tập thể hình – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 18 Dec 2018 15:17:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tập thể hình – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đau đầu khi tập thể hình, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-khi-tap-the-hinh-vi-sao-17406/ Tue, 18 Dec 2018 15:17:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-khi-tap-the-hinh-vi-sao-17406/ [...]]]>

Tập thể hình (tập gym) là để tăng cường sức khỏe, vậy mà không ít trường hợp bị đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình, khiến trạng thái tinh thần họ thêm căng thẳng, lo sợ. Hội chứng đau đầu khi tập thể hình cần được hiểu đúng và có biện pháp phòng ngừa để không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Biểu hiện đa dạng của đau đầu khi tập luyện

Triệu chứng đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình có biểu hiện đa dạng như: khi đang tập thì bị đau khắp vùng đầu nửa trên, bị đau nhói từ đoạn sau gáy chạy lên thẳng đỉnh đầu, đau kiểu giật giật theo nhịp của tim đập, ngồi nghỉ 5 phút đỡ dần nhưng tập lại đau hoặc chỉ đau nửa đầu bên trái.

 

tap the hinh, cac buoc tap the hinh

Người tập thể hình cần có giáo án tập phù hợp sức khỏe (ảnh minh họa).

 

Tập thể hình cũng như các hình thức tập luyện khác mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Về cơ bản, thể dục giúp giảm tần suất và cường độ đau đầu nhờ việc giải phóng endorphin và tăng cường lượng máu lưu thông trên não. Tập luyện đều đặn còn tăng chất lượng giấc ngủ và giảm stress – đây là những yếu tố cơ bản cho một trí tuệ sảng khoái và minh mẫn, nâng cao hiệu suất làm việc. Việc đau đầu khi tập thể hình có thể do nhiều nguyên nhân như: tăng lượng máu và ứ trệ máu ở não, tăng CO2 trong máu, tăng acid lactic trong máu, căng cơ ở vùng đầu mặt nhiều, mạch tăng quá nhanh…Trước hết, các bạn cần biết về hai loại đau đầu khi tập luyện:

Đau đầu tiên phát: Thường ít nguy hiểm, nguyên nhân trực tiếp do vận động quá sức. Thường chỉ kéo dài trong 5 phút đến tối đa là 2 ngày.

Đau đầu thứ phát: Rất nguy hiểm, bởi do ảnh hưởng của nguyên nhân bệnh lý khác như: chảy máu, u,… Biểu hiện: giảm thị lực, nhìn mờ, chóng mặt, lơ mơ, mất ý thức, cổ cứng, trạng thái đau kéo dài rất lâu… Đau đầu thứ phát cần được khám và chữa trị khẩn cấp.

Hội chứng đau đầu khi tập luyện gắng sức có nguy hiểm không?

Đối với những bệnh nhân của chứng đau đầu khi tập luyện gắng sức cần chụp cộng hưởng từ để loại bỏ dị thường, thương tích và xuất huyết vỏ não.

Để xác định nguyên nhân gây đau đầu khi tập thể hình, bước đầu tiên là nhờ sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra các bệnh lý. Nếu không phải, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bạn. Bạn có ăn hay uống trước buổi tập để tăng lượng đường trong máu hay tránh tình trạng mất nước không? Sau khi loại trừ các nguyên nhân trên thì nhiều khả năng nguyên nhân thực tại đa phần chứng đau đầu khi tập thể hình đều do đau đầu tiên phát, tập luyện quá sức, tập các bài tập không phù hợp thể lực hoặc do giáo án tập luyện quá nặng, gây áp lực cho chính người tập…

Chứng đau đầu do tập luyện gắng sức thường xảy ra trong hoặc sau khi tập những động tác đòi hỏi sử dụng sức lực rất lớn từ nhiều cơ bắp như: tập tạ nặng, hít xà, nâng đẩy… thực hiện động tác khi gần đến ngưỡng thất bại hoặc thất bại. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng não phía sau đầu. Điều này có thể hiểu như sau: khi tập luyện gắng sức quá độ, nhịp tim sẽ rất nhanh, đi cùng với đó là huyết áp tăng. Các mạch máu trong não bị giãn nở hơn mức bình thường và gây áp lực lên màng não, vỏ não, tạo nên các cơn đau đầu. Khi nghỉ ngơi, nhịp tim và huyết áp giảm làm cơn đau giảm theo, nhưng vẫn còn đau âm ỉ do não rất nhạy cảm. Nếu bạn lại tiếp tục tập luyện ngay sau đó, cơn đau sẽ lại ập đến và có thể nặng hơn. Cũng có trường hợp đau đầu không phải do tập quá sức mà nguyên nhân chính là việc hít thở quá nhanh dẫn đến co thắt mạch máu – là nguyên nhân gây sự phản ứng giãn nở của mạch máu và kết quả là các cơn đau tiền đình. Loại đau đầu này đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội ở một bên đầu và kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thêm vào đó, chứng này thường xuất hiện sau các hoạt động ưa khí và tần suất sẽ cao hơn nữa khi thời tiết nóng.

Chứng đau đầu khi tập luyện gắng sức còn có thể bị cộng hưởng bởi các yếu tố như:

Cổ đang ở tư thế không thuận lợi: điều này dễ xảy ra ở các trường hợp bị đau khi đang thực hiện động tác hít xà, cổ ngửa ra sau quá nhiều, dẫn đến chèn ép động mạch máu lên não, kết hợp với những động tác gắng sức quá nên cơn đau xuất hiện.

Cơ thể bị thiếu nước khi tập luyện: làm máu đặc hơn, lưu thông kém hơn, máu khó đưa lên não nên dễ gây ra các cơn đau đầu.

Giữ hơi quá lâu khi tập: như ở động tác đẩy ngực, bạn để tạ đi xuống, hít vào và bắt đầu giữ hơi từ điểm thấp nhất của tạ. Khi đẩy tạ lên đến điểm cao nhất mới bắt đầu thở ra. Đây gọi là giữ hơi, khi giữ hơi lâu dễ làm huyết áp tăng đột biến gây đau đầu. Đặc biệt, huyết áp tăng vọt sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, nên khi tập thể hình mọi người cần lưu ý điều chỉnh trạng thái cơ thể cho phù hợp.

Tập luyện ở nơi nóng bức, không thoáng khí, thiếu ôxy, ẩm thấp: cũng là một nguyên nhân thúc đẩy hội chứng đau đầu do các hoạt động thể chất.

Cách phòng tránh cơn đau đầu khi tập luyện

Khi bị đau đầu do tập luyện, dù nguyên nhân nào đi nữa, điều đó cũng cho thấy cách tập hiện giờ của bạn là không đúng và không an toàn. Bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn bạn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn. Tập luyện với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất. Đây cũng là lý do vì sao khi tập tạ hay hít xà không nên để đầu ngẩng lên quá cao. Không để nhịp tim tăng nhanh đột biến và vượt quá mức mình có thể cảm nhận được là an toàn. Luôn uống đủ nước khi tập luyện, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất. Đừng quên cả việc uống nước trong cả ngày, tuyệt đối không để cảm thấy khát. Không giữ hơi khi tập: co cơ thì thở ra, giãn cơ thì hít vào. Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ. Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều ôxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu ôxy. Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị cơn đau đầu do gắng sức hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 1 tuần. Việc vội vàng lao vào tập luyện có thể làm các cơn đau đầu trầm trọng thêm. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu đau ngày một tăng dần.

BS. Nguyễn Đức Hùng

]]>
6 sai lầm nên tránh khi tập thể hình http://tapchisuckhoedoisong.com/6-sai-lam-nen-tranh-khi-tap-the-hinh-10340/ Wed, 25 Jul 2018 06:50:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-sai-lam-nen-tranh-khi-tap-the-hinh-10340/ [...]]]>

Tuy nhiên không phải ai cũng đạt được hiệu quả với vóc dáng mình mong đợi. Môn thể thao này đòi hỏi những nguyên tắc nhất định khi tập luyện. Nếu tập luyện không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, đồng thời còn tiêu hao sức lực và phản tác dụng. Dưới đây là những lỗi nghiêm trọng thường gặp nhất khi tập gym mà mọi người nên tránh.

Dinh dưỡng chưa phù hợp

Dinh dưỡng cho người tập gym rất quan trọng. Hãy nhớ ăn uống điều độ không nên ăn quá nhiều và chia nhỏ bữa ăn. Không nên chỉ tập trung vào dung nạp calo mà còn phải chú ý đến tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và số lượng bữa ăn mỗi ngày. Lượng calo cần phải nạp nhiều calo hơn mức sử dụng mỗi ngày. Dù gì thì chúng ta cũng cần phải tiêu thụ nhiều calo để có thể tăng số lượng cơ bắp. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng của từng bữa ăn cũng nên ở mức quy định. Một bữa ăn cho người tập gym nên có 50% là carbonhydrate, 30% đạm và 20% chất béo là vừa đủ cho quá trình sản sinh cơ bắp. Nhiều người vì mong muốn mau có cơ bắp mà đã phá vỡ quy luật này. Tập trung quá nhiều dinh dưỡng vào một bữa ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và khi vào phòng tập sẽ trở nên ì ạch.

Bạn có thể đốt cháy 400 calorie trong một giờ tập nhưng với điều kiện không mang theo thức ăn như bánh mì burger, khoai tây chiên trong quá trình tập. Nếu bạn đang muốn có thân hình khỏe khoắn, hãy tạm biệt những thức ăn chiên dầu, nhiều mỡ. Ăn nhiều chất béo trong hoặc ngay sau tập luyện sẽ dẫn đến phản tác dụng. Đối với những người đang phấn đấu có một thân hình vạm vỡ, nhiều cơ, nên hướng đến chế độ ăn cân bằng và dinh dưỡng, không nên lựa chọn thức ăn nhanh.

Tập thể hình nếu không đúng cách sẽ tiêu hao sức lực và phản tác dụng. (ảnh minh họa)

Tập thể hình nếu không đúng cách sẽ tiêu hao sức lực và phản tác dụng. (ảnh minh họa)

Không tuân theo các bài tập cơ bản

Trong môn thể hình, những người kiên trì sẽ luôn là người thành công. Hãy luôn tuân theo những bài tập cơ bản như các hình thức nâng tạ căn bản vì đó chính là nền tảng quan trọng trong quá trình tập luyện. Những bài tập như vậy thường phối hợp nhiều khớp và vận dụng nhiều cơ bắp. Chúng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cơ bắp vì đã kích hoạt tối đa lượng cơ bắp cần thiết. Nhiều người khi mới tập thường quên mất là để có cơ bắp sẽ mất khá nhiều thời gian. Khi cảm thấy quá lâu hoặc gặp trở ngại thì họ sẽ nghĩ đến chuyện đổi hình thức tập luyện nâng cao hơn. Những bài tập nâng cao thường không hiệu quả trong việc giúp cơ bắp tăng thêm như các bài tập cơ bản. Vì vậy, hãy luôn bám theo những bài tập cơ bản. Còn những bài tập nâng cao thì hãy để dành cho các vận động viên chuyên nghiệp.

Tập luyện quá sức

Đây là lỗi thường gặp của những người mới tập và muốn lên cơ nhanh. Nếu thời gian tập luyện là quá 1 tiếng thì nghĩa là bạn đã tập luyện quá sức rồi đấy. Họ thường nghĩ là tập 30 phút là đủ, tuy nhiên nếu tăng lên 60 phút thì kết quả nhận được sẽ nhân đôi. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Có thể tập với cường độ cao trong thời gian ngắn hoặc có thể tập lâu hơn với cường độ tập vừa phải, chứ không nên tập quá lâu và quá sức. Tập quá lâu sẽ hại cơ bắp hơn là cơ bắp phát triển. Trường hợp xấu nhất là các bạn sẽ tập luyện quá sức đến nỗi cơ thể khó có thể hồi phục kịp và như vậy có nghĩa là thất bại. Cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, đuối sức. Hãy tập thật chăm chỉ nhưng chỉ nên giới hạn thời gian tập mỗi vùng cơ ở mức từ 20-30 phút.

Một lỗi khác mà người tập cũng thường mắc là sử dụng sai trọng lượng. Trong khi thách thức bản thân trong phòng tập thể hình là cách để tăng sức mạnh cơ bắp, tim mạch, một số người có xu hướng thực hiện điều này một cách tiêu cực. Khi tăng trọng lượng tập luyện, bạn phải chắc rằng trọng lượng này được kiểm soát. Trọng lượng quá lớn cũng khiến con người tập trung toàn bộ cơ thể vào quả tạ (thiết bị tập) hoặc dùng các động tác lấy trớn khác để nâng vật. Cuối cùng, bạn nâng được quả tạ nhưng không cơ bắp không làm việc được nhiều, dẫn đến phản tác dụng.

Thời gian tập và nghỉ chưa hợp lý

Lỗi này chia hai trạng thái: tập quá nhiều không nghỉ ngơi hoặc nghỉ nhiều hơn tập. Có khi nào bữa tập thể hình của bạn bị rối tung với một mớ điện thoại và âm nhạc, mạng xã hội, bạn bè? Nếu bạn đang nghỉ giải lao chỉ vì tự thấy mình cần thì hãy cân nhắc. Giờ nghỉ giải lao cho phép bạn phục hồi đủ để phát huy hơn nữa trong bài tập tiếp theo. Vì vậy, bạn nên tập xong một hiệp và chỉ nên nghỉ ngơi chốc lát để bắt đầu bài tập mới, chứ không phải tập vài động tác đã nghỉ. Nhưng cũng không nên tập liên tục với cường độ cao mà không nghỉ giữa chừng. Như vậy cũng không tốt cho sức khỏe.

Không nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ

Siêng tập luyện cũng tốt nhưng cũng cần nghỉ ngơi hợp lý. Thời gian nghỉ ngơi tối thiểu giữa các lần tập luyện là từ 48-72 tiếng. Đa phần các vận động viên giàu kinh nghiệm thường tập một bộ phận không quá 1 lần mỗi tuần. Khi tập luyện với cường độ cao, ví dụ như nâng tạ quá nặng, các bạn rút cạn sức cơ thể mình. Đừng bao giờ xem nhẹ thời gian nghỉ ngơi vì chính lúc đó là lúc mà cơ bắp bắt đầu sinh sản. Ngủ ngon cũng rất quan trọng vì các nghiên cứu đã cho thấy chúng ta cần ngủ nhiều hơn mức bình thường. Với vận động viên thì 8-9 tiếng ngủ là mức tối thiểu. Người tập gym nghiệp dư thì nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Đây là thời gian cần và đủ để cơ thể tái tạo sức lực.

Bỏ tập giữa chừng

Kiên trì chính là thứ bạn cần nếu bạn muốn có cơ bắp. Cơ thể bạn là một hệ thống sinh học và vì vậy nó cần phải được kích hoạt lại sau mỗi lượt nghỉ. Để đạt kết quả tối ưu, hãy luôn duy trì lịch tập đều đặn. Bỏ tập giữa chừng chỉ làm chậm tiến độ và đôi khi còn kéo lui cả quá trình tập luyện. Nếu cảm thấy cơ thể không hồi phục kịp thì nên nghỉ hoặc tập những bài tập nhẹ hơn. Tuy nhiên, nếu nghỉ tập không có lý do thì chính bạn sẽ đánh mất rất nhiều lợi ích. Nghỉ tập giữa chừng như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến cả thể chất lẫn tinh thần của bạn. Bạn sẽ không thực hiện được mong muốn và dần sẽ thành một thói quen xấu.

BS. Hạnh Nguyễn

]]>