thanh nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 23 Jul 2018 17:11:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thanh nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tăng trí nhớ cho sĩ tử từ các món kết hợp giữa bí đỏ và đậu xanh http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-tri-nho-cho-si-tu-tu-cac-mon-ket-hop-giua-bi-do-va-dau-xanh-4770/ Thu, 19 Jul 2018 12:44:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-tri-nho-cho-si-tu-tu-cac-mon-ket-hop-giua-bi-do-va-dau-xanh-4770/ [...]]]>

 

Bí đỏ bổ cho não…

Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí.

Sở dĩ bí đỏ được truyền tụng như một loại thức ăn bổ não vì trong bí đỏ có chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, là acid glutamic. Trong 100g bí đỏ phần ăn được có tới 233mg acid glutamic. Chất này đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Acid glutamic có vai trò quan trọng trong chuyển hóa cơ thể, thải loại amoniac, thúc đẩy khả năng học tập và ghi nhớ của bộ não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.

Ngoài ra, thịt bí đỏ rất giàu tryptophan, một cấu thành của protein mà tế bào thần kinh thường dùng để tổng hợp seretonin (thành phần hóa học có tác dụng gây phấn chấn). Trong thời gian ôn thi, học thi, nhiều sĩ tử mải lo học quên cả ăn, dẫn tới tình trạng thiếu triptophan, gây mệt mỏi về tinh thần, suy giảm trí nhớ hoặc dễ nổi cáu. Bí đỏ được coi là món ăn bổ não, giúp phát triển về trí óc, giải quyết được tình trạng thiếu hụt trytophan một cách tự nhiên.


Chè bí đỏ, đậu xanh

Và khỏe cho cơ thể

Người xưa thường nói “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Vào dịp ôn thi, các sĩ tử dồn sức ngày đêm để học bài, có khi quên ăn quên ngủ là chuyện thường, cơ thể tiêu hao rất nhiều sức lực. Cơ thể suy giảm thì não cũng sẽ bị vạ lây, vì vậy, cần bồi dưỡng và bù đắp những thiếu hụt cả tinh thần lẫn thể xác.

Bí đỏ rất giàu caroten, trong cơ thể chất này được chuyển hóa thành vitamin A để duy trì thể lực bình thường.

Ngoài tỉ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, acid folic, magnesium, kali và chất đạm. Trong 100g bí đỏ có 1,2g protein, 5,6g gluxit, 0,1g lipit, 0,5mg vitamin E, 8mg vitamin C và 0,4mg vitamin PP và nhiều vitamin nhóm B hỗ trợ bù đắp phần nào cho những dưỡng chất bị hao hụt trong thời gian ôn thi.

Việc ăn uống thất thường của các học sinh, sinh viên trong những ngày học thi, ôn thi, sẽ có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Bí đỏ có chứa vitamin và pectin có thể xóa bỏ các độc tố và vi khuẩn có hại khác trong cơ thể; pectin cũng có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn, phù hợp cho bệnh nhân dạ dày.

Việc ngồi một chỗ học tập lâu giờ, lâu ngày có thể dẫn đến sự trì trệ, làm biếng của ruột gây nên táo bón, thậm chí bị lòi dom, trĩ… Nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.

Thức khuya dậy sớm để tập trung học tập, kèm thời tiết nắng nóng, ảnh hưởng không nhỏ đến làn da mịn màng của các cô tú, làn da thiếu nước sẽ bị khô, nhăn nheo, mất đi vẻ duyên dáng. Nhờ thành phần muối khoáng trong cùi bí đỏ, có thể dùng loại quả này làm mỹ phẩm rất tốt. Mặt nạ từ cùi bí đỏ giã nát hoặc tẩm bông bôi nước ép lên mặt có tác dụng bổ dưỡng và làm tươi mới đối với da nhờn. Mặt nạ từ hạt bí đỏ nấu và xay nhỏ giúp làm trắng da, loại bỏ tàn nhang và cải thiện da mặt.

Với quan điểm hiện đại, không dùng một acid amin với hàm lượng lớn mà cần đa dạng để không gây xáo trộn sinh hóa, bí đỏ đáp ứng yêu cầu này. Trong bí đỏ, magnesium cũng cần thiết cho hệ thần kinh. Bí đỏ có các vitamin C, vitamin E, ca roten… những chất “chống oxy hóa” giúp tế bào thần kinh sớm hồi phục.

Bí đỏ hầm đậu phộng

Sự kết hợp lý thú: bí đỏ + đậu xanh

Ông bà chúng ta xưa, vào thời điểm ôn thi này, hay nấu bí đỏ với đậu xanh. Đây là một phối hợp rất lý thú.

Trong đậu xanh, glucunonid kết hợp với chất chuyển hóa (metabolite) thành “kết hợp trơ” để bài xuất, nhờ thế cơ thể không nóng nảy, bứt rứt.

Ngồi lâu một chỗ, ít vận động, các độc tố trong cơ thể không được bài tiết ra ngoài sẽ dẫn đến mệt mỏi, uể oải, sa sút trí nhớ… Đậu xanh từ xa xưa vẫn được coi là món ăn giải độc, thanh nhiệt rất tốt.

Những ngày ôn thi cao điểm thường xảy ra vào cuối học kỳ, cũng là thời điểm mùa hè, mùa nóng nực. Học thi, ôn thi dưới tiết trời oi bức, nóng nảy, dễ làm cho các sĩ tử mau mệt, bứt rứt trong người, ảnh hưởng không nhỏ trong việc ôn bài, tiếp thu bài học… Đang mệt mỏi, nóng nực, được thưởng thức bát bí đỏ đậu xanh, vừa thanh nhiệt, giải khát – vừa bổ não, bồi dưỡng cơ thể thì không còn gì bằng. Kinh nghiệm này của dân gian thật là một sự kết hợp rất độc đáo: vừa thanh vừa bổ, là món ăn – bài thuốc kết hợp 2 trong 1 rất độc đáo của người xưa!

Những sự kết hợp khác

Ngoài ra, trong việc thực dưỡng hàng ngày, để tránh cảm giác ngán, có thể dùng bí đỏ dưới dạng xào tỏi, nấu canh tôm, canh thịt, nấu chè… Tuy nhiên, một số người không thích ăn bí đỏ vì nó có vị hơi ngọt lợ.

Bí đỏ hầm đậu phộng: bí đỏ 400g, sườn thăn 400g, đậu phộng (lạc) 50g, xì dầu 2 muỗng canh, tỏi bằm 2 muỗng cà phê đường, muối, tiêu. Nấu thành canh ăn.

Đậu phộng giòn tan, quyện với vị ngọt của bí đỏ và thịt sườn là món hấp dẫn cho các “thí sinh” trong mùa thi cử này.

Súp bí đỏ tôm: 300g bí đỏ, 500ml nước dùng heo, 150g tôm nõn tươi, 30g bơ, 30g bột mì, hạt nêm, muối. Nấu thành súp ăn.

Với hàm lượng sắt, vitamin và muối khoáng cao, bí đỏ là nguồn thực phẩm lý tưởng cho các thì sinh trong những ngày mất ngủ để ôn luyện cho kỳ thi. Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. Tôm được tôn vinh là vua của các loại hải sản vì có giá trị dinh dưỡng cao. Do vậy, món ăn này rất tốt cho các sĩ tử.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

]]>
Ngày nắng nhớ… dưa http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-nang-nho-dua-4665/ Thu, 19 Jul 2018 12:32:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-nang-nho-dua-4665/ [...]]]>

Thiên nhiên ưu ái dành cho họ nhà dưa có những công dụng kỳ diệu trong mùa hè khô khát.

Mướp đắng (khổ qua)

Vị đắng, tính hàn. Quy vào các đường kinh tâm, tỳ, phế. Công năng: thanh nhiệt giải độc. Khổ qua dùng để trừ nhiệt trong tâm, bài trừ độc tố giúp trẻ hóa làn da, hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, đau bao tử, kiết lỵ. Trẻ em vào mùa hè dễ bị nổi rôm sảy, thường dùng khổ qua xắt lát đắp lên sẽ hết. Khổ qua có thể nấu nước uống hoặc dùng làm thức ăn để giải nhiệt khi đi nắng nóng(tán nhiệt giải thử).

Ngày nắng nhớ... dưa

Mướp hương (ty qua)

Vị ngọt, tính mát (lương). Quy vào các đường kinh can, vị. Công năng thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc. Dùng để trị: bệnh nhiệt phiền khát, ho suyễn kèm đàm, xuất huyết đại trường do nội phong can hoặc ngoại phong nhập trường vị kinh làm tiêu ra máu (tràng phong hạ huyết), đau bụng, sôi ruột; trĩ xuất huyết, băng lậu,phụ nữ sau sinh bị tắt sữa (nhũ chấp bất thông), vùng da bị sưng nóng cứng đỏ đau không rõ nguyên nhân (vô danh thũng độc).

Ngày nắng nhớ... dưa

Dưa hấu (tây qua)

Vị ngọt, tính lạnh (hàn). Quy vào các đường kinh tâm, vị, bàng quang. Công năng: thanh nhiệt trừ phiền, lợi niệu. Dưa hấu dùng để giải khát khi trời nắng nóng, nhiệt thịnh tổn hại tân dịch, tiểu tiện không thông. Dùng để ăn hoặc ép nước uống, là thức uống tuyệt vời mùa hè, được mệnh danh là “vua mùa hè”.

Ngày nắng nhớ... dưa

Bí đao (đông qua)

Vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh (vi hàn). Quy vào đường kinh phế, đại trường, tiểu trường, bàng quang. Công năng: lợi niệu thanh nhiệt, chữa đàm nhiều tổn hại tân dịch (hóa đàm sanh tân), giải độc. Bí đao dùng để chữa ho suyễn, nắng nóng bức rức (thử nhiệt phiền muộn), tiêu chảy, ung thũng, trĩ ngoại (trĩ lậu); kèm giải độc cá, rượu.Theo “Thiên kim phương”: mùa hè nổi rôm sảy, dùng bí đao thái khoanh, giã nhừ thoa lên.

Ngày nắng nhớ... dưa

Bí đỏ (nam qua)

Vị ngọt tính bình. Quy vào các đường kinh tỳ vị. Công năng: giải độc tiêu thũng. Chủ trị: ápxe phổi (phế ung), hen suyễn, nổi nhọt (ung thũng), vết thương bỏng (nãng thương), ong chích (độc phong thích thương). Trị bỏng dùng bí đỏ đập dập ép lấy nước thoa lên miệng vết thương, mỗi ngày thoa 3 lần. Thịt bí đỏ nấu chín thoa lên có thể giảm tình trạng viêm đau.

Ngày nắng nhớ... dưa

Dưa chuột (hoàng qua)

Vị ngọt, tính lạnh (hàn). Quy vào kinh phế, tỳ, vị. Công năng: thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc. Dùng để trị nhiệt bệnh phiền khát, tiểu gắt đỏ, bỏng lửa, bỏng nắng. Theo “Thọ vực thần phương”: vào tháng năm chọn quả dưa già hơi dài, khoét rỗng ruột, cho “mang tiêu” vào, phơi âm can, đến khi mang tiêu tiết nước ra, dùng nước nhỏ mắt để trị đau mắt đỏ.

Ngày nắng nhớ... dưa

Trong các loại dưa nói trên, khổ qua và dưa hấu là 2 loại thực phẩm mang tính hàn nhiều nhất vì vậy người cơ thể yếu, phụ nữ vừa hành kinh xong, người trong giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng hoặc tỳ vị kém không nên ăn quá nhiều. Người cơ thể yếu nên cho thêm vài lát gừng khi nấu chung với bí đao hoặc dưa chuột vừa trung hòa tính lạnh, vừa tăng khẩu vị cho món ăn.

Thực dưỡng trong dưỡng sinh luôn chú trọng việc quân bình, ngày nóng ăn thực phẩm lạnh, giải khát nhưng không vì vậy mà bỏ qua việc cân đối các nhóm chất khác dẫn đến lợi bất cập hại. Chỉ nên ưu tiên các loại dưa này sau khi cân đối các nhóm thực phẩm.

TS.BS. VÕ TRỌNG TUÂN – HẠ CHÍ LỘC

]]>
Giải độc, thanh nhiệt, dưỡng nhan nhờ mận http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-doc-thanh-nhiet-duong-nhan-nho-man-4329/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-doc-thanh-nhiet-duong-nhan-nho-man-4329/ [...]]]>

Thịt quả mận vị chua chát, tính bình. Tác dụng sinh tân, chỉ khát, chữa âm hư nội nhiệt. Dùng trị các chứng:

Miệng môi khô do giảm tiết nước miếng (nước bọt): ăn quả tươi chín hoặc ép lấy nước uống.

Đau xương khớp: ăn hàng ngày khoảng 20g. Ăn thịt quả mận chín lấy phần thịt xay, ép lấy nước để uống.

Ngộ độc rượu: uống nước mận tươi, mận khô thì sắc lấy nước.

Biếng ăn, ăn không ngon miệng: ăn vài quả mận trước bữa cơm (hoặc ăn mứt mận).

Dược thiện để nhuận phế, hóa đàm quả mận chín bỏ hột 250g, thịt lợn nạc 500g, thêm gia vị, đun nhỏ lửa cho chín, ăn.

Trẻ chân yếu, chậm biết đi: ăn mận chín sống hàng ngày vài quả lúc no hoặc ninh với chân gà để ăn với cơm hoặc nấu cháo (chân gà bóc sạch da, ninh xong bỏ xương lấy gân chín nhừ. Tránh gây hóc cho trẻ).

Quả mận

Nhân hạt mận: vị đắng, tính bình, nhuận tràng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm. Dùng trị các chứng:

Ứ huyết, ứ nước, nhức xương: 12g nhân hạt mận sắc uống.

Bọ cạp, rết cắn: hạt mận giã nhuyễn đắp.

Da mặt có nám, nốt đen: hạt mận bỏ vỏ nghiền nhuyễn trộn đều với lòng trắng trứng gà. Bôi lên chỗ nám, nốt đen trước khi đi ngủ. Sáng dậy rửa sạch. Kiên trì làm một thời gian.

Nhuận tràng thông tiện, chữa khí trệ trong ruột, đại tiện táo khó đi:

– Ngũ nhân hoàn: uất lý nhân (hạt mận), hạnh nhân, bá tử nhân, mỗi thứ ba đồng; tùng tử nhân, đào nhân, trần bì, mỗi thứ 8g nghiền nát, luyện mật làm viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, uống với nước ấm, chữa tân khô tiện bí.

Lưu ý:

– Hạn chế ăn mận còn xanh quá chát. Để làm mận khô phải hái lúc chín. Ăn tươi sống nên ăn chín ngọt nhiều, hơi chua. Ăn mận xong không uống nhiều nước gây đi đại tiện lỏng. Người bệnh thừa toan ăn hạn chế. Ăn nhiều hại răng, dạ dày, sinh đờm. Không ăn cùng mật ong, thịt chim sẻ. Người có thai không dùng hạt mận.

– Phân biệt với quả mận rừng, còn có tên táo rừng, bút mèo, là loại cây bụi, quả có độc. Sách xưa dặn rằng nếu mận có vị đắng và thả vào nước không chìm (nổi) là có độc. Không được ăn loại mận này.

BS. Phó Thuần Hương

]]>
Quả lê thanh nhiệt nhuận phế, dưỡng huyết http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-le-thanh-nhiet-nhuan-phe-duong-huyet-4304/ Thu, 19 Jul 2018 11:33:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-le-thanh-nhiet-nhuan-phe-duong-huyet-4304/ [...]]]>

Lê còn có tên khoái quả, ngọc nhũ, mật văn… Lê là loại quả ngon, món tráng miệng nhiều người ưa thích. Theo y dược học cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hoả, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.

Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng: nhiều nước, chất béo, protein, carbohydrat, xơ, canxi, phospho, sắt, vitamin PP, các vitamin nhóm P, C, betacaroten, axit folic.

Ngoài là vị thuốc quý trị bệnh đường hô hấp, lê còn được dùng chữa các bệnh ở tuần hoàn, tim mạch, tăng huyết áp, tiêu hoá, bệnh gan, nhãn khoa, răng-hàm-mặt, bệnh xương khớp kể cả thống phong (gút), dưỡng da. Sau đây là một số món ăn thuốc từ quả lê:

Lê ép hoặc xay: Uống tươi nguyên chất hoặc cho thêm đường hay sữa. Lê phải gọt vỏ, bỏ lõi. Dùng giải khát, trị khô miệng, họng, ho khản tiếng.Nước ép quả lê giải khát

Nước ép quả lê giải khát, trị khô miệng, họng, ho khản tiếng.

Cao lê: Lấy 1,5 kg lê bỏ lõi và hạt, ninh nhừ, cho mật ong lượng vừa phải, trộn đều, đánh nhuyễn. Cho vào lọ ăn dần. Mỗi lần 2 thìa cà phê hoà vào nước sôi. Trị bị ho đờm lẫn máu, họng khô, khản tiếng.

Lê gừng: Lê 1,5 kg bỏ lõi và hạt, ninh nhừ, cho gừng, mật ong lượng vừa phải, trộn đều, đánh nhuyễn. Cho vào lọ ăn dần, mỗi lần 2 thìa cà phê hoà vào nước sôi. Chữa ho có đờm đặc vàng.

Nước lê – ngó sen: Lê 500g gọt vỏ bỏ hạt, vắt lấy nước. Ngó sen 500g bỏ đốt, lọc vỏ, thái vụn vắt lấy nước. Trộn 2 thứ với nhau. Uống thay nước. Chữa ho khan, họng khô khát.

Lê – la hán: Lê 1 quả, la hán 1/2 quả. Thái nhỏ sắc lấy nước uống. Các ca sĩ, thầy cô giáo, người có âm hư nội nhiệt nên dùng thường xuyên.

Lê – củ cải: Lê 1 kg (gọt vỏ, bỏ hạt), củ cải trắng 1 kg, gừng sống 250g, sữa đặc 250g, mật ong 250ml. Lê, củ cải, gừng vắt nước riêng từng thứ. Cho nước lê, củ cải vào nồi nấu sôi mạnh rồi dịu xuống cho chín nhừ sền sệt như keo thì cho nước gừng, sữa nóng, mật ong khuấy đều, đun tiếp nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội cho vào bình. Thích hợp với chứng phế âm hư nhược (sốt về chiều, ho kéo dài, đờm ít và đặc, táo bón, tiểu tiện vàng và ít, suy nhược).

Lê – trần bì: Hai quả lê ép lấy nước sắc với 20g vỏ quýt khô lâu năm. Uống chữa ho khản tiếng, viêm họng mạn.

Lê – bách hợp: Lê 1 quả to, bách hợp 10 – 15g đều thái nhỏ, đường phèn vừa đủ. Tất cả đun sôi kỹ. Ăn cái uống nước. Dùng cho người lao phổi thể âm hư (sốt nhẹ về chiều, má đỏ, ra mồ hôi, ho tức ngực, mạch vi).

Lê hoa hồng ngân nhĩ: Lê 2 quả, hoa hồng bạch 3 bông, ngân nhĩ 50g, bối mẫu 5g, đường phèn 100g. Lê thái miếng, hoa hồng rửa sạch, ngân nhĩ ngâm mềm, bối mẫu ngâm dấm. Cho nước nấu lê, ngân nhĩ, bối mẫu đường phèn trong 1/2 giờ. Sau đó cho hoa hồng nấu thêm chút nữa. Trị phế hư, ho khan, khó thở, đoản hơi .

Lê – củ ấu: Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch nấu lên uống nóng hoặc nguội đều được. Tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.

Mứt lê thập cẩm: Lê 20 quả, ngó sen 1 kg, cà rốt 1 kg, mạch môn 100g, sinh địa 100g, rễ cỏ tranh 100g, mật ong 250g, mạch nha 150g, gừng tươi 50g. Luộc kỹ mạch môn, sinh địa, rễ cỏ gianh, lấy nước bỏ bã, lê bỏ vỏ hạt, ngó sen, cà rốt, gừng tươi giã vắt lấy nước. Tất cả trộn quấy đều cô đặc, cho mật ong, mạch nha vào, cô quánh cho vào lọ dùng dần. Sáng và tối ngậm mỗi lần 1 thìa. Trị ho lao, đờm có máu, sốt về chiều, thổ huyết, ho lâu ngày mất tiếng…

BS. Phó Thuần Hương

]]>
Cách làm nước detox thanh lọc cơ thể http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-lam-nuoc-detox-thanh-loc-co-the-3854/ Thu, 19 Jul 2018 07:59:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-lam-nuoc-detox-thanh-loc-co-the-3854/ [...]]]>


Chia sẻ bài viết qua email

 

]]>
Thanh đại – Thuốc thanh nhiệt giải độc, lương huyết http://tapchisuckhoedoisong.com/thanh-dai-thuoc-thanh-nhiet-giai-doc-luong-huyet-2234/ Wed, 18 Jul 2018 04:48:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thanh-dai-thuoc-thanh-nhiet-giai-doc-luong-huyet-2234/ [...]]]>

Thanh đại chứa hợp chất glucozit (Indican), khi thủy phân cho glucoza và indoxyl; chất này nhanh bị ôxy hóa thành indigotin. Theo Đông y, thanh đại vị mặn, tính hàn; vào kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban. Chữa các chứng can nhiệt, kinh giật, nhiệt khái đàm đặc, thấp chẩn lở mồm, huyết nhiệt phát ban, thổ nục, sang ung, quai bị. Theo nghiên cứu mới đây tại Đài Loan, bột thanh đại (indigo naturalis) rất hiệu nghiệm trong việc trị bệnh vảy nến (psoriasis). Liều dùng: 2-8g. Do vị thuốc khó tan trong nước nên thường làm thành thuốc bột hoặc cho vào thuốc thang.

Thanh đại (bột chàm) và ít băng phiến chế với nước ấm, bôi vào chỗ đau. Trị viêm tuyến mang tai cấp tính trẻ em (quai bị).

Thanh đại (bột chàm) và ít băng phiến chế với nước ấm, bôi vào chỗ đau. Trị viêm tuyến mang tai cấp tính trẻ em (quai bị).

Giải độc trị nhọt:

Bài 1: thanh đại 8g, thạch cao 16g, hoạt thạch 16g, hoàng bá 8g. Các vị nghiền mịn, trộn đều, thêm một lượng vaselin, đánh kỹ, bôi vào chỗ đau. Trị các bệnh ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy nước.

Bài 2: thanh đại và ít băng phiến chế với nước ấm, bôi vào chỗ đau. Trị viêm tuyến mang tai cấp tính trẻ em (quai bị).

Lương huyết, tiêu ban: Trị phát ban do nhiệt độc, huyết nhiệt gây thổ huyết, đổ máu cam.

Bài 1: thanh đại 8g. Uống với nước. Trị ban đỏ do nhiễm hàn.

Bài 2: thanh đại 12g, cáp phấn 12g. Nghiền bột mịn. Mỗi lần dùng 2-4g, uống với nước, ngày 2 lần. Trị ho ra đờm có máu do giãn phế quản. Nếu huyết nhiệt gây thổ huyết, chảy máu cam thì dùng thanh đại hoặc kết hợp với bồ hoàng, hoàng cầm.

Thanh nhiệt giải nắng:

Bài 1 – Bột Bích ngọc: thanh đại 63g, cam thảo 63g, hoạt thạch 63g. Nghiền chung thành bột, mỗi lần 12-30g. Sắc hoặc pha với nước. Trị cảm nóng, tiểu tiện ít mà đỏ.

Bài 2: thanh đại 12g, bạch phàn 24g. Nghiền thành bột mịn. Ngày 3 lần, mỗi lần 2g. Chữa viêm gan cấp và mạn tính.

Chữa viêm răng lợi, hầu họng:

Bài 1 – Thuốc cam xanh: bạch phàn 20g, thanh đại 80g, ngũ bội tử 20g, băng phiến 2g. Trị viêm lợi, ngứa nhức chân răng, sâu răng; chảy máu, cam miệng, cam mũi trẻ em.

Bài 2 – Thuốc cam tẩu mã: hoàng bá 12g, hoàng  liên 16g, thanh đại 20g, đinh hương 12g, đại hồi 4g, nhân trung bạch 20g, bạch phàn 12g. Làm thuốc bột. Đắp chỗ lợi sưng đau. Ngày 3-4 lần.

Kiêng kỵ: Do thanh đại tính rất hàn nên không phải thực nhiệt thì không dùng.

Lương y Thảo Nguyên

]]>
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-chao-giai-nhiet-trong-ngay-he-1822/ Wed, 18 Jul 2018 03:47:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-chao-giai-nhiet-trong-ngay-he-1822/ [...]]]>

Mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể dễ mất nước qua đường mồ hôi để thải nhiệt. Mặt khác, thử và nhiệt dễ tích lại trong cơ thể làm phát sinh các chứng bệnh như mụn nhọt, đinh độc, rôm sẩy, lở ngứa, say nắng, say nóng, viêm đường tiết niệu, trĩ hạ… Trong khi đó, công năng hấp thu và bài tiết của đường tiêu hóa lại rất dễ bị suy giảm do chúng ta uống nhiều nước và dễ lạm dụng đồ sống lạnh. Bởi vậy, việc lựa chọn, chế biến và sử dụng những đồ ăn thức uống vừa dễ ăn, dễ tiêu, cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng lại vừa có tác dụng thanh nhiệt giải thử, thải độc tiêu viêm là hết sức cần thiết.

Trong dinh dưỡng học cổ truyền, có một loại đồ ăn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, đó là cháo thanh nhiệt giải thử. Thành phần cơ bản của loại cháo này là gạo và các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt lương huyết hoặc thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian, chúng ta đã từng biết những loại cháo như cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ, cháo trai, cháo hến… nhưng còn rất nhiều loại khác mà nhiều người chưa biết đến. Dưới đây, xin được giới thiệu một vài ví dụ điển hình.

Cháo rau muống: Rau muống 150g, thịt lợn nạc 50g, mã thầy 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Rau muống rửa sạch, thái vụn; thịt lợn xay hoặc băm nhỏ; mã thầy bỏ vỏ rửa sạch. Đem gạo vo sạch rồi cho vào nồi đun với 1.000ml nước, khi hạt gạo nở tung ra như hoa thì cho rau muống, thịt lợn và mã thầy vào ninh thật nhừ thành cháo. Khi được cho thêm dầu ăn và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, mát huyết.

Cháo mướp đắng: Mướp đắng 100g, đường phèn 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo, khi được cho thêm đường phèn và chừng 3g muối tinh, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, tiêu độc và làm sáng mắt, dùng thích hợp cho chứng phiền khát, đái tháo đường, cảm nắng phát sốt, kiết lỵ, đau mắt đỏ, mụn nhọt, rôm sẩy…

 

Cháo đậu xanh.

Cháo đậu xanh hà diệp: Đậu xanh 30g, hà diệp tươi (lá sen) 1/4 cái, gạo tẻ 100g. Đậu xanh loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước. Khi chín, cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử, bồi bổ sức khỏe, phòng chống béo phì, dùng rất tốt trong những ngày nóng bức, cơ thể mệt mỏi, đầu nặng, mắt hoa, trong ngực chộn rộn khó chịu…

Cháo lê ý dĩ: Lê 500g, ý dĩ 100g, đường phèn 100g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt thành quân cờ; ý dĩ đãi sạch, ngâm nước trong 30 phút, vớt ra để ráo nước. Cho cả 3 thứ vào ninh với 1.000ml nước thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, thanh tâm nhuận phổi, giải khát trừ đàm, bồi bổ sức khỏe, dùng đặc biệt tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính trong những ngày hè nóng bức.

Cháo nước mía: Gạo tẻ 100g, nước mía 200g. Gạo đãi sạch, cho vào nồi ninh thành cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài ba lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, giải khát nhuận táo, bồi bổ cơ thể, dùng rất tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính, táo bón, viêm lưỡi miệng, mụn nhọt, phiền nhiệt môi khô miệng khát…

Cháo la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Quả la hán cắt thành miếng mỏng, gạo tẻ đãi sạch, thịt lợn băm nhỏ, tất cả cho vào nồi ninh với 1.000ml nước thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, giải khát tiêu đờm, lợi hầu nhuận tràng.

Cháo đạm trúc diệp đậu đỏ: Đạm trúc diệp 100g, đậu đỏ 50g, gạo nếp 100g. Đạm trúc diệp rửa sạch, cắt nhỏ, đậu đỏ và gạo nếp đãi sạch, ngâm trương trong vài giờ, sau đó cho vào nồi nấu với 1.000ml nước, khi hạt gạo sắp nở cho đạm trúc diệp vào nấu nhừ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy giải độc, lương huyết, dùng rất tốt cho những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, kiết lỵ ra máu, viêm gan, tăng huyết áp, đái ra máu, mụn nhọt, lở ngứa, phù thũng do thận, do suy dinh dưỡng, xơ gan… trong những ngày hè nóng bức.

Cháo cúc hoa: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cúc hoa thu hoạch vào mùa thu sương giáng, bỏ cuống, sấy hoặc phơi khô, tán thành bột; gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi nấu với 1.000ml nước thành cháo loãng, khi được cho bột cúc hoa vào đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tán phong thanh nhiệt, thanh can hỏa, giảm huyết áp, làm nhẹ đầu, sáng mắt, dùng đặc biệt tốt cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bị bệnh lý mạch vành, viêm gan, đau mắt đỏ, hay đau đầu chóng mặt, hoa mắt… trong những ngày thời tiết nóng bức.

Cháo dưa hấu: Dưa hấu 1.000g, cát cánh 25g, đường phèn 100g, gạo tẻ 100g. Dưa hấu bỏ hạt, thái miếng nhỏ; cát cánh cắt thành miếng nhỏ như hạt gạo; gạo tẻ đãi sạch, ngâm nước cho trương lên. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ thành cháo loãng, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, giải khát trừ phiền, lợi tiểu, dùng làm đồ giải khát, chữa chứng phát sốt, phiền muộn, bức bối, tiểu tiện vàng, lở ngứa, rôm sẩy… do thời tiết quá nóng bức.

Cháo đậu xanh ngân hoa: Đậu xanh 50g, kim ngân hoa 50g, cam thảo 10g, gạo tẻ 100g. Đậu xanh ngâm nước nửa ngày, kim ngân hoa và cam thảo sắc kỹ rồi bỏ bã lấy nước ninh với gạo và đậu xanh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm giải thử, dùng thích hợp cho những người hay bị mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… trong những ngày hè nóng bức.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

 

]]>
Cây qua lâu: Thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-qua-lau-thanh-nhiet-chong-viem-cam-mau-1194/ Wed, 18 Jul 2018 03:06:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-qua-lau-thanh-nhiet-chong-viem-cam-mau-1194/ [...]]]>

Qua lâu có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc) dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.

Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ quả, nhân hạt và rễ. Việc thu hái tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Muốn lấy quả và hạt thì rễ củ sẽ nhỏ. Còn nếu cho rễ củ to mập thì ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ.

Vỏ quả

Vỏ quả qua lâu được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là qua lâu bì. Dược liệu có vị ngọt, hơi chua, mùi hơi giống mùi đường sao cháy, tính hàn, không độc, có tác dụng: thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, chữa sốt nóng, ho, thổ huyết, thủy thũng, vàng da. Liều dùng hàng ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa viêm họng, khản tiếng: Qua lâu bì 10g, bạch cương tằm 10g, cam thảo 10g, gừng tươi 4g. Tất cả sắc với 200ml, còn 50ml, uống trong ngày.

Chữa viêm tuyến vú: Qua lâu bì 12g, bồ công anh 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, sài đất 8g, thanh bì 8g, hoàng cầm 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đau thắt ngực: Qua lâu bì 12g, đan sâm, xuyên khung, trầm hương, uất kim (mỗi vị 20g), hồng hoa 16g, xích thược, hương phụ chế, hẹ (mỗi vị 12g), xuyên quy vĩ 10g. Sắc uống trong ngày.

 

Cây qua lâuCây qua lâu cho vị thuốc thiên hoa phấn thanh nhiệt, giải độc.

 

Nhân hạt

Hạt lấy ở quả già, chắc, mập, phơi hoặc sấy khô. Tên thuốc là qua lâu nhân. Khi dùng đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt. Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ phế) để khỏi rát cổ (dùng chín). Qua lâu nhân có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, vào các kinh phế, vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa viêm tắc động mạch: Qua lâu nhân 16g, đương quy, cam thảo (mỗi vị 20g), kim ngân hoa, xích thược, ngưu tất (mỗi vị 16g), huyền sâm, đào nhân, đan bì (mỗi vị 12g). Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa lao phổi: Qua lâu nhân 8g, sài hồ, hạ khô thảo, huyền sâm (mỗi vị 16g), bán hạ chế, chỉ xác, tang bạch bì (mỗi vị 8g). Sắc uống trong ngày.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn không dùng qua lâu nhân. Dùng nhiều sinh tiêu chảy.

Rễ cây

Rễ qua lâu đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô lấy tên thuốc là thiên hoa phấn.

Liều dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc, hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4-8g.

Vị thuốc thiên hoa phấn dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa mụn nhọt lâu ngày: Thiên hoa phấn 8g, ý dĩ 12g, bạch chỉ 10g. Sắc hoặc tán bột uống.

Chữa sốt nóng do viêm họng, da vàng, miệng khô khát: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây ké lớn đầu 8g, sắc uống trong ngày.

Chữa viêm amidan mạn tính: Thiên hoa phấn 8g, sinh địa 16g, hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất (mỗi vị 12g), sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì (mỗi vị 8g), xạ can 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa tắc tia sữa: Thiên hoa phấn 8g, bạch thược 12g, sài hồ, đương quy xuyên sơn giáp (mỗi vị 8g), thanh bì, cát cánh, thông thảo (mỗi vị 6g). Sắc uống trong ngày.

DS. Mai Thu Thủy

]]>
Núc nác: thanh nhiệt, tiêu viêm http://tapchisuckhoedoisong.com/nuc-nac-thanh-nhiet-tieu-viem-1070/ Wed, 18 Jul 2018 02:55:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nuc-nac-thanh-nhiet-tieu-viem-1070/ [...]]]>

Lá non làm rau ăn kho cá thịt hoặc luộc bỏ nước ăn chấm với nước mắm, quả non dùng lùi vào bếp tro nóng cho chín mềm, rồi bóc bỏ vỏ ngoài, thái mỏng xào với mỡ, thịt.

Thành phần dinh dưỡng: núc nác chứa nước; protein, glucid; chất xơ; tro; caroten; vitamin C. Tài liệu gần đây cho biết, trong vỏ cây núc nác có một hỗn hợp flavonoid, hai chất chủ yếu là baicalein và oroxylin, tác dụng chống choáng phản vệ, chống viêm dị ứng rõ rệt. Núc nác còn được chế ra thuốc điều trị vẩy nến, hen phế quản trẻ em,…

Theo y học cổ truyền, núc nác có vị đắng tính mát. Tác dụng mát gan, nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu viêm. Chữa vàng da, viêm da, ngứa khô sần  da, viêm họng, ho khản tiếng, đau dạ dày, trẻ con ban trái, sởi…

Núc nác: thanh nhiệt, tiêu viêmNúc nác chữa vàng da, viêm da, ngứa khô sần da, viêm họng, ho khản tiếng, đau dạ dày,…

Xin giới thiệu một số cách dùng núc nác làm thuốc:

Chữa phế nhiệt, ho khan viêm khí quản, khàn tiếng: kinh nghiệm dân gian dùng hạt núc nác từ 3-4 g, sắc nước uống.

Chữa đau dạ dày: hạt núc nác sấy khô tán, ngày dùng 4-6g.

Chữa thống phong: vỏ núc nác 20g, diệp hạ châu, 20g, ngưu tất sắc nước uống thường xuyên.

Chữa sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết: vỏ núc nác 40g, tri mẫu 40g, thục địa 320g, sơn thù 160g, sơn dược 160g, phục linh 120g,  đơn bì 120g, trạch tả 120g. Các vị tán bột làm viên,

Chữa thương hàn, tam tiêu tích nhiệt, hỏa thịnh: đại hoàng, hoàng liên, vỏ núc nác, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước.

Chữa miệng lở loét: bạch cương tàm (sao cho tới khi đứt tơ, khử hỏa độc), vỏ núc nác (tẩm mật, nướng khô, khử hỏa độc). Tán bột bôi vào miệng và trên lưỡi.

Hoặc: vỏ núc nác cắt nhỏ, ngậm. Có thể nuốt nước hoặc nhổ đi.

Chữa trẻ nhỏ lưỡi sưng: vỏ núc nác giã nát, trộn với khổ trúc lịch, chấm trên lưỡi.

Chữa thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: lương khương sao cháy 12g, vỏ núc nác 12g, thược dược 8g, thu thụ căn 60g. Tán bột làm hoàn bằng hạt ngô mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới.

Chữa vết thương lở loét chóng lên da: hạt núc nác sao vàng tán bột rắc lên.

Lưu ý: núc nác tính hàn, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn tiêu lỏng hoặc người đang bị cảm lạnh ho, sổ mũi.

Lương y Nguyễn Văn Sáu

]]>
Rau dền thanh nhiệt, mát gan http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-den-thanh-nhiet-mat-gan-1064/ Wed, 18 Jul 2018 02:55:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-den-thanh-nhiet-mat-gan-1064/ [...]]]>

Theo Đông y, dền cơm vị ngọt, tính hàn. Dền tía vị ngọt, mát, vào đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng trị kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Liều dùng cách dùng: 100 – 250g; nấu, xào, ép nước. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn thuốc có dền:

Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu.

Chữa đau mắt: hạt dền cơm, hạt thảo quyết minh, liều lượng bằng nhau (10g). Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.

Chữa chảy máu do sẩy thai: rễ dền tía và rễ bí ngô liều lượng bằng nhau, sắc uống.

Chữa đại, tiểu tiện không thông: hạt dền cơm 20-30g. Sắc uống.

Canh rau dền: rau dền tía 200g rửa sạch, nấu canh. Dùng tốt cho người ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.

Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.

Rau dền, thanh nhiệt, mát gan

Canh rau tập tàng: dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua. Mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá.

Cháo rau dền tía: rau dền tía 200g rửa sạch, nấu lấy nước; lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ; người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.

Chữa phụ nữ sau sinh nóng trong, đại tiện không thông: lá dền tía 50g, rửa sạch, thái lát, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu cháo. Ăn trong ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.

BS. Tiểu Lan

]]>