thai phụ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 16 Nov 2018 03:30:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thai phụ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thai phụ làm gì khi lên cơn sốt? http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-phu-lam-gi-khi-len-con-sot-16915/ Fri, 16 Nov 2018 03:30:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-phu-lam-gi-khi-len-con-sot-16915/ [...]]]>

Thực tế thăm khám cho thấy, không ít bà mẹ, đặc biệt là những người mới mang thai lần đầu, tìm đến gặp bác sĩ với tâm trạng lo lắng. Một số người nghĩ mình có thể mắc những bệnh nguy hiểm, số khác lại lo “không biết liệu thai nhi có an toàn không”. Đây là những lo lắng hoàn toàn chính đáng.

Các thống kê sản khoa cho thấy, sốt khi mang thai là triệu chứng thường gặp, khoảng 15% các trường hợp mang thai xuất hiện triệu chứng này.

Về lý thuyết, một người được định nghĩa là bị sốt khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 380C, tình trạng này nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong ngày, ngay cả khi sinh hoạt hoặc nghỉ ngơi trong môi trường bình thường (không nắng nóng). Nguyên nhân khiến một người bị sốt có thể có thể do nhiễm trùng, do vi khuẩn, do virút, hoặc do ký sinh trùng. Các loại vi khuẩn, virút hay ký sinh trùng có thể xâm nhập qua đường niệu, đường hô hấp, tiêu hóa hoặc đường máu.

Sốt là phản ứng của cơ thể với một quá trình bệnh lý. Khi bị sốt thường cơ thể sẽ bài tiết chất prostaglandin tự nhiên,đối với thai phụ, chất này gây co bóp tử cung, là nguy cơ có thể khiến sảy thai hoặc tạo cơn chuyển dạ tự nhiên. Ngoài sảy thai ,đẻ non, sự lây nhiễm bào thai cũng có thể khiến thai bị nhiễm khuẩn huyết,thai có thể tử vong trong vòng 24 giờ, hay bị chảy máu não,để lại di chứng về sau.

Những bệnh lý sốt thông thường lúc đầu như viêm họng, viêm đường hô hấp trên có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các sản phụ không quá chủ quan và nên đến gặp bác sĩ nếu thấy sốt cao dai dẳng từ 2 – 3 ngày. Ngoài ra, nếu sốt mà có cơn gò tử cung bất thường thì cũng nên đến khám ngay để bác sĩ tìm nguyên nhân gây sốt.

Thai phụ làm gì  khi lên cơn sốt?

Thông thường khi nhập viện thai phụ bị sốt sẽ được khai thác kỹ tiền căn thai nghén, những nơi vừa đi đến; có tiếp xúc với những người bị nhiễm xung quanh hay không, hoặc những dấu hiệu kèm theo; những loại thức ăn đã dùng… Bệnh nhân cũng sẽ được đo nhiệt độ nhiều lần để khẳng định sốt. Khám toàn diện là bắt buộc dể tìm những dấu hiệu gợi ý. Xét nghiệm hệ thống như công thức máu, CRP, tổng phân tích nước tiểu, có giá trị chẩn đoán và theo dõi, những xét nghiệm vi trùng học hay huyết thanh chẩn đoán sẽ được làm tùy theo sự gợi ý của lâm sàng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cần lưu ý, không nên thăm khám âm đạo nhiều lần vì dễ có nguy cơ viêm màng đệm, vỡ ối non…

Nên đến gặp bác sĩ nếu thấy sốt cao dai dẳng từ 2 – 3 ngày

 

Nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng khi dùng thuốc bởi sợ ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là ở những tuần thai đầu tiên, tuy nhiên việc điều trị triệu chứng sốt bằng Paracetamol với liều thông thường không có tác dụng phụ nào hay không  gây dị dạng thai, ngoại trừ những bệnh nhân có tiền căn dị ứng Paracetamol. Lưu ý, Aspirin không được khuyên dùng  vì lý do thuốc vào hệ tuần hoàn sẽ gây đóng lỗ động mạch sớm và gây nguy cơ chảy máu cho mẹ và thai. Ngoài ra, bà mẹ rất cần được bồi hoàn lượng nước mất bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch. Tùy theo nguyên nhân gây nhiễm, nếu đường vào là đường tiết niệu, thuốc được chọn thường là Caphalosporin thế hệ 3. Không dùng Quinolon (Ofloxacin). Aminosid có thể được phối hợp với Augmentin nếu nhiễm khuẫn nặng,thời gian dùng ngắn vì nếu dùng kéo dài sẽ có nguy cơ độc cho thận và tai ở thai nhi.

Nhìn chung, việc điều trị nguyên nhân bằng kháng sinh phù hợp trước khi có kết quảhuyết thanh hay vi trùng học có thể dựa vào kinh nghiệm lâm sàng. Ngoài kháng sinh có thể điều trị phối hợp để cắt cơn gò tử cung nếu có dọa sanh non mà không viêm màng đệm kèm theo, tùy trường hợp có thể cho corticoid phối hợp nhằm kích thích sự trưởng thành phổi cho thai nhi sớm.Việc theo dõi sát tình trạng sức khỏe thai bằng siêu âm, monitoring giúp cho việc đình chỉ thai kịp thời khi trẻ có nguy cơ hay việc điều trị thất bại.

Do việc chẩn đoán nguyên nhân gây sốt khó khăn vì đa số bệnh cảnh thường giả cúm (khoảng 30% trường hợp) như viêm mũi họng, đau khớp, đau cơ… Chính vì thế, các bà mẹ cần dự phòng bằng cách giữ ấm không đến nơi đông người có khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Không ăn các loại thức ăn sống (fromage sữa sống, cá hun khói, sò ốc, rửa cẩn thận rau và quả nấu chín thức ăn từ thịt cá, xem hạn sử dụng của thức ăn. Cũng không quên khám thai đúng lịch, tầm soát nhiễm trùng niệu không triệu chứng, xét nghiệm thường quy tìm những nguyên nhân gây nhiễm thường gặp.

Cuối cùng, các bà mẹ không quá lo lắng hay quá chủ quan coi thường các triệu chứng sốt cao khi có thai. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, cách tốt nhất vẫn là tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn để có cách chữa trị an toàn, phù hợp.

BS. PHẠM THỦY LINH

]]>
Cách phòng bệnh thủy đậu ở thai phụ http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-thuy-dau-o-thai-phu-16166/ Thu, 27 Sep 2018 14:25:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-benh-thuy-dau-o-thai-phu-16166/ [...]]]>

Nguyễn Hà (Bắc Giang)

Thủy đậu là bệnh cấp tính do virut gây ra và dễ lây lan. Để phòng bệnh cần cách ly nguồn lây nhiễm, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thực hiện các biện pháp ăn chín uống sôi…

Dù hàng xóm bị thủy đậu, nhưng chị cũng đừng quá lo lắng. Nếu thai phụ đã tiêm phòng hoặc đã từng mắc bệnh thủy đậu trước khi mang thai thì miễn dịch với bệnh này bởi trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Đối với thai phụ không tiêm phòng và mắc thủy đậu khi mang thai thì có thể bị sảy thai và ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai: Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai dưới 20 tuần, sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.

Nếu mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh thì trẻ sơ sinh sẽ dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Bé thường bị nặng dẫn đến tử vong cao, với tỷ lệ lên đến 25% – 30% số trường hợp bị nhiễm.

Chị nên đi khám thai định kỳ và sống vui vẻ để bé phát triển tốt. Trong thai kỳ, nếu có các dấu hiệu bất thường (sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, nổi mụn nước trên da…), thì cần đi khám ngay để được tư vấn.

BS. Lê Anh

]]>
Xử trí ho cho thai phụ http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-ho-cho-thai-phu-15975/ Thu, 13 Sep 2018 14:26:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-ho-cho-thai-phu-15975/ [...]]]>

Ho có thể do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn là một trong số các bất thường sức khỏe phụ nữ mang thai thường gặp. Ho trong khi mang thai có thể gây hại cho em bé hay không – đặc biệt là khi triệu chứng ho kéo dài? Mối liên quan giữa ho và phát triển thai nhi, các biện pháp phòng và xử trí ho trong thai kỳ… bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Nguyên nhân gây ho trong thai kỳ

Thực tế không dễ dàng ngăn ngừa một cơn ho, vì bản chất của ho là phản xạ để làm sạch đường thở, loại trừ và tống xuất các chất kích thích và chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Có một số nguyên nhân gây ho thường gặp ở phụ nữ mang thai:

Do nhiễm virut, cảm cúm: Trong trường hợp này, bạn thường không cần dùng thuốc trị ho nếu do nhiễm virut gây ra hoặc cảm lạnh thông thường, bệnh thường thuyên giảm sau 1-2 tuần.

Phụ nữ thường dễ gặp tắc nghẽn mũi trong suốt thai kỳ và có thể gây ho. Sự gia tăng mức estrogen trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến sưng phù nề niêm mạc mũi góp phần làm tắc nghẽn mũi.

Do dị ứng, chất kích thích trong không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến đường thở gây ra ho. Khi bị dị ứng với côn trùng hoặc một số thực phẩm nhất định cũng gây ho. Do viêm họng, viêm phế quản: ho thường đi kèm với tăng tiết chất nhầy; Do bệnh hen phế quản: Bạn có thể bị khó thở đi kèm với ho; Do mắc bệnh ho gà: Là một bệnh nhiễm khuẩn, biểu hiện ho dữ dội. Do vậy, phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa vắc-xin phòng ho gà giữa tuần thứ 27 và tuần thứ 36 của thai kỳ, điều này cũng sẽ giúp bảo vệ em bé trong hai tháng đầu sau khi sinh.

 

Thai phụ có thể kê cao gối khi nằm, nâng cao đầu để giảm ho.

Thai phụ có thể kê cao gối khi nằm, nâng cao đầu để giảm ho.

Xử trí ho khi mang thai

Bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để kiểm soát tốt tình trạng ho và không dùng thuốc bằng cách: Uống đủ nước. Trong thời gian mang thai, bạn cần uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày và nhiều hơn, nước làm ẩm họng và đường hô hấp, làm dịu cơn ho và dễ tống xuất chất nhầy. Nếu bạn bị ho, khó chịu do ho, bạn có thể dùng nước ấm pha với chanh. Nước mật ong trộn với nước nóng cũng có thể giúp ích giảm ho.

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, các chất kích thích tiềm ẩn như bụi, các sản phẩm làm sạch nhà cửa và vật dụng, nước hoa hoặc các chất gây dị ứng. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và thêm nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu bạn biết bạn đang ở xung quanh ai đó đang bị cảm cúm, nên tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Cố gắng rửa tay thường xuyên hơn khi bạn ở chung quanh những người bị cảm lạnh hoặc ho. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều trong thời gian mang thai. Các cơn ho của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn nằm xuống, bạn có thể kê cao gối khi nằm, giữ đầu của bạn nâng cao để giảm ho.

Sau khi thực hiện tích cực một số biện pháp điều trị tại nhà mà tình trạng ho không thuyên hoặc ho không cải thiện trong vài ngày, ho kèm sốt cao hơn 38oC (102oF), ho ra chất nhầy thay đổi màu sắc, hoặc ho đi kèm với đau ngực hoặc thở khò khè… bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lời khuyên của thầy thuốc

Sự thật là bạn có cảm nhận bụng di chuyển lên xuống trong khi ho, nhưng nó không làm tổn thương thai nhi về mặt thể chất. Do nước ối trong bào thai hoạt động như một lớp đệm, một chất hấp thụ và chống sốc để bảo vệ em bé khỏi bị rung lắc, chống lại tiếng ồn và áp lực do ho gây ra. Nếu bạn cảm thấy căng cơ bụng và rung lắc quá nhiều, bạn có thể sử dụng tay để giữ bụng và hỗ trợ vùng bụng dưới khi ho.

Mặc dù ho trong khi mang thai có thể không gây hại cho em bé, nhưng triệu chứng ho có thể cho biết các rối loạn sức khỏe tiềm ẩn ở cơ thể mẹ đang mắc phải như bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc nhiễm khuẩn hô hấp. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và rõ ràng sẽ dễ ảnh hưởng đến em bé. Điều bạn cần lưu ý là hạn chế dùng thuốc giảm ho trong khi mang thai, ngay cả những loại thuốc cho bệnh cảm thông thường cũng không an toàn. Để tránh bị cảm lạnh hoặc ho, phụ nữ mang thai cần thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng cân bằng và bổ dưỡng, ngủ đủ giấc, rèn luyện thể lực (tập thể dục) phù hợp, nhẹ nhàng, đều đặn. Đi khám thai định kỳ để được theo dõi, tầm soát, tiêm phòng, uống đủ liều các loại vitamin, acid folic và các chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>
Thai phụ viêm gan B, cần lưu ý gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-phu-viem-gan-b-can-luu-y-gi-11584/ Wed, 25 Jul 2018 10:12:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-phu-viem-gan-b-can-luu-y-gi-11584/ [...]]]>

Cháu 30 tuổi, bị nhiễm bệnh viêm gan b đã 10 năm rồi, con cháu sinh ra không được tiêm vắc-xin ngay mà sáng hôm sau mới được tiêm. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu có nên cho con bú sữa mẹ không? Nguy hiểm thế nào? Cháu rất lo lắng!

Nguyễn Ánh Hồng ([email protected])

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut viêm gan B gây ra. Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm virut viêm gan B cũng cao tới 10-13%, lây từ mẹ sang con là 44,7%. Đường lây chủ yếu là trong khi sinh và sữa mẹ, chỉ có 3% lây qua nhau thai. Người mẹ có thể nhiễm virut viêm gan B trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai nhưng phần lớn là nhiễm từ trước. Virut không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai, thai vẫn phát triển tốt. Điều quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi, nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau khi sinh.

Theo khuyến cáo thì tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh là cách tốt nhất phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe của bé sau sinh mà có thể tiêm ngay hoặc chậm hơn mà bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.

Khi mẹ bị viêm gan virut B vẫn có thể cho con bú được, với điều kiện ngay sau sinh trẻ phải được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống viêm gan virut B để bảo vệ, sau đó tiêm vắc-xin chống viêm gan B theo lịch (3 mũi: 24 giờ sau sinh, mũi 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng (tháng thứ 2 sau sinh) và mũi 3 sau mũi thứ 2 một tháng (vào tháng thứ 3 sau sinh). Chú ý nếu đầu vú bị xước hoặc trẻ bị tưa miệng là yếu tố nguy cơ dễ lây nhiễm nên phải điều trị ngay.

BS. Kim Oanh

]]>
Kỹ thuật bóng đôi giúp hạn chế sinh mổ http://tapchisuckhoedoisong.com/ky-thuat-bong-doi-giup-han-che-sinh-mo-9325/ Mon, 23 Jul 2018 02:57:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ky-thuat-bong-doi-giup-han-che-sinh-mo-9325/ [...]]]>

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2011, khảo sát trên 300.000 trường hợp sinh ở 373 cơ sở chăm sóc sức khỏe ở 24 quốc gia tỉ lệ khởi phát chuyển dạ (KPCD) là 9,6% .

Các phương pháp dùng thuốc gồm có: Prostagladin E2 (PGE2) và Prostagladin E1 (PGE1).  Prostagladin E2 được coi là tác nhân hiệu quả với hiệu quả khởi phát chuyển dạ thành công 83% – 96%. Tuy nhiên, Prostagladin E2 chi phí cao, khó bảo quản vì nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Các phương pháp cơ học: que bấc nong cổ tử cung (CTC), đặt túi nước ngoài buồng ối, đặt thông Foley qua lỗ trong cổ tử cung hay kênh cổ tử cung bằng bóng đơn hoặc bóng đôi. Phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng thông Foley được thực hiện từ năm 1967 bởi Embrey và Mollison. Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu khẳng định tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Theo WHO 2011, kết hợp đặt thông Foley cổ tử cung với truyền Oxytocin là phương thức khởi phát chuyển dạ thay thế trong trường hợp có chống chỉ định với Prostagladin hoặc ở các cơ sở y tế không có sẵn Prostagladin.

Kỹ thuật bóng đôi giúp hạn chế sinh mổ

Từ 1991, Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã nghiên cứu khởi phát chuyển dạ bằng thông bóng đôi so sánh với Proladin E2 trên các trường hợp cổ tử cung không thuận lợi. Kết quả gợi ý thông bóng đôi là một phương pháp khởi phát chuyển dạ được thai phụ chấp nhận và hiệu quả trong việc gây chín muồi cổ tử cung ở những trường hợp cổ tử cung không thuận lợi.

Từ 1991 đến hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của thông bóng đôi so với các phương pháp khởi phát chuyển dạ khác cho thấy đây là một phương thức an toàn, hiệu quả, ít gây cơn gò cường tính như prostagladin E2. Do đó có thể áp dụng được trên các trường hợp cổ tử cung không thuận lợi và các trường hợp khởi phát chuyển dạ trên thai phụ có vết mổ sinh cũ. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc áp dụng thông bóng đôi vào khởi phát chuyển dạ chưa thực hiện vì giá thành cao.

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam. Việc tìm ra phương cách để lồng hai thông Foley với kích cỡ thích hợp tạo bóng đôi có khả năng đặt đúng vùng cổ  và kênh cổ tử cung, cùng với đầu của thông Foley vẫn hoạt động hiệu quả theo dõi được hiện tượng ra nước ối hay chảy máu là một điểm quan trọng của công trình này.

Công trình thực hiện trong thời điểm các phương cách khởi phát chuyển dạ đang thực hiện trên toàn quốc bị giới hạn bởi khả năng làm thay đổi thuận lợi hơn của cổ tử cung. Một điều kiện quan trọng để khởi phát chuyển dạ thành công. Phương cách này trước tiên giúp Bệnh viện Hùng Vương, với hơn 40.000 trường hợp sinh mỗi năm (hơn 100 trường hợp sinh hàng ngày), thực hiện tốt hơn việc khởi phát chuyển dạ khi có chỉ định.

Trước khó khăn này, khoa Sản Bệnh viện Hùng Vương đã có sáng kiến cải tiến tạo ra thông Foley bóng đôi bằng cách kết hợp hai thông Foley 20 French và 30 French (Fr). Bằng các dụng cụ đơn giản, sẵn có ở tất cả mọi cơ sở y tế, có thể thực hiện khởi phát chuyển dạ bằng Foley bóng đôi tại kênh cổ tử cung với quy trình đảm bảo vô trùng, kỹ thuật đặt thông đơn giản, mức độ khó chịu trên thai phụ ít, giá thành rẻ, hiệu quả cao

Năm 1997, Jack Atad MD và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 250 thai phụ có điểm số Bishop ≤ 4 điểm khởi phát chuyển dạ bằng thông bóng đôi (bóng Atad Ripener Device). Chỉ định KPCD gồm tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật (118 trường hợp); thai quá ngày (69 trường hợp); KPCD chọn lọc (23 trường hợp); các nguyên nhân khác như thử nghiệm không đả kích không đáp ứng, thai chậm tăng trưởng, vết mổ sinh cũ và đái tháo đường thai kỳ (40 trường hợp). Điểm số Bishop tăng 4,6 (từ 2,0 trước khi KPCD đến 6,6 sau khi rút ống thông, p < 0,05) và tỉ lệ sinh mổ là 16% [J. Atad and et al (1997).

Theo nghiên cứu của Atonella Cromi và cộng sự được công bố trên tạp chí AJOG năm 2012 so sánh hiệu quả  KPCD của thông bóng đôi với PGE2 trên 210 thai phụ có chỉ số Bishop ≤  6. Tỉ lệ sinh ngả âm đạo trong 24 giờ ở nhóm thông bóng đôi cao hơn nhóm PGE2 (68,6% so với 49,5%; OR 2,22; KTC 95 % [1,26 – 3,91]). Không có sự khác biệt trong tỉ lệ sinh mổ giữa 2 nhóm (23,8% so với 26,2%; OR 0,88; KTC 95% [0,47 – 1,65]).

Kỹ thuật bóng đôi giúp hạn chế sinh mổ

Nhóm đặt thông bóng đôi thường cần phối hợp thêm giục sinh bằng Oxytocin và gây tê ngoài màng cứng. Rối loạn cơn gò như cơn gò cường tính hay cơn gò tăng trương lực thường gặp ở nhóm PGE2 hơn nhóm đặt thông bóng đôi (9,7% so với 0%, p<0,01). Kết luận của nghiên cứu: việc sử dụng thông bóng đôi có với tỉ lệ sinh ngả âm đạo trong 24 giờ cao hơn so với PGE2 [A. Cromi and et al (2012).

Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng so sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của phương pháp thông Foley bóng đôi cải tiến và thông Foley bóng đơn đặt kênh cổ tử cung trên 250 thai phụ mang thai trưởng thành tại Bệnh viện Hùng Vương từ 1/10/2014 đến 10/5/2015, thu được các kết luận như sau:

Tỉ lệ KPCD thành công ở nhóm KPCD bằng phương pháp thông Foley bóng đôi cải tiến so với thông Foley bóng đơn lần lượt là 86,4% và 61,6%, RR = 1,4; KTC 95% [1,2 – 1,6], p < 0,001.

Điểm số Bishop trung bình sau KPCD là 7,8 ± 1,4 và 6,5 ± 1,7, p < 0,05. Thay đổi điểm Bishop sau KPCD là 5,9 ± 1,6 và 4,3 ± 1,8, p < 0,001.

Thời gian trung bình ở phương pháp  KPCD thông bóng đôi cải tiến và bóng đơn từ lúc KPCD đến khi chỉ số Bishop ≥ 7 điểm là 10,8 ± 2,3 giờ và 10,8 ± 2,1 giờ, p > 0,05.

Hiện nay các ứng dụng của bóng đôi Foley cải tiến còn đang được tiếp tục nghiên cứu trong các lĩnh vực : giúp hỗ trợ chèn cầm máu trong băng huyết sau sinh, trong hỗ trợ điều trị thai bám vị trí bất thường ở vết mổ sinh cũ.

 

Công trình của các bác sĩ BV. Hùng Vương (TP.HCM) nghiên cứu đã được các hội nghề nghiệp đánh giá cao về hiệu quả, tính an toàn, tính ứng dụng và tính kinh tế.
Công trình cũng nhận được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, được Bộ Y tế công nhận là phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh và nhận giải thưởng Kova ở hạng mục Kiến tạo.

 

PGS.TS. HUỲNH NGUYỄN KHÁNH TRANG

]]>
Xử trí các trường hợp trẻ bị đẻ rơi http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-cac-truong-hop-tre-bi-de-roi-8693/ Sun, 22 Jul 2018 03:27:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-cac-truong-hop-tre-bi-de-roi-8693/ [...]]]>

Cách tính ngày sinh dự đoán

Thông thường ngày sinh dự đoán của người phụ nữ mang thai được tính theo ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng và tính đúng 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Nếu tính theo dương lịch, lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng cộng (+) thêm 7 để có ngày sinh dự đoán, lấy tháng của kỳ kinh cuối cùng cộng (+) thêm 9 hoặc trừ (-) đi 3 nếu tổng số lớn hơn 12 để có tháng sinh dự đoán. Ví dụ ngày đầu của kỳ kinh cuối là 15/9/2017 thì ngày sinh dự đoán của sản phụ sẽ là ngày 22 /6/2018. Cũng có thể sử dụng bảng quay có sẵn tại cơ sở y tế để tính ngày sinh dự đoán. Khi người phụ nữ mang thai không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng thì có thể dựa trên kết quả siêu âm để xác định tuổi của thai nhi, trường hợp này thường chính xác nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người phụ nữ mang thai không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì nhân viên y tế phải dựa vào lịch âm dương mà chuyển ngày âm sang ngày dương, tháng âm sang tháng dương. Ngoài ra, trong các trường hợp thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung, chuyển phôi thụ tinh trong ống nghiệm thì ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng được tính trước ngày bơm tinh trùng hay chuyển phôi 14 ngày; ngày sinh dự đoán cũng được tính như cách đã nêu ở trên.

Mặc dù người phụ nữ khi đi khám thai được xác định ngày sinh dự đoán để chuẩn bị cho việc sinh để nhưng trên thực tế gần đến ngày sinh có những tình huống bất ngờ xảy ra làm cho người phụ nữ mang thai có thể bị đẻ rơi ở những vị trí khác nhau trước ngày sinh dự đoán mà không lường trước được.

Xử trí các trường hợp trẻ bị đẻ rơiMột sản phụ đẻ rơi trẻ sơ sinh trên đường đi đến cơ sở y tế

Xử trí trường hợp trẻ bị đẻ rơi

Trường hợp trẻ bị đẻ rơi được xác định khi tình trạng sinh đẻ của người phụ nữ mang thai không được dự kiến và thường xảy ra ngoài ý muốn của mọi người ở những nơi không phù hợp với việc sinh đẻ như: tại nơi đang làm việc gồm công sở, nhà máy, công ty, xí nghiệp, cánh đồng, chợ búa, thậm chí ngay ở cả nhà vệ sinh…; trên các phương tiện giao thông gồm xe ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay…; trên đường đi làm việc hoặc đi đến cơ sở y tế… Việc xử trí trẻ bị đẻ rơi phải được thực hiện một cách khẩn cấp ngay tại chỗ xảy ra đẻ rơi và tùy theo tình huống cụ thể của sản phụ khi đó để can thiệp. Trước hết phải nhanh chóng giải phóng thai nhi ra khỏi quần hoặc váy áo của sản phụ, sau đó nếu có sẵn túi đỡ đẻ sạch vô trùng thì xé ngay bao gói để sử dụng các vật liệu, dụng cụ đã có sẵn ở trong đó. Cần trải tấm ni-lông ngay tại nơi bà mẹ đẻ rơi và đặt đứa trẻ sơ sinh nằm vào đó, ủ ấm trẻ bằng bất cứ thứ gì có thể có được ở người mẹ và người xử trí can thiệp như khăn, áo, giấy báo… Tiếp theo lấy các sợi chỉ buộc dây rốn ở trong gói dụng cụ để buộc chặt dây rốn ở vị trí càng xa da bụng của trẻ càng tốt, lưu ý không được cắt dây rốn. Sau đó chuyển đứa trẻ sơ sinh cho người mẹ ôm sát vào người để hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh và tìm mọi cách chuyển hai mẹ con đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được chăm sóc tiếp tục. Tại cơ sở y tế, người mẹ sẽ được lấy bánh nhau ra, theo dõi và xử trí tình trạng chảy máu, nhiễm khuẩn; đứa trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện việc buộc lại dây rốn đúng kỹ thuật và cả mẹ lẫn con sẽ được tiêm huyết thanh chống uốn ván.

Nếu trường hợp không có sẵn túi đỡ đẻ sạch vô trùng thì ngay lập tức phải ủ ấm trẻ sơ sinh bị đẻ rơi bằng mọi vật dụng đồ vải có sẵn tại chỗ. Tiếp theo tìm một sợi dây nhỏ, mềm, bất cứ là loại dây gì như dây rút, dây xé từ vạt áo hay khăn tay, dây buộc đồ đạc… để buộc chặt dây rốn càng xa nơi của phần dây rốn ở bụng trẻ sơ sinh càng tốt. Lưu ý không được cắt dây rốn, sau đó chuyển đứa trẻ sơ sinh cho người mẹ ôm ấp để ủ ấm và tìm mọi cách chuyển ngay hai mẹ con đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiếp tục xử trí can thiệp cho cả mẹ lẫn con như nội dung đã nêu ở trên.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Ngừa biến chứng do suy tuyến giáp ở thai phụ http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-bien-chung-do-suy-tuyen-giap-o-thai-phu-8687/ Sun, 22 Jul 2018 03:27:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-bien-chung-do-suy-tuyen-giap-o-thai-phu-8687/ [...]]]>

Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hormon giáp trạng, tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định. Nhận biết và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai rất quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt.

Những thay đổi của chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

Thay đổi về hormon: Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra 2 hormon chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hormon TSH (hormon kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hormon sinh dục nữ) sẽ làm tăng hormon tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hormon tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.

Thay đổi về kích thước: Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10-15%, gọi là bướu cổ. Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giáp nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp, tư vấn và điều trị kịp thời.

Ngừa biến chứng do suy tuyến giáp ở thai phụHình ảnh tuyến giáp.

Suy tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormon trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, có khoảng 3 – 4%  phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Các rối loạn này có thể tồn tại từ trước nhưng đa phần là xuất hiện sau khi thụ thai. Biểu hiện chứng suy giáp khi mang thai là dễ xúc động, da nóng ẩm và vã mồ hôi… Tuy nhiên, những triệu chứng này dễ nhầm với các triệu chứng của nghén xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị bệnh lý tuyến giáp trước đó. Suy tuyến giáp không được kiểm soát tốt: người mẹ có nguy cơ sinh con thiếu tháng hoặc tiền sản giật, bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp… dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thai chết lưu và có thể bị dị tật bẩm sinh. Đó là lý do tại sao điều trị bệnh lý tuyến giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.

Hết 3 tháng đầu, thai nhi sẽ tự sản xuất ra hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng iốt bà mẹ ăn vào. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên bổ sung 200mcg iốt/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp. Hormon tuyến giáp cực kỳ cần thiết cho sự phát triển não trẻ. Trẻ sinh ra suy giáp bẩm sinh (không có chức năng tuyến giáp) có thể bất thường nghiêm trọng về nhận thức và sự phát triển của hệ thần kinh. Tại Mỹ điều này có thể phòng nếu trẻ được phát hiện sớm ngay sau sinh – tất cả những đứa trẻ được sinh ra đều được sàng lọc suy giáp bẩm sinh để được điều trị thay thế hormon tuyến giáp sớm nhất có thể.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Hậu quả của suy giáp ở người thai phụ là tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, tiền sản giật, sinh non… Các thai phụ có nguy cơ cao bị mắc bệnh tuyến giáp trước đó đã được chẩn đoán là Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp; Những thai phụ có tiền sử trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em bị bệnh tuyến giáp; Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh; Mắc bệnh đái tháo đường týp 1 hoặc có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus… cần đi khám tại các khoa Nội tiết ngay khi biết mình có thai. Trường hợp nghi ngờ sẽ được cho siêu âm tuyến giáp và một số xét nghiệm máu đặc biệt.

Những thai phụ được chẩn đoán rõ có bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị tích cực để đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng sớm càng tốt. Tái khám đúng hẹn để việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất. Điều bạn cần biết là các thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp đều được dùng đường uống và an toàn cho thai nhi.

 

ThS. Lê Thị Hương

]]>
Viêm bàng quang cấp dễ gặp ở thai phụ http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-bang-quang-cap-de-gap-o-thai-phu-8675/ Sun, 22 Jul 2018 03:25:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-bang-quang-cap-de-gap-o-thai-phu-8675/ [...]]]>

Bệnh hay gặp hơn ở phụ nữ mang thai và phụ nữ mãn kinh do ảnh hưởng của những biến đổi nội tiết tố.

Mùa hè sắp đến thời tiết nóng, ẩm cũng là một trong những yếu tố gây bệnh khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại đi tiểu ít đi.

Biểu hiện viêm bàng quang

Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn, mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi; Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn; Cơ thể có thể không sốt nhưng người mệt mỏi, đau ở vùng chậu và bụng…

Một số trường hợp nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Hiện tượng buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

Viêm thận – bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp…; thai nhi dễ bị suy thai, sinh thiếu tháng…Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận – bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết, nay gặp điều kiện mà phát bệnh.

Trái cây và nước rau ép giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Trái cây và nước rau ép giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Cấu tạo của cơ quan sinh dục phụ nữ phức tạp. Niệu đạo của phụ nữ (dài 4cm) ngắn hơn so với nam giới (20cm) nên vi khuẩn dễ dàng đi ngược dòng vào bàng quang; niệu đạo lại nằm gần trực tràng, vi khuẩn từ đây có thể đi vào niệu đạo và gây nhiễm khuẩn đường tiểu. Niệu đạo nằm cạnh âm đạo, do đó hoạt động tình dục cũng là yếu tố đẩy vi khuẩn ngược dòng vào bàng quang.

Đường niệu của người mang thai có những đặc điểm không bình thường do khối lượng tử cung lớn chèn ép vào bàng quang và niệu quản gây giãn niệu quản, ứ đọng nước tiểu hoặc giãn đài bể thận do sự trào ngược nước tiểu. Nước tiểu ứ đọng gây giảm độ đặc, có hiện tượng chuyển ngược dòng bàng quang – niệu quản, lượng đường trong nước tiểu tăng, progestin và estrogen niệu tăng… Đây là những yếu tố thuận lợi gây viêm bàng quang cấp khi mang thai.

Nguyên nhân do dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc cản trở việc bài tiết – nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Khi bàng quang hoạt động kém và nước tiểu không thoát đi hết dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Vệ sinh sơ sài hoặc quá kỹ cũng là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh. Hay như việc sử dụng thường xuyên các chất diệt khuẩn, các sản phẩm vệ sinh, sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích. Một nguyên nhân ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Sự rối loạn cân bằng nội tiết tố (estrogen) khi mang thai là một trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang. Sự thiếu hụt nội tiết tố làm niêm mạc niệu đạo và âm đạo bất ổn định, hệ vi khuẩn lành trong âm đạo mất thăng bằng, một số vi khuẩn tăng sinh có thể gây bệnh cho niêm mạc niệu đạo.

Phòng ngừa và điều trị thế nào?

Viêm bàng quang cấp hay viêm đài – bể thận cấp cần được phát hiện và điều trị sớm. Trong mọi trường hợp, cần tránh dùng các kháng sinh có hại cho thai. Viêm bàng quang ở thai phụ phải dùng kháng sinh tới 7-10 ngày do khi mang thai, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển, trong khi cơ thể thì giảm sức đề kháng với vi khuẩn. Nếu điều trị ngắn ngày, bệnh sẽ dễ bị tái phát, khi đó sẽ phải dùng kháng sinh liều cao hơn.

Bên cạnh đó, viêm bàng quang là căn bệnh hay tái phát, do đó để phòng ngừa, thai phụ cần chú ý thực hiện các biện pháp đơn giản như sau:

Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Cố gắng đi tiểu đều đặn và không nhịn tiểu lâu gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang; Vệ sinh vùng sinh dục hàng ngày 1 -2 lần. Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh thích hợp cho cơ quan sinh dục để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo. Không nên xịt nước hoặc cho tay vào âm đạo. Không nên dùng nước hoa hay các chất khử mùi ở cơ quan sinh dục. Thay đồ lót hằng ngày, nhất là  buổi tối trước khi ngủ. Vệ sinh sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào cơ quan sinh dục. Đồ lót nên chọn loại làm bằng sợi bông, thoáng và hạn chế ra mồ hôi để tránh ẩm ướt. Đi tiểu sau quan hệ tình dục: trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu từ bàng quang thường mở rất rộng, do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược lên; Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang; Tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ và cân đối, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin C. Khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

ThS. BS. Lê Thị Hương

]]>
Nguy cơ sảy thai ở thai phụ bị sốt rét http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-say-thai-o-thai-phu-bi-sot-ret-8613/ Sun, 22 Jul 2018 03:19:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-say-thai-o-thai-phu-bi-sot-ret-8613/ [...]]]>

Trong các vùng sốt rét lưu hành, nếu phụ nữ mang thai không được bảo vệ và phòng ngừa tốt rất dễ có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Khi bị mắc bệnh sốt rét sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của bà mẹ lẫn thai nhi. Đặc biệt, sốt rét ở phụ nữ có thai trong những tháng đầu làm gia tăng nguy cơ sảy thai một cách đáng kể, nhưng nếu được điều trị sốt rét thì sẽ tương đối an toàn và làm giảm nguy cơ này.

Vì sao thai phụ dễ mắc sốt rét?

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của cơ thể thai phụ bị suy yếu. Vì vậy, phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang thai vào 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ có tỷ lệ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét cao hơn các phụ nữ khác cùng sống tại địa phương. Khi thai phụ mắc bệnh sốt rét thì bệnh cảnh lâm sàng thường diễn biến nặng, hay bị thiếu máu, hạ đường huyết, phù phổi cấp, nhiễm ký sinh trùng sốt rét bào thai, tăng nguy cơ gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, tử vong sơ sinh… Kết quả của một nghiên cứu về việc đánh giá tác hại của bệnh sốt rét và hiệu quả của các thuốc sốt rét khác nhau sử dụng trong những tháng đầu của thai kỳ cho thấy, chỉ cần xảy ra một cơn sốt rét trong vòng 3 tháng đầu là nguy cơ sảy thai tăng lên gấp 3 lần. Nguy hiểm nhất là người mẹ có thể chuyển thành sốt rét ác tính và tỷ lệ đưa đến tử vong rất cao nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.

Phụ nữ mang thai mắc sốt rét cần được điều trị làm giảm nguy cơ sảy thai.

Điều trị đúng để giảm nguy hiểm

Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng theo phác đồ quy định của Bộ Y tế ban hành sẽ giảm tối thiểu sốt rét thể thông thường chuyển thành sốt rét ác tính:

Sốt rét thể thông thường: Thai phụ mắc sốt rét dễ bị thiếu máu, hạ đường huyết, phù phổi cấp. Việc điều trị phải nhanh chóng và hiệu quả, nếu chậm trễ sẽ dễ chuyển thành sốt rét ác tính. Cần chú ý phân loại theo thời kỳ mang thai để xử trí phù hợp:

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu: Nếu nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum thì dùng thuốc: Quinin sulfat với liều lượng 30mg/kg/ngày, chia 3 lần uống trong ngày, dùng trong 7 ngày; kết hợp clindamycin với liều 15mg/kg/ngày, chia 3 lần uống trong ngày, dùng trong 7 ngày.

Nếu nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax, dùng thuốc chloroquin phosphate 250mg (mỗi viên chứa 150mg chloroquin base): tổng liều 25mg base/kg chia để uống trong 3 ngày.

Phụ nữ mang thai trên 3 tháng: Nếu nhiễm chủng loại ký sinh trùng Plasmodium falciparum thì dùng thuốc dihydroartemisinin phối hợp piperaquin (biệt dược là arterakine, CV artecan) uống trong 3 ngày. Ngày đầu uống 4 viên, chia 2 lần uống cách nhau 8 giờ. Ngày thứ hai (cách 24 giờ) uống 2 viên. Ngày thứ ba (cách 48 giờ) uống 2 viên.

Nếu nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax, dùng thuốc chloroquin phosphate 250mg (mỗi viên chứa 150mg chloroquin base) với tổng liều 25mg base/kg chia để uống trong 3 ngày.

Chú ý không được sử dụng thuốc primaquin liều duy nhất để điều trị diệt thể giao bào chống lây lan của KST Plasmodium falciparum và liều 14 ngày để điều trị tiệt căn chống tái phát xa của KST Plasmodium vivax ở đối tượng phụ nữ có thai mắc sốt rét vì thuốc có ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Sốt rét ác tính, thai phụ phải được tích cực điều trị diệt KSTSR kết hợp điều trị triệu chứng, biến chứng. Việc điều trị đặc hiệu cũng được thực hiện tùy theo thời kỳ mang thai:

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu: Dùng thuốc quinin dihydro chloride: 30mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch trong những ngày đầu; những ngày sau đó thai phụ khỏe có thể uống được thì chuyển sang dùng quinin sulfat uống cho đủ 7 ngày của liệu trình điều trị. Đồng thời phối hợp thêm thuốc clindamycin 15mg/kg/ngày cũng dùng trong 7 ngày.

Trường hợp phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu bị sốt rét ác tính mà không có quinin thì sử dụng artesunate tiêm thay thế nhưng cần theo dõi chặt chẽ.

Phụ nữ mang thai trên 3 tháng: Dùng thuốc artesunat tiêm như các trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính khác. Khi thai phụ tỉnh, chuyển sang uống viên thuốc phối hợp là arterakine hoặc CV artecan trong 3 ngày.

Việc điều trị hỗ trợ được thực hiện như phần điều trị chung về sốt rét ác tính nhưng cần chú ý để xử trí biến chứng hạ đường huyết, thiếu máu, điều chỉnh tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, kiềm toan. Lưu ý, phụ nữ mang thai mắc sốt rét thường hay bị hạ đường huyết nhất là sau khi tiêm quinin. Vì vậy, nên truyền glucose 10% và theo dõi glucose máu. Khi phụ nữ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non do sốt rét, cần điều trị chống nhiễm trùng tử cung để bảo đảm an toàn tính mạng người mẹ.

BS. Thanh Tùng

]]>
Bà bầu ăn gì để ‘mẹ tròn con vuông’ http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-bau-an-gi-de-me-tron-con-vuong-5912/ Sat, 21 Jul 2018 02:48:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-bau-an-gi-de-me-tron-con-vuong-5912/ [...]]]>
ba-bau-an-gi-de-me-tron-con-vuong

Ảnh: mevabe.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách đối với phụ nữ. Điều quan trọng các bà bầu cần chú ý đầu tiên là có một chế độ ăn uống lành mạnh, không chỉ ăn cho bản thân mà còn cho cả đứa con thân yêu đang dần thành hình trong bụng.

Các nghiên cứu khẳng định thai phụ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp thai nhi phát triển tối ưu mà còn đảm bảo cho mẹ có đủ sức khỏe vượt cạn, mau chóng phục hồi sau sinh và có đủ sữa cho con bú. Thậm chí, chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa con khi trưởng thành.

Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai khiến trẻ chậm tăng trưởng trong tử cung, suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2,5 kg), tăng tỷ lệ tử vong. Nhóm trẻ này lớn lên dễ bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường type 2. Đó là hệ lụy của những “dấu ấn dinh dưỡng” được lập trình từ trong bào thai. Trái lại, tình trạng thừa cân nặng, tăng cân quá mức của người mẹ cũng gây hậu quả nặng nề không kém, gây bệnh cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả 2 mẹ con trước và sau khi sinh.

Tại Việt Nam, các kết quả điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở bà bầu và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khá cao. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2010 ghi nhận cả nước có 19,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị suy dinh dưỡng. Năm 2015, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8%, thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai đặc biệt cao, chiếm đến 80,3%.

Theo điều tra tại TP HCM, tỷ lệ thiếu iốt ở phụ nữ mang thai là 72,8%, thiếu kẽm 34,6% và thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60% trường hợp thiếu máu trong thai kỳ. Tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai cũng tăng cao ở khu vực đô thị. Năm 2014, phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thừa cân béo phì chiếm 38,5%. Riêng thống kê tại Bệnh viện Hùng Vương TP HCM có 13,2% phụ nữ mang thai khám thai tại đây bị đái tháo đường trong thai kỳ.

Bác sĩ cảnh báo thiếu và thừa dinh dưỡng khi mang thai đều không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hiện tại của thai nhi và khả năng vượt cạn của 2 mẹ con. Do vậy đòi hỏi người mẹ phải kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng để tăng cân một cách hợp lý trong thai kỳ. Tốc độ tăng cân tùy thuộc vào từng giai đoạn. Theo khuyến cáo dành cho người châu Á, phụ nữ có chỉ số BMI bình thường cần tăng từ một đến 2 kg trong 3 tháng đầu, từ 4 đến 5 kg trong 3 tháng giữa, từ 5 đến 6 kg trong 3 tháng cuối. Bà bầu có thể trạng gầy cần tăng cân nhiều hơn, béo thì tăng ít hơn. 

Thi Trân

Trần Ngoan

]]>