tay chân miệng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 30 Oct 2018 14:27:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tay chân miệng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Lưu ý phòng bệnh tay chân miệng trong mùa dịch http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-phong-benh-tay-chan-mieng-trong-mua-dich-16638/ Tue, 30 Oct 2018 14:27:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-phong-benh-tay-chan-mieng-trong-mua-dich-16638/ [...]]]>

Theo Cục Y tế Dự phòng, 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Có đến 6 ca tử vong thuộc khu vực phía Nam, trong khi năm 2017 chỉ có một trường hợp tử vong do tay chân miệng và năm 2016 không có ca nào.

Bệnh do vi trùng đường ruột Ente’virus (EV71) và Coxcakieruses gây ra, chủ yếu lây theo đường tiêu hoá, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Điều đáng lo ngại là năm nay, khoảng 21% trẻ mắc bệnh tay chân miệng năm nay do EV71 – Chủng virus dễ gây biến chứng nặng và tử vong nhất.

Dịch tay chân miệng có thể diễn biến phức tạp, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh. Do đó, phụ huynh nên nắm chắc các thông tin dưới đây để có hướng phòng ngừa và xử trí kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Virus tay chân miệng lây lan rất nhanh qua đường tiêu hóa, các chất tiết từ mũi miệng, phân của trẻ bệnh. Để ngừa tay chân miệng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch.

– Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng khi ở trong đợt dịch. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ; sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.

– Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, ngậm vú giả. Cắt móng tay và chân cho trẻ sạch sẽ, kể cả người lớn.

– Rửa sạch đồ chơi, sàn nhà, khăn mặt bằng xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng.

– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông ((sữa tắm không đủ khả năng diệt khuẩn).

– Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh khác hoặc người nghi ngờ mắc tay chân miệng.

Ảnh: SignatureCare Emergency Center

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nguy cơ lây lan mạnh nhất là trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung, hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng lúc trẻ hắt hơi, ho. Vì vậy ở lớp học, trẻ nhiễm bệnh dễ dàng lây lan cho nhiều bạn khác. Nếu nhiễm thì nên cách ly ở nhà, không tới trường trong vòng 10-14 ngày đầu. Ở Malaysia, 701 trường học và mầm non cũng đang đóng cửa để ngừa dịch bùng phát.

Virus tay chân miệng tồn tại 3-6 ngày trong cơ thể trẻ trước khi gây ra những triệu chứng đầu tiên. Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tồn tại trong đường hô hấp của bé 1-3 tuần, trong phân vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, ngay cả khi khỏi bệnh, mẹ vẫn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để bé tiếp xúc nhiều với trẻ khỏe mạnh làm dịch nghiêm trọng hơn.

Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo dõi trẻ bệnh sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng… là những việc mẹ nên làm.

Theo dõi bệnh: Theo dõi cơn sốt của trẻ, cho uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C theo chỉ dẫn của bác sĩ, chọn thuốc vị cam dễ uống nếu trẻ dễ nôn trớ. Liều đúng là 10-15 mg paracetamol trên 1 kg cân nặng mỗi lần, ví dụ, trẻ nặng 10-15kg sẽ dùng một gói thuốc hạ sốt Hapacol chứa 150mg paracetamol. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, tổng liều không quá 60mg/kg trong 24h. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng với paracetamol, cần dùng chế phẩm chứa ibuprofen.

Ảnh: MomJunction

Vệ sinh cơ thể: Tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối để tránh bội nhiễm. Tránh bọc bé trong chăn kín, kiêng gió và ánh nắng mặt trời khiến bệnh nặng hơn. Một số người sốt ruột chọc vỡ bóng nước cũng hoàn toàn không nên, bởi chúng sẽ dần xẹp xuống và mất đi.

Dinh dưỡng: Trẻ loét miệng cần ăn thực phẩm mềm mịn, mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như cháo, sữa, sữa chua, nước ép hoa quả… Trẻ mắc chân tay miệng thường rất biếng ăn, nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít. Trẻ còn bú mẹ thì cần tăng số cữ lên, vì mỗi lần bé bú ít đi. Sau khi ăn bé nên súc miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi 3- 4 giờ mới ăn bữa khác. Tránh thực phẩm cay, nóng, cứng; uống nước nóng hoặc quá lạnh đều làm tăng đau miệng, viêm loét.

Thăm khám y tế: Phần lớn trẻ mắc tay chân miệng sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Song cần đến bệnh viện ngay nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 48 tiếng và không đáp ứng với thuốc hạ sốt chứa paracetamol, kèm quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình khi ngủ, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân…

Nếu để trễ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, dẫn đến tử vong.

Nguồn Tổ chức Y tế Thế giới: http://www.un.org.vn/vi/feature-articles-press-centre-submenu-252/2055-information-sheet-from-who-on-hand-foot-and-mouth-disease

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433

Số Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

]]>
Làm thế nào để xác định chính xác con bị mắc tay chân miệng? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-the-nao-de-xac-dinh-chinh-xac-con-bi-mac-tay-chan-mieng-16439/ Wed, 17 Oct 2018 14:26:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-the-nao-de-xac-dinh-chinh-xac-con-bi-mac-tay-chan-mieng-16439/ [...]]]>

Theo  PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh tay chân miệng do vi rút gây nên, bệnh lây theo đường tiêu hoá, vì vậy rất dễ lây trong nội bộ gia đình cũng như trong các nhà trẻ. Ở nhà trẻ, trẻ ăn chung bát, chung thìa, bò lê dưới đất, tay chân bị nhiễm vi rút sau đó bé mút tay, mút đồ chơi mà điều quan trọng nhất trong nhà trẻ chỉ cần 1 cháu bị bệnh, qua cách như trên thì dẫn đến các cháu khác trong cùng nhà trẻ bị bệnh.

Theo đó, PGS. Huy khuyến cáo, để phòng lây lan thì cần cả gia đình cùng thực hiện vệ sinh như rửa tay thường xuyên, đối với các cháu nhỏ mỗi lần đi vệ sinh phải quản lý phân đúng chỗ, cho vào bồn và xả ngay (tốt nhất là có thêm chất khử khuẩn). Cần chú ý trong vấn đề vệ sinh ăn uống.

Cũng theo PGS. Huy,  biểu hiện của bệnh tay chân miệng là trẻ thường mệt mỏi quấy khóc, sau 6 – 12 tiếng có sốt, thông thường là sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, có 1 số cháu không sốt hoặc chỉ sốt thoáng qua.

PGS. TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Sau sốt từ 24 – 48 tiếng, bắt đầu thấy trẻ có biểu hiện có nốt phỏng nước ở miệng, sau 1 – 2 giờ do các cháu mút nên vỡ ra tạo vết loét trên niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng, có thể thấy những ban đỏ xung quanh miệng.

Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân có những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc, những nốt này thường khô và đóng vảy sau 2. 3 ngày,sau đó bong ra.

Ngoài ra, các cháu có thể có ban đỏ ở chân, mông, đùi, hoặc cẳng tay.

Ngoài các biểu hiện chính như đã nói ở trên, các cháu còn nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mũi rồi đi ngoài phân lỏng 2 -3 lần trong ngày trong 2, 3 ngày.

Bệnh thường diễn biến trong vòng 5 ngày sau đó đi vào trong giai đoạn ổn định, các vẩy trong lòng bàn tay bong ra, trẻ ăn trở lại. Tuy nhiên, có 1 tỷ lệ nhỏ 1/1000 có thể có biến chứng nặng.

“Để phòng bệnh này, hiện nay chưa có vắc – xin, vì vậy chúng ta phải thực hiện hai biện pháp chính như tăng cường vệ sinh:  cụ thể như rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ bát đĩa riêng, huấn luyện cho các cháu không mút tay, ngậm đồ chơi và các cháu cần vệ sinh đúng chỗ. Ngoài ra, cần phát hiện kịp thời những cháu trong nhà trẻ có biểu hiện ốm đau bất thường được đi khám và cách ly ngay để không lây truyền cho các cháu khác”. PGS. Huy lưu ý.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau để phòng chống bệnh tay chân miệng

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

H.N

]]>
Không nên đưa trẻ bệnh nhẹ vào BV tuyến cuối tránh lây nhiễm chéo http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-dua-tre-benh-nhe-vao-bv-tuyen-cuoi-tranh-lay-nhiem-cheo-16438/ Wed, 17 Oct 2018 14:25:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-dua-tre-benh-nhe-vao-bv-tuyen-cuoi-tranh-lay-nhiem-cheo-16438/ [...]]]>

Ngày 12/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia lễ phát động “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Quận Thủ Đức, TP.HCM và làm việc với các bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi người dân đừng đưa trẻ bệnh nhẹ vào các bệnh viện tuyến cuối vì tăng nguy cơ lây bệnh khác, làm trầm trọng tình trạng sức khoẻ của con trẻ

Bộ trưởng Kim Tiến đã kêu gọi người dân cần phải nhận thức được, bệnh viện tuyến cuối là nơi nhận những ca bệnh nặng, đầy biến chứng; đừng đưa trẻ đang mắc bệnh nhẹ vào những nơi đó. Chúng ta đã từng có một “bài học cay đắng” với mùa dịch sởi ở BV nhi Trung ương Hà Nội trước đó, bệnh nhi càng vào càng nặng, càng tăng tỷ lệ tử vong vì lây chéo sởi, tay chân miệng và các bệnh khác…

Đối với các ca bệnh nhẹ, BV tuyến trên có thể điều trị trong ngày, chuyển về phòng khám vệ tinh, bệnh viện quận huyện. Còn nếu bệnh nhẹ nào cũng chuyển lên tuyến trên, bên cạnh sự chật chội, quá tải, thiếu giường phải nằm ghép, bác sĩ không đủ sức theo dõi.

Một số bệnh viện như BV Nhi Đồng 1 không gian nhỏ, không gian cách ly chật hẹp… tăng lây nhiễm chéo nhiều, nhiễm khuẩn bệnh viện tăng. Trẻ càng dễ nhiễm thêm bệnh, không chỉ sởi mà có thể mắc thêm viêm hô hấp, cúm, tay chân miệng, viêm màng não mủ…

Hiện nay, các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 – 2017.

Khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 2 là nơi để điều trị các bệnh nhi nặng

Tuy vậy trong thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng và sởi bắt đầu có sự gia tăng tại một số địa bàn nơi tập trung đồng dân cư, giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…

Trong khi đó, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế.

Ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), còn phó mặc cho ngành y tế.

Dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.

Biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng:

–         Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

–         Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

–         Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

–         Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

–         Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

–         Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Rửa tay là một trong những hàng rào phòng vệ giúp cơ thể khoẻ mạnh dễ làm và hiệu quả

Các biện pháp phòng, chống bệnh sởi:

–         Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

–         Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

–         Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

–         “Lật úp” tất cả dụng cụ hay vật chứa nước như lốp xe, chén nước ngoài bàn thờ;

–         Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…;

–          Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

–         Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

An Quý

]]>
Ngăn chặn bệnh tay chân miệng bùng phát http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-benh-tay-chan-mieng-bung-phat-16327/ Tue, 09 Oct 2018 14:25:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-benh-tay-chan-mieng-bung-phat-16327/ [...]]]>

Gia tăng bệnh nhi tay chân miệng ở Quảng Ngãi và phía Nam

Thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, số ca mắc tay chân miệng (TCM) ở Quảng Ngãi gần 900 ca. Số lượng bệnh nhi điều trị nội trú ngày càng tăng, diễn biến bệnh phức tạp, nhiều ca nặng.

Tại Khoa Nhi – Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi, trung bình mỗi ngày tiếp nhận, điều trị gần 100 ca bệnh TCM ở trẻ em. Trong số này, có 30% ca bệnh có dấu hiệu nặng cần theo dõi, 15% ca bệnh chuyển độ nặng 2B1, 2B2.

Giám đốc Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Đình Tuyến cho biết, các ca bệnh nặng có nguy cơ biến chứng viêm não, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, phù phổi nếu không can thiệp kịp thời. Trường hợp ca bệnh nặng từ 2B trở lên đều có chuyển biến nhanh, nguy hiểm đến tính mạng.

“Chúng tôi theo dõi sát những ca bệnh nặng để phát hiện đúng thời điểm vàng và sớm can thiệp. Hiện, ca bệnh nặng chúng tôi truyền thuốc, điều trị tích cực để giảm nguy cơ biến chứng cho trẻ”, BS. Nguyễn Đình Tuyến thông tin.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi cho biết, những năm trước, các týp bệnh TCM bình thường xảy ra trong cộng đồng và có hiện tượng phát sinh miễn dịch với týp đó. Hiện nay có đột biến gene của virut đó nên chưa có sự miễn dịch trong cộng đồng nên số ca mắc tăng hơn so năm ngoái. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân cộng hưởng khiến ca bệnh tăng cao là đang chu kỳ dịch trong năm, thời điểm giao mùa trùng thời gian trẻ tựu trường dễ bùng phát dịch bệnh TCM.

 

Ngăn chặn bệnh tay chân miệng bùng phátDấu hiệu bệnh tay chân miệng.

 

Hiện, ngành y tế tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi cũng tăng cường công tác dự phòng, hạn chế bệnh bùng phát. Các giải pháp chính là hướng dẫn người dân, các trường học vệ sinh cá nhân cho con em, đồ chơi của trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, theo dõi phát hiện chẩn đoán sớm các biến chứng.

Số ca mắc bệnh TCM tại TP.HCM tăng đột biến. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM cho biết, số ca nhập viện từ các tỉnh cũng tăng nhanh, gần 60% ca bệnh TCM đang điều trị tại Sài Gòn được chuyển đến từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ và miền Trung, Tây Nguyên đang gia tăng áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2.

Hà Nội: 10 ca mắc tay chân miệng do nhiễm chủng EV71

PGS.TS. Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 200 trường hợp mắc bệnh TCM. Đặc biệt, trong số đó đã có hơn 10 trường hợp nhiễm chủng vi rút EV71.

Theo PGS. Điển, nhóm mắc virut EV không nhiều, đặc biệt là EV71. Đây là chủng virut có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. EV71 cũng được biết đến như một loại virut có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, làm cho bệnh nặng hơn. “Tuy nhiên, những trường hợp vừa được cấp cứu tại viện cũng không mắc phải những biến chứng quá nặng nề so với những năm trước”, BS. Điển nói.

Theo các chuyên gia, có hai tác nhân chính gây ra bệnh TCM đó là chủng virut CVA16 và EV71, trong đó, tỷ lệ mắc TCM gây ra bởi EV71 thường thấp hơn nhưng dễ gây ra biến chứng nặng hơn.

 

3 dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Đây là tình trạng các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn – đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Đó là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Thanh Loan

]]>
Bệnh tay chân miệng http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-tay-chan-mieng-10522/ Wed, 25 Jul 2018 07:14:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-tay-chan-mieng-10522/ [...]]]>

Điều quan trọng là bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu bệnh thật sớm để đưa trẻ đến cở sở y tế, cũng như cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ.

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là do virút Coxsackie gây nên. Virút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Các đường lây truyền bệnh  chủ yếu như sau:

– Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi.

– Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi sẽ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.

– Lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Virút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương da và niêm mạc.

Bệnh tay chân miệng

Triệu chứng

Sốt: triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh tay chân miệng. Sốt nhẹ (37,5 – 380C) hoặc sốt cao (38– 390C).

Hiện nay chưa có vắcxin để phòng bệnh tay chân miệng

 

Loét miệng: hiện tượng này là do các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, trên niêm mạc miệng vỡ ra tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.

Bóng nước: xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông, ấn không đau.

Trường hợp không điển hình: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban. Hoặc không có bóng nước mà chỉ hồng ban đơn thuần. Hoặc chỉ loét miệng đơn thuần.

Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng: sốt cao không giảm, nôn ói nhiều, tay chân run, dáng đi loạng choạng, thở nhanh, khi ngủ hay bị giật mình.

Bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu trên ở trẻ để cho trẻ nhập viện ngay.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, hay không ăn uống được do các vết loét bên trong niêm mạc miệng gây rất đau đớn. Ngoài ra trẻ còn bị sốt cao, nôn ói… nên rất mệt mỏi và khó chịu, rồi quấy khóc; vì vậy trẻ không ăn uống được hay biếng ăn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm kích thích sự ngon miệng như các loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin chẳng hạn: rau dền đỏ, rau mồng tơi… Thức ăn nên được xay thật nhỏ, mềm và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ hấp thu.

Bệnh tay chân miệng

Cho trẻ các thực phẩm giàu kẽm (tăng sự ngon miệng, tăng sức đề kháng, mau lành các vết loét trong miệng, bảo vệ vị giác…) như: sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt cừu, thịt heo nạc… hoặc viên Farzincol. Cho trẻ các thực phẩm giàu nước, mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, quýt, cà chua, ổi, bưởi… Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chú ý tránh cho trẻ các thức ăn cay, nóng, cứng. Tránh dùng các loại thìa muỗng cứng, sắc cạnh  đút cho trẻ vì sẽ đụng đến các vết loét trong miệng, khiến trẻ đau, sợ hãi, bỏ ăn uống.

Đối với trẻ còn bú mẹ thì cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc còn khỏe. Khi trẻ  giảm bệnh (khoảng 4 – 5 ngày sau) và hết các vết loét trong miệng thì cần khuyến khích, động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại hợp với lứa tuổi, không kiêng khem để phòng tránh suy dinh dưỡng. Sau khi ăn, nên súc miệng trẻ thật sạch và nhịn hoàn toàn trong 3 – 4 giờ sau mới cho ăn uống trở lại.

Phòng bệnh

Hiện nay chưa có vắcxin để phòng bệnh tay chân miệng. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý những điều sau để tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh khi đang mùa dịch:

Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.

Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%.

Hạn chế tình trạng ngậm tay ở trẻ nhỏ và dứt khoát tật này ở trẻ lớn. Không cho trẻ nhỏ ngậm vú giả. Luôn cắt móng tay và móng chân cho trẻ sạch sẽ, kẻ cả người lớn.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

]]>
Theo dõi trẻ bị tay – chân – miệng tại nhà http://tapchisuckhoedoisong.com/theo-doi-tre-bi-tay-chan-mieng-tai-nha-10481/ Wed, 25 Jul 2018 07:08:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/theo-doi-tre-bi-tay-chan-mieng-tai-nha-10481/ [...]]]>

Đinh Thị Tuyết Mai ([email protected])

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm nhưng cao điểm vào các tháng nóng và mưa nhiều. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Giai đoạn ủ bệnh tay – chân – miệng từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh: Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh; Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Để phòng bệnh tay – chân – miệng, người chăm sóc trẻ cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn. Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh cần đưa đi khám. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>