thai nhi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 22 Dec 2018 02:56:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png thai nhi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hai chân thai nhi đã thò ra ngoài sản phụ mới đến viện, bác sĩ “tức tốc” cứu cả mẹ và con http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-chan-thai-nhi-da-tho-ra-ngoai-san-phu-moi-den-vien-bac-si-tuc-toc-cuu-ca-me-va-con-17468/ Sat, 22 Dec 2018 02:56:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-chan-thai-nhi-da-tho-ra-ngoai-san-phu-moi-den-vien-bac-si-tuc-toc-cuu-ca-me-va-con-17468/ [...]]]>

Sau khi tiếp nhận, bác sĩ trực đánh giá tình trạng sản phụ nguy hiểm tới tính mạng, ngay lập tức quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt. Bs Nguyễn Thị Loan trưởng kíp trực nhận định: Đây là một trường hợp phức tạp ( Đẻ non , ngôi ngược, sa chi , mắc cằm, tim thai suy ) tiến hành kỹ thuật lấy thai đường dưới bằng phương pháp Sonianop.

Sau 5 phút lấy ra bé trai 2.9kg, nhưng bé không khóc, nhịp tim rời dạc, da tím tái. Đồng thời sản phụ có dấu hiệu băng huyết do shock tâm lý, rau không bong, các bác sĩ đã thực hiện bóc rau nhân tạo, dùng thuốc và các kỹ thuật chuyên khoa sau 1h sản phụ đã ổn định.
Còn trẻ sơ sinh thì ngay lập tức đã được kíp trực do Bs Nguyễn Thị Giang – Trưởng khoa Sơ sinh chỉ huy tiến hành đặt nội khí quản, ép tim bóp bóng, lập đường truyền qua tĩnh mạch rốn ủ ấm và đưa về khoa Hồi sức chăm sóc đặc biệt. 
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của Sản phụ và bé đã dần ổn định có tiến triển tốt. (Mẹ đã có thể đi lại nhẹ nhàng; bé đã có thể tự thở không cần hỗ trợ của máy móc, ăn được).

Sức khỏe của em bé đã ổn định và đang được chăm sóc tại BV Sản Nhi Hưng Yên

Theo các bác sĩ BV Sản Nhi Hưng Yên, kể từ khi triển khai hệ thống báo động đỏ nội viện nhằm cấp cứu người bệnh, bệnh viện Sản Nhi đã cấp cứu cho trên 10 trường hợp  nguy kịch. Đây là trường hợp nguy kịch thứ 12 được bệnh viện triển khai quy trình “Báo động đỏ nội viện”. Để có những thành công này từ quy trình báo động đỏ, đòi hỏi công tác xây dựng quy trình hết sức nghiêm túc, cùng với sự phối hợp thực hiện giữa các khoa/ phòng, các cá nhân trong toàn bệnh viện và trên tất cả là tấm lòng hướng về bệnh nhân để mỗi khi có sự cố  hệ thống được kích hoạt hệ nhanh nhất trong bất kể lúc nào.

Để phòng những tai biến hay những “sự cố” xảy ra trong suốt thai kỳ các bác sĩ khuyến cáo  bà mẹ khi mang thai cần thực khám định kỳ và làm xét nghiệm đầy đủ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời chẩn đoán ngôi thai, kiểu thai bất thường để có các biện pháp dự phòng. Khi thấy các triệu chứng bất thường cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa gần nhất để thăm khám và xử trí kịp thời tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

Thiên Đức

]]>
Mẹ bầu mắc lao nguy hiểm thế nào cho thai nhi? http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-mac-lao-nguy-hiem-the-nao-cho-thai-nhi-15635/ Sun, 26 Aug 2018 04:59:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-mac-lao-nguy-hiem-the-nao-cho-thai-nhi-15635/ [...]]]>

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác. Bệnh lao đặc biệt nghiêm trọng đối với bà mẹ mang thai. Nó có thể khiến suy thai, sảy thai, thai chết lưu, lây bệnh cho thai nhi… Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần tuân thủ nghiêm túc lộ trình điều trị nếu không may mắc bệnh.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc lao?

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và nuôi con lại dễ bị mắc lao hơn so với các lứa tuổi khác và nam giới là do rất nhiều yếu tố. Trong đó đáng kể nhất là sự thay đổi các nội tiết tố oestrogen, progesteron. Sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho các cơ quan phục vụ cho quá trình mang thai chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con như hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ… tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước hơn,… kéo theo cả tổ chức phổi – những tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động và tấn công hơn.

Bên cạnh sự thay đổi nội tiết, khi mang thai, cơ thể người mẹ giảm miễn dịch tự nhiên để chấp nhận một cơ thể lạ mà một nửa là của người khác; do ăn uống không đủ chất; sự vất vả trong mang thai, cuộc đẻ và lúc nuôi con… cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến họ dễ nhiễm lao hơn bao giờ hết.

Điều nguy hiểm là, bệnh lao không chỉ khiến cho cơ thể người mẹ bị tàn phá, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi người mẹ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh, việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Phụ nữ mang thai cần thăm khám định kỳ. Ảnh: TM

Phụ nữ mang thai cần thăm khám định kỳ. Ảnh: TM

Khi nghi ngờ mắc lao, bà bầu nên làm gì?

Chính vì những điều kể trên, khi nghi ngờ mắc bệnh lao trong thai kỳ, bà bầu cần thực hiện ngay theo hướng dẫn sau đây:

Làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng tại các bệnh viện chuyên ngành để có chẩn đoán chính xác có bị bệnh lao hay không. Các xét nghiệm lao thường an toàn với thai kỳ nếu quy trình kỹ thuật được đảm bảo. Nhưng bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên biết là đang mang bầu để họ thực hiện kỹ hơn các kỹ thuật an toàn cho thai nhi. Nếu phải kiểm tra Xquang, bạn nên nhắc nhân viên y tế sẽ đeo chì trên bụng để bảo vệ em bé của bạn khỏi tia X.

Dùng thuốc điều trị bệnh lao theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai mắc lao cần đặc biệt lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng. Thực phẩm phải có đủ lượng calo, giàu protein, vitamin và khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng cao. Tốt nhất nên uống viên canxi và dầu cá để tiện cho sự phục hồi vùng nhiễm bệnh của phổi (nếu bị lao phổi). Bà bầu có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để giảm sự hô hấp, có lợi cho phục hồi vùng phổi.

Sau khi sinh, mẹ vẫn đang trong quá trình điều trị lao phổi, cần lưu ý gì?

Sau khi sinh con, người mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất để phục hồi sức khỏe và cần nghiêm túc thực hiện đúng phác đồ điều trị lao, không để vi khuẩn lao kháng thuốc. Con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được viêm BCG sớm (bắt buộc) để phòng bệnh lao sơ nhiễm.

Khi mẹ bị nhiễm lao hay đang trong quá trình điều trị bệnh lao, cần thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ và nhân viên y tế về các kế hoạch chăm sóc bé.

Đối với những người mẹ vẫn còn vi khuẩn lao ở trong đờm. Cần tuyệt đối tránh không cho bé bú sữa mẹ khi mẹ đang bị lao phổi. Người mẹ cũng nên cách ly bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho bé. Để an toàn cao nhất, mẹ mắc lao không nên chăm sóc trẻ, ôm, hôn hay có những cử chỉ tiếp xúc thân mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh truyền trực tiếp sang cho con. Việc này cần thực hiện nghiêm túc cho đến khi mẹ xét nghiệm vi khuẩn lao âm tính.

BS. Đinh Hằng

]]>
Bệnh cúm gây dị tật gì cho thai nhi? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-cum-gay-di-tat-gi-cho-thai-nhi-13048/ Sun, 29 Jul 2018 14:44:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-cum-gay-di-tat-gi-cho-thai-nhi-13048/ [...]]]>

Đỗ Thị Hòa (Hà Nội)

Bệnh cúm là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do virut gây ra. Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Điều này có thể lý giải là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm khuẩn, mắc ho, cảm lạnh và cúm.

Bà bầu bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi. Khi thai phụ sốt cao cộng với độc tính của virut cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Ngoài ra, thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã khẳng định có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ trong thời kỳ mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành.

Tuy nhiên không phải ca cúm nào ở bà bầu cũng gây dị tật cho con, nên bạn không nên quá lo lắng. Để biết thai nhi phát triển thế nào, bạn nên đi khám thai đều đặn và siêu âm sàng lọc dị tật theo tư vấn của bác sĩ.

Chúc hai mẹ con khỏe!

BS. Thu Hường

]]>
Mẹ bầu uống nước ngọt có gas ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của thai nhi? http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-uong-nuoc-ngot-co-gas-anh-huong-the-nao-den-su-phat-trien-cua-thai-nhi-8685/ Sun, 22 Jul 2018 03:26:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bau-uong-nuoc-ngot-co-gas-anh-huong-the-nao-den-su-phat-trien-cua-thai-nhi-8685/ [...]]]>

Nước ngọt có gas khiến mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi

Theo trang chuyên về sức khỏe phụ nữ MissNews của Mỹ, nước ngọt có gas chứa  nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe như nước bão hòa CO2, nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Đặc biệt, lượng cafein trong nước ngọt có gas rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.

Một chai nước ngọt có gas 340g chứa tới 50-80mg cafein. Mỗi lần uống 1g chất này, khu trung khu thần kinh trung ương của bà bầu có thể bị hưng phấn, làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, hoa mắt, ù tai.  Tình trạng này khiến bà mẹ lo âu, mệt mỏi, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Không chỉ vậy, quá nhiều caffein trong nước ngọt có gas cũng có thể khiến bà bầu bị kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, khó chịu.

 

nước ngọt có gas

 

Khi uống nước ngọt có gas, khí CO2 hòa tan trong đó đi vào dạ dày khá nhiều. Khi vào dạ dày, nó tách ra khỏi nước, bốc lên phía trên, dạ dày co bóp và đẩy khí CO2 thoát ra ngoài gây ợ hơi. Quá nhiều khí CO2 vào cơ thể sẽ khiến bà bầu bị chướng hơi, đầy bụng trong khi bà bầu vốn đã gặp khó khăn về tiêu hóa.

Mẹ bầu thiếu chất, không đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi

Bên cạnh đó, lượng cafein lớn không chỉ kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu ở phụ nữ  mang thai mà còn phá vỡ các vitamin, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1. Khi bị thiếu vitamin B1, bà bầu sẽ bị mệt mỏi, chán ăn và táo bón.

Cũng theo tờ MissNews, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Nguyên nhân được cho là vì thành phần phosphate trong loại thức uống này sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm và tạo ra các chất không mong muốn cho cơ thể, gây hại cho thai nhi.

Acid photphoric trong nước ngọt có gas còn phản ứng với canxi, magie và kẽm, kích thích ngắn cho quá trình trao đổi chất, tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu. Bạn cảm thấy phải đi vệ sinh ngay lập tức. Quá trình này kéo nhiều canxi, chất dinh dưỡng và vitamin trong cơ thể ra ngoài.

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt có gas sẽ tăng cân nhưng cơ thể cả mẹ và thai nhi đều bị thiếu dưỡng chất.

Nói cách khác, nước ngọt có gas là một dạng thực phẩm có “năng lượng rỗng”, nghĩa là nó là nó chỉ tạo năng lượng chứ không cung cấp các dưỡng chất khác như vitamin, chất khoáng, chất xơ… Ví dụ, một lon nước ngọt 330ml cung cấp khoảng 150kCal, gần bằng năng lượng của một bát cơm nhưng không có các dưỡng chất như cơm.

Trong khi đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm rất nhiều dưỡng chất thông qua thực phẩm hằng ngày để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Uống nước ngọt có gas đồng nghĩa với việc bà mẹ sẽ ăn ít hơn các sản thực phẩm dinh dưỡng khác.

Nước ngọt có gas có thể tăng nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm trong thai kì

Không chỉ vậy, nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường rất cao. Do vậy, uống nhiều loại đồ uống này sẽ khiến căn nặng của mẹ tăng không thể kiểm soát, tăng nguy cơ bị các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp…

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ chưa chào đời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nghiên cứu của Đại học Y khoa tại Texas, Mỹ khẳng định, thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể khiến đứa trẻ dễ bị mắc một loạt các vấn đề sức khỏe: béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.

Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng cảnh báo, tiêu thụ nhiều đường có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thậm chí, thai phụ dù không bị tiểu đường nhưng có lượng đường trong máu cao hơn mức trung bình vẫn có nguy cơ gặp rủi ro tương tự khi sinh nở như người mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Hầu hết các tổ chức y tế đều khuyến cao, phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng lượng đường cao nếu muốn sinh con khỏe mạnh. Và tất nhiên, nước ngọt có gas là một loại đồ uống bà bầu nên tránh bởi nó chứa rất nhiều đường.

N.Tuệ (tổng hợp)

]]>
Khi nào nên siêu âm thai lần đầu? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-nen-sieu-am-thai-lan-dau-8672/ Sun, 22 Jul 2018 03:25:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-nen-sieu-am-thai-lan-dau-8672/ [...]]]>

(Tuyết A. – TP.HCM)

Ngày nay, siêu âm là phương hữu hiệu giúp chẩn đoán ra được nhiều bệnh, đặc biệt phát hiện mang thai rất sớm. Tuy nhiên, bạn không nên siêu âm quá nhiều khi tuổi thai chỉ mới hai đến 3 tuần, dù y học chưa  ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng thai nhi do siêu âm, tốt nhất sau ba tuần chậm kinh mới nên tiến hành siêu âm lần đầu. Siêu âm sớm vừa không có lợi cho thai vừa không có tác dụng phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của thai.

Sau khi được thụ tinh ở 1/3 đầu vòi trứng, từ giờ thứ 30 hợp tử di chuyển xuống tử cung và phân chia theo cấp số nhân 2; từ tế bào đầu tiên, nó phân chia thành 2 tế bào vẫn dính liền nhau rồi thành 4, 8, 16… Sau 5 ngày phát triển thành một khối nhỏ không lớn gọi là phôi bào; hai ngày sau nữa phôi vào đến tử cung và được vùi vào lớp niêm mạc để làm tổ; giai đoạn này phôi sẽ tiết ra HCG có trong nước tiểu. Vì thế sẽ biết có thai khi thử Quickstick, siêu âm có thể chưa thấy rõ; cho nên nếu trễ kinh nên mua dụng cụ thử thai ở nhà thuốc tây, thử thai qua nước tiểu, nếu thấy có 2 vạch màu hồng thì biết rằng mình đã có thai. Quá trình thụ thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Vì vậy, trong vòng 3 tuần đầu tiên, người phụ nữ có thể chưa thực sự mang thai, nên trong thời gian này nên tránh quan hệ, dễ gây sảy thai  Trong quá trình từ khi mang thai tới khi sinh, sản phụ chỉ nên đi thăm khám trung bình 7 lần với bác sĩ sản khoa, 3 lần siêu âm thai, theo dõi tim thai và các xét nghiệm máu thường quy, tiêm phòng uốn ván, tuần thứ 12 đo độ mờ da gáy vào tuần lễ 11 – 13: đo độ mờ da gáy (qua siêu âm) cùng xét nghiệm PAPP-A, Free- â HCG và tuổi mẹ giúp đánh giá nguy cơ hội chứng Down.

Sản phụ tăng thêm 9  – 11kg trong cả quá trình mang thai là lý tưởng, nếu tăng cân nhiều, 18 – 20kg, thường không tốt cho mẹ và bé vì khiến cả hai tăng nguy cơ bị đái tháo đường rất cao.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-phu-nu-mang-thai-va-sinh-de-de-bi-om-8639/ Sun, 22 Jul 2018 03:22:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-phu-nu-mang-thai-va-sinh-de-de-bi-om-8639/ [...]]]>

Trong thời kỳ mang thai, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể bị giảm sút do sự thay đổi về chuyển hóa lúc có thai, sự biến đổi lớn về nội tiết và sự biến dạng của cơ thể (bụng to, bị chèn ép, cơ hoành nằm giữa ngực và bụng bị đẩy lên cao…).

 

 

Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người có thai không phải chỉ ở mẹ mà thai nhi trong dạ con cũng có thể bị lây nhiễm do các mầm bệnh hoặc các độc tố của vi khuẩn từ máu mẹ vào thai qua bánh rau hoặc trực tiếp qua đường âm đạo, cổ dạ con từ dưới đi lên xâm nhập buồng ối. Do đó khi bà mẹ có thai, nếu bị mắc bệnh do vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng đều có thể nặng hơn so với mắc bệnh ngoài thời kỳ thai nghén. Nếu bệnh đã có tỷ lệ tử vong cao ở người bình thường, thì ở người có thai và sinh đẻ, tử lệ tử vong còn cao hơn nữa. Khi bị nhiễm khuẩn, tình trạng sốt, mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các loại virut, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ở mẹ, tùy từng loại mầm bệnh mà thai có thể bị nhiễm ở các thời kỳ khác nhau:

Đối với hầu hết các virut, do kích thước của các mầm bệnh rất nhỏ nên khi mẹ bị nhiễm thì các virut đó thường qua được rau để sang thai nhi ở bất kỳ tuổi thai nào. Nếu thai còn quá nhỏ (dưới 12 tuần, trong giai đoạn phôi đang hình thành các bộ phận của cơ thể) thì một số virut có thể gây dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc bệnh cúm thì không nên giữ thai.

Với các loại vi khuẩn, người ta thấy không phải lúc nào chúng cũng có thể xâm nhập thai vì còn phụ thuộc vào tuổi thai, cấu trúc của rau thai. Thông thường khi tuổi thai còn ít tuần, cấu trúc của các gai rau còn dày đặc thì hầu hết các loại vi khuẩn không đi qua được. Khi tuổi thai lớn đến gần ngày đẻ thì nhiều loại vi khuẩn có thể qua được rau để vào thai nhi do cấu trúc của gai rau thai đã mỏng đi. Chẳng hạn, khi người mẹ bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh này chỉ có thể xâm nhập vào thai từ tháng thứ 5 trở đi. Vì thế nếu người mẹ đang điều trị khỏi giang mai trước khi thai đầy 4 tháng thì nhiều khả năng con không bị mắc giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên, các độc tố của các loại vi khuẩn tiết ra trong cơ thể mẹ cũng có thể theo máu mẹ qua rau thai vào thai, gây nguy hiểm cho thai.

Với các loại ký sinh trùng (giun, sán), nếu người mẹ bị nhiễm, việc chuyển mầm bệnh sang cho con có khó khăn hơn so với các loại virut và vi khuẩn. Tuy vậy, người ta cũng thấy rằng ký sinh trùng sốt rét có thể truyền từ mẹ sang thai khi bà mẹ đang bị bệnh sốt rét mà sinh con. Tùy tình trạng nhiễm bệnh của mẹ mà thai nhi có thể mắc bệnh, có thể bị dị tật, có thể chết lưu. Nếu không thì thai cũng bị suy dinh dưỡng, không phát triển bình thường.

Sau khi đẻ, cơ thể người mẹ vẫn trong tình trạng dễ mắc bệnh như khi đang có thai. Ngoài ra, bà mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn bắt nguồn từ đường sinh dục, được gọi là nhiễm khuẩn sau đẻ (hay nhiễm khuẩn hậu sản). Nhiễm khuẩn sau đẻ có thể là nhiễm khuẩn tại chỗ ở âm hộ, âm đạo do các sang chấn khi đẻ tạo nên, có thể bị nặng hơn nếu bị nhiễm khuẩn ở dạ con. Vết bong ra trong dạ con được coi như một vết thương hở rất lớn trên cơ thể, lại không băng bó được như các vết thương ngoài da. Ở đó lúc này lại có máu và dịch là môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Hơn nữa vùng sinh dục lại ở vị trí dễ bị ô nhiễm (phân, nước tiểu bài tiết ngay cạnh). Vì thế, ở bà mẹ sau đẻ chỉ cần lơ là, mất cảnh giác một chút trong việc giữ gìn vệ sinh là có thể bị nhiễm khuẩn sau đẻ. Điều nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn đó không chỉ lưu trú ở bên trong dạ con mà có xu hướng lan rộng ra toàn bộ dạ con, vòi trứng, buồng trứng, lan vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (màng bụng), lan vào máu gây viêm tắc tĩnh mạch và nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong cho bà mẹ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đề phòng ra sao?

Bà mẹ khi có thai và sinh đẻ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm trên bằng các biện pháp sau:

– Thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn mặc, chỗ ở. Ngoài việc giữ vệ sinh chung, phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày.

– Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, nhiều bụi bặm, ô nhiễm hoặc có độ nóng, ẩm cao… Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có người bị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần tránh không cho bà mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với họ. Tốt nhất là cách ly người có bệnh hoặc cách ly bà mẹ có thai hoặc mới đẻ hay đang nuôi con nhỏ không cho tiếp xúc với người đó.

– Khi có thai, bà mẹ phải đi khám thai định kỳ đều đặn. Nếu thấy bị sốt hoặc có bất thường nào trong cơ thể cũng cần đi khám ngay để được phát hiện sớm, nhất là khi địa phương đang có dịch. Bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ hai mũi khi có thai và phải được uống thuốc phòng sốt rét nếu không trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành.

– Khi đẻ, cần đến đẻ tại các cơ sở y tế để được bảo đảm vô khuẩn khi chuyển dạ, khi đẻ và các chăm sóc sau đẻ.

– Sau khi đẻ xong vẫn cần thực hiện các điều kiện vệ sinh đối với phụ nữ và trong việc chăm sóc nuôi con. Có điều gì chưa rõ, nên trao đổi với thầy thuốc hoặc nữ hộ sinh để nhận được những lời khuyên đúng.

BS. Trần Đức

]]>
Phát hiện sớm dị tật bẩm sinh của thai nhi http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-di-tat-bam-sinh-cua-thai-nhi-8566/ Sun, 22 Jul 2018 03:07:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-som-di-tat-bam-sinh-cua-thai-nhi-8566/ [...]]]>

Phụ nữ mang thai cần đi khám định kỳ để khám phát hiện những nguy cơ và có hướng xử trí đúng.

Phụ nữ mang thai cần đi khám định kỳ để khám phát hiện những nguy cơ và có hướng xử trí đúng.

Nguyên nhân dẫn đến dị tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh

Sự biến đổi của môi trường, khí hậu đã có nhiều ảnh hưởng đến sự sinh sản của con người. Hiện nay, bên cạnh một số bệnh nhiễm khuẩn phổ biến, một số dị tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau: sai lệch di truyền (bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn gen, rối loạn chuyển hóa…); Trong quá trình mang thai, bà mẹ tiếp xúc môi trường độc hại (hóa chất, không khí, đất, nước…); Mẹ bầu bị nhiễm virut; Sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ; Bà bầu mắc các bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai: nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng sinh dục, mẹ bị tiểu đường và sử dụng insulin…

Vấn đề chẩn đoán trước sinh cho phép xác định hình thái, những bất thường về mặt cơ thể của thai nhi. Qua đó, tùy theo mức độ của từng trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục, hoặc đưa ra lời khuyên cho gia đình nên giữ hay bỏ thai cũng như cách theo dõi và chăm sóc cho bé sau sinh.

Một số phương pháp chẩn đoán trước sinh

Siêu âm độ mờ da gáy

Siêu âm độ mờ da gáy được thực hiện từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Để biết chính xác tuổi thai, bác sĩ siêu âm sẽ đo thai nhi từ đỉnh đầu đến dưới cùng của cột sống (gọi là chiều dài đầu – mông). Rồi sau đó sẽ đo độ dày của da gáy. Làn da sẽ xuất hiện như là một vạch có màu trắng, và chất dịch dưới da sẽ xem xét bằng màu đen giữa 2 vạch màu trắng.

Siêu âm thông thường được thực hiện qua đường bụng, nhưng đôi khi được thực hiện qua ngả âm đạo vì sẽ cung cấp cho hình ảnh tốt hơn.

Độ dày của da gáy bình thường lúc thai được 11 tuần khoảng 2mm và lúc thai được gần 14 tuần là khoảng 2,9mm. Độ mờ da gáy trên 4mm trẻ có nguy cơ bị hội chứng Down hoặc một số bệnh lý khác…

Cần lưu ý rằng hội chứng Down ở trẻ dựa trên tuổi mẹ phối hợp với đo độ mờ da gáy thai 11 tuần đến gần 14 tuần, nếu da gáy dày nhưng nhiễm sắc thể bình thường (trẻ không bị hội chứng Down), trẻ vẫn có nguy cơ cao bị dị tật tim thai.

Xét nghiệm Double test và Triple test

Xét nghiệm Double test và Triple test là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh và thai nhi không có não bộ.

Để thực hiện xét nghiệm Double test, Triple test bác sĩ sẽ lấy mẫu máu thai phụ. Thời gian làm xét nghiệm Double test: thực hiện vào tuần thứ 11 -13 của thai kỳ. Xét nghiệm Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 22, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần. Xét nghiệm này rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu xét nghiệm tiến hành đúng lúc, kết hợp cả xét nghiệm máu và siêu âm, thì độ chính xác cho các hội chứng Down và dị tật ống thần kinh đạt 90 – 96%.

Xét nghiệm huyết thanh thai phụ

Bác sĩ sẽ lấy máu của thai phụ để xét nghiệm. Đây là một xét nghiệm tìm 3 chất trong máu của thai phụ gồm có AFP (alpha-fetoprotein), beta-hCG toàn phần và uE3 (estriol không liên hợp). Kết quả này được tính toán cùng với cân nặng, chiều cao của thai phụ, tuổi thai… để phát hiện những nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Thời gian làm xét nghiệm tốt nhất từ tuần thứ 15-20, để đạt kết quả chính xác là tuần 16-18 trong thai kỳ.

Phương pháp này cho phép phát hiện những bất thường về chức năng các bộ phận của cơ thể.

Phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi

Khảo sát và phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi qua nuôi cấy tế bào ối nhằm phát hiện những bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể, qua đó phát hiện sớm những bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Turner…

Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi cho hiệu quả cao với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ thành công cao hơn, giảm tỷ lệ thai bất thường ở những thai phụ lớn tuổi, tìm ra nguyên nhân thất bại nhiều lần của thụ tinh trong ống nghiệm, sẩy thai liên tiếp, thai bị dị tật, phát hiện nhiều bệnh di truyền theo giới tính, những bệnh lý liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể, đơn gen…

ThS. Phạm Tố Ngân

]]>