táo bón – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 16 Jan 2019 14:29:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png táo bón – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bạn phải bất ngờ về sự thật này: không phải cứ ăn nhiều rau xanh là trẻ hết táo bón! http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-phai-bat-ngo-ve-su-that-nay-khong-phai-cu-an-nhieu-rau-xanh-la-tre-het-tao-bon-17819/ Wed, 16 Jan 2019 14:29:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-phai-bat-ngo-ve-su-that-nay-khong-phai-cu-an-nhieu-rau-xanh-la-tre-het-tao-bon-17819/ [...]]]>

Ảnh minh hoạ

Do không phải bệnh mạn tính, nhiều cha mẹ tự chữa táo bón cho con tại nhà bằng cách bổ sung rau xanh vào chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ cần tự trang bị những kiến thức đúng đắn về chất xơ để điều chỉnh lại dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ, tránh việc “rước họa vào thân”. Có hai loại chất xơ gồm chất xơ hòa tan (xơ mịn) và chất xơ không hòa tan (xơ thô). Cả hai chất xơ đều có vai trò khác nhau đối với hệ tiêu hóa.

Khi vào dạ dày, chất xơ thô khó tiêu, quấn quanh phân, khi đào thải ra ngoài, phân không trơn. Ăn quá nhiều xơ thô gây xây xát niêm mạc ruột, khiến khó tiêu và trướng bụng. Xơ thô thường có hàm lượng cao trong các loại rau như rau muống, su su, bí,…; có tác dụng cho người giảm cân. Với trường hợp trẻ bị táo bón, cha mẹ cho bé ăn rau xanh có chất xơ thô cap gây cứng phân, táo bón thêm trầm trọng. Nếu uống nhiều nước, xơ sẽ nở bung, cuốn theo nước ra ngoài khiến con bị tiêu chảy.

Các loại rau đều chứa tỷ lệ chất xơ thô và xơ mịn khác nhau

Khác với xơ thô, xơ mịn có khả năng hòa tan, trở thành “thức ăn” cho hệ vi khuẩn trong ruột già. Hệ vi khuẩn giúp phân hủy chất xơ, giữ nước, làm mềm phân, đồng thời kích thích thành ruột, tăng nhu cộng ruột, tăng co bóp khiến phân đẩy ra ngoài một cách dễ dàng. Xơ mịn hòa tan trong nước trở thành dinh dưỡng nuôi sống hệ vi khuẩn có lợi trong ruột già. Vì vậy xơ mịn có tác dụng nhuận tràng, đi ngoài dễ dàng, phân mềm và đẹp.

Cha mẹ cần nắm rõ tỷ lệ xơ thô và xơ mịn trong các loại rau xanh để bổ sung dinh dưỡng hợp lý khi con đang táo bón. Tuy nhiên, nhiều loại xơ thô thì ít xơ mịn khiến trẻ dễ đầy bụng,  trướng bụng. Nhiều loại có chứa xơ mịn những khả năng hòa tan thấp, hệ vi khuẩn khó hấp thụ. Có loại rau chứa xơ mịn hòa tan tốt nhưng tác dụng chậm, quá trình điều trị táo bón kéo dài.

Một trong những giải pháp thiên nhiên hữu hiệu cho trẻ bị táo bón là cây hẹ. So với các loại rau xanh khác, hẹ chứa  tỷ lệ chất xơ cao, hàm lượng chất xơ mịn và thô được phân bố hợp lý, vừa đủ để nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa. Đây cũng là bài thuốc dân gian chống táo bón từ xa xưa được các cụ truyền miệng.

Nhận thấy vị thuốc quý của dân gian  Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm Tinh bột hẹ Heta.Q – hỗ trợ chống táo bón dành cho trẻ nhỏ. Áp dụng công nghệ sấy thăng hoa Nhật Bản, sản phẩm cung cấp chất xơ gấp 200 lần rau xanh và hẹ tươi thông thường. Phân nhanh chóng được làm mềm và đào thải ra ngoài dễ dàng.

Bên cạnh đó, tinh bột hẹ có chứa thành phấn kháng sinh tự nhiên Ordirin, tái tạo và hồi phục hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cơ thể trẻ sẽ tự tổng hợp và hấp thụ chất xơ từ dinh dưỡng hằng ngày như rau xanh,  hoa quả, ngũ cốc,… Ngoài ra, tinh bột hẹ cung cấp các  vi chất cần thiết cho trẻ nhỏ, tăng cường hệ miễn dịch giúp bé chống lại các bệnh ốm vặt, sổ mũi, sốt mọc răng,  dị ứng,….

Tùy vào độ tuổi, cha mẹ sử dụng 2 thìa hẹ khuấy với cháo, bột, sữa chua hoặc nước ấm để con sử dụng, đặc biệt tiện lợi với phụ huynh bận rộn, đảm bảo lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho trẻ. Chiết xuất 100% từ hẹ tươi, Tinh bột hẹ Heta.Q an toàn và lành tính, không gây phản ứng phụ.

Thông tin cho bạn đọc:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tinh bột hẹ Heta Q

Công ty phân phối: Công ty Cổ phần Phúc An Việt Nam

Địa chỉ: An Lãng, Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 098 569 5106

Xem thông tin chi tiết về sản phẩm, tại: http://contaobon.tinhbothe.vn/

GPQC số: 01473/2018/ATTP – XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

]]>
Trị táo bón, khó hay dễ? http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-tao-bon-kho-hay-de-15678/ Tue, 28 Aug 2018 15:17:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-tao-bon-kho-hay-de-15678/ [...]]]>

Táo bón chức năng là chứng táo bón khi không có tổn thương thực thể là bệnh ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Nguyên nhân táo bón là do chế độ ăn uống không cân đối: ăn ít chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia là gia tăng thêm tình trạng táo bón. Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột dẫn đến chứng táo bón. Những người già cơ thể suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Do rối loạn tâm thần: lo lắng, trầm cảm mất phản xạ đi đại tiện; Do mắc bệnh, tình trạng nhiễm khuẩn, sốt nhiều, sau phẫu thuật. Do dùng thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc có chất sắt, sử dụng các thuốc kích thích nhuận tràng kéo dài.

Táo bón do tổn thương thực thể

Táo bón do tổn thương thực thể là chứng táo bón do hậu quả của các bệnh khác trong cơ thể. Các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cường giáp hoặc suy tuyến giáp trạng. Các bệnh về thần kinh như tổn thương tủy sống, u não, xuất huyết não… gây táo bón do rối loạn thần kinh thực vật. Các tổn thương bẩm sinh ở đại tràng gây bệnh phình đại tràng, giãn đại tràng… Các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương hẹp trực tràng và hậu môn… Ngay khi điều trị một bệnh mạn tính nào đó, táo bón có thể xảy ra do dùng thuốc.

Phòng ngừa và điều trị

Ở người khỏe mạnh không mắc các bệnh mạn tính, khi bị táo bón kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám phát hiện và điều trị sớm các khối u ở ruột hoặc ở tủy sống.

Ngoài những vấn đề trên, để phòng bệnh táo bón, người bệnh cần thực hiện nếp sống ăn uống đúng giờ và chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn trong ngày. Uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày. Tăng cường thức ăn có tính kích thích nhu động ruột là các thức ăn có nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả tươi, hạt ngũ cốc, trái cây khô, bánh mỳ đen, gạo lứt. Các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, củ quả (khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu) nhằm tăng cường nhu động ruột. Tránh ăn các thức ăn ức chế nhu động ruột như: hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc lá; Hạn chế các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc, khoai tây, cà rốt nghiền, các thức ăn nhanh, các thức ăn có chứa tinh dầu (tỏi, hành, củ cải), thức ăn chiên rán, xào. Nên ăn một cốc sữa chua trước khi đi ngủ nhằm cải thiện chủng vi khuẩn có lợi trong ruột. Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, rèn thói quen đi vào một giờ nhất định khi không vội vã.

Hãy cố gắng hoặc tốt nhất không để bị táo bón bằng lối sống năng vận động. Nên vận động, tập luyện thể dục thể thao bằng các bài tập như đi bộ, chạy chậm, bơi lội, chơi cầu lông. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thường xuyên làm động tác xoa bụng. Xoa theo chiều kim đồng hồ. Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Động tác này có tác dụng làm khỏe cơ bụng, điều hòa khí huyết vùng bụng, kích thích tiêu hóa hỗ trợ chữa trị bệnh táo bón.

ThS. Lê Thị Hương

]]>
Khắc phục chứng táo bón khi dùng thuốc trị bệnh dạ dày? http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-tao-bon-khi-dung-thuoc-tri-benh-da-day-15220/ Tue, 14 Aug 2018 04:56:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-tao-bon-khi-dung-thuoc-tri-benh-da-day-15220/ [...]]]>

Mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách nào để vẫn uống được thuốc trị bệnh dạ dày mà không bị chứng táo bón. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Đăng Linh(Bến Tre)

Phosphalugel có thành phần aluminium phosphat là một loại thuốc kháng acid, có tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng. Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ acid có trong dạ dày, vì vậy có tác dụng giảm các triệu chứng bỏng rát dạ dày, đau do tình trạng thừa acid trong dạ dày, thực quản.

Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng điều trị, cải thiện các triệu chứng của các bệnh thì thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn. Một bất lợi khá phổ biến của thuốc là gây táo bón cho người sử dụng, nhất là người cao tuổi, người ít vận động, người bệnh nằm liệt giường… Chính vì vậy, nếu triệu chứng táo bón của bạn không trầm trọng lắm, bạn có thể áp dụng bổ sung các biện pháp không dùng thuốc như uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như đu đủ chín, thanh long, rau khoai lang, rau mồng tơi… nhằm hỗ trợ việc chuyển hoá thức ăn trong lòng ruột, tránh hiện tượng táo bón. Bạn cũng chú ý tích cực vận động, xoa bụng để kích thích nhu động ruột… Khi các biện pháp trên không thành công thì bạn nên đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn đổi sang thuốc khác phù hợp. Chúc bạn thành công!

DS. Lê Anh

]]>
Phòng ngừa táo bón ở người cao tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-tao-bon-o-nguoi-cao-tuoi-10983/ Wed, 25 Jul 2018 08:42:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-tao-bon-o-nguoi-cao-tuoi-10983/ [...]]]>

Tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng tới sức khỏe. Tìm hiểu nguyên nhân để có các giải pháp giúp người cao tuổi ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Những nguyên nhân gây chứng táo bón ở người cao tuổi

Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng táo bón ở người cao tuổi phải kể đến là việc thay đổi chế độ ăn. Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón.

Suy giảm các hoạt động thể chất: ở người cao tuổi, do rất nhiều lý do như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, bị mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa, viêm khớp, loãng xương; các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường; các bệnh hô hấp mạn tính như tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thói quen ít hoạt động hoặc thói quen nhịn đại tiện lâu. Việc giảm hoạt động thể chất dẫn tới giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón.

Do thuốc đang được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính như thuốc kích thích beta-2 giao cảm. Nhóm thuốc này gây giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Bệnh trĩ: Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.

Phòng ngừa táo bón ở người cao tuổiPolyp đại tràng là một nguyên nhân gây táo bón kéo dài.

Sau các phẫu thuật ổ bụng: Sự giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn tinh, ít chất xơ, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng.

Do uống không đủ lượng nước hàng ngày: Việc này có thể do người cao tuổi bị các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.

Do nhu động đại tràng giảm, các cơ trực tràng và cơ thành bụng yếu nên khả năng tống phân ra bị suy giảm.

Các khối u, polyp của đại trực tràng cũng là nguyên nhân gây táo bón kéo dài.

Do suy tuyến giáp: Các triệu chứng kèm theo thường là mạch chậm và phù niêm, ăn uống khó tiêu tuy không rõ rệt như ở người trẻ (thường gặp ở người từ 80 tuổi trở lên).

Nguy cơ khi bị táo bón ở người già

Nguy cơ hay gặp nhất của táo bón dài ngày là bệnh trĩ. Trĩ nội là do sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trực tràng, hậu quả là mỗi lần đi ngoài ra máu tươi trong hoặc sau khi đi ngoài. Đôi khi búi trĩ thòi ra (trĩ ngoại), không tự lên được mà phải dùng tay đẩy nó lên. Động tác đẩy búi trĩ lên bằng tay rất dễ gây nhiễm khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.

Bên cạnh những khó chịu do bệnh táo bón gây ra, ở người già còn có nhiều nguy cơ khác có thể nguy hại đến tính mạng nếu bị táo bón. Đây là các trường hợp bệnh nhân bị các bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành nên phải hạn chế gắng sức. Nhiều trường hợp rặn nhiều do bị táo bón dẫn đến đột tử do nhồi máu cơ tim. Gắng sức nhiều khi đại tiện cũng có thể làm vỡ các phế nang (đã giãn to) ở các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tràn khí màng phổi. Táo bón cũng có thể là yếu tố nguy cơ ở người già có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim…

Các biện pháp khắc phục

Có nhiều phương pháp đơn giản để dự phòng và điều trị táo bón ở người cao tuổi. Đầu tiên là tập thói quen đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Những ngày đầu có thể cứ rèn thói quen đi đại tiện dù có muốn đi hay không. Tiếp theo là điều chỉnh chế độ ăn uống. Tạo một chế độ ăn đầy đủ về lượng, đảm bảo nhiều chất xơ như rau xanh, nguồn vitamin từ rau của quả tươi, uống đủ lượng nước theo nhu cầu. Vào buổi sáng, khi dạ dày rỗng, nên uống nước ấm hoặc nước có pha mật ong để kích thích nhu động ruột. Lượng nước uống có thể nhiều hơn bình thường một chút và không chờ có cảm giác khát mới uống do ở người cao tuổi, cảm giác khát có thể bị suy giảm.

Tăng cường các hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe để tăng cường trương lực cơ bụng. Hàng ngày nên tập cơ bụng bằng cách xoa từ hạ sườn phải sang hạ sườn trái xuống hố chậu trái để tăng cường nhu động ruột.

Điều trị tốt các bệnh mạn tính kèm theo hoặc các bệnh là nguyên nhân gây táo bón như suy giáp. Chú ý tới tác dụng phụ gây táo bón của một số loại thuốc như thuốc giãn phế quản.

Luôn giữ cho tinh thần được sảng khoái, vui vẻ, giảm stress.

Cuối cùng, có thể dùng các thuốc nhuận tràng giúp cho việc đại tiện được dễ dàng. Cá biệt có trường hợp táo bón quá nặng phải dùng phương pháp thụt tháo để tống phân ra ngoài.

TS.BS. Vũ Đức Định

]]>
9 lời khuyên tránh táo bón http://tapchisuckhoedoisong.com/9-loi-khuyen-tranh-tao-bon-10935/ Wed, 25 Jul 2018 08:25:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/9-loi-khuyen-tranh-tao-bon-10935/ [...]]]>

Táo bón đang là mối bận tâm của nhiều người hiện nay, một phần do chế độ ăn không phù hợp, ít chất xơ, một phần do cuộc sống ít vận động. Táo bón khiến cơ thể luôn mệt mỏi, đầy bụng, nặng hơn gây các biến chứng hệ tiêu hóa. May mắn thay có những cách đơn giản, hiệu quả giúp dự phòng táo bón.

Tăng lượng chất xơ

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt và tăng nhu động ruột. Ngoài ra giúp dự phòng một số bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ…Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, rau xanh, táo, lê, cam, quýt, trái cây sấy khô, cây họ đậu…

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo

Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo không chỉ ảnh hưởng đến các bệnh chuyển hóa mà còn gây táo bón, đặc biệt là những thực phẩm như xúc xích, bánh pizza, bánh mì kẹp thịt…

Tiêu thụ thịt nạc

Thịt là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, tuy nhiên lượng chất béo có trong thịt gây khó tiêu, vậy nên hãy dùng thịt nạc như thịt gà, thịt lợn thăn…

Nên ăn đúng giờ

Để tránh các vấn đề về tiêu hóa, nên ăn đúng giờ, đặc biệt các bữa ăn chính như bữa trưa, bữa tối.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là thói quen tốt dự phòng táo bón và đầy bụng. Uống nhiều nước cùng với khẩu phần ăn có nhiều chất xơ giúp ruột lưu thông tốt, phân mềm và dễ bài tiết ra ngoài.

Tập thể dục thường xuyên

Những bài tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, dự phòng táo bón, vì thế nhu động ruột hoạt động được tốt và phân được đào thải dễ dàng.

Tiêu thụ nhiều probiotic

Probiotic giúp cơ thể dự phòng táo bón, ngoài ra giúp điều hòa chủng vi khuẩn ruột, hoạt động hệ tiêu hóa được tốt và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, dự phòng nhiễm trùng dạ dày ruột.

Dùng thuốc xổ tự nhiên

Thuốc xổ tự nhiên có đặc tính trợ giúp tiêu hóa, dự phòng táo bón mãn tính. Đó là gel lô hội, nước ép đu đủ, nước ép dứa, nước chanh nóng, kiwi, nước hạt lanh… Đặc biệt chuối là trái cây chứa nhiều chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động được tốt và là thuốc xổ tự nhiên có hiệu quả.

Đi toilette khi có nhu cầu

Nên có thói quen đi toilette mỗi khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu lâu vì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có thể gây táo bón, ngoài ra còn tránh viêm đại tràng.

Bs Ái Thủy

(Theo Amelioretasante)

]]>
Khắc phục chứng táo bón ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-tao-bon-o-tre-10928/ Wed, 25 Jul 2018 08:25:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-tao-bon-o-tre-10928/ [...]]]>

Táo bón ở trẻ em có thể do nguyên nhân chức năng hoặc có thể do bệnh lý. Nguyên nhân chức năng thường gặp là do chế độ ăn không cân bằng, thiếu chất xơ; do trẻ uống không đủ nước; do mải chơi, ngại nhà vệ sinh lạ… Táo bón do bệnh lý như: hẹp hậu môn, hẹp ruột, ruột già quá to, rối loạn vận động ruột, bệnh nội tiết chuyển hóa… Hiểu và biết được những nguyên nhân này, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa và điều trị táo bón cho trẻ.

Khắc phục chứng táo bón ở trẻ

Giai đoạn tập ăn dặm: Do thay đổi chế độ ăn: trẻ đang từ bú mẹ chuyển sang bú bình (sữa mẹ chuyển sang sữa công thức); thức ăn lỏng, mềm chuyển sang thức ăn đặc…

Giai đoạn lớn hơn: Trẻ có nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn tập ngồi bô hay bồn cầu vì nhiều nguyên nhân. Trẻ không thích ngồi bô hay bồn cầu do vậy chúng có thể cố gắng nín nhịn đi vệ sinh. Trẻ nín làm phân càng ở lâu trong cơ thể càng khô cứng hơn khiến trẻ đau và dễ rách hậu môn, chảy máu khi đi vệ sinh. Vì vậy, trẻ dễ nín nhịn nhiều hơn để khỏi phải ngồi bô hay bồn cầu. Chế độ ăn thiếu đa dạng,vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên thường bị thiếu chất xơ.

Giai đoạn đi học: Một số bé miễn cưỡng phải dùng nhà vệ sinh tại trường vì chúng không quen, điều này có thể dẫn đến việc nín, nhịn đi vệ sinh. Khi khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (ị đùn). Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa. Ngoài ra, phân ứ đọng lâu ngày còn có tác hại làm bé biếng ăn, tăng cân chậm, thay đổi tính tình (dễ cáu kỉnh, mệt mỏi, mất tập trung…).

Giai đoạn trẻ tập ăn dặm là thời điểm trẻ dễ bị táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Mẹ ít sữa hoặc mẹ bị táo bón: Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh, thích hợp, vệ sinh và phù hợp nhất đối với hệ tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Nhiều bà mẹ sau đẻ, sau mổ thường gặp hiện tượng bị táo bón. Mẹ cho con bú bị táo bón thì phải điều trị táo bón cho mẹ. Mẹ cần ăn nhiều chất xơ được cung cấp từ rau quả tươi, uống nhiều nước, đặc biệt các loại nước hoa quả vừa cung cấp vitamin và cả các ion nhất là kali rất cần cho sự vận động của ống tiêu hóa… Trẻ bú sữa mẹ đầy đủ ít khi bị táo bón hơn so với sữa công thức (sữa hộp, sữa ngoài có thể làm ruột hấp thụ nước nhiều hơn làm phân bị khô và khó di chuyển ra ngoài).

Mặt khác, táo bón có thể do mẹ cho con uống sữa pha quá đặc khi cho rằng: trẻ sẽ ăn được nhiều hơn trong một lần bú bình, khi đó lượng nước trong ngày mà trẻ cần hấp thu ít đi dẫn tới táo bón. Vì vậy, khi trẻ ăn sữa ngoài bị táo bón nên pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quít…) vào cốc sữa cho trẻ hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 4 tháng trở lên.

Trẻ uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm mà ít chất xơ

Nhiều bé không thích ăn rau dẫn tới sự mất cân đối trong thực đơn của trẻ. Trẻ ăn quá nhiều chất đạm, không đủ chất xơ. Rau quả và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Nước ép của các loại trái cây tươi có nhiều vitamin C, B, E, các vi chất, chất xơ… tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp tiêu hóa thuận lợi. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn vẫn khuyên nên cho trẻ ăn trái cây thay vì uống nước sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón nhờ chất xơ và chất bã có trong trái cây.

Uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Nhu cầu về nước được tính theo công thức chung: 40ml x cân nặng. Nhiều trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa nhưng uống rất ít nước; một số trẻ khác thích uống các loại nước giải khát đóng chai, nước ngọt có ga làm hết nhanh cảm giác khát nước, kích thích hệ tiêu hóa làm trẻ đi tiểu nhiều, lượng nước bù lại cho cơ thể sau các hoạt động chuyển hóa mất đi dẫn tới táo bón.

Bên cạnh đó, trong thời đại internet, trẻ em ít vận động thể chất cũng gây ra chứng táo bón. Vận động thể lực sẽ kích thích đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, điều hòa chức năng trong cơ thể.

Táo bón do bệnh lý hoặc do dùng thuốc

Trẻ ốm, trẻ mắc các bệnh như viêm đường hô hấp cấp tính, dị tật bẩm sinh tại ống tiêu hóa và các bệnh mạn tính khác… khi phải dùng thuốc điều trị trong một thời gian dài, uống nhiều thuốc, sử dụng nhiều loại kháng sinh dẫn tới tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa và táo bón. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Lời khuyên của thầy thuốc

Thuốc điều trị táo bón chỉ nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn vào giai đoạn bắt đầu điều trị. Giai đoạn sau là bằng việc thay đổi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, khuyến khích trẻ vận động, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi, rèn thói quen cho trẻ đi đại tiện vào khoảng thời gian nhất định trong ngày khi không vội vã, làm động tác xoa nhẹ – massage ở vùng bụng thường xuyên có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu tháo của ruột, giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa chứng táo bón. Tất cả các thuốc điều trị táo bón đều có ảnh hưởng không tốt nếu như dùng kéo dài.

BS. Nguyễn Tố Ngân (Bệnh viện Bạch Mai)

]]>
Táo bón kéo dài ở trẻ: Có thể dẫn đến suy dinh dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/tao-bon-keo-dai-o-tre-co-the-dan-den-suy-dinh-duong-10708/ Wed, 25 Jul 2018 08:01:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tao-bon-keo-dai-o-tre-co-the-dan-den-suy-dinh-duong-10708/ [...]]]>

Táo bón là rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Trẻ bị táo bón thường có biểu hiện: ậm ạch, đầy bụng, mệt mỏi, nhăn nhó khó chịu, ngủ kém, biếng ăn, đi phân khô, rắn, số lượng ít, giữa hai lần đi cách nhau từ 3 – 4 ngày. Tùy theo nguyên nhân cần phải cải thiện chế độ dinh dưỡng hoặc điều trị, không để trẻ bị táo bón kéo dài, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Có hai nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng táo bón ở trẻ:

Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, bao gồm: các dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, còn do trẻ bị hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt hậu môn, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn.

Nguyên nhân cơ năng: Chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống, cho trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, quả chín, ăn canh chỉ ăn nước không ăn rau), pha sữa không đúng theo công thức (quá đặc), ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ bú sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể gây táo bón ở trẻ như ảnh hưởng của việc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ho… khi trẻ ốm. Hoặc do yếu tố tâm lý, nhất là trẻ nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ hay nhịn đại tiện do sợ bẩn, ngại xin phép cô giáo,…

 

táo bón ở trẻ

Khi trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hoặc kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa.

 

Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

Khi trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hoặc kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa. Đối với nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp. Đối với các nguyên nhân khác như do chế độ ăn uống chưa phù hợp, tâm lý, dùng thuốc, cha mẹ cần phải thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu, khi muốn đi đại tiện không nên sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo đi vệ sinh,…

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Ở trẻ còn bú cần cho trẻ bú đủ nhu cầu trong ngày, cho trẻ uống thêm nước. Nếu mẹ bị táo bón trong khi cho con bú cũng phải điều trị táo bón ở mẹ. Ở trẻ ăn dặm ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ (rau xanh như rau giền, rau lang, rau mồng tơi, khi nấu bột, cháo cần xay nhỏ lấy cả nước lẫn rau hoặc băm nhỏ; các quả chín như chuối tiêu, đu đủ, cam quýt…), uống đủ nước. Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong rau quả trên, uống đủ nước, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa.

BS. Thu Lan

]]>
Nghiên cứu lâm sàng Sữa chua uống men sống giúp trẻ phòng cảm cúm, ngừa táo bón http://tapchisuckhoedoisong.com/nghien-cuu-lam-sang-sua-chua-uong-men-song-giup-tre-phong-cam-cum-ngua-tao-bon-5638/ Thu, 19 Jul 2018 14:41:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nghien-cuu-lam-sang-sua-chua-uong-men-song-giup-tre-phong-cam-cum-ngua-tao-bon-5638/ [...]]]>

Từ  tháng  8 / 2015 – 02/2016, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam – Bộ Y Tế đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của Sữa chua uống Vinamilk Probi (chứa chủng Lactobacillus paracasei – L. casei 431) lên tình trạng dinh dưỡng và mắc cúm ở trẻ 2 – 5 tuổi. Kết quả cho thấy nhóm được sử dụng sữa chua uống men sống Probi 5 ngày/ tuần trong 12 tuần giảm đáng kể tỷ lệ mắc cúm và số ngày mắc cúm so với nhóm chứng.

Cách tốt nhất phòng ngừa cảm cúm là phải có đề kháng khoẻ. Theo đó, kết quả từ nghiên cứu của Viện dinh dưỡng cho thấy, uống sữa chua men sống Probi mỗi ngày là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp tăng cường đề kháng, “bảo vệ” trẻ trước sự tấn công của virus cúm và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm không mong muốn do bệnh cúm gây nên, đặc biệt ở thời điểm giao mùa.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng này còn cho thấy, sữa chua uống men sống Probi còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón. Theo đó, nhóm trẻ sử dụng Probi có triệu chứng táo bón thấp hơn so với nhóm không sử dụng (28,4% so với 44,0%; 10,3% so với 32,8%, p<0,05). Số trẻ bị sống phân, tiêu chảy ở nhóm can thiệp có xu hướng thấp hơn so với nhóm chứng.

PGS Nguyễn Anh Tuấn cho biết sử dụng sữa chua uống men sống hàng ngày như một cách đơn giản giúp bé tăng cường đề kháng tự nhiên tránh được những rắc rối liên quan tới cảm cúm và rối loạn tiêu hóa. Theo đó, hiệu quả “2 trong 1” này của sữa chua uống men sống mang đến cho các mẹ một phương pháp đơn giản nhằm giải quyết những vấn đề sức khỏe mà trẻ thường gặp nhất.

Quỳnh Nguyễn

]]>
Làm gì để trẻ không bị táo bón? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-tre-khong-bi-tao-bon-5040/ Thu, 19 Jul 2018 13:22:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-tre-khong-bi-tao-bon-5040/ [...]]]>

Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu phân ít rắn và khô, chủ yếu là do chế độ ăn uống hằng ngày không hợp lý, trẻ uống nước, ăn rau quả ít, chưa đủ số lượng hàng ngày, ngoài ra do nguyên nhân mắc các bệnh lý đi kèm khác, dẫn đến trẻ bị táo bón.

Trẻ được xem bị táo bón, khi trẻ đi tiêu phân rắn, ít khô, trẻ dưới 1 tuổi nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón. Đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 2 – 3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít, khô, đau rát đỏ hậu môn thì vẫn gọi là táo bón.

Một số nguyên nhân thường gặp gây trẻ táo bón:

Trẻ uống sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ, do người mẹ cho con bú bị táo bón kéo dài. Các dị tật bẩm sinh: phình, giãn đại tràng, trẻ bị nứt hậu môn, hoặc bị trĩ, trẻ bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài. Yếu tố tâm sinh lý: trẻ sợ bẩn, sợ hôi thối, không tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ.

Làm gì để trẻ không bị táo bón? 1Bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả giúp trẻ không bị táo bón

Cách khắc phục:

 

Khi xác định trẻ bị táo bón, cần bổ sung nước uống cho trẻ, phải cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả, chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau củ khoai lang, mồng tơi, rau dền, ăn các loại quả chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt.

Trẻ ăn sữa bò bị táo bón cần pha sữa loãng hơn bình thường một chút. Đối với trẻ còn bú sữa mẹ, khi người mẹ bị táo bón cần ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, tập thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn, trẻ lớn cần vận động, tránh ngồi quá lâu, thì tình trạng táo bón của trẻ sẽ được khắc phục.

Cha mẹ cần tập trẻ đi tiêu thành thói quen, vào đúng giờ giấc. Nên chọn thời gian thuận tiện, tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu. Trẻ bị táo bón khi không được bú sữa mẹ mà dùng sữa bò, sữa công thức. Lúc này, người mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp thông dụng, những loại sữa giàu chất xơ có nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp bé tăng cường chức năng miễn dịch trong ruột và hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột. Cần điều trị các bệnh đi kèm như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu.

Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc trị táo bón loại kích thích đưa đến hậu quả bị phụ thuộc và bị các tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài khoảng 1 tuần, có các triệu chứng đi kèm có các triệu chứng như: bụng trướng, bú kém, quấy khóc nhiều, nôn ói, trẻ suy dinh dưỡng, chú ý nhất là những trẻ sơ sinh, cần phải cho trẻ đi khám ở các cơ sở y tế, để được bác sĩ chẩn đoán và tìm nguyên nhân và có hướng điều trị cụ thể.

 

 

BS. NGUYỄN VĂN CHIẾN

]]>
Chế độ ăn trong chứng táo bón mãn http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-trong-chung-tao-bon-man-4642/ Thu, 19 Jul 2018 12:26:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-trong-chung-tao-bon-man-4642/ [...]]]>

Nguyễn Thu Trang Lâm Đồng

Điều trị táo bón mãn tính thường bắt đầu bởi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhằm tăng tốc độ di chuyển phân qua đường ruột. Nếu những sự thay đổi này không có kết quả thì bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống: thường bệnh nhân được khuyên một số vấn đề liên quan ăn uống và lối sống.

Tăng cường ăn các chất xơ: thêm chất xơ vào bữa ăn sẽ tăng khối lượng phân cũng như tốc độ di chuyển qua đường ruột, nói chung là cần 14g chất xơ cho mỗi 1.000 calo trong chế độ ăn hàng ngày. Bắt đầu ăn chất xơ một cách từ từ bằng cách ăn nhiều hơn các trái cây tươi và rau xanh mỗi ngày. Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ăn đột ngột khối lượng lớn chất xơ có thể gây ra sinh hơi và nặng bụng, cho nên phải tăng lên từ từ để đạt được mức khuyến cáo trong vài tuần.

Uống thật nhiều nước: đường ruột cần nhiều nước để tiêu hóa và tống phân ra ngoài.

Tập thể dục thường xuyên hơn: hoạt động thể lực sẽ làm tăng vận động của cơ ở đường ruột. Cố gắng dành một số ngày trong tuần để tập thể dục, nếu không thể tập được thể dục thì phải hỏi bác sĩ về việc bạn có đủ sức khỏe để bắt đầu tập thể dục hay chưa.

Tạo thói quen đi cầu: cần phải dành thời gian đủ để tập vận động ruột già.

Các loại sản phẩm nhuận trường có thể có ích, mỗi loại hoạt động theo cách thức khác nhau giúp cho sự vận động đại tràng. Chẳng hạn sản phẩm cung cấp chất xơ (chất xơ giúp nở khối phân), chất kích thích co thắt ruột (gồm Correctol, bisacodyl, dulcolax, senokot…), nhuận trường thẩm thấu (giúp nước di chuyển qua đại tràng, chẳng hạn magnesium hydroxide, magnesium citrate, lactulose, polyethylene glycol…), chất bôi trơn (các loại dầu khoáng giúp bao bọc phân, giữ nước làm phân di chuyển dễ trong ruột), chất làm mềm phân (docusate sodium, docusate calcium làm cho phân hút nước), bơm dầu khoáng vào hậu môn (sodium phosphate, glycerin hoặc bisacodyl).

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>