ngột là triệu chứng rất đặc trưng của viêm thanh quản cấp. Những triệu chứng trên thường kéo dài trong vài ba ngày, sau đó giảm dần và khoảng sau 7 ngày có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi bị viêm thanh quản cấp do chủ quan hoặc vì trời lạnh không đi khám bệnh hoặc tự mua thuốc điều trị khi bệnh không khỏi mới đến cơ sở y tế, bệnh đã nặng và có biến chứng (viêm khí – phế quản, viêm phổi) gây không ít khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm (viêm phổi).

Nguyên tắc điều trị như thế nào?

Khi đã bị viêm thanh quản cấp, để bệnh chóng khỏi, trước tiên là hạn chế nói và tiếp đến là cần đi khám bệnh ngay để tránh bệnh nặng thêm. Trong khi chưa thể đi khám bệnh được, cần làm nóng vùng cổ bằng cách quàng khăn ấm, tránh cổ bị lạnh (không uống nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh). Nếu có thể xông họng bằng một số tinh dầu như dầu gió, dầu cao sao vàng… và dùng thuốc nhỏ mũi thông thường (otrivin, naphazolin,…), sau đó đi khám bệnh để được điều trị đúng. Người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị, nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà có thể nặng thêm, đặc biệt không tự mua kháng sinh để điều trị, bởi vì, dùng kháng sinh không đúng sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, về sau khi mắc bệnh nhiễm trùng rất khó điều trị, hơn nữa vi khuẩn kháng thuốc đó còn lan ra cộng đồng làm ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Về phòng bệnh, để không mắc bệnh viêm thanh quản cấp, mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Hàng ngày nên tắm rửa bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió nhất là trẻ em và người có tuổi. Phòng ngủ cần đủ ấm và tránh gió lùa. Khi ra đường cần mặc ấm, cổ nên quàng khăn, tay, chân nên đi tất và nên đeo khẩu trang

Những người làm việc trong các môi trường độc hại cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động một cách nghiêm túc, nhất là đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Người làm nghề thuyết trình viên hoặc nghề nhà giáo nên tập thói quen nói vừa đủ cho học sinh, sinh viên, học viên đủ nghe và nên tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy để giúp hạn chế nói (micro, máy chiếu,…)

Hàng ngày cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, tốt hơn nữa là súc họng bằng nước muối nhạt (nước muối sinh lý) trước khi đánh răng. Cần hạn chế, tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào.

BS. Việt Bắc

]]>
Cách phòng viêm thanh quản http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-viem-thanh-quan-13876/ Sun, 05 Aug 2018 05:48:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-viem-thanh-quan-13876/ [...]]]>

Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm và khó chữa, nhưng nó gây khó chịu cho bệnh nhân bởi khả năng nói bị giảm sút.

Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp được cấu tạo bởi các sụn, là phần đầu của đường dẫn khí ngay dưới họng. Trong thanh quản có 2 dây thanh âm, mỗi khi dây thanh âm rung là phát ra âm thanh. Viêm thanh quản là viêm ở dây thanh âm hoặc toàn bộ niêm mạc phủ thanh quản. Viêm thanh quản gây ra khàn tiếng, thậm chí tắt tiếng hoàn toàn. Đôi khi viêm thanh quản có thể gây khó thở do hiện tượng sưng nề nặng, đặc trưng bởi tiếng thở rít khi hít vào. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cảm lạnh thông thường do siêu vi hoặc các nhiễm trùng khác ở vùng hầu họng là nguyên nhân thường gặp nhất ở cả trẻ em và người lớn.

Khi la hét hoặc nói to, nói nhiều quá mức cũng gây viêm thanh quản. Trường hợp này không phải do nguyên nhân nhiễm trùng mà hay gặp ở người lớn, những người phải sử dụng giọng nói nhiều trong quá trình làm việc như giáo viên, ca sĩ…

Cách phòng viêm thanh quản

Bệnh nhân hít phải hóa chất, ví dụ như chất tẩy rửa hoặc xăng dầu. Những công nhân bán xăng hay xưởng hóa chất hay bị ảnh hưởng bởi tác nhân này.

Uống quá nhiều rượu hoặc hút quá nhiều thuốc lá.

Bệnh trào ngược dạ dày, khi luồng trào ngược có độ acid cao sẽ gâ y viêm thanh quản.

Ngoài ra, có một số tình trạng không phải viêm thanh quản nhưng cũng có thể gây ra khan tiếng, thậm chí tắt tiếng, chẳng hạn như: Bất thường cấu trúc bẩm sinh dây thanh âm, nguyên nhân này thấy ở trẻ nhỏ mới sinh trong những tháng đầu; những rối loạn của cơ ảnh hưởng tới phát âm; ung thư  hầu họng.

Biểu hiện của bệnh

Tùy nguyên nhân mà có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên đặc điểm chung của viêm thanh quản gồm có: Khan tiếng, tắt tiếng, ho ông ổng, thở rít khi hít vào (gặp ở trẻ em). Ngoài ra, sốt, ho, sổ mũi là biểu hiện hay gặp nếu viêm thanh quản do nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp. Ợ hơi, ợ chua, đau – nóng rát sau xương ức là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày. Khan tiếng mạn tính, từ từ tăng dần hay gặp ở người lớn hút thuốc lá, uống rượu nhiều hay đặc thù công việc phải tiếp xúc với hóa chất hoặc nói nhiều.

Có một số trường hợp, khi biểu hiện của bệnh không rõ ràng và khó xác định, bác sĩ cần soi thanh quản để xác định nguyên nhân gây viêm thanh quản, thông qua nội soi có thể thấy được bất thường thanh quản như hạt xơ dây thanh, viêm mạn tính do trào ngược dạ dày, khối u…

Đối với trẻ nhỏ soi thanh quản thường khó thực hiện, xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định tác nhân gây viêm thanh quản là vi khuẩn hay vi-rút.

Cần làm gì để hạn chế chứng viêm thanh quản?

Tùy thuộc nguyên nhân gây viêm thanh quản, bệnh nhân có thể làm những điều dưới đây sẽ góp phần giảm nhẹ và nhanh khỏi bệnh:

Nếu chứng viêm thanh quản là do bạn sử dụng giọng nói quá mức, chẳng hạn bạn làm giáo viên, ca sĩ…, thì nghỉ ngơi, hạn chế phát âm quá nhiều quá mạnh sẽ giúp bạn thuyên giảm. Việc sử dụng micro để phóng đại giọng nói sẽ giúp bạn đỡ phải nói lớn.

Nếu chứng viêm thanh quản do thói quen uống rượu hay hút thuốc quá nhiều, tốt hơn cả là từ bỏ nó hoặc giảm bớt càng nhiều càng tốt.

Nếu viêm thanh quản do hít phải hóa chất, hãy tránh những hóa chất đó nếu có thể. Nếu không thể tránh, ít nhất cũng phải đảm bảo rằng bạn hít được nhiều không khí sạch nhiều hơn. Nếu công việc của bạn phải ở gần khói hóa chất hãy dùng khẩu trang hoặc quạt thông gió để hạn chế bụi hóa chất có thể đi vào làm tổn thương thanh quản của bạn.

Nếu chứng viêm thanh quản gây ra bởi trào ngược acid từ dạ dày lên, cần điều trị bệnh này trước tiên. Bạn cần thực hiện đầy đủ các bước như sau: Uống thuốc giảm tiết acid dạ dày (được bác sĩ kê toa, chẳng hạn omeprazol, esomeprazol). Tránh những thức ăn có thể làm triệu chứng của bệnh trào ngược nặng lên: Rượu, cà phê , chocolate… Dừng hút thuốc nếu bạn  đang hút thuốc. Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày hơn là ăn một lần với lượng thức ăn lớn. Không nằm ít nhất là 3 tiếng đồng hồ sau bữa ăn cuối cùng. Kiểm soát trọng lượng cơ thể nếu bạn thừa cân hay béo phì. Không nên mặc đồ (áo, dây nịt…) quá chật chội.

Khi nào  cần tới gặp bác sĩ?

Trẻ em nếu có biểu hiện khan tiếng, mất tiếng, thở rít cần tới gặp bác sĩ ngay. Chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ em có thể gây ra tình trạng khó thở, tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp chỗ thanh quản gây nguy hiểm cho trẻ.

Cách phòng viêm thanh quảnHình ảnh thanh quản bình thường và biểu hiện khi bị viêm.

Đối với người lớn thì tùy thuộc vào thời gian, độ nặng cũng như các triệu chứng kèm theo của viêm thanh quản, khi cảm thấy quá mệt mỏi hoặc khó chịu thì cần đến gặp bác sĩ. Hầu hết viêm thanh quản  cấp tự phục hồi trong vòng 2-3 tuần lễ. Nhưng nếu bạn bị khan tiếng hay tắt tiếng kéo dài quá 2 tuần mà không thuyên giảm thì nên tới gặp bác sĩ để được tìm xem có tổn thương thực thể gì không và được điều trị.

Ngoài ra, bạn cũng cần tới gặp bác sĩ nếu bạn bị đau họng và có thêm các triệu chứng như: Sốt từ 38,5 độ C trở lên; họng đau nhiều và không có dấu hiệu cải thiện sau 5-7 ngày.

Cần gọi cấp cứu hoặc tới khoa cấp cứu của bệnh viện nếu bạn cảm thấy: Khó thở; khó nuốt nước miếng; sưng phù vùng cổ hoặc lưỡi; không thể quay cổ hoặc khó mở rộng miệng… vì những dấu hiệu trên có thể có một vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra.

Điều trị vêm thanh quản như thế nào?

Đối với trẻ em, thường viêm thanh quản là do nguyên nhân nhiễm trùng cấp tính, do nhiễm siêu vi. Tùy mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ quyết định theo dõi hay can thiệp bằng thuốc. Trong thực hành lâm sàng, với những em bé có dấu hiệu khó thở bác sĩ sẽ cho khí dung các thuốc chống phù nề thanh quản, thuốc kháng viêm đường uống hoặc tiêm. Nếu tình trạng khan tiếng không thuyên giảm sau 2 tuần thì trẻ cũng cần được đánh giá lại bệnh bởi bác sĩ nhi khoa.

Đối với người lớn, tùy thuộc nguyên nhân mà điều trị khác nhau. Nếu viêm thanh quản là hậu quả của cảm lạnh hay một nhiễm trùng nhẹ, thường không cần điều trị gì cả, tuy nhiên nếu tình trạng khan tiếng không cải thiện sau 2 tuần có thể có một nguyên nhân nào đó khác. Vì thế cũng tùy thuộc nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ có hướng xử trí và phác đồ điều trị riêng.

BS. Trần Hiền Mai

]]>
Khản tiếng: không nên xem thường http://tapchisuckhoedoisong.com/khan-tieng-khong-nen-xem-thuong-13769/ Sun, 05 Aug 2018 05:35:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khan-tieng-khong-nen-xem-thuong-13769/ [...]]]>

Vì vậy, khi khản tiếng kéo dài, người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, không nên xem thường, chủ quan.

Thanh quản là một phần của hệ thống hô hấp, không chỉ giúp ích cho việc phát âm mà còn ngăn chặn thức ăn rơi vào phổi khi ăn uống. Thanh quản nằm ở trước thanh hầu, đối chiếu với đốt sống cổ thứ 3 tới thứ 6, thanh quản thông ở dưới với khí quản và trên với hầu. Thanh quản được cấu tạo từ những sụn nối khớp với nhau, các màng, dây chằng và các cơ. Trong thanh quản, quan trọng nhất là 2 dây thanh âm, khi rung chuyển theo điều khiển sẽ tạo ra âm thanh do tác động lên luồng không khí đi qua. Bên trong thanh quản là một lớp niêm mạc liên tục, liền mạch mới niêm mạc hầu và khí quản, tạo nên những xoang cộng hưởng âm thanh.

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng sưng thanh quản từ kích thích do viêm nhiễm, lạm dụng ăn, uống chất cay nóng, rượu bia, hút thuốc hoặc do lạnh… Thông thường dây thanh âm mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị sưng nề, viêm dày làm biến dạng dây âm thanh bởi không khí đi qua chúng, hậu quả là giọng nói bị khản. Một số trường hợp viêm thanh quản, giọng nói có thể trở thành gần như không phát thành tiếng (mất tiếng, nếu điều trị đúng, kịp thời sẽ khỏi). Một số trường hợp khản tiếng kéo dài nhất là người cao tuổi có thể biến chứng nguy hiểm là ung thư thanh quản, teo dây thanh âm…

Khản tiếng

Nguyên nhân gây khản tiếng

Khản tiếng là triệu chứng cho biết dây thanh âm có vấn đề không bình thường. Hai dây thanh âm phải, trái, một phần cấu trúc của thanh quản, nằm ở vùng thấp của họng và là cửa ngõ chính dẫn không khí vào đường hô hấp dưới. Khi dây thanh âm bị viêm hoặc nhiễm trùng chúng sẽ bị sưng lên và gây ra khản tiếng. Khản tiếng là triệu chứng không đặc hiệu của nhiều bệnh ở thanh quản từ những polyp lành tính đến những khối ung thư đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng của khản tiếng rất dễ nhận thấy nhưng nhiều người không để ý, đến khi bệnh nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm mới chịu đi khám bệnh, lúc đó đã muộn. Nguyên nhân gây ra khản tiếng rất đa dạng như viêm thanh quản do axít của dịch vị trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, do dị ứng, hít phải các chất kích thích, ho mạn tính, cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp. Đa số khản tiếng là do nghề nghiệp phải nói nhiều, liên tục (giáo viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch…) hoặc trẻ khóc nhiều, la hét nhiều. Một số trường hợp khản tiếng do hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia gây viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính. Nguy hiểm nhất gây khản tiếng kéo dài là do ung thư họng lan tới thanh quản hoặc ung thư ngay ở thanh quản. Một số trường hợp khản tiến kéo dài là do lao thanh quản (có thể bị lao ngay ở thanh quản hoặc bị lao phổi vi khuẩn lao theo máu, bạch huyết lan đến thanh quản và gây bệnh ở đó). Hậu quả là dây thanh sẽ sưng nề và tạo nên các hạt xơ, các polyp, các nang hoặc u…

Ngoài các nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân hiếm gặp gây ra khản tiếng như chấn thương, kích thích do đặt ống giúp thở hoặc sau nội soi khí phế quản gây phù nề họng, thanh quản. Một số khác có thể do tổn thương thần kinh và các cơ của thanh quản trong lúc phẫu thuật hoặc chấn thương vùng cổ trước hoặc do hóc dị vật ở thực quản cổ hoặc thanh, khí quản. Ngoài ra, khản tiếng có thể do nuốt các chất ăn mòn, chất gây phỏng như axít, kiềm hoặc do bệnh của tuyến giáp, bệnh ung thư phổi – màng phổi di căn đến hoặc do  di chứng dày dính màng phổi bởi lao phổi hoặc khối u trong lồng ngực chèn ép dây thần kinh vận động các cơ của thanh quản hoặc do xơ teo dây thanh…

Khản tiếng

Triệu chứng đi kèm khản tiếng

Do khản tiếng, mất tiếng hoặc nói không rõ lời nhưng vẫn cố nói làm cho người bệnh rất mệt mỏi, đau rát họng, nuốt đau, do đó gây ho khan, tức ngực, mệt mỏi. Nếu do viêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh có thể có sốt (tùy theo mức độ có thể sốt  nhẹ, vừa hoặc cao). Một số người cao tuổi thường có giọng nói yếu và khản hơn, kéo dài, nguyên nhân có thể do dây thanh âm bắt đầu teo làm cho họ có giọng nói yếu, khản và rất mệt mỏi sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp, dần dần người bệnh sẽ cô lập với cuộc sống và gia đình. Nếu do ung thư thanh quản ngoài các triệu chứng trên, đặc biệt là khản tiếng kéo dài, mất tiếng, người bệnh gầy sút, rất mệt mỏi và điều trị nội khoa (dùng thuốc) đúng chỉ định mà bệnh không thuyên giảm.

Nguyên tắc điều trị

Khi bị khản tiếng nên đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai, mũi, họng để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh để bệnh nặng và gây biến chứng. Người bệnh không nên xem thường, nhưng cũng không nên lo lắng thái quá. Nếu điều trị đúng chỉ định của bác sĩ và đã hết liều lượng nhưng bệnh không thuyên giảm, có xu hướng nặng thêm hoặc giảm chậm cần tái khám ngay. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để tự điều trị nếu không có chuyên môn về  y học (không phải bác sĩ).

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Cần vệ sinh họng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, tốt hơn nữa, súc họng nước muối sinh lý trước khi đánh răng. Tránh lạnh đột ngột (tắm nước lạnh, uống nước lạnh, nước đá, bia lạnh…). Không nên nói to và nói, cười hét to quá nhiều, kéo dài làm chậm tiến trình hồi phục thanh quản, hoặc làm nặng thêm bệnh lý khản tiếng. Không ăn quá cay, quá nóng, quá lạnh, không nên hút thuốc, người đang trong thời kỳ viêm thanh quản không nên uống rượu, bia.

 

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THƯỜNG

]]>
Dấu hiệu mềm sụn thanh quản ở trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-mem-sun-thanh-quan-o-tre-nho-12242/ Thu, 26 Jul 2018 12:12:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-mem-sun-thanh-quan-o-tre-nho-12242/ [...]]]>

Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản còn chưa rõ ràng: có thể do vùng thần kinh điều khiển trương lực đường hô hấp của trẻ chưa phát triển; trẻ bị thiếu canxi trầm trọng trong thời kỳ bào thai; do nhiễm độc thai nghén…

Trẻ bị mềm sụn thanh quản có biểu hiện gì?

Mềm sụn thanh quản hay gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Trẻ thường được phát hiện bệnh ở khoảng 4-6 tuần tuổi, đôi khi sớm hoặc muộn hơn 2 tháng. Trẻ thường có những dấu hiệu:

Khò khè kéo dài: Trẻ bắt đầu thở khò khè ngay sau khi sinh. Cơn thở khò khè ngắt quãng khi hít vào, nên đôi khi cha mẹ nhầm là trẻ không được hút sạch nước ối sau đẻ, viêm nhiễm tại mũi gây ngạt tắc mũi. Tuy nhiên khám mũi không thấy tổn thương, không thấy dịch tiết và tiếng thở khò khè có âm sắc cao.

Trẻ bị mềm sụn thanh quản rất dễ bị trào ngược dạ dày thực quản và viêm phế quản phổi.

Cha mẹ trẻ thường nghe thấy tiếng khò khè tăng khi đặt trẻ nằm ngửa, trẻ quấy khóc, viêm nhiễm đường hô hấp trên kèm theo hoặc sau bú. Ngoài những biểu hiện trên,  trường hợp nặng, trẻ chậm lên cân, bú khó, ngưng thở, co kéo lồng ngực, cổ khi hít vào, tím tái. Các triệu chứng nặng trong vòng 8 tháng đầu sau đó sẽ hết dần triệu chứng khi trẻ 12-18 tháng.

Dễ bị trào ngược dạ dày thực quản: do nghẽn một phần thanh môn trong thì hít vào làm trẻ phải cố gắng mới lấy được không khí. Việc này gây tăng áp suất âm trong lồng ngực khiến thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản, hạ họng.

Do đó trẻ bị mềm sụn thanh quản rất dễ bị viêm mũi họng và viêm phế quản – phổi.

Chẩn đoán bằng cách nào?

Chẩn đoán xác định trẻ bị mềm sụn thanh quản bằng nội soi ống mềm thấy sụn nắp thanh quản lồng phồng, ép vào tiền đình thanh quản khi hít vào. Sụn nắp mềm sẽ bị kéo dài và xếp nếp, lúc này nhìn nghiêng sẽ giống chữ omega Ω. Khi trẻ hít vào sụn nắp che kín hoặc ép vào thanh môn làm hẹp phần này lại gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Trên thực tế biểu hiện bằng tiếng rít thì hít vào, có âm sắc cao giống như tiếng mèo kêu. Chụp Xquang tim phổi tìm hiểu thêm một số bất thường khác gây tiếng thở rít như tuyến hung to, bệnh tim phổi bẩm sinh…; đo độ pH đánh giá mức độ trào ngược.

Diễn biến và điều trị bệnh

Hầu hết trẻ bị mềm sụn thanh quản tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp phải nhập viện nhiều lần vì ngưng thở do tắc nghẽn. Bệnh có thể xuất hiện lại khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên. Mềm sụn thanh quản có thể dẫn tới tình trạng thiếu ôxy máu và ngạt nhẹ. Một số trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Chỉ can thiệp phẫu thuật khi trẻ khó thở đe dọa tính mạng, có các cơn tím tái nặng, không lên được cân vì bú khó, co kéo lồng ngực và cổ khi thở, phải hỗ trợ ôxy thường xuyên, bệnh lý tim phổi gây ra do tình trạng thiếu ôxy kéo dài. Tạo hình các cấu trúc nâng đỡ quanh nắp thanh quản, lấy đi những mô thừa gây tắc đường thở. Điều trị chống trào ngược sau phẫu thuật.

Chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản

Bệnh không có thuốc điều trị đặc trị, có thể bổ sung thêm vitamin D và canxi. Trường hợp trẻ bị mềm sụn thanh quản nặng có thể gây biến chứng hạ ôxy máu. Bệnh không phòng được do không biết được nguyên nhân rõ ràng.

Cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ:

Đặt trẻ ở tư thế nằm sấp hoặc nghiêng trên giường hoặc đệm cứng khi ngủ. Khi cho trẻ bú, phải điều chỉnh tia sữa cho phù hợp, tránh để trẻ sặc, không nên cố ép trẻ ăn và số lượng ăn mỗi bữa giảm bằng một nửa trẻ bình thường nhưng tăng số bữa ăn cho đủ lượng cần thiết mỗi ngày.

Thỉnh thoảng (1-2 tháng một lần) cho trẻ đến bệnh viện đo lượng ôxy trong máu, nếu dưới 90% cần hỗ trợ ôxy.

Điều trị sớm và triệt để khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Cần theo dõi những chuyển biến xấu để đưa trẻ đến bệnh viện khi cần thiết: trẻ ngưng thở trên 10 giây, thở khò khè, tím tái quanh môi, co kéo lồng ngực và cơ cổ không đỡ khi thay đổi tư thế hay bế trẻ, khó nuốt và chớ liên tục, bú kém hoặc bỏ bú, khó thở khi bú.

Không cần kiêng ăn uống cũng như các hoạt động thể chất của trẻ.

Tiêm phòng cho trẻ như các trẻ bình thường.

TS.BS. Phạm Bích Đào

]]>
Viêm thanh quản cấp do virut http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-do-virut-11619/ Wed, 25 Jul 2018 11:57:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-do-virut-11619/ [...]]]>

Viêm thanh quản cấp do virut là một bệnh rất thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi thời tiết chuyển khí hậu nóng lạnh đột ngột là yếu tố thuận lợi của bệnh viêm thanh quản cấp. Viêm nhiễm có thể lan nhanh từ mũi họng xuống thanh quản hoặc ngược lại.

Bệnh có nguy hiểm?

Qua nghiên cứu, người ta phát hiện nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp chủ yếu là do virut: influenza, virut APC, Myxovirut, virut cúm, á cúm…

Bệnh xuất hiện đột ngột sau một buổi đi về khuya, mặc lạnh hoặc tiếp xúc với người bị cúm, uống bia rượu lạnh… Bệnh nhân thấy đau mình mẩy, nhức đầu, nuốt nước bọt thấy khô rát và đau, trong miệng tiết nhiều nước bọt nên phải nuốt thường xuyên, sau đó người bệnh bắt đầu có các triệu chứng của viêm thanh quản cấp.

Viêm thanh quản cấp do virut 1

Ho – biểu hiện của viêm thanh quản.

Biểu hiện của viêm thanh quản cấp chủ yếu là sốt, ho và khàn tiếng. Bệnh diễn biến trong vòng 5 – 7 ngày rồi tự khỏi nếu không có biến chứng, nhất là những trường hợp bội nhiễm dẫn đến những bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng chung của cơ thể giảm sút như viêm tai, viêm phổi… Chính vì thế, cần phải theo dõi sát, điều trị đúng và kịp thời, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của biến chứng như đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở…, phải đưa người bệnh vào viện ngay. Viêm thanh quản cấp ở người lớn diễn biến chủ yếu theo chiều hướng tốt, chỉ cần điều trị triệu chứng là hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol, giảm ho, chống phù nề, nên sử dụng corticoid trong những trường hợp này với thời gian 7 ngày… Bệnh nhân dần dần hết sốt, không ho và tiếng nói trong dần trở lại.

Tuy nhiên, viêm thanh quản cấp ở trẻ em diễn biến lại khá nguy hiểm do đặc điểm ở trẻ em là hiện tượng phù nề dữ dội trong khi kích thước đường thở của trẻ lại nhỏ chỉ bằng 1/3 người lớn, tổ chức liên kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong. Phù nề thường khu trú ở hạ thanh môn, có thể lan rộng xuống khí, phế quản. Niêm mạc thanh quản màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Đôi khi quá trình viêm tạo nên những ổ áp-xe rồi vỡ loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí, phế quản dẫn đến viêm khí phế quản.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ biểu hiện triệu chứng chính là khó thở kèm theo tiếng khóc khàn. Trẻ quấy khóc nhiều, ăn ít. Khó thở xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ mười của bệnh. Khó thở kiểu thanh quản tăng nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Tiếng ho ông ổng như tiếng chó sủa khi viêm nhiễm lan sâu xuống hạ thanh môn (ngay dưới thanh quản). Thỉnh thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi, mặt và đầu chi tím.

Triệu chứng toàn thân xấu. Trẻ sốt cao 39-40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt. Lúc này, soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc nhiều xuất tiết nhầy, hai dây thanh xung huyết, dưới thanh môn có hai khối phù nề hình thoi màu đỏ che lấp hạ thanh môn – đây chính là nguyên nhân gây khó thở. Bệnh tiến triển bất thường. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp xấu, khó thở ngày càng tăng và trẻ tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được xử trí kịp thời.

Điều trị thế nào?

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em phải được điều trị tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng và theo dõi chặt chẽ: Cho trẻ thở oxy hỗ trợ; Nếu thấy khó thở nặng, phải mở ngay một lỗ thở ở bên dưới chỗ phù nề thanh quản (mở khí quản); Kháng sinh toàn thân đường tiêm nhóm ß lactam hoặc phối hợp với nhóm macrolid; Tiêm tĩnh mạch các thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm corticoid; Nếu có cơn co thắt, phải sử dụng thêm thuốc chống co thắt như salbutamol dạng khí dung hoặc tĩnh mạch; Sử dụng các thuốc an thần để tránh các kích thích tạo cơn khó thở; Nâng cao thể trạng cho trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ chống đỡ lại bệnh.

Một số ít trường hợp bệnh nhân dưới 1 tuổi, viêm thanh quản cấp sau đó bị bội nhiễm liên cầu ß tan huyết nhóm A hoặc tụ cầu trở thành viêm thanh – khí – phế quản ngạt thở. Lúc này, quá trình phù nề xuất phát từ hạ thanh môn, sau đó lan nhanh xuống khí – phế quản, đồng thời niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết nhiều nhầy đặc quánh làm tắc lòng khí – phế quản. Trẻ đột ngột sốt cao và khó thở nặng, khó thở nhanh, thở ậm ạch, có ran ở phổi. Bệnh diễn biến rất nhanh và thường tử vong sau 24 giờ.

Việc phòng tránh viêm thanh quản cấp cho trẻ nhỏ là hết sức cần thiết do mức độ  nặng nề của bệnh. Tránh không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài trời khi trời khuya. Không đưa trẻ đi chơi những chỗ đông người, nhất là khi đang có dịch. Giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho trẻ trong mùa lạnh. Người lớn tránh đi uống bia rượu khuya khi thời tiết thay đổi.

TS. Phạm Bích Đào

]]>
Viêm thanh quản cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-10931/ Wed, 25 Jul 2018 08:25:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-thanh-quan-cap-10931/ [...]]]>

 

Khám họng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: P. Văn

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân đến khám vì bị viêm thanh quản cấp gia tăng, đó là do thời tiết thay đổi nhất là khi có những đợt rét đậm, rét đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp nên dễ dẫn đến viêm thanh quản cấp.

Khởi đầu của viêm thanh quản cấp thường do bị viêm mũi, hoặc viêm mũi – họng xuất tiết, cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột (ngoài ra, cũng có thể do nói hoặc la hét nhiều…). Bệnh hay gặp ở trẻ em, người cao tuổi do sức đề kháng kém nên không thích ứng kịp khi thời tiết thay đổi hoặc những người phải nói nhiều do yêu cầu nghề nghiệp.

Triệu chứng ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho (lúc đầu ho từng cơn, ho khan, sau đó ho có đờm nhầy). Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Những triệu chứng trên của bệnh thường kéo dài trong vài ngày. Sau đó, các triệu chứng giảm dần, khoảng sau 7 ngày thì khỏi. Ban đầu có thể chỉ khỏi cơn ho, sốt, chảy mũi nhưng khàn tiếng có thể kéo dài thêm một vài ngày nữa mới khỏi hẳn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi bị viêm thanh quản cấp do chủ quan nghĩ chỉ bị viêm họng nhẹ hoặc vì trời lạnh tâm lý ngại đi khám, thường tự điều trị ở nhà, khi bệnh không đỡ mới đến cơ sở y tế. Bởi vậy, nhiều bệnh nhân tới khám đã bị viêm khí – phế quản, viêm phổi… gây khó thở nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng và cũng do tự điều trị ở nhà, lạm dụng nhiều thuốc nhất là kháng sinh nên gây khó khăn trong quá trình điều trị. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu của bệnh như mất tiếng, hoặc giọng khàn, nói khó khăn kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm; khó thở, hít vào có tiếng rít; tiếng ho khàn, người mệt nhiều và gần như không nói được; khàn tiếng kéo dài dùng thuốc không thấy đỡ (có thể là biểu hiện của chứng ung thư các dây thanh âm)… cần đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Để phòng viêm thanh quản cấp, cần lưu ý không để bị lạnh, mặc quần áo đủ ấm đặc biệt là giữ ấm cổ, gan bàn chân, tay. Khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi nên đeo khẩu trang. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự thâm nhập của vi rút, vi khuẩn. Trước khi đi ngủ nên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi có những triệu chứng sớm của viêm mũi, viêm họng cấp cần điều trị ngay. Hạn chê tối đa việc hút thuốc…

Bác sĩ  Huy Thông

]]>