Dư âm sau những ngày Tết, sau rằm tháng Giêng là những món ăn thịt cá nhiều đạm, nhiều loại bánh kẹo phong phú. Nhưng với những người bị bệnh suy thận phải lọc máu ngoài thận (chạy thận nhân tạo) hoặc đã ghép thận vẫn phải thực hiện một chế độ ăn phù hợp với bệnh để không xảy ra những biến chứng đột ngột làm mất đi niềm vui của cả nhà.
Khi thận đã bị tổn thương mạn tính sẽ dẫn đến suy thận. Biện pháp điều trị bảo tồn bằng chế độ ăn rất thấp đạm, đủ năng lượng và các thuốc cần thiết là nhằm ngăn chặn các biến chứng và làm chậm bước tiến của suy thận mạn. Khi điều trị bảo tồn không có hiệu quả thì phải điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu ngoài thận hoặc ghép thận.
Sầu riêng là hoa quả thơm ngon nhưng người chạy thận nhân tạo cần hạn chế sử dụng vì chứa quá nhiều kali.
Khi lọc máu chu kỳ thì ure, creatinin, axit uric sẽ được giảm xuống mức an toàn sau kỳ lọc, muối Na, K cũng được điều chỉnh tốt… Người bệnh sẽ thấy thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn và khỏe dần ra. Nhưng lọc máu cũng chỉ giải quyết được một số rối loạn cơ bản sau kỳ lọc 1- 2 ngày sau đó lại tăng nên phải lọc 3 lần/tuần; vì thế người bệnh không được ăn uống tự do thoải mái mà phải được kiểm soát theo các yêu cầu sau:
Những ngày không lọc máu người bệnh bị thiểu niệu nên kali máu dễ tăng do đó không thể ăn quá nhiều rau và hoa quả được. Còn natri và nước bị tích lại gây tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến phù và tăng huyết áp nên cũng phải giảm lượng nước uống, giảm ăn mặn và mỳ chính.
Suy thận mạn cũng gây thiếu máu làm tăng cung lượng tim dẫn đến suy tim.
Qua màng lọc thận nhân tạo người bệnh cũng mất một số đạm và một số yếu tố vi lượng. Mất khoảng 3-4g đạm/mỗi kỳ lọc vì thế nếu cứ dùng chế độ giảm đạm (20g) như điều trị bảo tồn thì cân bằng nito âm tính gây suy dinh dưỡng, nhưng nếu nhiều đạm quá thì ure ở những ngày trước lọc tăng cao. Chế độ ăn phải đủ năng lượng, đủ đạm trong đó đạm động vật từ 50% trở lên, đủ vitamin và muối khoáng, hạn chế nước, Na, K và tăng cường Ca.
Nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày của bệnh nhân chạy thận nhân tạo (cho người nặng 50kg).
Nhu cầu năng lượng (E): 35kcalo/kg/ngày x 50 = 1.750 kcalo.
+) Năng lượng từ chất đạm 15-20% .
+) Năng lượng từ chất béo 20%.
+) Năng lượng từ chất bột – đường 60-65%.
Nhu cầu đạm: 1,2g/kg/ngày x 50 = 60g. Đạm động vật từ 50% trở lên .
Nhu cầu chất béo: 20% tổng năng lượng (khoảng 36-38g/ngày).
Nhu cầu bột đường: 60-65% tổng năng lượng (khoảng 290-300g/ngày.
Nhu cầu nước và muối Na: 3,5-4g NaCl/ngày tùy theo có phù hay không. Không dùng thực phẩm chế biến sẵn, chỉ thêm muối vào thức ăn sau khi đã trừ muối trong thực phẩm. Khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2,4g natri/ ngày với người bình thường (tương đương với 6g Nacl). Nước cần 500ml + lượng nước tiểu đi ra hàng ngày. Mùa hè tăng gấp rưỡi.
Rau, hoa quả: 200g/ngày. Nếu vô niệu thì dùng ít hơn đề phòng tăng kali. Bổ sung vitamin B tổng hợp.
Một số loại thực phẩm giàu Na, kali nên hạn chế sử dụng:
Hoa quả: chuối tiêu, mãng cầu xiêm, mít dai, quả bơ đều có trên 300mg kali/100g; sầu riêng có 600mg kali/100g.
Rau: cần tây, giá đậu tương, măng chua, rau đay, rau dền đỏ, rau ngót, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau dền cơm… đều có từ 300mg đến 600mg kali/100g
Thực phẩm khác: cua bể, tôm đồng, cua đồng đều có lượng natri cao từ 300mg đến 450mg/100g. Cá chép, cá hồi, cá ngừ, cá nục, cá trích đều có lượng kali từ 350mg đến 520mg kali/100g.
BS. Phạm Thị Thục
(Nguyễn Minh Duy – Bình Phước)
Có hai đối tượng cần phải tầm soát xem có hẹp động mạch thận hay không, đó là nhóm bệnh nhân suy thận tiến triển nhưng không rõ nguyên nhân và bệnh nhân cao huyết áp không đáp ứng với điều trị. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây cần phải xem xét có hẹp động mạch thận hay không:
Cao huyết áp nhưng không kiểm soát được bằng các thuốc hạ áp thông thường; tiếng thổi ở bụng cùng với cao huyết áp (đặt ống nghe cạnh rốn sẽ nghe được tiếng thổi do máu đi qua chỗ hẹp); cao huyết áp trung bình đến nặng ở người bị xơ vữa động mạch (tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não); cao huyết áp đang dễ kiểm soát đột nhiên kiểm soát huyết áp rất khó khăn; chức năng thận xấu đi ngay sau khi dùng một loại thuốc hạ áp nào đó (thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin). Hiện nay chẩn đoán hẹp động mạch thận phải đựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chức năng. Về hình ảnh học bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ nhân mạch máu (MRI), chụp cắt lớp mạch máu (CT-Scan) và siêu âm doppler mạch máu. Xét nghiệm chức năng gồm thử nghiệm hoạt tính renin huyết tương (hoạt tính mạnh trong trường hợp bị hẹp động mạch thận) và làm renogram.
Điều trị chứng hẹp động mạch thận triệt để là phải tái lưu thông lại mạch máu chỗ bị hẹp. Việc điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển chỉ có tính chất tạm thời và ở những trường hợp hẹp nhẹ. Có thể phẫu thuật để can thiệp nơi động mạch bị hẹp hoặc dùng phương pháp can thiệp nội mạch đặt stent (giá đỡ) nơi hẹp của động mạch thận. Sau khi vùng động hẹp trở lại lưu thông máu bình thường thì triệu chứng cao huyết áp sẽ biến mất. Tuy nhiên tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào bệnh nguyên, nếu do xơ vữa động mạch thì hẹp động mạch thận sẽ tái phát ở vị trí khác, nếu do dày thành mạch thì việc can thiệp sẽ đạt kết quả tốt hơn.
BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ
Xin hỏi bác sĩ có đúng không và phải điều trị như thế nào?
Bùi Thị Chúc ([email protected])
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Đau thần kinh tọa thường ở một bên chân. Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn,… Do vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh hoặc xương khớp để được chẩn đoán xác định bệnh từ đó bác sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp. Chúc bạn nhanh lành bệnh.
BS. Đinh Thị Thanh
Trần Hoàng Thiên (Quảng Ninh)
Phần lớn các triệu chứng suy giảm chức năng thận là không rõ rệt, có thể xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm bệnh thận. Ví dụ, triệu chứng phổ biến là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xuất hiện khi bị ngộ độc thức ăn, hoặc từ rất nhiều nguyên nhân đơn giản, phổ biến khác. Nhóm triệu chứng phổ biến thứ hai được gọi là các dấu hiệu về thể tạng, mang tính chủ quan bao gồm mệt mỏi (có thể là luôn mệt hoặc chỉ mệt khi hoạt động thể chất), khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ. Phần lớn những triệu chứng này là do thiếu máu, vì các chất độc tích tụ do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được. Tất nhiên, những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện vì rất nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến chức năng thận. Có thể xuất hiện phù mắt cá chân, bàn chân, bàn tay. Đi tiểu nhiều, đặc biệt về đêm. Rối loạn cương dương ở nam giới, đau lưng… các triệu chứng xuất hiện ở người bị suy giảm chức năng. Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận không rõ rệt và đặc thù. Vì vậy, khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân.
Để phòng ngừa, bạn chỉ cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ, uống đủ nước (ít nhất 2 lít /ngày) trong khi dùng thuốc, tái khám đúng lịch.
BS. Nguyễn Thông
1. Canh chua cá lóc
Món canh nổi tiếng của người miền Nam thực ra có cách làm rất đơn giản, chỉ cần đủ các nguyên liệu là bạn đã có thể dễ dàng chế biến.
Nguyên liệu:
– 1 con cá quả (hay còn gọi là cá lóc) tầm 400 g
– 1-2 cây dọc mùng
– 2 quả cà chua lớn
– 10-15 quả đậu bắp
– 2 lát dứa vừa ăn
– 100 g giá đỗ
– 1 vắt me chua
– 1 nhánh nhỏ cần tây
– Rau mùi tàu (ngò gai), rau ngổ (ngò om)
– Nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tỏi, hành khô.
2. Canh cá dọc mùng
Mâm cơm mùa hè mà có món canh chua cá nấu với dọc mùng giòn, thơm mùi thì là thì thật hết sẩy.
Nguyên liệu:
– 2-3 khúc cá trắm hoặc đầu cá
– Vài cây dọc mùng
– 1-2 quả cà chua, 1 mớ thì là
– 2 cái tai chua
– Gia vị.
3. Canh chua chay
Bát canh có vị chua chua của me và dứa, thêm nhiều rau và đậu phụ non, ăn không ngấy, thích hợp vào những ngày nóng nực.
Nguyên liệu:
– 1 hộp đậu phụ non, có thể thêm đậu phụ rán tùy theo sở thích của bạn
– 1 lát dứa vừa ăn
– 1-2 quả cà chua
– 200 g đậu bắp
– Vài nhánh dọc mùng (hay còn gọi là bạc hà)
– Một ít me khô loại dùng để nấu canh chua
– Hành barô, đường, muối.
4. Canh nấm nấu chua
Món canh ngọt với vị ngọt, giòn của nấm, điểm thêm vị chua nhẹ của dứa, cà chua và thơm của mùi tàu.
Nguyên liệu:
– 1 hộp nấm kim châm hay nấm rơm (200 g)
– 1 lát dứa vừa ăn
– 1 quả cà chua
– Vài cây dọc mùng
– Hành lá, mùi tàu, hành khô
– Muối, nước mắm, đường.
Huyền Vân
(Theo Ngôi sao)
Nếp cẩm còn gọi là nếp than (ở nước ta, nếp than có tới 2 loại: than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen.
Gạo Nếp cẩm còn được biết đến với tên gọi là “bổ huyết mễ”, đây là một loại gạo được đánh giá cao vì có thành phần dinh dưỡng rất cao và bổ dưỡng. So với các loại gạo tẻ và gạo nếp khác khác, gạo nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn hẳn 6,8% và chất béo tốt chơ sức khỏe cao hơn 20%. Ngoài ra, trong gạo nếp cẩm còn có chứa tới 8 loại axit amin khác nhau cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể
Gạo nếp cẩm có tác dụng bảo vệ, chăm sóc và mang đến giá trị cho sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân, phụ nữ mới sinh, người mới ốm dậy, thanh niên đang tuổi phát triển…
Cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu
Tác dụng của nếp cẩm
Gạo nếp cẩm có tác dụng bổ máu nên có tên là “bổ huyết mễ” do có nhiều protein, chất béo hơn các loại gạo khác và chứa tới 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe. Nó cũng rất tốt cho tim mạch nhờ trong gạo nếp cẩm có chứa hoạt chất ergosterol và lovastatin là chất giúp hạn chế các tai biến về tim mạch, giúp tái tạo thành mạch máu.
Rượu nếp cẩm còn giúp làm giảm cholesterol trong máu. Rất tốt cho tiêu hóa và dạ dày nhờ tính chất gạo nếp cẩm có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Do vậy cơm nếp cẩm rất có lợi đối với những người thường gặp bệnh về tiêu hóa hoặc mắc các căn bệnh về dạ dày.
Gạo nếp cẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có công dụng điều trị một số bệnh về ung thư tuyến tính, trực tràng.
Gạo nếp cẩm còn tác dụng làm đẹp da cho phái nữ: Lớp màng đen bên ngoài cùng của gạo nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu lên men gạo nếp cẩm còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều hoạt chất có lợi khác.
Gạo nếp cẩm có tác dụng bổ máu do có nhiều protein, chất béo hơn các loại gạo khác và chứa tới 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống. Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.
Những nghiên cứu khác cũng cho rằng gạo nếp cẩm là siêu thực phẩm chống ung thư. Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt… Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư.
Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.
Cách chế biến gạo nếp cẩm ngon bổ, hấp dẫn
* Rượu nếp cẩm: Đây là cách làm thông dụng nhất cách làm cũng khá đơn giản chỉ cần nguyên liệu gạo cẩm, men rượu và đồ thổi sôi. Gạo nên ngâm qua đêm cho nở sau đó thổi như thổi sôi cho vừa nước thêm men gạo ủ kín sau 2 ngày là bạn có thứ rượu nếp cẩm ngon và bổ dưỡng. Rượu nếp cẩm có thể đổ rượu vào ngâm là quý ông có bình rượu nếp cẩm tuyệt ngon đãi khách khứa
* Sữa chua nếp cẩm: Sữa chua nếp cẩm được rất nhiều chị em mê mẩn không chỉ làm thực phẩm mà còn được dùng làm đẹp da cho chị em. Có thể nấu nếp cẩm rồi trộ với sữa chua hoặc dùng nếp cẩm đã lên men như trên để trộn cùng sữa chua là bạn đã có món ăn khoái khẩu mà bổ dưỡng
Sữa chua nếp cẩm
* Xôi nếp cẩm: Nấu như xôi bình thường là bạn đã có món xôi rất độc đáo cũng như món ăn bổ dưỡng cho gia đình
* Chè nếp cẩm: Đây cũng là món được rất nhiều chị em yêu thích khi nấu cho gia đình
* Rượu nếp than (nếp cẩm): Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống. Lưu ý vài chi tiết như sau:
Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt.
Để trong 15 – 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng… là uống được. Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.
Chú ý: Cơm rượu có thành công hay không là do viên men cũ hay mới, tốt hay xấu.
Rượu nếp cẩm còn giúp làm giảm cholesterol trong máu
Rượu nếp cẩm hạ thổ: Người ta hay nói rượu cẩm hạ thổ bách nhật là rượu nếp làm bằng nếp than chôn dưới đất 100 ngày. Xôi nấu bằng nếp than, khi làm rượu xong cho màu rượu rất giống màu lá cẩm nấu ra.
Chôn rượu dưới đất là một hình thức ủ cất truyền thống, đơn giản những loại rượu ngắn ngày của vài quốc gia Á đông. Hình thức này tương tự ở châu Âu, người ta ủ rượu trong những hầm sâu (cave) dưới đất.
BS. Hoàng Tuấn Long
Quả vú sữa là một loại trái cây nhiệt đới thuộc họ Sapotaceae, có nguồn gốc ở Tây Ấn, sau đó được lan đến các vùng đất thấp của Trung Mỹ và hiện đang được trồng khắp các vùng khí hậu nhiệt đới, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á. Trong mỗi 100 gram thịt quả vú sữa có chứa 64 kcal, 1 gram protein, 3,1 gram chất béo lành mạnh, 8 gram carbohydrate,18 mg canxi, 45mg phốt pho, 0,8 mg sắt và các vitamin A, vitamin B1, vitamin C…, đặc biệt là có chứa thành phần axit malic có tác dụng phòng ngừa bệnh nám da, kháng khuẩn.
Với những thông tin dinh dưỡng trên, vú sữa xứng đáng được lọt vào top danh sách loại quả nhiệt đới được ưa chuộng nhất. Quả vú sữa có vị ngọt, chứa nhiều nước trắng sánh như sữa. Lá của vú sữa được dùng ở một số nơi hãm nước uống như lá chè có tác dụng chống các bệnh đái đường và thấp khớp. Vỏ cây vú sữa có chứa chất bổ và nước sắc vỏ cây được dùng để chống ho.
Dưới đây là một số công dụng hữu ích từ quả vú sữa:
Lá của vú sữa được dùng ở một số nơi hãm nước uống như lá chè có tác dụng chống các bệnh đái đường và thấp khớp. Vỏ cây vú sữa có chứa chất bổ và nước sắc vỏ cây được dùng để chống ho
Nguồn cung canxi dồi dào
Lượng canxi có trong vú sữa có thể đáp ứng 10% nhu cầu canxi trung bình mỗi ngày của một người, giúp cho xương và răng chắc khỏe và làm giảm các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đầy hơi.
Bổ sung vi chất
Lượng canxi, phốt pho, sắt và magiê dồi dào có trong vú sữa là thành phần quan trọng giúp cơ thể phát triển, đặc biệt là phòng tránh được hiện tượng thiếu máu, còi xương cho trẻ nhỏ. Kali là một thành phần quan trọng ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của natri lên cơ thể, nhờ đó giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Thịt quả vú sữa có rất nhiều canxi, sắt, Vitamin… đặc biệt có chứa thành phần axit malic phòng ngừa bệnh nám da, kháng khuẩn.
Giúp giảm cân
Vú sữa có chứa nhiều nước và hàm lượng chất xơ cũng khá cao sẽ giúp cho người sử dụng có cảm giác no bụng và kiềm chế được việc ăn uống những thực phẩm khác – điều tiên quyết trong việc giảm cân.
Cung cấp lượng gluxit cho cơ thể
Nhu cầu năng lượng từ gluxit chiếm 60% tổng năng lượng cơ thể chúng ta cần. Nếu thiếu thành phần này, sẽ gây trở ngại đến hoạt động của tế bào thần kinh. Bổ sung gluxit từ việc ăn uống hàng ngày là cần thiết để tốt cho cơ thể và sự co bóp, hoạt động của nhu động ruột.
Theo nghiên cứu, vú sữa có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa có lợi để chống lại các gốc tự do khiến bạn trông nhuận sắc hơn nếu thường xuyên ăn lại quả này. Vú sữa cung cấp một nguồn chất xơ có thể giúp khắc phục chứng táo bón. Chất xơ cũng giúp bảo vệ màng nhầy của ruột khỏi các chất độc gây ung thư. Vú sữa cũng chứa rất nhiều vitamin A rất tốt cho việc chăm sóc sức khoẻ của mắt
Mai Hương – Học viện Quân Y
(theo Ubuntu Maniac)
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non,… Thông thường nhân dân vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…
Hoa thiên lý còn có tên khác là dạ lý hương, dạ lài hương, là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Lá mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài.
Cây thiên lý thường ra hoa vào mùa hè. Nhân dân thường trồng thiên lý để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn, vừa là món ăn ngon lại có tác dụng giải nhiệt, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt và chữa mất ngủ.
Một số món ăn chữa bệnh từ hoa thiên lý
Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Nấu canh hoa thiên lý ăn hằng ngày. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột, cháo.
Hỗ trợ điều trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.
Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng tốt.
Chữa mụn nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, đắp 2- 3 ngày sẽ khỏi.
Người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g; ngải cứu 12g; rau má, lá đinh lăng, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 5 – 7 ngày. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị 30g, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Công dụng: giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ ngon giấc.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga