Thai lưu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 14 Jan 2019 03:08:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Thai lưu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thai lưu, ảnh hưởng sức khỏe thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-luu-anh-huong-suc-khoe-the-nao-17773/ Mon, 14 Jan 2019 03:08:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-luu-anh-huong-suc-khoe-the-nao-17773/ [...]]]>

Trong thời gian sống trong tử cung, mặc dù được mẹ bảo vệ nhưng thai vẫn có thể bị chết ở bất kỳ thời điểm nào.

Thai chết lưu trong trường hợp còn quá non tháng (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi. Nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn thì sẽ sẩy (thai 3-6 tháng) hoặc đẻ (thai trên 6 tháng) ra ngoài. Tuy vậy, thời hạn từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ở mỗi người một khác. Thông thường, thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn.

Sự ảnh hưởng của thai chết lưu trong tử cung

Điều nguy hiểm nhất đối với người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Điều nguy hiểm thứ hai là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết nặng ở người mẹ sau sẩy hoặc đẻ.

Thai chết lưu không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tổn thương tinh thần của người phụ nữ và gia đình, đặc biệt là những gia đình hiếm muộn. Vì vậy, việc khám sức khỏe, tiêm phòng trước khi mang thai và kiểm soát thai trong thời gian mang thai là hết sức quan trọng.

Một băn khoăn thường gặp của nhiều chị em là sau khi thai lưu bao lâu sau thì nên có thai lại và lần mang thai sau có bị thai lưu không? Về vấn đề này cần hiểu như sau: trường hợp thai phụ bị thai lưu thì sau 6 tháng mới nên có bầu tiếp. Thai phụ bị lưu thai cũng không nên lo lắng thái quá về việc sinh con. Thực tế có rất nhiều chị em tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của bác sĩ và vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh bình thường. Người phụ nữ đã có tiền sử bị thai lưu thường được bác sĩ kê thuốc giữ thai ngay khi mới có thai để ngăn chặn tình trạng này xảy ra lần nữa.

Để phòng tránh tình trạng thai chết lưu, trước khi thụ thai, cả vợ và chồng cùng phải chú ý chế độ ăn uống, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè… Người mẹ cần tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường ô nhiễm, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái và nhớ đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

BS. ĐINH MẠNH TRÍ

]]>
Cách phòng thai lưu từ sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-thai-luu-tu-som-15129/ Mon, 13 Aug 2018 02:58:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-thai-luu-tu-som-15129/ [...]]]>

Khi thai chết lưu, người mẹ nhận thấy một số dấu hiệu bất thường sau: thai không còn cử động, bụng nhỏ dần đi, vú căng và tiết sữa, âm đạo tiết ra nhiều các chất màu đỏ sẫm. Nếu thời gian thai đã chết lâu, người mẹ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng. Nhiều trường hợp âm đạo chảy ra các chất có mủ.

Thai chết lưu không có biến chứng không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ nếu được phát hiện và xử lý sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, trường hợp thai chết không bị sẩy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, thì mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.

Đối với thai 1-2 tháng tuổi, khi chết sẽ tự tiêu biến đi, nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn từ 3-6 tháng sẽ dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non nếu thai trên 6 tháng.

Thời gian kể từ khi thai chết đến lúc sảy hoặc đẻ ra ngoài ở mỗi thai phụ khác nhau. Nếu thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn. Quá trình sảy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sảy hoặc đẻ bình thường, nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Lúc này, người mẹ cũng có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ tử cung phải mở hết thì thai mới có thể ra được. Tuy nhiên, một số trường hợp thai chết không bị sảy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, do vậy nếu không lấy ra sớm thì bà mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.

Thai chết lưu càng sớm được phát hiện và can thiệp thì càng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Siêu âm là một trong những phương pháp có thể giúp phát hiện sớm hiện tượng này. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, người mẹ cần đi khám ngay để được can thiệp kịp thời.

Phòng ngừa thai lưu

Phòng tránh hiện tượng thai chết lưu, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải chú ý chế độ ăn uống, không dùng các chất kích thích, như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy… Người mẹ cần tránh làm việc nặng, làm việc quá sức; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường ô nhiễm; ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Bác sĩ Trần Thị Hạnh

]]>
Thai lưu, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-luu-vi-sao-8573/ Sun, 22 Jul 2018 03:09:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-luu-vi-sao-8573/ [...]]]>

Nguyễn Thị Thùy Dương([email protected] )

Thai lưu có nhiều nguyên nhân: có nguyên nhân từ mẹ, từ thai, từ trứng, tinh trùng hay nhiễm sắc thể bất thường… Tuy nhiên, có đến 50% là không rõ nguyên nhân.

Ở tuổi thai dưới 20 tuần, nhiều trường hợp thai chết lưu âm thầm, không có triệu chứng làm cho chẩn đoán khó khăn. Bệnh nhân có các dấu hiệu có thai như: chậm kinh, nghén, bụng to dần, hCG trong nước tiểu dương tính, siêu âm đã thấy thai và hoạt động tim thai. Ra máu âm đạo tự nhiên, ít một, không đau bụng, máu đỏ sẫm hay nâu đen.

Đây là dấu hiệu phổ biến của thai dưới 20 tuần bị chết lưu; Tử cung bé hơn tuổi thai: Bệnh nhân thấy bụng bé đi hay không thấy bụng to lên mặc dù mất kinh đã lâu. Khi khám thấy thể tích tử cung bé hơn so với tuổi thai, mật độ tử cung đôi khi chắc hơn so với tử cung có thai sống. Xét nghiệm tìm hCG trong nước tiểu chỉ âm tính sau khi thai đã chết một thời gian (hằng tuần).

Siêu âm là thăm dò có giá trị, cho chẩn đoán sớm và chính xác. Trên siêu âm có thể thấy âm vang thai rõ ràng mà không thấy hoạt động của tim thai. Hoặc chỉ nhìn thấy túi ối mà không thấy âm vang thai – còn gọi là hình ảnh túi ối rỗng. Hình ảnh túi ối rỗng càng chắc chắn là thai lưu nếu kích thước lớn (đường kính trên 35mm), bờ túi ối méo mó, không đều.

Trong những trường hợp nghi ngờ, nên kiểm tra lại bằng siêu âm sau 1 tuần xem tiến triển của túi ối để có kết luận chính xác. Nếu em băn khoăn thì nên đi kiểm tra bằng siêu âm, nếu đúng thai lưu thì nên hút bỏ càng sớm càng tốt, để lâu có thể ảnh hưởng rối loạn đông máu.

BS. Kim Oanh

]]>