tập luyện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 06 Aug 2018 06:37:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png tập luyện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hư khớp do… tập luyện thể thao http://tapchisuckhoedoisong.com/hu-khop-do-tap-luyen-the-thao-14195/ Mon, 06 Aug 2018 06:37:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hu-khop-do-tap-luyen-the-thao-14195/ [...]]]>

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương các cấu trúc trong khớp, trong đó quan trọng nhất là sụn khớp và xương dưới sụn. Đồng thời, cơ thể xuất hiện các phản ứng viêm hình thành nên các cytokin và enzym cũng tham gia vào sự phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn. Đây là bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi, nhưng vẫn có thể xảy ra ở người trẻ khi tập luyện thể thao quá mức với phương pháp tập luyện không hợp lý gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.

Sai lầm tai hại

Chị Nguyễn Thị T, 27 tuổi, ngụ tại TP.HCM, đến khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD) trong tình trạng đau khớp gối, cơn đau tăng lên khi ngồi xổm hoặc đi nhiều. Chị T chia sẻ: “Sau khi sinh con được 1 năm, cân nặng của tôi vẫn hơn 8 kg so với lúc chưa mang thai. Tôi cảm thấy rất lo lắng cho ngoại hình của mình nên tìm hiểu mọi cách để có thể nhanh chóng trở về vóc dáng như xưa. Theo một bài hướng dẫn trên mạng tôi được biết leo cầu thang là phương pháp giảm cân “thần tốc” so với việc chạy bộ bình thường. Vậy nên, tôi cố gắng leo lên leo xuống 4 tầng nhà 10 lần/buổi sáng và 10 lần/buổi tối. Tập được 1 tháng, mặc dù tôi đã giảm được 3 kg nhưng đầu gối càng tập càng đau, đau tăng khi ngồi xổm hoặc đi nhiều. Ban đầu chỉ đau lúc vận động, sau đó cả lúc ngủ cũng đau nên tôi quyết định đến khám tại BV. ĐHYD”. Sau khi bác sĩ thăm khám, chị T. được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối sớm do tập luyện thể thao không đúng cách, cần nghỉ ngơi, thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế đi lại nhiều và leo cầu thang, nếu không thuyên giảm có thể sử dụng thêm các phương pháp điều trị nội khoa khác.

Hư khớp PGS. Bùi Hồng Thiên Khanh đang khám cho người bệnh bị thoái hóa khớp

Nữ nhân viên văn phòng chị Hoàng Ngọc N, 40 tuổi, ngụ tại TP.HCM, bị đau lưng từ 6 tháng nay. Chị đến khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình BV.  ĐHYD và được chẩn đoán đau lưng cơ năng. Bác sĩ hướng dẫn chị cần nghỉ ngơi, giảm ngồi lâu, chườm ấm lưng và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, do tính chất công việc chị vẫn phải ngồi liên tục gần như 8 tiếng/ngày, thêm vào đó chị được người bạn giới thiệu tập Yoga với nhiều động tác cúi gập lưng. Sau 1 tuần tập luyện, tình trạng đau lưng ngày càng tăng, chị đi lại khó khăn hơn, không thể cúi người, khó ngồi dậy sau khi nằm nghỉ. Chị tái khám và được chẩn đoán đau lưng cấp. Bác sĩ đề nghị chị nghỉ ngơi tối đa, thay tập Yoga bằng các bài tập vật lý trị liệu cột sống lưng và tạo thói quen đứng dậy đi lại, không ngồi lâu một lúc, đồng thời sử dụng thuốc. Sau 2 tuần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng đau mỏi của chị đã cải thiện dần.

Làm sao phòng tránh?

Theo PGS.TS.BS. Bùi Hồng Thiên Khanh – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV. ĐHYD, các môn thể thao tạo áp lực nhiều lên khớp như leo cầu thang, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cử tạ… Sau thời gian tập luyện, các khớp cần có thời gian để phục hồi nên nếu tập luyện quá mức chắc chắn sẽ làm các cấu trúc trong khớp bị tổn thương, trong đó có sụn khớp và xương dưới sụn gây nên thoái hóa khớp. Vì vậy, việc tập luyện cần đúng phương pháp và có thời gian nghỉ ngơi để tránh thoái hóa khớp sớm.

Hư khớp Các khớp dễ thoái hóa

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi. Các đối tượng nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, có chấn thương khớp trước đó, tập luyện thể thao quá mức, và vấn đề về gen. Khi người bệnh có triệu chứng đau tăng lên khi vận động và thường nhiều hơn về cuối ngày, giới hạn vận động khớp, nghe các tiếng lạo xạo, lụp cụp trong khớp cần đến chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được điều trị kịp thời, PGS. Bùi Hồng Thiên Khanh khuyến cáo.

 

NGUYỄN HƯNG

]]>
Tập luyện sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-luyen-sau-mo-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-14081/ Sun, 05 Aug 2018 06:17:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-luyen-sau-mo-tai-tao-day-chang-cheo-truoc-khop-goi-14081/ [...]]]>

Sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng như sau các cuộc mổ chỉnh hình khác, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn quan trọng là tập luyện. Tùy theo tính chất tổn thương của dây chằng, tùy theo kỹ thuật mổ và chất liệu mảnh ghép được sử dụng mà mỗi bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước có những bài tập tương đối khác nhau. Tuy nhiên, qui trình luyện tập đều dựa trên những nguyên tắc chung, qua từng giai đoạn sau đây:

Giai đoạn I: (từ tuần 0 – tuần thứ 2 sau mổ): Mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ; Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên); Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần); Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ; Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp; Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân; Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa; Băng chun, chườm đá vùng gối trong những ngày đầu sau mổ; Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.

Mục đích của giai đoạn này: Gối duỗi hết, gấp đến 90 độ; Cơ tứ đầu khỏe; Tập được dáng đi bình thường

 

bai tap sau mo tai tao day chang cheo truoc khop goi

 

Giai đoạn II: (từ tuần thứ 3 – 4): Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 120 độ ở tuần thứ 4.

Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản; Đi xe đạp tại chỗ; Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân).

Mục đích của giai đoạn này: Biên độ gối đạt 120 độ. Đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.

Giai đoạn III: (từ 5 – 6 tuần): Bỏ nẹp gối; tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối; Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại; Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc; Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng. Tập bơi.

Giai đọan IV: (tuần thứ 7 – 10):

Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ; Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi.

Giai đoạn V: (từ tuần thứ 11 – 20): Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên. Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.

Giai đoạn VI: (từ tháng thứ 5 – 6):

Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ. Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi: Biên độ gối phải đạt được > 130 độ; Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường; Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường; Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó; Duy trì được 2 – 3 lần chơi trong một tuần.

Lưu ý: Quá trình luyện tập phải được BS phẫu thuật giám sát, đánh giá và theo dõi qua những lần tái khám theo hẹn. Nếu có gì bất thường, người bệnh nên đến khám ngay.

ThS. Dương Đình Toàn

]]>
Những lưu ý khi cho trẻ tập luyện thể dục http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-cho-tre-tap-luyen-the-duc-10058/ Wed, 25 Jul 2018 05:00:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-cho-tre-tap-luyen-the-duc-10058/ [...]]]>

Trẻ con thường hiếu động nên việc dạy trẻ tập thể dục chẳng khó khăn gì. Tuy nhiên, hướng cho trẻ tập môn gì và tập như thế nào để tăng cường thể lực và rèn luyện sức bền cho trẻ là điều không đơn giản bởi không nhất thiết phải tập thể dục mà hoạt động vận động đúng cách cũng rất hiệu quả.

Lợi ích khi bé tập thể dục

Tập thể dục giúp bé có cảm giác sảng khoái, thoải mái, hăng say trong vui chơi, học tập và giúp cha mẹ làm việc nhà… Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.

Khi có thể lực tốt thì bé sẽ có khả năng miễn dịch cao, chống lại những căn bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi có dịch như cúm, sởi, phát ban… Không chỉ tăng cường thể chất, tập thể dục còn cho bé một trí não tinh thông, sáng tạo, ghi nhớ tốt. Một số môn thể thao đồng đội (như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…) vừa có tác dụng tăng thể lực lại vừa giúp bé rèn luyện nhân cách, tình đoàn kết, kỹ năng hoạt động nhóm hiệu quả, biết cách ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Các môn võ giúp rèn cả tinh thần cao thượng, lòng quyết tâm và sự khoan dung.

Động viên trẻ có thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên.

Tập thế nào cho đúng?

Tùy thuộc vào lứa tuổi: Ngay từ khi bé còn là sơ sinh, bạn cũng đã có thể giúp bé tập những động tác đơn giản như giơ chân, giơ tay hay mát-xa cho bé. Bé tập bò, tập đi, cha mẹ có thể giơ tay đón bé để bé nhoài tới. Bé ở độ tuổi mẫu giáo có thể đi bộ, chạy trong phòng, vươn người, ném bóng… Bé ở lứa tuổi học tiểu học có thể học bơi, học múa, tập thể dục thẩm mỹ, đi bộ, đá bóng… Bé càng lớn thì các lựa chọn càng nhiều với các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, chạy, nhảy cao, trượt patin, bơi…

Tùy thuộc thể trạng của trẻ để chọn những môn thể thao cho phù hợp: Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đá cầu, cầu lông… Tuy nhiên, những bé yếu ớt thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, bé sẽ mệt, thậm chí suy kiệt cơ thể sau những buổi tập luyện quá sức.

Tùy thuộc vào năng khiếu và sở thích của trẻ: khi được tập luyện những môn mà bé có năng khiếu và yêu thích, bé sẽ tham gia một cách thoải mái, tự giác còn nếu bị ép thì bé sẽ phản kháng và không mấy quan tâm đến việc tập luyện.

Tùy thuộc tính cách của trẻ: nếu bé thích hoạt động tập thể thì nên chọn các môn mang tính đồng đội. Nhưng một số bé nhút nhát, ngại tiếp xúc với đám đông thì trước tiên hãy để bé tập cùng cha mẹ. Sau đó, cho con làm quen dần với hoạt động nhóm như dự tiệc sinh nhật, đi picnic với các gia đình khác, chơi các trò chơi với bạn cùng lứa tuổi.

Phối hợp các môn thể thao để bé được phát triển toàn diện: nên cho bé tập cả các môn rèn luyện vận động (chạy, nhảy, bơi) và các môn rèn luyện trí tuệ (cờ tướng, cờ vua).

Nên cho bé tập từ mức thấp đến cao, luôn có khởi động trước những môn hoạt động thể lực.

Việc lựa chọn thời gian và thời điểm tập luyện của bé rất quan trọng để không ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết…). Nên cho bé tập thể dục buổi sáng hàng ngày từ 10-15 phút (có thể dài hơn tùy độ tuổi), tập vào thời gian nhất định trước bữa ăn sáng hoặc cho bé đi dạo cùng cha mẹ trước hoặc sau bữa tối ít nhất 1 tiếng.

 

Hà Thu

]]>